SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền menđen

SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền menđen

 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn sinh học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, nhằm góp phần tạo ra các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học.

 Đồng thời đào tạo ra những con người năng động và đầy sáng tạo. Sự ra tăng về khối lượng tri thức , sự đổi mới về khoa học tất yếu đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập .

 Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán, thì nay học sinh lại phải nắm được các kiến thức cơ bản trọng tâm đã học và vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập, làm thế nào để có thể giải được được kết quả nhanh nhất mà không mất nhiều thời gian? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên.

 Nhằm giúp HS có các thao tác nhanh trong giải toán quy luật di truyền, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân: “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền Men đen ” nhằm góp phần nào đó giúp các em có phương pháp tính toán tốt hơn, phục vụ cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

 

doc 23 trang thuychi01 7501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền menđen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN MENĐEN 
Người thực hiện: Hoàng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2018
 	 Mẫu 1 (1)
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
1.4. Đối tượng nghiên cứu 
2
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề
3
2.2.Thực trạng của vấn đề.
3
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1.Cơ sở lí thuyết
3
2.3.1.1.Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
3
2.3.1.2.Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
3
2.3.2. DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ
4
2.3.2.1.Tính số loại giao tử: 
4
2.3.2.2.Thành phần gen của giao tử
4
2.3.3.3.Xác định tỉ lệ giao tử được tạo ra.
5
2.3.3. DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở ĐỜI CON
5
2.3.3.1. Xác định số kiểu tổ hợp:
5
2.3.3. 2. Xác định số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con
7
2.3.4. DẠNG 3: TÌM KIỂU GEN CỦA BỐ MẸ
10
2.3.4.1.Kiểu gen riêng của từng loại tính trạng:
10
 2.3.4.2.Kiểu gen chung của nhiều loại tính trạng:
10
2.3.4.3. Khi lai 2 hay nhiều cặp tính trạng:
11
.Kiểm nghiệm.
15
3 .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
19
3.1.Kết luận:
19
3.2. KiÕn nghÞ
19
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn sinh học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, nhằm góp phần tạo ra các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học.
 Đồng thời đào tạo ra những con người năng động và đầy sáng tạo. Sự ra tăng về khối lượng tri thức , sự đổi mới về khoa học tất yếu đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập .
 Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán, thì nay học sinh lại phải nắm được các kiến thức cơ bản trọng tâm đã học và vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập, làm thế nào để có thể giải được được kết quả nhanh nhất mà không mất nhiều thời gian? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên.
 Nhằm giúp HS có các thao tác nhanh trong giải toán quy luật di truyền, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân: “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền Men đen ” nhằm góp phần nào đó giúp các em có phương pháp tính toán tốt hơn, phục vụ cho kỳ thi quan trọng sắp tới. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp học sinh có kĩ năng giải đúng, giải nhanh một số dạng bài tập di truyền Men đen. Từ đó, các em xác định được quy luật chung trong việc giải bài tập nhằm phát triển tính năng động ,sáng tạo cho học sinh qua phương pháp sử dụng quy luật xác suất trong các quy luật di truyền, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp giải nhanh các bài toán có liên quan đến quy luật Men đen.
Tìm hiểu quy trình giải toán. 
Đề xuất cách giải quyết.
Tiến hành thực nghiệm để tìm kết quả theo quy trình.
 1.4. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 12 trong các giờ học ôn tập, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ôn thi Đại học.
 Phát triển kỹ năng sáng tạo trong việc giải bài tập cho học sinh thông qua phương pháp sử dụng quy luật xác suất .
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong chương trình sinh học 12 phần các quy luật di truyền của Men đen có nhiều dạng bài tập, trong các đề thi số lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trên lớp để giải các dạng bài tập thì quá ít , nếu chúng ta áp dụng theo phương pháp cũ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian mà trong quá trình học tập các em có thể vận dụng toán xác suất để giải bài tập sinh học mà không mất nhiều thời gian . 
2.2.Thực trạng của vấn đề:
 Để tìm tỉ lệ kiểu gen,tỉ lệ kiểu hình,số kiểu gen,số kiểu tổ hợp trong các dạng toàn quy luật di truyền không lập sơ đồ lai, sử dụng quy luật xác suất để giải thì sẽ tìm ra kết quả nhanh hơn.
 Để có đáp số vừa nhanh vừa chính xác học sinh phải có kiến thức vững chắc về phương pháp giải bài tập di truyền Men Đen . Từ thực trạng trên tôi đi sâu nghiên cứu và xây dựng phương pháp tổng quát cho từng trường hợp nhằm tránh sự mò mẫm trong việc dò tìm lời giải đáp cho các bài toán.
