SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tránh điểm liệt trong kì thi THPTQG ở trường THPT Thường Xuân 3

SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tránh điểm liệt trong kì thi THPTQG ở trường THPT Thường Xuân 3

 Hiện nay nhu cầu của xã hội ngày càng cao đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế Thế giới, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng. Đối với môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết.

 Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Thứ nhất, do điều kiện số tiết học và thời gian một tiết học trên lớp còn hạn chế, nội dung kiến thức của bài còn nhiều và trong bài còn nhiều thuật ngữ khó hiểu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến nhất là ở các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống vì chưa có các tài liệu chuyên hướng dẫn học sinh rèn các luyện kĩ năng.

- Thứ ba, hiện nay việc dạy và học bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông vẫn còn bị coi nhẹ. Đối với môn Địa lí, các em vẫn quan niệm đây là môn phụ nên không say mê, chú ý học và không ghi chép bài đầy đủ. Môn Địa lí chỉ được quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp, đại học. Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí.

 

docx 22 trang thuychi01 6940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tránh điểm liệt trong kì thi THPTQG ở trường THPT Thường Xuân 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Hiện nay nhu cầu của xã hội ngày càng cao đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế Thế giới, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng. Đối với môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết.
 Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:
Thứ nhất, do điều kiện số tiết học và thời gian một tiết học trên lớp còn hạn chế, nội dung kiến thức của bài còn nhiều và trong bài còn nhiều thuật ngữ khó hiểu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến nhất là ở các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống vì chưa có các tài liệu chuyên hướng dẫn học sinh rèn các luyện kĩ năng.
Thứ ba, hiện nay việc dạy và học bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông vẫn còn bị coi nhẹ. Đối với môn Địa lí, các em vẫn quan niệm đây là môn phụ nên không say mê, chú ý học và không ghi chép bài đầy đủ. Môn Địa lí chỉ được quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp, đại học. Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí.
Thực tế trong kì thi THPT quốc gia của những năm gần đây, Địa lý lại là bộ môn có kết quả tương đối cao trong các bộ, học sinh chọn thi tổ hợp khoa học xã hội trong đó có môn Địa lí có xu hướng tăng.Trong đó theo cấu trúc đề thi hiện nay: Phần thực hành kĩ năng địa lí thường chiếm 50% tổng số điểm của bài thi(trong đó phần sử dụng Atlat 2,75 điểm(27,5 % tổng điểm bài thi), nhiều câu hỏi không yêu cầu sử dụng Atlat nhưng vẫn có thể sử dụng để trả lời. Như vậy, phần điểm sử dụng các kĩ năng trong bài thi là hơn 50% ,đồng thời sẽ hạn chế được việc học sinh phải học thuộc kiến thức lí thuyết. 
 Trường THPT Thường Xuân 3, huyện Thường Xuân đặt trên địa bàn 5 xã: Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, được gọi là khu vực Nam Xuân. Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào người Thái, địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, học sinh được nhà nước cho hưởng chế độ trợ cấp khi đi học nhưng các em vẫn bỏ học giữa chừng khá nhiều. Điểm thi đầu vào lớp 10 thấp, đa số các em có học lực yếu, chỉ có nhu cầu học để lấy bằng tốt nghiệp THPT. Vì vậy, nhà trường đặt ra mục tiêu dạy- học để học sinh tránh điểm liệt cùng với điểm ưu tiên, khuyến khích là học sinh có khả năng đậu tốt nghiệp.
 Hiện nay, phần lớn học sinh trường THPT Thường Xuân 3 có học lực yếu, lười học lí thuyết, còn yếu trong kĩ năng thực hành nhất là kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam. Trong khi đó nếu sử dụng thành thạo Atlat các em có thể chống liệt, thậm chí có thể đạt điểm 5-6 một cách dễ dàng.
