SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tự ôn tập kiến thức về hidrocacbon

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tự ôn tập kiến thức về hidrocacbon

Hóa học là môn học nằm trong nhóm các môn thuộc tổ hợp KHTN , là môn học được thi theo hình thức trắc nghiệm từ nhiều năm nay. Hình thức thi Trắc nghiệm đòi hỏi học sinh có kiến thức tỉ mỉ, chắc chắn và quan trọng hơn cả phải có tốc đọ tư duy nhanh, chính xác.

Một yêu cầu hết sức quan trọng với giáo viên giảng dạy đó là ngoài dạy kiến thức còn cần hướng dẫn các em có phương pháp tự học và tự ôn tập kiến thức sao cho hệ thống một cách chính xác và dễ nhớ nhất.

Hidrocacbon là các hợp chất hữu cơ cụ thể đầu tiên mà các em học sinh lớp 11 được nghiên cứu. Vẫn còn sự mới mẻ và nhiều sự bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức về Hóa Học Hữu Cơ. Điều đó có thể khiến các em học sinh không đủ hứng thú môn học, không đủ quyết tâm sẽ nản chí.

Phương pháp sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY để hướng dẫn các em tự ôn tập kiến thức ở phần hidrocacbon tôi thiết nghĩ là hợp lí, cần thiết và có tính hiệu quả cao. Bởi sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em sử dụng hình ảnh có tính trực quan cao, đươc sử dụng từ ngữ vắn tắt và các hình ảnh liên quan, hình vẽ theo ý tưởng của chính các em và phù hợp với nội dung. Như vậy trong khi xây dựng kiến thức theo sơ đồ tư duy, kiến thức đã là của chính các em học sinh. Sự ngắn gọn, logic, hệ thống và tính trực quan cao là những ưu điểm nổi bật của phương pháp và tôi thiết nghĩ nó rất phù hợp cho phần nội dung kiến thức này.

Sự ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc, chính xác và có tính hệ thống cao cũng sẽ giúp các em tư duy tốt hơn cho những bài tập có tính vận dụng và vận dụng cao. Vì đa số các bài tập khó đòi hỏi các em hệ thống và vận dụng kiến thức tốt.

Tính trực quan, sinh động, hình ảnh và màu sắc được sử dụng theo chính ý tưởng của các em học sinh, đây sẽ là ngọn nguồn của việc phương pháp này tạo cho học sinh nhiều hứng thú học bộ môn Hóa học hơn, từ đó chất lượng học bộ môn cũng được nâng cao.

