SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp liên hệ các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 và 12

SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp liên hệ các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 và 12

 Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật

 Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay

 (Ong và mật – Chế Lan Viên)

 Trong cuộc sống, hành trình nào cũng nhọc nhằn như sự khắt khe của tạo hóa ban tặng cho loài người. Có điều, quá trình sáng tạo của nhà văn lại là một hành trình độc đáo bởi phải cày xới, chắt chiu những tinh túy trên cánh đồng ngôn từ bất tận. Cùng đối diện với tác phẩm và sự tiếp nhận của người đọc, người dạy văn phần nào gặp gỡ nhà văn ở công việc miệt mài, chắt chiu, khám phá sáng tạo không ngừng cái hay, cái Đẹp của văn chương để lan truyền hứng thú và niềm say mê văn chương đích thực, đồng thời hình thành kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh.

 Một tư duy mạch lạc, hệ thống chỉ có thể dựa trên quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng, hiểu biết sâu sắc các vấn đề. Cũng như vậy, để có được phương pháp (tức là tư duy hệ thống) các vấn đề trong mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học, người dạy và người học (GV - HS) phải nắm chắc kiến thức để khái quát vấn đề, chịu khó suy nghĩ kĩ càng về tác phẩm.

 Tìm hiểu tác phẩm dựa trên mối liên hệ được xem là một phương diện của so sánh tác phẩm (để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt) cũng đồng nghĩa với dạy – học theo hướng tích hợp, một xu hướng đổi mới dạy học ở tất cả các môn học, cấp học ngày nay và đáp ứng yêu cầu phần thi nghị luận văn học trong kì thi THPT quốc gia: so sánh, liên hệ tác phẩm.

 

