SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ phương diện hình thức nghệ thuật

SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ phương diện hình thức nghệ thuật

Hiệu quả của quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ nằm ở khâu dạy kiến thức mà còn ở bước rèn kĩ năng. Nếu dạy chỉ cung cấp kiến thức thì việc rèn kĩ năng là khâu cùng một lúc kiểm tra được nhiều phương diện của quá trình học: kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tri thức vào thực tế, khả năng giải quyết linh hoạt, nhạy bén các vấn đề Ngoài ra, việc rèn kĩ năng cho học sinh trong quá trình học Ngữ văn phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

 Đề văn những năm gần đây ra theo lối mở theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục nhằm để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Trong đề thường không có chỉ dẫn rõ ràng về thao tác lập luận, thế nhưng khi làm bài các em cần thiết phải biết phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận. Trong số các thao tác lập luận, thao tác giải thích vô cùng quan trọng, có tính định hướng, là kim chỉ nam cho toàn bộ bài văn. Giải thích đúng sẽ hiểu đúng, viết đúng, xây dựng hệ thống luận điểm tương ứng với luận đề.

Vậy nên, chúng tôi vô cùng trăn trở và đó cũng chính là lí do đưa chúng tôi đến với đề tài: “Rèn kĩ năng viết phần giải thích cho đề văn nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc Gia”

 