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Cơ sở lí thuyết:
2.3.1.1. Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
 a. Nội dung quy luật:
 Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố - một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
 b. Cơ sở tế bào học:
 - Trong tế bào sinh dưỡng (2n), các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng.
 - Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử nên các thành viên của một cặp alen cũng phân li đồng đều về các giao tử.
2.3.1. 2. Nội dung, cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập:
 a. Nội dung quy luật:
 Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qúa trình hình thành giao tử.
 b. Cơ sở tế bào học:
 - Các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
 - Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.
2.3.2. DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ.
2.3.2.1.Tính số loại giao tử: 
Cách giải : 
Không tùy thuộc vào số cặp gen trong KG mà tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp. Trong đó:
 -Kiểu gen Aa có 1 cặp dị hợp => 21 = 2 loại giao tử là A, a 
 -Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp dị hợp =>23 = 2 8 loại giao tử 
 - Kiểu gen AabbDdeeff có 2 cặp dị hợp =>22 = 2 có 4 loại giao tử 
Gọi n là số cặp gen dị hợp trong kiểu gen. Công thức tạo giao tử của loài là 2n kiểu, tỉ lệ bằng nhau.
- Trường hợp có nhiều cặp gen dị hợp ta dùng sơ đồ phân nhánh hoặc lấy tích để xác định các kiểu giao tử.
Ví dụ : Kiểu gen AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Hướng dẫn giải: 
	Ta xét ở kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là 2n=24=16.
2.3.2.2.Thành phần gen của giao tử:
Ví dụ : Xác định thành phần gen của các giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBbDd.
Hướng dẫn : 
Cách 1: Sử dụng sơ đồ phân nhánh 
Cách 2: Lấy tích.
Viết giao tử cho từng cặp gen. Sau đó lấy tích giao tử cho tất cả các cặp.
AaBbDd → (A, a).(B,b).(D,d) → ABD, Abd, AbD, Abd, aBD, aBd , abD, abd.
	2.3.2.3.Xác định tỉ lệ giao tử được tạo ra:
Trong điểu kiện các gen phân li độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó. 
Ví dụ : Cơ thể có kiểu gen AaBb cc Dd giảm phân bình thường không xảy ra đột biến. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ loại giao tử abcd ? 
Hướng dẫn giải: 
Tỉ lệ giao tử a của cặp gen Aa là 1/2. 
Tỉ lệ giao tử b của cặp gen Bb là 1/2. 
Tỉ lệ giao tử c của cặp gen cc là 1.
Tỉ lệ giao tử d của cặp gen Dd là 1/2. 
→ Tỉ lệ giao tử abcd là 1/2 x 1/2 x 1 x 1/2 = 1/8. 
2.3.3. DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH 
VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở ĐỜI CON.
2.3.3.1.Xác định số kiểu tổ hợp:
Số kiểu tổ hợp = số giao tử đực x số giao tử cái.
Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp à biết số loại giao tử đực, giao tử cái à biết số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ.
Hướng dẫn: 
 Cách 1: Trước hết ,ta tìm số loại giao tử của bố và mẹ ,sau đó đem nhân cho nhau thu được số kiểu tổ hợp (2n x 2n = 4n, trong đó n là số cặp gen dị hợp tử)
 Cách 2: Xét phép lai cho từng cặp gen để tìm số kiểu tổ hợp cho mỗi cặp gen đó.
Ví dụ 1: Xét phép lai ♂Aa Bb DDEe x ♀Aa bb Dd ee. 
 a) Xác định số giao tử đực và giao tử cái trong phép lai. 
 b) Ở đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp ở đời con.
Hướng dẫn giải: 
a)Aa Bb DDEe có 3 cặp gen dị hợp 1 cặp gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 2 3.
 Aa bb Dd ee có 2 cặp gen dị hợp 2 kiểu gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 2 2 
b) Số tổ hợp ở đời con là 2 3 x 2 2 = 2 5 = 32 kiểu. 
cụ thể là: Aa x Aa ---> F : 1AA :2 Aa :1aa ứng với 4 tổ hợp.
 Bb x bb ---> F : 1 Bb :1bb. ứng với 2 tổ hợp.
 cc x cc ---> F: 1cc. ứng với 1 tổ hợp.
Sau đó,dựa vào mỗi cặp gen trong phép lai đem nhân xác suất cho nhau thu được kết quả 32 kiểu.