doc 19 trang thuychi01 6900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp liên hệ các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP LIÊN HỆ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LỚP 11 VÀ 12.
 Họ và tên : Đinh Thị Thu
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị: Trường THPT Thiệu Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
I. Mở đầu.. 	3 
1.1. Lí do chọn đề tài.... 	3
1.2. Mục đích nghiên cứu.	4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.	4
1.4. Phương pháp nghiên cứu	4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....	4 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.................................................. 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm... 	5 
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
2.3.1. Hệ thống tác phẩm văn xuôi hiện đại lớp11, 12 và khái quát các đặc 
sắc về nội dung, nghệ thuật có thể liên hệ
2.3.2. Liên hệ với các vấn đề liên quan ở tác phẩm lớp 11	7
2.3.3. Phân loại, hệ thốngmột số vấn đề liên hệ.	7
2.3.4. Thực hành.	8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
 thân, đồng nghiệp và nhà trường.	16
III. Kết luận, Kiến nghị.. 	18
3.1. Kết luận. 	18
3.2. Kiến nghị... 	18
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................19
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 	 Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
 	 Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay 
 (Ong và mật – Chế Lan Viên)
 Trong cuộc sống, hành trình nào cũng nhọc nhằn như sự khắt khe của tạo hóa ban tặng cho loài người. Có điều, quá trình sáng tạo của nhà văn lại là một hành trình độc đáo bởi phải cày xới, chắt chiu những tinh túy trên cánh đồng ngôn từ bất tận. Cùng đối diện với tác phẩm và sự tiếp nhận của người đọc, người dạy văn phần nào gặp gỡ nhà văn ở công việc miệt mài, chắt chiu, khám phá sáng tạo không ngừng cái hay, cái Đẹp của văn chương để lan truyền hứng thú và niềm say mê văn chương đích thực, đồng thời hình thành kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh.
 Một tư duy mạch lạc, hệ thống chỉ có thể dựa trên quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng, hiểu biết sâu sắc các vấn đề. Cũng như vậy, để có được phương pháp (tức là tư duy hệ thống) các vấn đề trong mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học, người dạy và người học (GV - HS) phải nắm chắc kiến thức để khái quát vấn đề, chịu khó suy nghĩ kĩ càng về tác phẩm.
 Tìm hiểu tác phẩm dựa trên mối liên hệ được xem là một phương diện của so sánh tác phẩm (để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt) cũng đồng nghĩa với dạy – học theo hướng tích hợp, một xu hướng đổi mới dạy học ở tất cả các môn học, cấp học ngày nay và đáp ứng yêu cầu phần thi nghị luận văn học trong kì thi THPT quốc gia: so sánh, liên hệ tác phẩm.
 Mặt khác, mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết: 
- Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.
- Giáo dục kiến thức văn cho học sinh.
- Giáo dục tư duy trong phong cách làm bài.
 Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn để học sinh hiểu bài, nắm chắc kiến thức, làm bài kiểm tra tư duy kiến thức, có niềm say mê học môn văn, đối với giáo viên dạy văn không phải là một điều đơn giản nên đã thúc đẩy trong tôi sự suy ngẫm, sự trăn trở nung nấu rất nhiều về đề tài: Hướng dẫn học sinh phương pháp liên hệ các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11 và 12 để viết sáng kiến kinh nghiệm. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này để thực hiện những mục đích sau: 
 - Giúp giáo viên dạy môn Ngữ văn có thêm phương pháp dạy học tư duy sáng tạo trong việc tiếp cận với vấn đề liên hệ tác phẩm.
- Để tác phẩm trở nên sống động, rõ ràng, HS không cần phải ghi nhớ máy móc mà chủ động với kiến thức để có sự say mê khi học tập môn văn .
- Trang bị cho các em kiến thức và kĩ năng tư duy, làm bài văn nghị luận trong kì thi THPT quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại (kí, truyện ngắn, tiểu thuyết) trong phạm vi được giảng dạy chính (theo phân phối chương trình) ở lớp 11, 12.
- Cái nhìn mang tính tư duy hệ thống các vấn đề có liên quan đến nhau (về nội dung, nghệ thuật) trong các tác phẩm đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, giải thích 
- Phương pháp tư duy so sánh
- Phương pháp tổng hợp kiến thức
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
- Vấn đề liên hệ tác phẩm
+ Là một phương diện của so sánh các đối tượng, thể hiện tư duy biện chứng, khoa học
+ Là xu hướng đổi mới của phần thi Nghị luận văn học trong bài thi THPT Quốc gia
+ Tạo nên sự mới mẻ cho tư duy và kĩ năng hướng dẫn làm bài cho GV, kĩ năng làm bài cho HS.
- Vấn đề tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 và 12
+ Tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại lớp 11, 12 là phạm vi rộng (gồm nhiều thể loại: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết), phong phú về thời điểm sáng tác(kéo dài hơn nửa thế kỉ) khuynh hướng văn học và phong cách tác giả. 
+ Một tiến trình văn học hiện đại gắn với những bước chuyển biến lớn của dân tộc nên kéo theo sự đa dạng về nội dung phản ánh, tư tưởng chủ đề và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Kiểu bài so sánh liên hệ là hình thức nghị luận văn học mới nên không ít giáo viên và học sinh cảm thấy lúng túng về nội dung và kĩ năng, không xác định được trọng tâm vấn đề dạy và ôn tập nên chưa có cách hệ thống kiến thức rõ ràng biện chứng để hiểu, nhớ, thực hành thành thạo.
- Học sinh khi học môn ngữ văn, đặc biệt là phần Văn học phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu tham khảo trong sách hướng dẫn và trên mạng Internet.
- Học sinh khi thi cử vì học tủ, học lệch, nhận thức đề không tư duy dẫn đến tình trạng học sinh làm bài kiểm tra xong không biết là sai hay là đúng, thiếu luận điểm nào, không biết đề kiểm tra cần phải giải quyết kiến thức trong các luận điểm như thế nào, đây là vấn đề trăn trở đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn, và không phải tất cả giáo viên dạy văn có thể giải quyết một cách dễ dàng.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Hệ thống tác phẩm văn xuôi hiện đại lớp11, 12 và khái quát các đặc sắc về nội dung, nghệ thuật có thể liên hệ
* Hệ thống tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại
- Văn xuôi 11
+ Xu hướng VH lãng mạn: truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
+ Xu hướng VH hiện thực: truyện ngắn: Chí Phèo (Nam Cao); Tiểu thuyết:
Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Văn xuôi 12
+ Kí: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
+ Truyện ngắn: Vợ chồng A phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
* Khái quát một số vấn đề nội dung, nghệ thuật có thể liên hệ từ tác phẩm 12 
- Tác phẩm thuộc thể loại kí
+ Người lái đò sông Đà: Hình ảnh người lái đò trong cảnh vượt thác sông Đà; phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: vẻ đẹp sông Hương và xứ Huế; Cái tôi của tác giả.
- Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn
+ Vợ chồng A phủ: Nhân vật Mị, A phủ; chi tiết tiếng sáo; đoạn văn Mị uống rượu ngày tết; kết thúc tác phẩm.
+ Vợ nhặt: Tình huống truyện; nhân vật Tràng; hình ảnh nồi cháo cám; kết thúc tác phẩm; đoạn văn cảnh chiều tối khi tràng dẫn vợ về nhà.
+ Rừng xà nu: hình ảnh rừng xà nu; nhân vật Tnú với cuộc đời bi tráng.
+ Những đứa con trong gia đình: Điểm nhìn trần thuật; tình huống truyện; nhân vật Chiến.
+ Chiếc thuyền ngoài xa: tình huống truyện; nhân vật Phùng, người đàn bà hàng chài; hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.
2.3.2. Liên hệ với các vấn đề liên quan ở tác phẩm lớp 11
- Tác phẩm thuộc thể loại kí
+ Người lái đò sông Đà: 
Hình ảnh người lái đò trong cảnh vượt thác sông Đà -> Huấn Cao trong cảnh cho chữ để thấy được quan niệm thẩm mĩ về con người của Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù)
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: vẻ đẹp sông Hương và xứ Huế; Cái tôi của tác giả (liên hệ với các tác phẩm thơ mới như Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang không thuộc phạm vi sáng kiến)
- Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn
+ Vợ chồng A phủ:
 ~ Nhân vật Mị -> Liên (Hai đứa trẻ)
 A Phủ -> Chí Phèo (Chí Phèo)
 ~ Chi tiết tiếng sáo -> tiếng chim hót (Chí Phèo)
 Kết thúc phần trích -> kết thúc (Chí Phèo)
~ Đoạn văn Mị uống rượu ngày tết -> Chí Phèo uống rượu sau khi bị Thị Nở khước từ (Chí Phèo)
+ Vợ nhặt: Tình huống truyện; nhân vật Tràng; hình ảnh nồi cháo cám; kết thúc tác phẩm; đoạn văn cảnh chiều tối khi tràng dẫn vợ về nhà.
+ Rừng xà nu: hình ảnh rừng xà nu; nhân vật Tnú với cuộc đời bi tráng.
+ Những đứa con trong gia đình: Điểm nhìn trần thuật; tình huống truyện; nhân vật Chiến.
+ Chiếc thuyền ngoài xa: tình huống truyện; nhân vật Phùng, người đàn bà hàng chài; hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.
2.3.3. Phân loại, hệ thốngmột số vấn đề liên hệ 
 Từ việc phân tích các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi hiện đại lớp 12 có khả năng liên hệ cao với tác phẩm văn xuôi hiện đại lớp 11, ta có thể khái quát hệ thống thành một số dạng liên hệ như sau:
- Liên hệ nhân vật 
- Liên hệ chi tiết
- Liên hệ tình huống
- Liên hệ điểm nhìn trần thuật
- Liên hệ các đoạn văn
- Liên hệ phong cách tác giả
Nhìn vào cách tổng hợp các dạng liên hệ, ta có thể quay lại nhận diện tác phẩm được sâu sắc hơn, xây dựng cho HS cách ghi nhớ rõ ràng, xuất phát từ sự hiểu hơn là cố gắng nhồi nhét học thuộc lòng máy móc, không làm chủ kiến thức.