docx 20 trang thuychi01 12873
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ phương diện hình thức nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1.1.Lí do chọn đề tài:
 Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay. Với mục tiêu dạy học là dạy cách học, tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân, bộ môn Ngữ văn cũng là một trong những môn học cần đổi mới phương pháp. 
 Những năm gần đây, bộ môn Ngữ văn đã và đang có nhiều khởi sắc trong 
 đổi mới phương pháp dạy học cũng như thu được những kết quả đáng kể: thúc đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học, lấy học sinh là chủ thể, là trung tâm, khơi gợi được sự hứng thú, khám phá Song không phải ở tác phẩm nào, bài học nào cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại Tùy bút đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư của nhà văn, lưu tâm đến loại thể . Nhưng một bộ phận giáo viên hiện nay trong giảng dạy chỉ mới chú trọng khai thác vẻ đẹp nội dung của hình tượng tác phẩm mà chưa thực sự chú trọng khai thác sâu phương diện nghệ thuật để làm nổi bật nội dung tác phẩm. Vì vậy, hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng bài học chưa cao. Mặt khác, giảng dạy theo hướng như vậy vô tình chúng ta đã làm mất đi sức hấp dẫn riêng của thể loại Tùy bút nói chung, tác phẩm văn học nói riêng. 
 Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút viết Tùy bút đặc sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhà văn đã đưa được những tinh hoa của thể loại vào sáng tác của mình. Đến với Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn đọc được chìm vào những cung bậc cảm xúc mới, lãng mạn, tài hoa, súc tích, mê đắm, hướng nội.
 Với niềm tự hào về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ phương diện hình thức nghệ thuật” nhằm định hướng một cách cụ thể, có hiệu quả khi giảng dạy tác phẩm. Đề tài được tôi áp dụng trong năm học 2016-2017 tại lớp 12B, 12E Trường THPT nơi tôi công tác.
1.2.Mục đích nghiên cứu 
 Đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ phương diện hình thức nghệ thuật” mong muốn tạo được luồng sinh khí mới cho giờ học Văn để từ đó kích thích sự đam mê và hứng thú cho học sinh khi học tác phẩm này. Những phương pháp và biện pháp thích hợp sẽ khơi dậy rung động thẩm mĩ, đốt lên ngọn lửa say mê văn học trong tâm hồn thế hệ trẻ. Đồng thời, đề tài có thể trở thành tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp khi giảng dạy bài kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo Dục. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như :Phong cách học, Thi pháp học, Xã hội học tác giả cùng các thao tác bổ trợ như so sánh – đối chiếu, phân loại, phân tích
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
 Tác phẩm văn học là mối quan hệ khăng khiết giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. “Nếu chỉ có nội dung không thôi thì tác phẩm văn học sẽ chỉ là một mớ những suy đoán rắc rối, trừu tượng, những hình ảnh mờ nhạt, hỗn độn trong trí óc của nhà văn, chứ không bao giờ có thể trở thành một cái gì đó có thể đọc được và hiểu được”[1]. Để diễn đạt nội dung một cách cụ thể, sâu sắc phải nhờ sự chuyển tải của hình thức nghệ thuật. “Hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học chính là tác động hợp thành của nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, các quy định của loại thể văn học, những biện pháp kết cấu, cách xây dựng nhân vật, thể hiện hình tượng....tất cả nhằm mục đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của tác phẩm, tạo nên một dạng tồn tại nhất định của nội dung ấy”[2].
2.1.2. Việc hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ phương diện hình thức nghệ thuật trong trường phổ thông hiện nay.
 Trong những tác phẩm văn học có giá trị, nội dung và hình thức luôn thống nhất chặt chẽ với nhau, chúng sẽ không tồn tại và không thể có ý nghĩa thực sự khi có cái này mà không có cái kia. Nói như Hê ghen: “Nội dung chẳng phải cái gì khác, mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức”[3].
 Tuy nhiên, ở nhà trường THPT hiện nay, trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm văn học, người giáo viên mới chỉ chú trọng về nội dung mà chưa đề cao việc tìm hiểu hình thức nghệ thuật để biểu đạt nội dung ấy.
2.1.3. Những biểu hiện về phương diện hình thức nghệ thuật trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
2.1.3.1. Đặc trưng thể loại tùy bút 
 Tùy bút là một tiểu loại giàu tính chất trữ tình nhất của kí văn học. Chất trữ tình của tùy bút thể hiện ở sự xuất hiện khá cao nồng độ cảm xúc của người viết. Tùy bút vừa có khả năng cung cấp cho bạn đọc một lượng tri thức phong phú và sát thực về đối tượng, vừa giúp họ khám phá được chiều sâu của hiện thực đó. Người viết tùy bút là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và một năng lực nội cảm mạnh mẽ, một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết luận sâu sắc. 
2.1.3.2. Phong cách viết tài hoa, uyên bác, giàu chất trí tuệ và trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường 
 Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn tài hoa, có sở trường ở thể loại bút kí, với một phong cách viết độc đáo, ông đã khẳng định mình bằng một lối đi riêng trong lòng người đọc yêu mến kí. Sinh ra và lớn lên ở Huế nên chất Huế thể hiện đậm nét trong các sáng tác của ông, bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài văn tiêu biểu viết về Huế cũng như thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn. 
 Không thể kể ra hết những câu, những chữ, những lóng lánh tài hoa trên những trang kí viết về sông nước, thiên nhiên của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc những trang kí của ông, người đọc cảm nhận về thể kí có sự đổi thay thú vị, thể loại chuyên ghi chép các sự kiện chân thực này qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thẫm đẫm suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý, chất trữ tình kết hợp với trí tuệ, nghị luận sắc bén, súc tích, ngòi bút hướng nội đã giúp nhà văn có những liên tưởng rất độc đáo. Trường liên tưởng rộng và khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc tính tạo nên sự cuốn hút trên mỗi trang viết đầy mê đắm của ông. 
 Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn của Huế .Trong mọi không gian và thời gian, dưới ngòi bút tài hoa của ông, Huế hiện ra quen thuộc mà lạ lẫm đến bất ngờ. Bằng những con chữ có hồn nhà văn đã góp phần làm nổi rõ bản sắc thiên nhiên Huế và con người Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp cho kí Việt một tiếng nói riêng của một nhà văn rất Huế, trầm lắng, sâu đắm mà lúc nào cũng tha thiết trước những điều mình nghĩ, mình viết. 
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng chung.
 Môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kì thi THPTQG. Tuy nhiên nhiều học sinh vẫn còn có ý nghĩ chép tài liệu khi vào phòng thi nên chưa thực sự tích cực trong học tập. Mặc dù vẫn có những em vốn có năng khiếu về văn học, yêu thích văn chương nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận với bộ môn khoa học giàu tính nhân văn này. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế còn thờ ơ đón nhận của học sinh và trong nỗi niềm lo lắng của người giáo viên.
 Thiết kế và giảng dạy tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể loại tùy bút, thể loại được coi là tương đối khó xác định ranh giới giữa tự sự và trữ tình thì việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho hiệu quả vẫn được xem như một vấn đề khó khăn. Việc tìm kiếm và áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại tùy bút, phong cách tác giả và phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh là một điều trăn trở lớn đối với các thầy cô giáo. 
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên
 Khi phân tích một tác phẩm văn học, đặc biệt là một tác phẩm xuất sắc, nhất là lại ở thể loại kí, không chỉ cần phải khai thác nội dung là đủ, mà cần chú trọng tới cả đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn. 
 Trong số các thể loại văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, nhất là ở chương trình Ngữ văn 12, thể loại tùy bút được đưa vào với số lượng ít. Sau “Người lái đó sông Đà” của Nguyễn Tuân là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được. 
 Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều thầy cô giáo khi dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mới chỉ chú ý đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm tới phương diện nghệ thuật của tác phẩm.Vì thế người tiếp nhận không lĩnh hội được những vấn đề ở bề sâu, bề xa của tác phẩm.
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh:
 “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”.[4] “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”là tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện rõ nét phong cách của nhà văn. 
 Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại ở trường THPT chúng tôi là số đông học sinh ít có tư liệu để đọc và tham khảo.Thời gian các em lên mạng lại không để ý vao việc tìm kiếm tư liệu. Chỉ có rất ít học sinh chịu khó đọc tác phẩm trước khi tiếp cận trên lớp. Vì vậy rất khó cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.Đây lại là tác phẩm nằm trong chương trình thi THPTQG, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra hứng thú để các em yêu thích tác phẩm này nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung. 
2.3. Các giải pháp thực hiện: 
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại kí và bút kí. 
 – Kí là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học. Do hướng tới những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, kí rất phong phú bao gồm các thể tài: phóng sự, bút kí, hồi kí, kí sự, truyện kí, du kí, nhất kí hành trình, nhật kí[5]
– Bút kí: Tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, đa dạng nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình.[6]
2.3.2.Vận dụng đan xen các phương pháp .
2.3.2.1.Đọc diễn cảm với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: 
 Yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa tiến tới đọc diễn cảm. Sau khi đã tìm hiểu bố cục ,xác định các luận điểm chính của văn bản, GV gọi HS đọc diễn cảm một số đoạn mà các em thích thú. Ở mỗi phần của bài kí, Gv cũng nên chọn đọc diễn cảm 1 – 2 đoạn tiêu biểu để giúp HS cảm nhận được giọng văn của bài kí, đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em.
2.3.2.2. Phương pháp phân tích, giảng bình: 
 Phân tích,giảng bình đã trở thành bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
2.3.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm:
 Thảo luận nhóm để học sinh phát triển năng lực giao tiếp, bày tỏ những cảm nhận của mình về tác phẩm, về đối tượng được trần thuật trong tác phẩm và tài năng của nhà văn
2.3.2.4. Sử dụng phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng để tạo bầu không khí văn chương: Coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, người giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá nhân học sinh, đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm của mình một cách dễ dàng. Trong khi giảng, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh tri giác, giáo viên tổ chức quy trình giải quyết.
 Xây dựng hệ thống câu hỏi: Bên cạnh những câu hỏi khai thác về nội dung, chúng tôi đặc biệt lưu ý, nhấn mạnh những câu hỏi nhằm khai thác nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp hình tượng sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hệ thống câu hỏi gợi dẫn sẽ hướng đến các nội dung cơ bản sau: 
Câu hỏi 1:( sử dụng trong phần tìm hiểu về tác giả )
Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của H.P.N.T?
Dự kiến trả lời: 
Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT: có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Câu hỏi 2: (sử dụng trong phần tìm hiểu về sông Hương ở thượng nguồn)
Những thủ pháp nghệ thuật nhà văn đã sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp và đặc tính của con sông ở vùng thượng nguồn ?)
Dự kiến trả lời: 
→ Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủ pháp nhân hóa đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, qua đó cho thấy cách cảm nhận, suy tư có bề sâu trí tuệ của nhà văn. → Sông Hương như một người con gái của núi rừng tự nhiên, tràn đầy sức sống mãnh liệt, cá tính, hoang dại, cuồng say  được “rừng già” chế ngự trở thành một người phụ nữ dịu dàng, sâu lắng, trí tuệ-người mẹ phù sa bồi đắp cho cả một vùng văn hóa xứ sở
Câu hỏi 3: ( phần tìm hiểu về sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế )
 Phân tích những đặc sắc trong cách miêu tả của nhà văn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cách hành văn và các biện pháp nghệ thuật khác. Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu về xuôi? 
