SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường THPT Thạch Thành 4

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường THPT Thạch Thành 4

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, PP giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục.

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các PP và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như PPDH tích cực, DH dự án, DH giải quyết vấn đề, PP “Bàn tay nặn bột”.Tuy nhiên việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Phần lớn GV, những người có mong muốn sử dụng PPDH mới đều lúng túng và lo sợ sẽ bị “cháy giáo án” do HS không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các PPDH tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng PP tự học cho HS; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học nhóm còn hạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của GV và sự tự đánh giá của HS trong quá trình dạy học.

Việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện các năng lực và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và Đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả là động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Địa lí tiếp tục phấn đấu.

 

doc 16 trang thuychi01 4762
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, PP giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục.
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các PP và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như PPDH tích cực, DH dự án, DH giải quyết vấn đề, PP “Bàn tay nặn bột”...Tuy nhiên việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Phần lớn GV, những người có mong muốn sử dụng PPDH mới đều lúng túng và lo sợ sẽ bị “cháy giáo án” do HS không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các PPDH tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng PP tự học cho HS; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học nhóm còn hạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của GV và sự tự đánh giá của HS trong quá trình dạy học.
Việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện các năng lực và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và Đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả là động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Địa lí tiếp tục phấn đấu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành năng lực cho học sinh,để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy và học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã mạnh dạn nêu và trình bày kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường THPT Thạch Thành 4” được tổng kết kinh nghiệm của bản thân và sự tư vấn, giúp đỡ của các đồng nghiệp . Với mong muốn góp sức mình vào việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trung học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả là muốn đưa ra những phương pháp, cách thức dạy và học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực một cách hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, hình thành các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt phù hợp khả năng của HS; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện PP tự học; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vẫn đề thực tiễn.
	Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy những năm học sau này. Ngoài ra, tôi còn có mục đích mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy môc địa lí theo định hướng phát triển năng lực
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm hình thành các năng lực cần thiết bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các PP nghiên cứu mà tôi đã sử dụng trong đề tài: 
- PP nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Tiến hành các thí nghiệm xã hội học, tính toán xã hội của khoa học xã hội. Sử dụng những phương tiện, điều kiện vật chất, môi trường thử nghiệm để kiểm chứng việc hình thành các phẩm chất và năng lực HS.
+ Sử dụng PP mô hình hoá để nghiên cứu mà không cần quan sát thực nghiệm trực tiếp
+ Vận dụng cả các PP phân tích tổng hợp, quy nạp-diễn giải và lôgíc-lịch sử.
- PP kiểm tra, đánh giá: Tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy và học sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức và kĩ năng cần thiết từ đó phát triển các năng lực.
 PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
* Việc cần thiết phải dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật 
* Ưu điểm của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
- Học sinh không chỉ tiếp thu được nội dung bài học mà còn nắm được các giá trị lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, phát huy năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
- Khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
- Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng để bước vào kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan 
- Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực của công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế 
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở lí luận và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm học vừa qua, công tác giảng dạy môn địa lí của Cô và trò ở trường THPT Thạch Thành 4 gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại những mâu thuẫn, khó khăn cần tìm cách giải quyết, khắc phục.
- Sự hiểu biết của GV về các PPDH, kĩ thuật dh tích cực còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ “biết” một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống; chưa làm chủ được PP mới nên GV “vất vả” hơn khi sử dụng so với các PP truyền thống, dẫn đến tâm lí ngại sử dụng;