2.3.4.Thực hành.
 Phần trắc nghiệm: Tổng hợp kiến thức giúp học sinh hiểu toàn bộ vấn đề liên hệ tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11 và 12
1. Có thể liên hệ tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa với tác phẩm nào?
A. Người lái đò sông Đà
B. Hai đứa trẻ
C. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
D. Đây thôn Vĩ Dạ
2. Liên hệ nhân vật người đàn bà hàng chài với nhân vật nào sau đây?
A. Bà cô Thị Nở
B. Liên
C.Tuyết
D. Thị Nở
3. Liên hệ nhân vật Tnú với nhân vật nào sau đây để thấy rõ tính chất bi tráng của hình tượng?
A.Xuân Tóc Đỏ
B. A phủ
C. Huấn Cao
D. Chí Phèo
4. Chi tiết kết thúc Vợ nhặt khiến ta liên tưởng đến chi tiết kết thúc tác phẩm nào?
A. Chí Phèo
B. Chiếc thuyền ngoài xa
C. Chữ người tử tù
D. Ai đã đặt tên cho dòng sông
5. Hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ có thể được liên hệ với hình ảnh nào để thể hiện rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm?
A. Cái lò gạch cũ
B. Chiếc thuyền ngoài xa
C. Bát cháo hành
D. Chuyến tàu đêm qua phố huyện
6. Chi tiết ở tác phẩm nào được gợi ra từ tiếng chim hót trong buổi sáng sớm khi Chí Phèo tỉnh dậy? 
A. Cảnh chợ tàn – Hai đứa trẻ
B. Tiếng sáo – Vợ chồng A Phủ
C. Cảnh đám tang – Hạnh phúc của một tang gia
D. Đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng – Vợ nhặt
7. Để giải tỏa tâm trạng uất ức, cả Mị và Chí Phèo đều tìm đến thứ gì?
A. Lá ngón
B. Cháo hành
C. Rượu
D. Nước chè
8. Không gian nào xuất hiện ở cả hai tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? và Đây thôn Vĩ Dạ?
A. Nam Bộ
B. Miền Tây Bắc
C. Xóm ngụ cư
D. Dòng sông xứ Huế
9. Có thể liên hệ vấn đề nào từ Người lái đò sông Đà với Chữ người tử tù?
A. Phong cách tác giả
B. Cảnh cho chữ
C. Dòng sông Đà
D. Nghệ thuật thư pháp
10. Chí Phèo và A Phủ đều là:
A. Người nông dân bị tha hóa
B. Người khao khát hạnh phúc, bình yên
C. Người nông dân nghèo khổ, lương thiện và khao khát một cuộc sống tự do, bình yên.
D. Người mạnh mẽ, hoang dã như núi rừng
Đáp án: 
 1 
 2
 3
 4
 5
 6 
 7
 8
 9 
 10
 B
 D
 C
A 
 C 
 B
 C 
 D
 A
 C 
Đề kiểm tra
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi buổi sáng trong hoạt động huấn luyện SEAL cơ bản, các thầy của tôi, những người đều là cựu binh thời chiến tranh Việt Nam, sẽ xuất hiện trong phòng của tôi ở doanh trại và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra giường ngủ... Đó là một nhiệm vụ đơn giản, bình thường. Nhưng mỗi buổi sáng, chúng đều được yêu cầu phải dọn giường sao cho đạt tiêu chuẩn hoàn hảo...Nếu dọn giường vào mỗi buổi sáng, bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày.
 Nó sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác. Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong. Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa. Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn. Và nếu chẳng may bạn có một ngày tồi tệ, bạn sẽ về nhà với một chiếc giường được dọn dẹp ngay ngắn - do bản thân thực hiện. Và chính chiếc giường được dọn dẹp tới hoàn hảo đó sẽ động viên bạn rằng ngày mai có thể sẽ khá hơn.
(Theo Military Times dẫn lời Đô đốc William H.McRaven – Cựu tư lệnh bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mĩ USSOC )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Theo tác giả, vì sao dọn giường vào mỗi buổi sáng sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác?
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa?
Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với vấn đề: Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Tư nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2). Từ đó liên hệ với tình huống truyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam (SGK Ngữ văn 11. tập 1) để nhận thấy sự phong phú trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngắn.
Hết...
 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC HIÊU
Câu 1 (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2 (0.5 điểm) Dọn giường vào mỗi buổi sáng sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác vì: 
+ Bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày.
+ Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong.
Câu 3 (0.75 điểm) Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa, có thể hiểu là: tất cả mọi điều nhỏ bé trong cuộc sống đều có ý nghĩa. Khi chúng ta hoàn thành một công việc, dù nó đơn giản, bình thường (như dọn giường) thì càng khẳng định hơn hơn ý nghĩa đó.
Câu 4 (1.25 điểm) Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn
Đồng ý vì:
