SKKN Hướng dẫn học sinh trường THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng

SKKN Hướng dẫn học sinh trường THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng

Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, cùng những môn học khác môn Hóa học cũng góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh: lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,

Bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh củng cố lí thuyết đã học vừa hình thành những kỹ năng tính toán, suy luận, thực hành . Tuy nhiên, không phải một bài tập “hay” thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, giáo viên không giải thay cho học sinh, phải để học sinh tự mình tìm ra cách giải, lúc đó bài tập hoá học mới thật sự có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Giáo viên không những dạy học sinh giải bài toán mà còn giúp học sinh tìm ra phương pháp để có thể giải dạng toán đó một cách thành thạo.

Hiện nay việc giải bài tập hoá học của học sinh có phần hạn chế, đa số các em chỉ học phần lý thuyết đã được học trên lớp, các công thức tính toán trong hoá học thì các em không quan tâm, không biết sử dụng công thức nào cho phù hợp theo từng bài tập. Trong môn hoá học, để giải tốt một bài toán hoá đòi hỏi học sinh phải biết chọn được phương pháp giải, thì mới giải một bài toán đúng chính xác kết quả.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn hoá học THCS, giúp học sinh làm tốt dạng bài tập hóa học có lượng chất dư sau phản ứng tốt hơn, bản thân tôi chọn giải pháp: “Hướng dẫn học sinh trường THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng”.

 

doc 22 trang thuychi01 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh trường THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, cùng những môn học khác môn Hóa học cũng góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh: lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,
Bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh củng cố lí thuyết đã học vừa hình thành những kỹ năng tính toán, suy luận, thực hành. Tuy nhiên, không phải một bài tập “hay” thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, giáo viên không giải thay cho học sinh, phải để học sinh tự mình tìm ra cách giải, lúc đó bài tập hoá học mới thật sự có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Giáo viên không những dạy học sinh giải bài toán mà còn giúp học sinh tìm ra phương pháp để có thể giải dạng toán đó một cách thành thạo.
Hiện nay việc giải bài tập hoá học của học sinh có phần hạn chế, đa số các em chỉ học phần lý thuyết đã được học trên lớp, các công thức tính toán trong hoá học thì các em không quan tâm, không biết sử dụng công thức nào cho phù hợp theo từng bài tập. Trong môn hoá học, để giải tốt một bài toán hoá đòi hỏi học sinh phải biết chọn được phương pháp giải, thì mới giải một bài toán đúng chính xác kết quả. 
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn hoá học THCS, giúp học sinh làm tốt dạng bài tập hóa học có lượng chất dư sau phản ứng tốt hơn, bản thân tôi chọn giải pháp: “Hướng dẫn học sinh trường THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:	
Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học cho học sinh là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, giúp học sinh tự hình thành và tự lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh nắm vững chắc và sâu sắc kiến thức. Qua đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học, rút ra được phương pháp giải bài tập hóa học cho mình một cách chính xác. Giải pháp khoa học này chỉ thật sự đạt kết quả tốt khi học sinh:
 Biết phân tích và tóm tắt đề bài.
 Biết và thuộc được các công thức tính toán trong hóa học như: số mol, tỉ lệ phần trăm, tính khối lượng, tính nồng độ % và nồng độ mol...
 Biết cách tìm mối liên hệ giữa các công thức trong một bài toán hóa học cụ thể.
 Biết hướng giải bài toán Hóa
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Các bài tập hoá học có lượng chất dư sau phản ứng trong chương trình lớp 9.
 Học sinh khối lớp 9 trường THCS Lương Ngoại – huyện Bá Thước. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Đọc tài liệu:
Đọc tài liệu có liên quan đến đề tài: Lý luận dạy học hoá học; Phương pháp giảng dạy hoá học trong nhà trường phổ thông; một số tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS; tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh yếu kém môn hoá học THCS; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8, 9, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên đề hoá học đã được truyền tải qua mạng Internet. Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học trường THCS để rút ra một số nội dung kiến thức cần thiết.