Ví dụ 2: Ở đậu Hà lan hạt vàng là trội so với hạt xanh,thân cao là trội so với thân thấp.Cho cây thân cao, hạt vàng thuần chủng lai với cây thân thấp, hạt xanh được F1. cho F1 tự thụ phấn tạo F2 có số kiểu tổ hợp bao nhiêu?
 A . 2. B . 4. C. 6. D. 8.
Hướng dẫn giải: 
 Quy ước: A- thân cao. a - thân thấp.
 B - hạt vàng b- hạt xanh. 
 Cách 1: Pt/c : AABB x aabb
 F1: AaBb.
	F1 AaBb x aabb
	G: 22 x 21
	F2: Có số kiểu tổ hợp = 22 x21 = 4 kiểu. 
 Cách 2: F1: AaBb x aabb
 F2: có số kiểu tổ hợp là: 2 x 2 = 4 kiểu.
Ví dụ 3: Theo qui luật phân li của Menđen ,cho phép lai :
 P: AabbCcDdEeFF x aaBbCcddEeff. đời con sinh ra có bao nhiêu kiểu tổ hợp?
 A. 124. B. 138. C. 128. D. 164.
Hướng dẫn giải: 
 Xét 6 phép lai độc lập nhau:
	Aa x aa-->	F1 : Aa + aa -> có 2 tổ hợp.
	Bb x bb -->	F1 : Bb + bb -> có 2 tổ hợp.
	Cc x Cc --> F1 : có 4 tổ hợp.
 	DD x dd -->	 Dd -> F1 : có 1 tổ hợp.
 Ee x Ee --> F1 : có 4 tổ hợp.
 FF x ff	--> F1 : 	 Ff -> có 1 tổ hợp.
 Cách 1: Số kiểu tổ hợp được sinh ra là: 24 x 23 = 128.
 Cách 2: số kiểu tổ hợp là: 2 x 2 x 4 x 2 x 4 x 1 = 128.
 Chọn đáp án C.
Ví dụ 4: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd.thì số kiểu tổ hợp giao tử ở F1 
 là bao nhiêu?
 A. 32. B. 34. C. 64. D. 46.
Hướng dẫn giải: 
 Theo cách giải trên ta có :
 Cách 1: Số kiểu tổ hợp ở F1 = 23 x 22 = 32.
 Cách 2: Số kiểu tổ hợp ở F1 = 4x2x4 = 32 Chọn đáp án A.
Ví dụ 5 :Nếu cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp, 3 cặp gen đồng hợp, cây bố có 2 cặp gen dị hợp, 4 cặp gen đồng hợp lặn. 
	Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là:
	A. 16.	B.32.	C.64.	D.128.
Hướng dẫn giải: 
	+ Cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp => có 23 loại giao tử.
	+ Cây bố có 2 cặp gen dị hợp => có 22 loại giao tử.
	=> Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là 23 x 22 = 32.
	Chọn đáp án B.
2.3.3.2. Xác định số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con:
Trong điểu kiện các gen phân li độc lập thì ở đời con. 
Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen.
Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng. 
Tỉ lệ kiểu gen của phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp gen. 
Tỉ lệ phân li kiểu hình của một phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng.
Cách giải:
 Trước hết ,phải nắm vững từng phép lai một cặp tính trạng,cụ thể là:
Phép lai (P)
Tỉ lệ kiểu gen (F1)
Số KG (F1)
Tỉ lệ KH(F1)
Số KH(F1)
aa x aa 
AA x AA 
AA x Aa (trội hoàn toàn)
100% aa
100% AA
1AA: 1Aa
1
1
2
1
1
Aa x Aa (trội hoàn toàn)
1AA : 2Aa :1aa 
3
3:1
2
Aa x Aa (trội không hoàn toàn)
1AA : 2Aa :1aa 
3
1:2:1
3
Aa x aa
1 Aa : 1aa
2
1:1
2
AA x Aa (trội không hoàn toàn)
1AA: 1Aa
2
1:1
2
Aa x Aa (cặp AA gây chết)
2Aa :1aa 
2
2:1
2
sau đó dưạ vào phép lai từng cặp gen ta nhân xác suất với nhau thu được kết quả. 
Ví dụ 1: Trong quy luật di truyền của menđen,nếu các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn thì cơ thể có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn với nhau sinh ra đời con. Xác định số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con ?
Hướng dẫn giải: 
 Theo bài ra ta có phép lai P: AaBbCc x AaBbCc 
 ta xét 3 phép lai độc lập nhau:
Aa x Aa --> F1 : -> có 3 kiểu gen, 2 kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình : 3:1.