 Vì vậy, làm thế nào để học sinh ôn thi tốt nghiệp bộ môn Địa lí đạt kết quả tốt, các kĩ năng địa lí cho học sinh nhất là sử dụng Atlat từ đó giúp các em làm bài thi tốt, giảm việc học thuộc lòng kiến thức lí thuyết việc mà đại đa số học sinh hiện nay rất ngại nhất là các học sinh có lực học tương đối yếu ở vùng miền núi, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tránh điểm liệt trong kì thi THPTQG ở trường THPT Thường Xuân 3 ”.
	1.2 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, cùng với thời gian, điều kiện nghiên cứu đề tài và kinh nghiệm của bản thân, khi tìm hiểu đề tài này, tôi nhằm các mục đích sau:
Mục đích đầu tiên là nhằm giúp học sinh nắm vững và biết cách hệ thống hóa, củng cố, hoàn thiện các kiến thức địa lí, rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết, giúp các em chủ động lĩnh hội tri thức, đồng thời giúp các em ôn thi tốt nghiệp một cách hiệu quả và giúp các em làm bài thi tốt nghiệp môn Địa lí tránh được điểm liệt và đạt kết quả cao hơn các môn khác.
Khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài này đã giúp tôi củng cố thêm kiến thức chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 12 trường THPT Thường Xuân 3 
- Phạm vi của đề tài: Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa và trình độ nhận thức của học sinh, cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào hướng dẫn học sinh sử dụng cụ thể từng trang Atlat để trả lời một số câu hỏi phần Atlat địa lí .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
+ Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa được sử dụng để xây dựng hệ thống nội dung của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra.
 + Phương pháp điều tra xã hội như phỏng vấn.
 + Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng:
 - Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê,...
- Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí.
2) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ:
- Bắt chước: Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó.
- Thao tác: Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máy móc.
- Chuẩn hoá: Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn.
- Phối hợp: Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổn định.
- Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ.
Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tập thường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng. Riêng đối với học sinh trường THPT Thường Xuân 3, tôi chỉ chú trọng 3 kĩ năng đầu là có thể giúp các em qua được điểm liệt trong kì thi THPTQG.
2.2. Thực trạng việc thực hành các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí của học sinh trường THPT Thường Xuân 3
Để tìm hiểu về kĩ năng làm bài thực hành của học sinh khối 12 trường THPT Thường Xuân 3, tôi đã tiến hành khảo sát 02 lớp 12 mà tôi đã dạy trong năm học 2017 – 2018. Kết quả thu được như sau:
Với các câu hỏi kiểm tra. Đánh dấu ( X) vào lựa chọn phù hợp với bản thân em.
1.Bạn có biết sử dụng Atlat trong học địa lí?
 Tốt Bình thường Không tốt
 2.Kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam của bạn. 
 Tốt Bình thường Không tốt
 3.Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê của bạn.
 Tốt Bình thường Không tốt 
 4.Kĩ năng nhận biết biểu đồ, nhận xét biểu đồ. 
 Tốt Bình thường Không tốt 
 5.Kĩ năng tính toán trong địa lí
 Tốt Bình thường Không tốt 
Bảng 1. Các kĩ năng địa lí của học sinh
 Kĩ năng
Lớp ( SS)
Tốt
Bình thường
Không tốt
HS
%
HS
%
HS
%
12A1 (45HS)
6
13,3%
14
31,1%
20
44,4%
12A2 (45HS)
9
20,0%
13
29,0%
23
51,1%
 Với kết quả này tôi nhận thấy đa số học sinh ở trường THPT Thường Xuân 3 nói chung và các lớp tôi dạy nói riêng việc thực hành các kĩ năng sử dụng Atlat của học sinh nhìn chung còn rất yếu (có tới trên 80% HS chưa thành thạo với các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí). Tiếp tục tìm hiểu thêm thông qua phỏng vấn 60 học sinh về những kĩ năng sử dụng Atlat địa lí mà em biết, tôi nhận thấy như sau:
Với kĩ năng làm việc với Át lát thì đa số các em chưa hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ, nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ, xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ; mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ, xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ, xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ, mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
2.3. Các giải pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí
	Căn cứ vào thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí của học sinh và những lần trải nghiệm qua chấm thi, tôi đã tiến hành dạy và rèn các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí cho học sinh:
- Kĩ năng làm việc với Át lát địa lí Việt Nam.
- Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê, lát cắt... trong Atlat.
Kĩ năng làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam
 Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn sách giáo khoa thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê Việc sử dụng Atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi.
- Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi môn Địa lí. Để khai thác kiến thức từ Atlát, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí. Do vậy, trong nhiều đề thi có đến 11 câu hỏi yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt nam 
- Thông thường câu hỏi gắn với Atlát có dạng "Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam ...". 
Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh dựa vào cơ sở trên ( là riêng Atlát) để làm bài. Việc làm đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí...Dựa vào Atlát địa lí, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư... không được đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí. Cần tổng hợp cả kiến thức học và khai thác Atlat để làm bài thi đạt kết quả.
Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp cho thấy, cần phải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát địa lí, các loại kiến thức không thể hoặc rất khó thể hiện rõ trên Atlát, phải khai thác từ vốn kiến thức đã có của bản thân. Trong câu hỏi cần kết hợp hai loại kiến thức này với nhau một cách thích hợp. Sau đây là cách hướng dẫn cụ thể cho học sinh sử dụng khai thác kiến thức trên Atlát .
Sử dụng At lat cần:
*) Đọc bản đồ
- Đọc tên bản đồ để hiểu không gian bao quát trên bản đồ, nội dung địa lí và thời gian biểu hiện đối tượng lên bản đồ
- Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ
+ Đọc lưới chiếu để hiểu quy luật biến dạng chung của nó trên lưới chiếu bản đồ (chỗ thu nhỏ, chỗ phóng to)
+ Đọc tỉ lệ để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí so với thực tế
+ Đọc bố cục bản đồ để thấy sự sắp xếp, bố trí không gian bản đồ, các yếu tố nội dung, yếu tố hỗ trợ, yếu tố bổ sung và vị trí của từng yếu tố trong việc khai thác kiến thức trên bản đồ.
- Đọc bản chú giải:
+ Cấu trúc của bản chú giải thường theo trình tự: nội dung chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau và các yếu tố khác giải thích sau cùng. Đọc bản chú giải theo trình tự trên.
+ Đọc nội dung bản đồ thiết kế trong bản chú giải tức là giải mã của các kí hiệu bản đồ ở hai khía cạnh: - nó là gì ? Nó nằm trong phương pháp biểu hiện nào ? -- Ý nghĩa của nó ?Nói một cách khác - chúng ta đọc ngôn ngữ bản đồ.
+ Đọc các chỉ tiêu định tính (các vùng trồng trọt, chăn nuôi, các loại đất, các vùng kinh tế) rồi đối chiếu với sự phân bố của nó trên bản đồ.
+ Đọc các chỉ số số lượng tương ứng với nền màu rồi nghiên cứu sự biến đổi của nó trong không gian, sự biến đổi liên tục hay ngắt quãng
+ Đọc quy mô hiện tượng được biểu hiện thông qua biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ miền) đặt tại vị trí cụ thể hay đặt trong lãnh thổ.
+ Đọc quá trình phát triển hiện tượng thông qua biểu đồ lồng vào nhau, biểu đồ diễn giải hiện tượng biến đổi theo thời gian đặt trên bản đồ
+ Đọc các yếu tố cơ sở địa lí, xác định mối quan hệ giữa nội dung chuyên đề với cớ sở địa lí.
+ Đọc các yếu tố bổ sung như các tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ đặt ngoài bản đồ. Những yếu tố này có nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ.
*) Hiểu bản đồ
- Hiểu mỗi nội dung địa lí được lựa chọn một phương pháp biểu hiện bản đồ cụ thể, nghĩa là hiểu đằng sau các kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viếtnói lên điều gì. 