Chính vì các lí do trên tôi chọn chủ đề “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ HIDROCACBON ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 15 trang thuychi01 19441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tự ôn tập kiến thức về hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ HIDROCACBON
Người thực hiện: Trương Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...Trang 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................... 
MỤC LỤC
1.Mởđầu...............................................................................................................trang 1 
1.1.Lí do chọn đề tài............................................................................................trang 1 
1.2.Mục đích nghiên cứu.....................................................................................trang 1
1.3.Đối tượng nghiên cứu....................................................................................trang 1
1.4.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................trang 1
1.5.Những điểm mới của SKKN.........................................................................trang 2
2.Nội dung............................................................................................................trang 2
2.1. Cơ sở lí luận......................................................................................trang 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN ...........................................trang 3
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......trang 3
2..3.1. Hướng dẫn chung về phương pháp cho học sinh......trang 3
2.3.1.1. Phân tích các bản đồ tư duy để học sinh làm quen . ......trang 3
2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện một bản đồ tư.....trang 4
2.3.1.3. Lưu ý cho học sinh những điều cần tránh khi ghi chép trên bàn đồ tư duy........................................................................................................trang 4
2.3.2. Hướng dẫn học sinh tự làm sơ đồ tư duy ...................................trang 5
2.3.3. Học sinh tự trình bày sơ đồ tư duy của mình ............................trang 5
2.3.4. Một số sơ đồ tư duy học sinh đã thực hiện.................................trang 6
2.3.5. Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập phương pháp giải các dạng bài tập..............................................................................trang 8
 Một số BĐTD khác..............................................................................trang 10
2.4. Hiệu quả của SKKN.......................................................................trang 11
3. Kết luận và kiến nghị..............................................................................................11
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Hóa học là môn học nằm trong nhóm các môn thuộc tổ hợp KHTN , là môn học được thi theo hình thức trắc nghiệm từ nhiều năm nay. Hình thức thi Trắc nghiệm đòi hỏi học sinh có kiến thức tỉ mỉ, chắc chắn và quan trọng hơn cả phải có tốc đọ tư duy nhanh, chính xác.
Một yêu cầu hết sức quan trọng với giáo viên giảng dạy đó là ngoài dạy kiến thức còn cần hướng dẫn các em có phương pháp tự học và tự ôn tập kiến thức sao cho hệ thống một cách chính xác và dễ nhớ nhất.
Hidrocacbon là các hợp chất hữu cơ cụ thể đầu tiên mà các em học sinh lớp 11 được nghiên cứu. Vẫn còn sự mới mẻ và nhiều sự bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức về Hóa Học Hữu Cơ. Điều đó có thể khiến các em học sinh không đủ hứng thú môn học, không đủ quyết tâm sẽ nản chí.
Phương pháp sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY để hướng dẫn các em tự ôn tập kiến thức ở phần hidrocacbon tôi thiết nghĩ là hợp lí, cần thiết và có tính hiệu quả cao. Bởi sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em sử dụng hình ảnh có tính trực quan cao, đươc sử dụng từ ngữ vắn tắt và các hình ảnh liên quan, hình vẽ theo ý tưởng của chính các em và phù hợp với nội dung. Như vậy trong khi xây dựng kiến thức theo sơ đồ tư duy, kiến thức đã là của chính các em học sinh. Sự ngắn gọn, logic, hệ thống và tính trực quan cao là những ưu điểm nổi bật của phương pháp và tôi thiết nghĩ nó rất phù hợp cho phần nội dung kiến thức này.
Sự ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc, chính xác và có tính hệ thống cao cũng sẽ giúp các em tư duy tốt hơn cho những bài tập có tính vận dụng và vận dụng cao. Vì đa số các bài tập khó đòi hỏi các em hệ thống và vận dụng kiến thức tốt.
Tính trực quan, sinh động, hình ảnh và màu sắc được sử dụng theo chính ý tưởng của các em học sinh, đây sẽ là ngọn nguồn của việc phương pháp này tạo cho học sinh nhiều hứng thú học bộ môn Hóa học hơn, từ đó chất lượng học bộ môn cũng được nâng cao.