Bb x Bb --> F1 : -> có 3 kiểu gen,2 kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình : 3:1.
Cc x Cc --> F1 : có 3 kiểu gen, 2 kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình : 3:1.
 Áp dụng quy luật xác suất cho từng cặp tính trạng ta có đời con sinh ra có số kiểu gen 3 x 3 x 3 = 27 kiểu gen.
Số kiểu hình: 2. 2 . 2 = 8 .
Tỉ lệ kểu gen: (1:2:1)3.
Tỉ lệ phân li kiểu hình (3:1)3. 
Ví dụ 2: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp gen alen qui định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn.Nếu 2 người có cùng kiểu gen AaBbCc kết hôn với nhau thì xác suất đẻ con da trắng có kiểu gen aabbcc với tỉ lệ là bao nhiêu? 
 A.. 	B..	C.. 	D..
Hướng dẫn giải: 
 Theo cách giải trên ta có: P : AaBbCc x AaBbCc
	 F1: aabbcc = 
Chọn đáp án A.
Ví dụ 3: Theo qui luật phân li độc lập của Men đen thì phép lai
P: AaBbCcDdee tự thụ phấn tạo F1.không cần xác định ,hãy xác định tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee , aabbccD-ee,A-bbC-ddee, aabbccddee.
Hướng dẫn giải: 
 Ta có:P AaBbCcDdee x AaBbCcDdee
 F1 : Có tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee = 
	Có kiểu hình aabbccD-ee =
	Có kiểu hình A-bbC-ddee =
	Có kiểu hình aabbccddee = .
Ví dụ:4: Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Thì tỉ lệ xuất hiện kiểu 
 gen AaBbdd,aaBBdd là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: 
Theo cách giải trên ta có:
 Tỉ lệ kiểu gen AaBbdd = 
	Tỉ lệ kiểu gen aaBBdd = 
Ví dụ:5: phép lai AaBbccDdee x AabbccDdEe sẽ sinh ra kiểu gen aabbccddee chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?(Với 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.) 
 A.. 	B..	C..	D..
Hướng dẫn giải: 
	Ở trường hợp này ta xét 5 phép lai độc lập nhau:
	Aa x Aa	A- + aa
	Bb x bb	B- + bb
	cc x cc	1cc 
	Dd x Dd	D- + dd
	Ee x ee	E- + ee
	Vậy kiểu gen aabbccddee sinh ra ở đời con chiếm tỉ lệ là:
	 x x 1 x x = 
Chọn đáp án A.
2.3.4. DẠNG 3: TÌM KIỂU GEN CỦA BỐ MẸ
2.3.4.1.Kiểu gen riêng của từng loại tính trạng: 
Ta xét riêng kết quả đời con F1 của từng loại tính trạng.
a)F1 đồng tính:
Nếu P có KH khác nhau => P : AA x aa.
Nếu P có cùng KH, F1 là trội => P : AA x AA hoặc AA x Aa
Nếu P không nêu KH và F1 là trội thì 1 P mang tính trạng trội AA, P còn lại có thể là AA, Aa hoặc aa.
b)F1 phân tính có nêu tỉ lệ:
- F1 phân tính tỉ lệ 3:1
Nếu trội hoàn toàn: => P : Aa x Aa
Nếu trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 2:1:1.
Nếu có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1.
- F1 phân tính tỉ lệ 1:1
Đây là kết quả phép lai phân tích => P : Aa x aa.
c)F1 phân tính không rõ tỉ lệ:
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1. aa => P đều chứa gen lặn a, phối hợp với KH ở P ta suy ra KG của P.
2.3.4.2.Kiểu gen chung của nhiều loại tính trạng:
a)Trong phép lai không phải là phép lai phân tích:
Ta kết hợp kết quả lai về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau.
Ví dụ: Cho hai cây chưa rõ KG và KH lai với nhau thu được F1 : 3/8 cây đỏ tròn, 3/8 cây đỏ bầu dục, 1/8 cây vàng tròn, 1/8 cây vàng bầu dục. Tìm hiểu 2 cây thuộc thế hệ P.
Hướng dẫn giải: 
Ta xét riêng từng cặp tính trạng:
+Màu sắc:
 Đỏ = 3 +3 = 3 đỏ : 1 vàng => theo quy luật phân li. => P : Aa x Aa.