Điều tra:
 Trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên dạy cùng môn.
 Đàm thoại với học sinh để tìm ra những khó khăn mà học sinh thường gặp trong khi giải bài tập hoá học.
 Theo dõi kết quả qua các bài kiểm tra và phần trình bày của học sinh trước lớp (trên bảng)
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN:
- Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng, nhưng ngược lại việc nắm vững kỹ năng, kỹ xảo sẽ có tác dụng trở lại giúp kiến thức trở nên sống động, linh hoạt hơn.
- Dạy hoá học không phải là quá trình truyền thụ kiến thức, “rót” kiến thức một chiều vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể. 
- Học Hoá học không phải là quá trình tiếp nhận kiến thức một cách thụ động những tri thức hoá học, mà chủ yếu là quá trình học sinh nhận thức tự khám phá, tìm tòi tri thức khoa học một cách chủ động tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề
-Đổi mới phương pháp dạy học là:
 Đổi mới hoạt động của giáo viên theo hướng tích cực.
 Đổi mới hoạt động học tập của học sinh theo hướng chủ động tích cực.
 Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: phải đa dạng, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp.
 Sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn hoá học với các kỹ thuật thiết kế tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực.
 Một số kỹ thuật thiết kế tổ chức kết hợp với hoạt động học tập của học sinh phát huy có hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học của bộ môn.
- Trong tất cả các phương pháp giải bài tập hoá học, thì phương pháp giải bài tập có lượng chất dư sau phản ứng là một trong những phương pháp cũng không kém phần quan trọng nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng giải bài tập hóa học rất tốt, học sinh sẽ dễ dàng giải một bài tập hoá học thành thạo, không thiếu các bước hoặc trình tự mà bài tập yêu cầu.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trường THCS Lương Ngoại là một trường nằm trên địa miền núi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, không có phòng chức năng cho bộ môn Hoá học. Trong năm học 2016 – 2017, bản thân tôi được phân công giảng dạy môn hoá học khối 8,9. Qua khảo sát chất lượng đầu năm thì kết quả không được khả quan lắm. Qua tìm hiểu thì nhận thấy rằng do phần bài tập các em đa số không giải được, chỉ tóm tắt được đề bài hoặc chuyển đổi khối lượng, thể tích thành số mol. Còn việc định hướng tìm ra phương pháp để giải bài tập thì các em không nắm rõ được. Qua đó bản thân thân tôi xác định được rằng nguyên nhân các em không giải bài tập được là do:
 Giáo viên: Lên lớp không có nhiều thời gian sử dụng bài tập hoá học hoặc nếu có sử dụng thì không được thường xuyên, không mang tính hệ thống, chưa định rõ phương pháp giải. Mặc dù tốn rất nhiều thời gian ở trên lớp nhưng hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức của học sinh chưa cao.
 Học sinh: Không học lý thuyết, không nắm vững các công thức tính toán trong hoá học như khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch..... Rất ít học sinh có tài liệu nâng cao (phương pháp giải bài tập hoá học cơ bản hoặc nâng cao...) hoặc kiến thức về toán học còn hạn chế. Do đó, các em không có một hướng đi trong việc tìm tòi cách giải một bài tập, không xác định được phương pháp giải bài tập mà giáo viên cho các em làm là phải giải như thế nào? Giải theo phương pháp nào?
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc giải bài tập hoá học của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể kết quả khảo sát lần 1 với 40 học sinh khối 9 năm học 2015 - 2016 ở trường THCS Lương Ngoại được kết quả như sau:
Số bài 
kiểm tra
Giỏi
(Điểm 8-10)
Khá
(Điểm 6,5-7,5)
T. Bình
(Điểm 5-6,5)
Yếu, kém
(Điểm dưới 5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
1
2,5%
4
10%
10
25%
25
62,5%
2.3. CÁC GIẢI PHÁP :
2.3.1 Vấn đề đặt ra:
 Việc đổi mới phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Muốn đạt được điều này giáo viên cần có những biện pháp tích cực, sáng tạo để đạt được mục đích, qua đó giúp cho học sinh yêu thích bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng nhưng phải đảm bảo 45 phút trên lớp.