- Hiểu các mối quan hệ địa lí trình bày trên bản đồ (tự nhiên-tự nhiên, nhiên nhiên -kinh tế, tự nhiên-xã hội)
- Những kí hiệu điểm, đường, diện. Ví dụ: kí hiệu hình học, kí hiệu biểu đồ, kí hiệu cây, con, kí hiệu biểu hiện bằng nền màu, kẻ vạch,nằm trong phương pháp biểu hiện bản đồ nào, nó biểu hiện quy luật phân bố hiện tượng địa lí nào. -Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng có trên bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, môi trường,
*) Sử dụng bản đồ
Sử dụng bản đồ là sử dụng ngôn ngữ bản đồ giải quyết các nhiệm vụ:
- Mô tả lãnh thổ địa lí, đo tính trên bản đồ tìm cứ liệu khoa học, viết báo cáo
- Tìm nguyên nhân, lí giải sự phân bố, sự phát triển của các hiện tượng.
- Xác lập các mối quan hệ địa lí trên một bản đồ, trên xêri bản đồ hoặc Atlát để hiểu các quy luật địa lí.
- So sánh, phân tích, tổng hợp các hiện tượng, các mối quan hệ địa lí để phát hiện các quy luật địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Chồng xếp bản đồ, xác định các vùng địa lí tổng hợp.
a) Kĩ năng khai thác kiến thức lí thuyết trong Atlats địa lí Việt Nam.
 Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức lí thuyết ở từng trang Atlat và cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức đã được cung cấp.
 Bản đồ hành chính Việt Nam (trang 4, 5)
 Bản đồ hành chính, trang 4, 5 Atlat Địa lí Việt Nam, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:
 - Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á: nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.
 - Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
 - Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã...và các điểm dân cư khác.
 - Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51...), cùng các sông ngòi lớn (hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long...tạo nên mối liên hệ giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước. 
Các câu hỏi sử dụng trang 4,5:
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào không giáp biên giới Trung Quốc trên đất liền ?
 A. Quảng Ninh	 B. Cao Bắng.	 C. Lai Châu.	 D. Sơn La.
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh nào nước ta tiếp giáp cả Lào và Cam pu chia?
A. Quảng Nam	B. Kon Tum	C. Pleiku	D. Đắc Lắk
Bản đồ Hình thể (trang 6, 7)
 Trên bản đồ hình thể, các nội dung được tập trung thể hiện là những nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam:
 Với phần lãnh thổ, đất liền nằm trong hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8037’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102010’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
 Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
 - Vùng đất: Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331. 212 km2 (Niên giám Thống kê 2006). Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100 km và đương biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km. Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). 
- Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.
 - Vùng trời: Vùng trời Việt Namlà khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
 Ngoài các nội dung trên, bản đồ hình thể còn thể hiện đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:
 - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tìch đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. 
- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung là hướng chung của địa hình. Hướng tây bắc - đông nam là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.
 - Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: Khu vực núi cao, khu vực núi trung bình, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên, đồng bằng thấp...
Ví dụ:
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, dãy núi nào được coi là ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam?
A. Tam Điệp	 B. Hoành Sơn	C. Bạch Mã	D. Sông Thu Bồn
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, sông Hồng đổ ra biển thông qua của biển nào?
A. cửa Nam Triệu	 B. cửa Thái Bình	 C. cửa Ba Lạt D. cửa Đáy
 Bản đồ Địa chất khoáng sản (trang 8)
- Nội dung của bản đồ là thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm: các loại đá theo tuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất 
- Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của các giai đoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất của nước ta. 
- Các mỏ khoáng sản trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các kí hiệu có hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ khác nhau. Các mỏ khoáng sản được phân loại theo ba nhóm chính: năng lượng, kim loại và các nhóm phi kim loại. Các mỏ chỉ được thể hiện sự phân bố mà không thể hiện trữ lượng.
Ví dụ:
 Bản đồ Khí hậu (trang 9)
 Bản đồ khí hậu trong tập Atlat Địa lí Việt Nam được thiết kế với 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp với nhau.
 - Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu. Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậu gắn với một màu với ba đặc điểm khác nhau:
 + Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn (180B) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
 + Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (110B) có mùa mưa vào mùa thu đông.
 + Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên), có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_ren_luyen_ki_nang_khai_thac_va_su_du.docx
  • docBìa.doc
  • docMuc luc.doc