Vàng 1 + 1
+Hình dạng:
 Tròn : Bầu dục = (3 + 1) : ( 3 + 1) = 1 Tròn : 1 Bầu dục =>lai phân tích. 
=> P : Bb x bb.
Xét chung: Kết hợp kết quả về KG riêng của mỗi loại tính trạng ở trên ta có KG của P : AaBb x Aabb.
b)Trong phép lai phân tích:	
Không xét riêng từng tính trạng mà phải dựa vào kết quả phép lai để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra => KG của cá thể đó.
Ví dụ: Thực hiện phép lai phân tích 1 cây thu được kết quả 25% cây đỏ tròn, 25% cây đỏ bầu dục. Xác định KG của cây đó.
Hướng dẫn giải: 
Kết quả F1 chứng tỏ cây nói trên cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là AB, Ab, aB, ab.
Vậy KG cây đó là : AaBb.
Tìm tỉ lệ phân tích về KH ở thế hệ con đối với loại tính trạng để từ đó xác định quy luật di truyền chi phối.
	+ 3:1 là quy luật di truyền phân tích trội lặn hoàn toàn.
	+ 1:2:1 là quy luật di truyền phân tích trội không hoàn toàn (xuất hiện tính trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.
	+ 1:1 hoặc 2:1 tỉ lệ của gen gây chết.	
2.3.4.3. Khi lai 2 hay nhiều cặp tính trạng:
+ Tìm tỉ lệ phân tích về kiểu hình ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.
+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia. 
Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo định luật phân li độc lập của Menden (trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau).
Ví dụ 1 : Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.
Hướng dẫn giải: 
+ Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con:
( 37,5% + 37,5% ) đỏ : ( 12,5% + 12,5% ) vàng = 3 đỏ : 1 vàng 
( 37,5% + 12,5% ) cao : ( 37,5 % + 12,5% ) thấp = 1 cao : 1 thấp
	+ Nhân 2 tỉ lệ này ( 3 đỏ : 1 vàng ) ( 1 cao : 1 thấp ) = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàng-cao : 1 vàng-thấp, phù hợp với phép lai trong đề bài. Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
F1
F2
Kiểu gen
Số kiểu giao tử
Số kiểu tổ hợp giao tử
Số loại kiểu gen
Tỉ lệ kiểu gen
Số loại kiểu hình
Tỉ lệ kiểu hình
Lai 1 tính
Lai 2 tính 
Lai 3 tính
...............
Aa
AaBb
AaBbCc
...............
21
22
23
..............
21 x 21
22 x 22
23 x 23
..............
31
32
33
..............
(1:2:1)1
(1:2:1)2
(1:2:1)3
...............
21
22
23
..............
(3:1)1
(3:1)2
(3:1)3
...............
Lai n tính
AaBbCc...
2n
2n x 2n
3n
(1:2:1)n
2n
(3:1)n
Tổng quát hơn, nếu một cây dị hợp về n cặp alen giao phấn với cây dị hợp về m cặp alen thì ta có:
	+ Cây dị hợp về n cặp alen có 2n loại giao tử 
	+ Cây dị hợp về m cặp alen có 2m loại giao tử
Do đó => Tổng số hợp tử = 2n x 2m = 2n+m
- Tỉ lệ cây có kiểu hình trội = 
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn trội = 
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn lặn = 
Ví dụ 2: Cho lai 2 cá thể AaBbCc, với 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn. 
Tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp:
A.. 	B..	C..	D..
	b. Tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp:
	A..	B..	C..	D..
Hướng dẫn giải: 
	Ta xét 3 phép lai độc lập nhau:
	Aa x Aa	AA +Aa + aa
	Bb x Bb	 BB + Bb + bb
	Cc x Cc	CC + Cc + cc
Cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là : AaBbCC; AaBbcc; AaBBCc; AabbCc; AABbCc; aaBbCc
 Mà tỉ lệ của từng kiểu gen là : x x = .
Tương tự cho các kiểu hình còn lại
Vậy tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là:
	(x x ) x 6 = x 6 = 
	Chọn đáp án C.
Cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là: AaBBCC; AabbCC; Aabbcc; AaBBcc; AABbCC; AABbcc; aaBbCC; aaBbcc; AABBCc; AAbbCc; aaBBCc; aabbCc
Mà tỉ lệ của từng kiểu gen là: x x = 
Tương tự cho các kiểu hình còn lại.
Vậy tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là:
	( x x ) x 12 = x 12 = 
	 đáp án C.
Ví dụ 3 : Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:
 ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết :
 Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu ?
Tỉ lệ đời con có 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_giai_nhanh_mot_so_dang_b.doc