Vì vậy, những biện pháp nào cần phải đặt ra để giải quyết tình trạng này, mang lại hiệu quả cũng như nâng dần chất lượng bộ môn hoá học THCS đây là vấn đề cần phải quan tâm đến.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh làm các bước: tóm tắt đề, chuyển đổi thành số mol, viết và cân bằng các phương rình hóa học thì các em làm rất tốt. Tuy nhiên xác định các công thức có liên quan và tìm hướng đi (phương pháp giải) thì lúng túng nên dẫn đến việc giải một bài toán chưa chính xác lắm.
Để góp phần khắc phục các khó khăn đó, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn giải pháp “Hướng dẫn học sinh THCS Lương Ngoại phương pháp giải bài tập hóa học có lượng chất dư sau phản ứng” theo phương pháp phân tích đi lên (từ kết luận trở về giả thiết), phù hợp với trình độ nhận thức của các em theo trình tự từ bài tập dễ đến khó.
Giải pháp chung:
Đối với giáo viên:
Để bồi dưỡng kỹ năng giải bài tập Hoá học cho học sinh một cách toàn diện hơn thì giáo viên cần phải phối hợp với một số biện pháp cụ thể sau:
- Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của giáo viên, dành thời gian thích đáng cho tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, giải đáp thắc mắc.
 - Tăng cường sử dụng bài tập trong quá trình giảng dạy với mức độ thường xuyên, đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết. 
- Tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập trong tổ chuyên môn.
- Tiến hành tìm kiếm và xây dựng các loại bài tập qua các kênh thông tin. 
- Động viên học sinh tự sưu tầm các dạng bài tập khác nhau và bài tập nâng cao.
Việc sử dụng bài tập Hoá học nên trở thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng bài giảng.  
Đối với học sinh:
Để làm tốt các bài tập hoá học, việc cần thiết trước hết là các em phải đọc kỹ đề, tóm tắt được nội dung đề cho và vấn đề cần tính toán (cần tìm) cân bằng nhanh và đúng các phản ứng hoá học rồi mới làm các bước là phân tích dữ kiện theo yêu cầu của bài, xác định phương pháp giải bài tập.
Học sinh phải có ý chí quyết tâm cao độ, luôn tìm phương pháp học tập tốt cho mình, phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy; rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, suy luận đúng đắn và linh hoạt sáng tạo thông qua những câu hỏi, bài toán.
Trong các bước giải bài tập Hoá học, giáo viên phải rèn cho học sinh các kỹ năng như: rèn kỹ năng phân tích tóm tắt đề, kỹ năng xác định các công thức cần sử dụng trong bài tập, kỹ năng viết phương trình hoá học, kỹ năng nhận định có chất dư sau phân tích đi lên (tìm mối liên hệ giữa các công thức), kỹ năng xác định phương pháp giải bài tập theo yêu cầu đề đặt ra...
Trong giải pháp này tôi chỉ đề cập đến vấn đề phương pháp giải bài tập Hoá học có lượng chất dư sau phản ứng (xác định chất dư, tính sản phẩm tạo thành, tính lượng chất dư sau phản ứng). Không đề cập đến vấn đề chất dư phản ứng tiếp với những chất mới sinh ra.
 Bước 1: Rèn kĩ năng phân tích và tóm tắt đề
Tóm tắt đề bài là dùng các ký hiệu m; mdd; n; M; C%; CM; H%; Vkhí; Vdd;... để biểu thị các số liệu của đề bài cho và cần tìm trong bài toán hoá học.