Chính vì các lí do trên tôi chọn chủ đề “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ HIDROCACBON ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thêm cho học sinh phương pháp tự học, tự ôn tập kiến thức. Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách trực quan, sinh động. Từ đó củng cố kiến thức cho học sinh vững hơn, nâng cao chất lượng tự học và ôn tập của học sinh, tăng hứng thú học bộ môn cho các em.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu về phương pháp hướng dẫn học sinh tự học. Khả năng và chất lượng của việc tự học của học sinh là rất quan trọng. Việc tự học sẽ giúp các em tiếp cận lại kiến thức một cách chủ động theo cách cuả riêng các em do đó có tính chất quyết định với kết quả học của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài phương pháp chủ yếu tôi sử dụng nghiên cứu đề tài là : phân tích cơ sở lí thuyết, sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, tìm các phương pháp hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức .	
1.5.Những điểm mới của SKKN
	Với giáo viên việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã quen thuộc bởi các ưu điểm của phương pháp này. Điểm mới trong SKKN này của tôi là tôi hướng dẫn để học sinh của mình có thể linh hoạt sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tự học, tự ôn tập và hệ thống hóa kiến thức. Nhận thấy sử dụng Sơ đồ tư duy giúp học sinh tự học dễ dàng hơn, các ưu điểm của phương pháp sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tự học của học sinh. Học sinh hứng thú học hơn, kiến thức nắm được bằng cách đơn giản hơn, hệ thống hơn và có tính trực quan nên dễ nhớ, nhớ lâu và hiểu kỹ các nội dung kiến thức.
Học sinh có thể sử dụng BĐTD để tự ôn tập kiến thức của đơn vị kiến thức nhỏ, một bài học hay ôn tập một số bài học, một chương...
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
	Bản đồ tư duy do Tony buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Bản đồ tư duy ( còn gọi là sơ đồ tư duy hay lược đồ tư duy ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
	Theo các nhà nghiên cứu, thông thường ở trường phổ thông, HS mới chỉ sử dụng bán cầu não trái ( thông qua chữ viết, kí tự, chữ số,...) để tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mà chưa sử dụng bán cầu não phải ( nơi ghi nhớ thông tin kiến thức thông qua hình ảnh, màu sắc...) tức là mới chỉ sử dụng 50% khả năng của não bộ. Kiểu ghi chép của BĐTD thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được trải theo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng nên dễ bổ sung và phát triển ý tưởng. Vì vậy, việc sử dụng BĐTD là một công cụ hữu ích cả trong giảng dạy của giáo viên và trong học tập của HS.
	Bản đồ tư duy có những ưu điểm sau : 
- Lôgic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”.
- dễ học.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh.
- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức.
- Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
	Điểm mạnh nhất của BĐTD là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, từ đó phát triển óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
	Với những ưu điểm trên, có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì,...cũng như giúp lập kế hoạch học tập, công tác sao cho hiệu quả nhất mà lại mất ít thời gian.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
	Trước đây học sinh mới bắt đầu học Hóa Hữu Cơ các em thường rất bỡ ngỡ. Không ít học sinh có năng lực bộ môn không yếu nhưng khi tiếp cận phần kiến thức hữu cơ đã mặc định nó khó, khó học, khó nhớ. Từ đó giảm nhanh hứng thú học bộ môn và chất lượng môn học giảm sút rất nhanh.
	Từ thực trạng trên tôi thiết nghĩ sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, trong đó tính trực quan cao, tính đơn giản của phương pháp này sẽ rất hiệu quả nếu học sinh áp dụng cho việc tự học và tự ôn tập của mình. Trong dạy và học thì việc tự học và tự ôn tập của học sinh có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên phần không nhỏ học sinh loay hoay để tìm ra phương pháp tự học cho mình rất khó và không phải em nào cũng tìm ra được cho mình phương pháp tự học hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2..3.1. Hướng dẫn chung về phương pháp cho học sinh
	2.3.1.1. Phân tích các bản đồ tư duy để học sinh làm quen .
	- Bước 1: HS làm quen với BĐTD. Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều HS cũng chưa biết BĐTD là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào, vì thế GV trước hết cần phải cho HS làm quen và giới thiệu về BĐTD cho HS. Giáo viên nên giới thiệu cho HS về nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng BĐTD trong học tập môn Hoá học
	Giáo viên có thể đưa ra một số BĐTD sau đó yêu cầu HS diễn giải, thuyết trình về nội dung của BĐTD theo cách hiểu riêng của mình. Với việc thực hiện bước này sẽ giúp HS bước đầu làm quen và hiểu về BĐTD.	
Ví dụ : Phân tích cho học sinh bản đồ tư duy đơn giản sử dụng trong phần phân loại hợp chất hữu cơ 
	Ví dụ : Ở phần nội dung sơ lược về phân tích nguyên tố các em có thể dùng sơ đồ tư duy sau 
	2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện một bản đồ tư duy
	- Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
	Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
	Quy tắc vẽ chủ đề :
	+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
	+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
	+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
	+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
	- Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
	Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
	Quy tắc vẽ tiêu đề phụ :
	+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
	- Bước 3 : Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
	Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ :
	+ Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
	+ Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. 
	Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
Ví dụ : 
	- Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng. HS có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của Hs tốt hơn.
2.3.1.3.Lưu ý cho HS những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy
	- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
	- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh tự làm sơ đồ tư duy 
	Sau khi đã làm quen với BĐTD giáo viên cùng HS xây dưng lên một BĐTD ngay tại lớp với các bài đã học hoặc một đơn vị kiến thức đơn giản.
2.3.3. Học sinh tự trình bày sơ đồ tư duy của mình 
	Sau khi HS vẽ xong bản đồ tư duy, giáo viên có thể để HS tự trình bày ý tưởng về bản đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được.
( học sinh thực hiện dùng sơ đồ tư duy )
	Sau mỗi bài học tôi dành 5- 10 phút tập cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại bài hay một đơn vị kiến thức vừa học. Học sinh dần quen với cách ôn tập bằng sơ đồ tư duy và nắm vững nội dung bài học dễ dàng hơn.
2.3.4. Một số sơ đồ tư duy học sinh đã thực hiện
( sơ đồ tư duy ôn tập về ankadien)
( Sơ đồ tư duy ôn tập về benzen)
2.3.5. Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập phương pháp giải các dạng bài tập 
	Gợi ý để học sinh có thể phát triển vấn đề : sơ đồ tư duy không chỉ giúp ôn tập và hệ thống các kiến thức lí thuyết cơ bản và còn có thể dùng ôn tập và hệ thống các phương pháp giải các bài tập hóa học.
Ví dụ: 
(áp dụng cho học sinh khi làm bài tập đốt cháy hidrocacbon)
Ví dụ: 
Một số BĐTD khác
Vd: ( BĐTD ôn tập anken)
Vd: BĐTD ôn tập tính chất hóa học ankin
2.4. Hiệu quả của SKKN
 	Trong năm học qua, áp dụng SKKN trên, tôi nhận thấy đề tài có tính hiệu quả khi áp dụng thực tế trong dạy và học.
	Tôi áp dụng trên hai tập thể lớp 11C1 và 11C10, tập thể 11C8 là tập thể lớp dùng đối chứng .
	Sau thời gian áp dụng giảng dạy ở các chương hidrocacbon, kết quả thu được ở bài kiểm tra 1 tiết sau đó ở các lơp như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu, kém
Lớp 11C1
44
30(68,2 %)
10(22,7 %)
4(9,1%)
0(0%)
Lớp 11C10
39
12(30,7 %)
17(43,7 %)
9(23,1 %)
1(2,5 %)
Lớp11C 8
42
6(14,3 %)
10( 23,8 %)
20(47,6%)
6(14,3 %)
Từ kết quả trên có thể nhận thấy : ở tập thể lớp 11C1 là lớp học sinh có học lực tốt, đa số các em đã đạt được kết quả khá, giỏi. Các em vững kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt. Ở hai tập thể lớp còn lại, các em có học lực ngang nhau, lớp 11C10 được thực hiện áp dụng phương pháp trên kết quả cho thấy số học sinh có điểm yếu kém ít hơn, số học sinh có thể đạt được kết quả khá và giỏi cũng cao hơn ở tập thể lớp 11C8.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	 Hoạt động tự học của học sinh có vai trò rất quan trọng trong tổng thể hoạt động dạy và học. Vì vậy tôi thiết nghĩ bên cạnh đổi mới trong phương pháp dạy, giáo viên cũng cần tăng cường tìm tòi và khám phá các phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập và hệ thống kiến thức. 
Trên đây là phương pháp mà bản thân đã thực hiện, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
Trương Thị Tuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.[2.1] Sgk Hóa học 11 – Nguyễn Xuân Trường ( Tổng chủ biên) - NXB giáo dục, Hà nội 2007.
2. [2.3.5]Rèn luyện kĩ năng giải toán Hóa học 11 tập hai- Ngô Ngọc An - NXB giáo dục 2007. 
 3. [2.3.5]Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 11- PGS.TS Nguyễn Xuân Trường- ThS Quách Văn Long, ThS.Hoàng Thị Thúy Hương- NXB ĐHQGHN - 2017
4. [2.1]SKKN – sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học hữu cơ hóa học lớp 11 chương trình ở trường trung học phổ thong theo hướng dạy học tích cực. Trần Tấn Trị- luận văn thạc sĩ giáo dục- Thành phố HCM - 2011.
5.[2.3.5] Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 11- PGS.TS.Cao Cự Giác- NXB ĐHQGHN – 2015.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Thị Tuyến .
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên ,trường THPT Hoằng Hóa 3.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
GIẢI BÀI TOÁN TÍNH pH CỦA DUNG DỊCH – CÁC PHÉP
LẤY GẦN ĐÚNG ÁP DỤNG TRONG BÀI TOÁN TÍNH pH
Tỉnh
C
2012-2013

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_so_do_tu_duy_tu_on_tap_kien.doc