+ Tất cả những điều lớn lao, phức tạp đều được tạo nên từ những điều nhỏ nhất. Đó là logic của thực tiễn và tri thức. Có thể diễn đạt cụ thể hơn logic này là từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Vì vậy, đương nhiên là chúng ta giải quyết được những điều đơn giản nhất thì mọi việc phức tạp hơn sẽ thông suốt. Nếu chúng ta không làm được những điều nhỏ nhất thì sẽ không làm được những điều lớn hơn. Và chúng ta có thể làm đúng những điều nhỏ nhất mà chưa thể làm đúng những điều lớn hơn, chứ không thể chưa làm đúng điều nhỏ nhất mà lại làm được những điều lớn hơn.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành (0.25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống (0.25 điểm)
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận ̣theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nhận thức ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau (1.0 điểm)
- Giải thích vấn đề: Những điều nhỏ bé trong cuộc sống có thể hiểu là những điều bình thường, bình dị nhất, tồn tại như một lẽ hiển nhiên trong cuộc sống. Hiển nhiên đến mức đôi khi người ta dễ dàng quên mất sự có mặt của nó.
- Phân tích chứng minh:
+ Cuộc sống được tạo nên từ những điều rất nhỏ và giản đơn. Đó là logic của tự nhiên và con người(Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ- Prank A. Clark/ Núi cao bởi có đất bồi- Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâuTố Hữu)
+ Khi chúng ta làm được những điều nhỏ bé thì sẽ có hi vọng làm được những điều lớn hơn hoặc sẽ trở nên xuôi chiều hơn.
+ Những điều nhỏ bé đôi khi tạo nền tảng vật chất và động lực tinh thần để chúng ta phát triển
+ Giúp chúng ta biết quí trọng cuộc sống và giá trị của bản thân.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Không đồng tình với những người chỉ sống và nghĩ đến những điều lớn lao, to tát, dễ dẫn đến việc coi trọng hóa vấn đề, xa rời thực tế, ảo tưởng huyễn hoặc.
+ Phê phán người quá coi trọng những điều nhỏ bé, dễ biến mình trở nên tủn mủn, nhỏ nhặt
+ Cần phải trải nghiệm cuộc sống, thấy được ý nghĩa của những điều nhỏ bé để sống hài hòa hơn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả , ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ (0.25 điểm)
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận (0.25 điểm)
Câu 2 (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề (0.25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, liên hệ với tình huống truyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận thấy sự phong phú trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngắn. (0.5 điểm)
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (3.5 điểm)
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
- “Nguyễn Minh Châu là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này” (Nguyễn Khải); “là người mở đường tài năng và tinh anh của văn học ta” (Nguyên Ngọc). Những đánh giá đó đã nói lên vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam thời đổi mới
- Dù không phải là tác phẩm đầu tiên khẳng định vị trí này nhưng Chiếc thuyền ngoài xa (1987) đã cho thấy sự “tinh anh” và “tài năng” ở ông, đặc biệt qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Từ đây, ta nghĩ đến tình huống truyện khá phù hợp với văn phong Thạch Lam qua Hai đứa trẻ
 * Cảm nhận về tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa , liên hệ với tình huống trong Hai đứa trẻ (3.0 điểm)
- Cảm nhận về tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa (2.0 điểm)
+ Khái niệm về tình huống truyện
Tình huống truyện là hoàn cảnh cụ thể được xây dựng từ một hoặc vài sự kiện đặc biệt. Tình huống truyện thường được chia làm 3 loại: Tình huống hành động, tình huống tâm lí, tình huống nhận thức.
+ Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống mang tính nhận thức, khám phá về cuộc sống và nghệ thuật thông qua: hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và câu chuyện đặc biệt của người đàn bà hàng chài.
~ Hai phát hiện của Phùng: 	
Phát hiện đầu tiên là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang hướng vào bờ trong một buổi sáng sớm. Đó là cảnh đắt trời cho, đẹp như một bức tranh mực tàu, đơn giản, toàn bích. Đó là phát hiện về cái đẹp của người nghệ sĩ – một cái đẹp tuyệt đỉnh thanh lọc tâm hồn.
Phát hiện thứ hai là những con người và cảnh tượng kì lạ. Người chồng đánh vợ thô bạo, đầy căm hờn. Đứa con nhảy xổ vào đánh lại người cha. Người đàn ông cho thằng bé hai cái tát rồi bỏ về thuyền. Người đàn bà lẳng lặng vái đứa con rồi chạy theo lão đàn ông. Phát hiện này hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp nên thơ của cảnh trong phát hiện đầu tiên. Đó là bi kịch của bạo lực gia đình, là sư trớ trêu quái ác có thật của cuộc sống.
Qua hai phát hiện, tác giả chuyển tải đến thông điệp về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc sống: đừng nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, hình thức và nội dung, phải phát hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_lien_he_cac_van_de_trong.doc