Dự kiến trả lời: 
 Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng giàu hình ảnh. Câu văn giàu chất họa như đường cọ của người họa sĩ (uốn mình theo những đường cong thật mềm vẽ một hình cung thật tròn), nhiều liên tưởng và cảm xúc thú vị. Thủ pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng kết hợp với hệ thống ngôn từ giàu cảm xúc và hình ảnh cũng góp phần đáng kể vào việc khắc họa một dòng sông thơ mộng, trữ tình. Tóm lại HPNT đã vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ cái dáng điệu yêu kiều và rất tạo hình của sông Hương. Nhà văn đã biến cái thủy trình của dòng sông thành hành trình của một người con gái đẹp,duyên dáng và tình tứ. Đó cũng chính là cảm nhận riêng,đọc đáo và đầy thi vị của HPNT về SH trước khi nó chảy vào lòng thành phố thân yêu. 
Câu hỏi 4: ( sử dụng trong phần tìm hiểu về sông Hương ở giữa lòng thành phố Huế )
 Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn cho mình kênh tiếp cận nào? Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng để làm nổi bật cái tôi tài hoa của nhà văn?
 Dự kiến trả lời: 
 -Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn cho mình 2 kênh tiếp cận là hội họa âm nhạc. 
 + Dưới con mắt của hội họa, sông Hương hiện ra đẹp thơ mộng bởi những đường nét uốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa và bình dị.
 + Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp và êm đềm như một điệu slow chậm rãi, trữ tình, sâu lắng; sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya... 
è Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến dòng sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàng mềm mại như một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm. Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú về nền văn hoá Huế, một ngòi bút tài hoa, một tâm hồn phóng khoáng, một trí tưởng tượng bay bổng, phong phú.
Câu hỏi 5:(sử dụng ở phần tìm hiểu về sông Hương trước khi từ biệt Huế )
Phát hiện của anh/chị về các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn miêu tả sông Hương trước khi từ biệt Huế?
Dự kiến trả lời: 
- Về nghệ thuật: Phối hợp kể và tả; với biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; bằng ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ thành công hình tượng sông Hương với vẻ đẹp lãng mạn, gợi cảm; với dáng vẻ của một người con gái xinh đẹp, có tình yêu say đắm với xứ Huế.
Câu hỏi 6: ( sử dụng trong phần tiểu kết )
 Nhận xét về giọng điệu trần thuật của tác giả? 
Dự kiến trả lời: 
 Về giọng điệu trần thuật: mượt mà, giàu nhịp điệu, giàu chất thơ, nghiêng về cảm hứng ngợi ca, thương yêu, trạng thái cảm xúc tột cùng, say đắm
Câu hỏi 7: ( sử dụng trong phần tìm hiểu sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc)
 Cách nhìn của nhà văn về sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc?
Dự kiến trả lời :
 Đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùng ca hào hùng, bi tráng, là chứng nhân nhẫn nại, kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầm của lịch sử.
Câu hỏi 8: ( sử dụng trong phần tìm hiểu sông Hương với những vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa và thi ca)
Nhà văn nhìn sông Hương dưới góc nhìn văn hóa như thế nào?
Dự kiến trả lời
- Qua cách cảm nhận độc đáo và lãng mạn, nhà văn đã coi sông Hương là cội nguồn sinh thành của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế.
Câu hỏi 9: ( sử dụng trong phần tìm hiểu sông Hương với những vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa và thi ca)
Từ góc độ thi ca nhà H.P.N.T đã có cách nhìn nhận về sông Hương như thế nào?
Dự kiến trả lời
- Với trí tưởng tượng say đắm nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không bao giờ lặp lại mình . Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sỹ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.
Câu hỏi 10: (sử dụng trong phần tìm hiểu tên gọi của dòng sông) 
Nét đắc săc trong phong cách của H.P.N.T là sự kết hợp nhuần nhuyễn giưa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa. Nhan đề và kết thúc bài kí đều là câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Theo em câu hỏi đó có góp phần thể hiện điều đó không? Tại sao?
Dự kiến trả lời: Đoạn trích kết lại bằng câu hỏi của một nhà thơ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, câu hỏi bâng khuâng này cũng là nhan đề của bài bút ký đã làm rõ cảm hứng cắt nghĩa, cảm hứng của tình yêu và niềm ngưỡng mộ say mê với dòng sông bởi tình yêu đích thực luôn khát khao đi đến tận cội nguồn. Dòng sông được ai đó gọi là sông Hương - cái tên gợi cảm nhận thơm tho thanh quý, vừa lãng mạn vừa quý giá, gợi đến những ẩn dụ của nhà văn về người con gái sông Hương có chút “lẳng lơ kín đáo” mà vẫn thật “dịu dàng”, mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
Câu hỏi 11:( sử dụng trong phần tổng kết) 
 Vê phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này?
Dự kiến trả lời: 
Về nghệ thuật, sức hấp dẫn của bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trước hết đến từ ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp- được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh. Các biện pháp nghệ thuật; ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,...gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị cũng đã tạo nên những góc nhìn đa sắc về sông hương, đưa người đọc đi từ thích thú này đến thích thú khác.
2.3.3. Kiểm định qua bài dạy cụ thể: .
Tiết 48 - 49 :
 Ai đã đặt tên cho dòng sông? 
 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp độc đáo đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
 - Đặc điểm phong cách sáng tác của tác giả: Chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác, chất thơ của một cái tôi tài hoa qua lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị; nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.
2. Kĩ năng:
-Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các trích đoạn kí.
-Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài văn nghị luận văn học.
3. Thái độ 
Giáo dục bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào với quê hương, đất nước .
Từ đó HS có thể hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin 
- Năng lực đọc – hiểu văn bản văn học.
- Năng lực

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_tiep_can_tac_pham_ai_da_dat_ten_cho.docx
  • doc1 Bia.doc
  • docxMỤC LỤC. TLTK.docx