Ví dụ 1: Áp dụng chữa bài tập trong bài 5 (sgk) “Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit” Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 
Giáo viên
Học sinh
-Các em đọc kỹ đề bài. Tìm ra các đại lượng mà đề bài cho và đại lượng cần tìm.
-Nếu nói đến mol thì nói đến đại lượng nào? Ký hiệu là gì?
-Dùng ký hiệu nào để biểu diễn đại lượng 0,2 mol CaO
-Ta dùng ký hiệu nào để biểu diễn đại lượng 500 ml dung dịch HCl? (Vdd hay Vkhí)
-Ta dùng ký hiệu nào để biểu diễn đại lượng 1M? (C% hay CM)
-Muối tạo thành sau phản ứng là muối nào?
-Em hãy lên bảng tóm tắt ở phía bên tay trái
-Đề bài cho 0,2 mol CaO; 500ml dung dịch HCl 1M và yêu cầu tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
-Nói đến đại lượng số mol, dùng ký hiệu là n.
- nCaO = 0,2 mol
-
CM(HCl) = 1M
- Muối CaCl2
-Tóm tắt đề như sau:
Tóm tắt đề
Cho: 
 Tính: 
Ví dụ 2: Áp dụng phần hướng dẫn làm bài tập trong bài 19 “Sắt” Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là bao nhiêu gam?
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài toán. Tìm ra các đại lượng mà đề bài cho.
-Để biểu thị hai đại lượng trên thì ta cần sử dụng ký hiệu nào? 
-Học sinh có thể bị nhầm lẫn giữa hai ký hiệu thể tích chất khí và thể tích dung dịch. Do đó giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh xác định rõ từng đại lượng.
-Đối với đại lượng 5,6 lít Cl2 ta phải dùng ký hiệu là Vkhí chứ không dùng ký hiệu Vdd ()
-Ta dùng ký hiệu nào để biểu thị đại lượng 5,6 gam sắt?
-Hãy cho biết các đại lượng mà đề bài cần tìm?
-Em hãy lên bảng tóm tắt ở phía bên tay trái
- Đề bài cho 5,6 gam sắt và 5,6 lít khí Cl2 (đktc)
-Ta dùng ký hiệu khối lượng (m) để biểu thị. (mFe= 5,6 g)
-Đề bài yêu cầu cần tìm là khối lượng muối sắt (III) clorua tạo thành ()
Tóm tắt đề
Cho: mFe= 5,6 g
Tính: 
Nhìn chung trong quá trình tóm tắt, do học sinh không thuộc các ký hiệu dùng để biểu thị các đại lượng. Do đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh dùng ký hiệu chính xác khi biểu diễn các đại lượng bằng cách đọc kỹ đề bài, xác định rõ ràng đó là đại lượng gì? Khối lượng dung dịch hay khối lượng chất, thể tích chất khí hay thể tích dung dịch... thì mới biểu thị các đại lượng cho và cần tìm trong bài chính xác hơn.
 Bước 2: Rèn kĩ năng xác định các công thức cần dùng: 
Xác định công thức có liên quan trong bài toán hoá học là một việc hết sức cần thiết, không kém phần quan trọng, nhằm định hướng đúng cho việc tính toán theo yêu cầu đề ra. Qua đó học sinh mới có hướng phân tích bước tiếp theo để giải bài tập đúng kết quả.
Ví dụ 1: Áp dụng chữa bài tập trong bài 5 (sgk) “Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit” Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 
Giáo viên bắt đầu hướng dẫn học sinh dựa vào phần tóm tắt của bài toán để tìm các công thức cần sử dụng trong bài.
 Giáo viên: Viết các công thức tính số mol trên bảng như sau
 Giáo viên: Trong ba công thức trên ta chọn công thức nào (số mấy) để tính số mol của HCl ? Vì sao ?
 Học sinh: Chọn công thức . Vì theo đề bài cho Vdd(HCl) = 500 (ml)= 0,5 (lít) và CM(HCl) = 1M.
 Giáo viên: Em hãy viết công thức tính khối lượng muối Canxi clorua?
Học sinh có thể viết các công thức tính lượng muối canxi clorua như sau:
Đến đây giáo viên cần xác định cho học sinh muốn tính khối lượng muối trong bài này là phải sử dụng công thức số . Vì đề bài không có liên quan đến khối lượng dung dịch muối và nồng độ % (C%). Do đó phải chọn công thức số (2)
 Giáo viên: Tóm lại các công thức cần sử dụng trong bài tập này là các công thức nào?
 Học sinh: công thức cần sử dụng là: 
 và 
Ở phần giải pháp nầy chưa chú ý đến có lượng chất dư hay không, mà chỉ chú ý đến những công thức áp dụng trong phần tính toán mà thôi. Đến giải pháp 4 sẽ trình bày cụ thể hướng giải.
 Ví dụ 2: Áp dụng phần hướng dẫn làm bài tập trong bài 19 “Sắt” Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối sắt (III) clorua là bao nhiêu gam?
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào phần tóm tắt của bài toán để tìm các công thức cần sử dụng trong bài.
Giáo viên: Em hãy viết công thức tính số mol của sắt và số mol của khí clo?
Học sinh: và 
Ở đây học sinh yếu có thể viết công thức tính số mol của sắt và khí clo sai, do nhầm lẫn, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu rõ sắt là chất rắn và clo là chất khí, nên chỉ áp dụng tính số mol theo hai công thức trên.
Giáo viên: Em hãy viết công thức tính khối lượng muối sắt (III) clorua?
Học sinh: 
Có thể học sinh đưa ra các công thức tính khác như: 
Giáo viên phân tích: Trong đề bài cho không có liên quan đến nồng độ phần trăm hoặc khối lượng dung dịch của sắt (III) clorua, nên ta không sử dụng công thức trên trong bài tập này, mà chỉ sử dụng công thức 
Ở phần giải pháp nầy chưa chú ý đến có lượng chất dư hay không, mà chỉ chú ý đến những công thức áp dụng trong phần tính toán mà thôi. Đến giải pháp 4 sẽ trình bày cụ thể hướng giải.
Tóm lại: Do học sinh không thuộc các công thức tính toán, nên dễ nhằm lẫn khi đưa ra các công thức cần sử dụng hợp lý cho bài tập, giáo viên cần phân tích kỹ vấn đề, làm rõ nội dung của các đại lượng cần tìm. Từ đó mới hình thành kỹ năng cho học sinh xác định các công thức cần sử dụng cho bài tập.
Bước 3: Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng hoá học
Trong bài tập hoá học, viết phương trình phản ứng hoá học là một bước rất quan trọng, nếu học sinh không xác định được chất tham gia và sản phẩm thì sẽ viết sai phương trình phản ứng hoá học, dẫn đến việc giải bài toán hoá học sẽ bị sai hoàn toàn. Do đó, giáo viên cần rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng thông qua việc xác định kỹ chất tham gia và sản phẩm, áp dụng đúng tính chất hoá học của phản ứng và điều kiện cho phản ứng hoá học xảy ra.
 Ví dụ 1: Áp dụng chữa bài tập trong bài 5 (sgk) “Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit” Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 
 Giáo viên: Hãy cho biết đâu là chất tham gia phản ứng?
 Học sinh: Chất tham gia phản ứng là Canxi oxit và Axit clohiđric
 Giáo viên: Canxi oxit có tác dụng được với Axit clohiđric không? Sản phẩm là những chất nào? Vì sao?
dd Axit + Oxit bazơ Muối + Nước
 Học sinh: Canxi oxit tác dụng được với Axit clohiđric, sản phẩm tạo thành là muối canxi clorua và nước. Vì canxi oxit là một oxit bazơ sẽ tác dụng được với dung dịch axit theo tính chất hoá học của oxit bazơ (hoặc tính chất hóa học của axit)
 Giáo viên: Em hãy viết phương trình hoá học của phản ứng:
 Học sinh: Phương trình hoá học:
 CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
Do học sinh không thuộc hoá trị, nên có thể viết sai công thức muối canxi clorua là CaCl. Khi gặp tình huống này thì giáo viên cần hước dẫn cho học sinh thành lập công thức hoá học dựa vào hoá trị để thành lập công thức hợp chất muối canxi clorua như sau:
từ đó suy ra . Công thức đúng là CaCl2
 Ví dụ 2: Áp dụng phần hướng dẫn làm bài tập trong bài 19 “Sắt” Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối sắt (III) clorua là bao nhiêu gam?
 Giáo viên: Em hãy xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong bài tập trên ?
 Học sinh: 
+ Chất tham gia là: Sắt và khí clo
+ Sản phẩm là: Muối sắt (III) clorua
 Lưu ý: Các em biết rằng đơn chất sắt khi tác dụng với đơn chất clo thì thể hiện hóa trị III, còn khi tác dụng với hợp chất HCl thì thể hiện hóa trị II.
 Giáo viên: Em hãy viết phương trình hoá học
 Học sinh: 
 Phương trình hoá học
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Bước 4: Rèn kỹ năng nhận định có chất dư sau phản ứng theo phương pháp phân tích đi lên :
Đây là một phương pháp rất quan trọng nhằm định hướng cho bước giải của bài tập Hoá học. 
Lấy lượng dư của một chất nhằm thực hiện phản ứng hoàn toàn một chất khác. Lượng này không đưa vào phản ứng nên khi tính lượng cần dùng phải tính tổng lượng đủ cho phản ứng cộng với lượng lấy dư.
Phương pháp giải:
Giả sử ta có a mol chất A tác dụng với b mol chất B sinh ra c mol chất C và d mol chất D theo phương trình hóa học: eA + gB hC + kD 
- Chuyển đổi thành số mol của các chất tham gia phản ứng.
- Viết PTHH của phản ứng: eA + gB hC + kD
 e mol g mol h mol k mol 
 a mol b mol c mol d mol
- Lập tỉ lệ: rồi tiến hành so sánh hai phân số 
* Nếu thì chất A dư sau phản ứng, sản phẩm C và D tính theo chất B
* Nếu thì chất B dư sau phản ứng, sản phẩm C và D tính theo chất A
* Số mol chất dư = số mol đã cho – số mol phản ứng
2.3.3. Giải pháp cụ thể- Một số ví dụ áp dụng trong các bài dạy trên lớp
Ví dụ 1: Áp dụng chữa bài tập trong bài 5 (sgk) “Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit”. Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 
Giáo viên dựa vào phần tóm tắt đề, các công thức cần sử dụng, phương trình hoá học để hướng dẫn học sinh phân tích như sau:
 Giáo viên: Hãy nêu các bước giải một bài toán hóa học.
 Học sinh: Trình bày như sau (đối với học sinh khá – giỏi)
+ Bước 1: Tóm tắt đề 
+ Bước 2: Chuyển đổi thành số mol (nếu có).
+ Bước 3: Viết Phương trình phản ứng, cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, điền tỉ lệ số mol theo phương trình và số mol của chất tham gia mà đề bài cho.
+ Bước 4: Phân tích đề bài theo hướng phân tích đi lên (đi từ kết luận đến giả thiết), để tìm các công thức hoặc vấn đề để giải hoàn chỉnh bài toán.
Giáo viên: Em hãy tóm tắt đề bài và viết phương trình hóa học
Học sinh: Tóm tắt đề, chuyển đổi thành lượng chất và viết PTHH của phản ứng
Tóm tắt:
Giải
Cho: 
Tính: 
P

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_truong_thcs_luong_ngoai_phuong_phap.doc