- Việc DH hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong SGK. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho việc thực hiện đầy đủ các hoạt động học của HS theo tiến trình sư phạm của một PPDH tích cực, dẫn đến chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS;
- Các hình thức kiểm tra kết quả học tập chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của các em mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề;
Trong những năm gần đây, đồi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu tất yếu đang được các cấp quản lí và các đơn vị giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì vậy, người giáo viên cần phải tìm ra những cách dạy sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Năm học 2017 – 2018 tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí cho học sinh khối 10 của trường THPT Thạch Thành 4, để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi mạnh dạn quyết định thực hiện sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4”
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng chuyên đề dạy học
Mỗi chuyên đề DH phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề DH cần thực hiện theo quy trình như sau:
a, Xác định vấn đề : Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề DH đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thông nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của GV và HS, có thể xác định trong các mức độ sau:
Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của, mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc.
b, Xây dựng nội dung chuyên đề: Căn cứ vào tiến trình sư pham của PPDH tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho HS, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của HS, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong SGK của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề DH.
c, Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo PPDH tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong chuyên đề sẽ xây dựng.
d, Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong DH.
đ, Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ, yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng
e, Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho HS có thể thực hiện trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của PP và kĩ thuật DH được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. 
g, Thử nghiệm tiến trình dạy học
2.3.2. Minh họa một bài cụ thể về dạy và học theo định hướng phát triển năng lực
ĐỊA LÍ 10
Chuyên đề: TÌM HIỂU VỀ VŨ TRỤ VÀ HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (2 Tiết)
I. Nội dung của chuyên đề
1. Một số nét khái quát
- Vũ trụ
- Hệ Mặt Trời trong vũ trụ
- Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
2. Nguyên nhân và hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Nguyên nhân:
+ Trái Đất hình cầu
+ Trái Đất tự quay quanh trục
- Hệ quả:
+ Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
+ Giờ trên Trái Đất
+ Chuyển động lệch hướng của các vật thể trên Trái Đất
II. Tổ chức dạy học theo chuyên đề
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Hiểu được khái quát Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
+ Trình bày và giải thích/hiểu được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận dụng được hệ quả của chuyển động này trong thực tế.
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, quả địa cầu
- Thái độ, giá trị: Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản thân thông qua các hoạt động học tập
- Định hướng phát triển các năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PPDH: Thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy học trực quan, đàm thoại, tình huống, động não, giảng giải, thuyết trình
- Kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép, khăn trải bàn
3. Chuẩn bị của GV và HS 
- Chuẩn bị của GV:
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint
+ Các phiếu học tập sử dụng trong chuyên đề
+ Một quả cầu địa lí
- Chuẩn bị của HS: Bút chì, tẩy, bút màu, sách, vở, nháp
4. Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề
Hoạt động khởi động:
1. GV cho HS trả lời một số câu hỏi sau:
Chọn những đáp án đúng trong những phương án trả lời:
Câu 1: Các tính chất của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
A. Thời gian tự quay khoảng 24 giờ
B. Chiều quay từ Tây sang Đông
C. Chiều quay từ Đông sang Tây
D. Trục Trái Đất nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo
E. Trục Trái Đất không nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo
Đáp án: A, B, D
Câu 2. Nguyên nhân khiến ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất là:
            A. Trái Đất hình cầu
            B. Trái Đất Tự quay
            C. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song
            D. Ý A và B đúng
Đáp án: D
Câu 3. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm:
            A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
            B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
            C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn
            D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau
Đáp án: B
2. GV chia sẻ cho HS biết mục tiêu của chuyên đề và nêu sự khác nhau giữa mục tiêu của những nội dung này ở lớp 10 và lớp 6.
3. GV cho HS biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của chuyên đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nét khái quát về Vũ Trụ,
 Hệ Mặt Trời vàTrái Đất trong Hệ Mặt Trời
(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Nhóm/Toàn lớp)
*Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo của Vũ Trụ
- Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- GV yêu cầu HS đọc kĩ và phân tích hình ảnh về Vũ Trụ trong sgk
- Sau khi cá nhân làm việc xong, GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập cá nhân sau:
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Nối ý ở cột A với một ý ở cột B trong 30 giây
Cột A
Các thiên thể
Cột B
Đặc điểm của từng thiên thể
1. Ngôi sao
a, Thiên thể quay quanh một ngôi sao
2. Hành tinh
b, Có cấu tạo chủ yếu từ các tinh thể băng
3. Vệ tinh
c, Thiên thể tự phát sáng
d, Thiên thể quay quanh một hành tinh
- GV cung cấp thông tin phản hồi 1-c; 2-a; 3-d
- Gv yêu cầu HS lấy ví dụ về ngôi sao, hành tinh, vệ tinh có trong Dải ngân hà
- HS lấy ví dụ: 
+Trong Dải ngân hà có Mặt Trời là một ngôi sao
+Một số hành tinh như Thủy tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh,
+Mặt Trăng là vệ tinh
*Bước 2: Tìm hiểu Hệ Mặt Trời
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập: Dựa vào hình vẽ 5.2, hãy xác định:
+Tên và vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ trong ra ngoài
+Hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh ttrong Hệ Mặt Trời
*Bước 3: Tìm hiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
HS làm viêc cá nhân để biết được khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời. Khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Tên hành tinh
Khoảng cách từ hành tinh đến Mặt Trời (Triệu Km)
Thời gian hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời 
Thủy tinh
57,9
87,96 ngày
Kim tinh
108,2
224,68 ngày
Trái Đất
149,6
365,26 ngày
Hỏa tinh
227,9
686,98 ngày
Mộc tinh
778,3
11,86 năm
Thổ tinh
1427
29,45 năm
Thiên vương tinh
2871
84,07 năm
Hải vương tinh
4497,1
164,81 năm
(nguồn:  ngày 29/11/2014)
Hình 1. Hệ Mặt Trời
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1
I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà
Thiên hà là một tập hợp nhiều ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,
 bụi khí và bức xạ điện từ
- Thiên hà có chứa Mặt Trời gọi là Dải Ngân hà
2. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh, Trái Đất đứng thứ 3 từ trong ra ngoài
Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của các hành tinh trong 
Hệ Mặt Trời có hình e-lip
- Hướng chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km
- Khoảng cách đó để TĐ nhận được lượng nhiệt và tốc độ chuyển động
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất 
(Hình thức tổ chức dạy học: Cặp/Toàn lớp)
* Bước 1: 
- HS sử dụng quả địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất với một nguồn sáng chiếu vào quả địa cầu tượng trưng cho ánh sáng Mặt Trời
- Những HS khác quan sát, trao đổi theo cặp và điền thông tin vào sơ đồ sau:
Nguyên nhân
+ 
+ .
Hệ quả
Trái Đất được chiếu sáng ... 
Hệ quả
→ Hiện tượng ngày – đêm luân phiên trên Trái Đất.
Nguyên nhân
Trái Đất hình cầu
PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
Nhiệm vụ: Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã học để điền thông tin vào sơ đồ:
Thời gian: 3 phút
 →
→
* Bước 2: GV đưa thông tin phản hồi:
Hệ quả
→ Hiện tượng ngày – đêm luân phiên trên Trái Đất.
Nguyên nhân
+ Trái Đất hình cầu
+ Trái Đất tự quay quanh trục
Hệ quả
Trái Đất được chiếu sáng một nửa
Nguyên nhân
Trái Đất hình cầu
PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
 →
→
 Hình 2. Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày
 quốc tế
(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Cặp/Toàn lớp)
* Bước 1: 
- HS làm việc cá nhân: điền số thích hợp, hoàn thành sơ đồ sau:
Trái Đất quay 1 vòng tương ứng với 3600
Trái Đất quay 1 vòng mất giờ
Mỗi giờ Trái Đất quay được một góc ..0
HS đưa ra kết luận về nguyên nhân Trái Đất được chia thành 24 múi giờ
	* Bước 2:
- HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi dựa vào việc quan sát hình 5.3 và thông tin trong mục 2 SGK:
Hình 3. Các múi giờ trên Trái Đất
1. Ranh giới các múi giờ trên thực tế ở các châu lục có trùng với các múi giờ theo lý thuyết không?
2. Những quốc gia có giờ sớm hơn và muộc hơn giờ GMT thường nằm trên những châu lục nào?
3. Đường kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến nào?
- GV giải thích cho HS một số quy ước tính giờ trên Trái Đất, đặc biệt chú ý cách tính giờ giữa các khu vực giờ ở bên phải múi giờ số 0 (bán cầu Đông) và bên trái múi giờ số 0 (bán cầu Tây), quy ước đổi ngày
	* Bước 3: HS làm bài tập theo cặp
PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
Nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu và hình 5.3 trong SGK, điền thông tin vào chỗ trống trong những câu hỏi sau:
Thời gian: 5 phút
1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1)lúc đó là .giờ, ngày ..
2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9)lúc đó là .giờ, ngày ..
3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn độ (múi giờ +5,5) lúc đó là .giờ, ngày
-GV cung cấp thông tin phản hồi:
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1)lúc đó là 6 giờ, ngày 30/11/2014
2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó là 14 giờ, ngày 30/11/2014
3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn độ (múi giờ +5,5) lúc đó là 10 giờ 30 phút, ngày 30/11/2014
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng lệch hướng chuyển động của các vật thể 
(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Toàn lớp)
* Bước 1: HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập sau:
BÀI TẬP THEO CẶP
Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh về hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_dia_li_theo_dinh_huong_ph.doc
  • doc1_biachinh.doc
  • docxDANH MỤC.docx
  • docmucluc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc