SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 thpt cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 thpt cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia

Hiện nay, trong chương trình đổi mới, mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng học tập và nghiên cứu địa lí như: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê v.v.Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng địa lý trong giảng dạy vừa để thực hiện đổi mới phương pháp, vừa rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy môn Địa lí.

 Mặc dù vậy, do việc việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong dạy học Địa lí chưa được đa số giáo viên thực sự quan tâm, chưa thực hiện thường xuyên trong các tiết dạy, trong kiểm tra đánh giá; việc hướng dẫn học sinh rèn luyện còn sơ lược, chưa đúng cách. Vậy nên, học sinh không có kỹ năng địa lí vững chắc, trong các kỳ thi học sinh gặp nhiều lúng túng, chất lượng bài thi không cao.

Từ năm học 2016 – 2017 và các năm học tiếp theo, theo quy chế thi THPT quốc gia mới của bộ GD & ĐT, bài thi môn địa lí là bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu với lượng thời gian 50 phút và thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo cấu trúc và đề thi minh họa môn địa lí trong kì thi THPT quốc gia thì phần kỹ năng vẫn hết sức quan trọng, phần này gồm 10 câu trắc nghiệm chiếm 25% số điểm của bài thi môn địa lí. Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đối với phần thực hành, là điểm mới đối với giáo viên và học sinh trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, rèn luyện kĩ năng, vì giáo viên và học sinh đã quen với việc giảng dạy, rèn luyện kĩ năng để làm tốt bài thi tự luận với thời gian làm bài tới 180 phút. Làm thế nào để học sinh đạt kết quả cao trong học tập, thi đạt điểm tối đa ở phần thực hành trong đề thi trắc nghiệm, để kết quả bài thi cao hơn? Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng với nhiều giáo viên trong đó có cá nhân tôi thì lại không phải là vấn đề dễ dàng.

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm ra cách ôn luyện phù hợp hơn, tiếp cận với những đổi mới của kì thi THPT quốc gia môn.Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong năm học 2016 – 2017 thông qua kết quả điểm trung bình môn học và kết quả thi khảo sát THPT quốc gia. Từ thực tế đó, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm dạy học của của mình, đó là “Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác Át lát địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia ”

 

doc 32 trang thuychi01 20944
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 thpt cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 THPT CÁCH LÀM VIỆC VỚI BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ VÀ KHAI THÁC ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẰM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Tiến 
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
2, Mục đích nghiên cứu
3, Đối tượng nghiên cứu
4,Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
1.3. Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 – 2017
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Biện pháp tiến hành và hiệu quả
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
3.2. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3.3.1. Khảo sát chất lượng học sinh
3.3.2. Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng
3.3.3. Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành.
3.3.3a, Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu: 
3.3.3b, Rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ
3.3.3c, Rèn luyện kĩ năng khai thác Át lát địa lí Việt Nam
3.3.4. Kết quả đạt được
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2
2
3
3
3
4
4
4
5
6
6
7
7
10
14
15
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	 Hiện nay, trong chương trình đổi mới, mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng học tập và nghiên cứu địa lí như: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê v.v...Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng địa lý trong giảng dạy vừa để thực hiện đổi mới phương pháp, vừa rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy môn Địa lí. 
	Mặc dù vậy, do việc việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong dạy học Địa lí chưa được đa số giáo viên thực sự quan tâm, chưa thực hiện thường xuyên trong các tiết dạy, trong kiểm tra đánh giá; việc hướng dẫn học sinh rèn luyện còn sơ lược, chưa đúng cách. Vậy nên, học sinh không có kỹ năng địa lí vững chắc, trong các kỳ thi học sinh gặp nhiều lúng túng, chất lượng bài thi không cao.
Từ năm học 2016 – 2017 và các năm học tiếp theo, theo quy chế thi THPT quốc gia mới của bộ GD & ĐT, bài thi môn địa lí là bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu với lượng thời gian 50 phút và thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo cấu trúc và đề thi minh họa môn địa lí trong kì thi THPT quốc gia thì phần kỹ năng vẫn hết sức quan trọng, phần này gồm 10 câu trắc nghiệm chiếm 25% số điểm của bài thi môn địa lí. Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đối với phần thực hành, là điểm mới đối với giáo viên và học sinh trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, rèn luyện kĩ năng, vì giáo viên và học sinh đã quen với việc giảng dạy, rèn luyện kĩ năng để làm tốt bài thi tự luận với thời gian làm bài tới 180 phút. Làm thế nào để học sinh đạt kết quả cao trong học tập, thi đạt điểm tối đa ở phần thực hành trong đề thi trắc nghiệm, để kết quả bài thi cao hơn? Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng với nhiều giáo viên trong đó có cá nhân tôi thì lại không phải là vấn đề dễ dàng. 
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm ra cách ôn luyện phù hợp hơn, tiếp cận với những đổi mới của kì thi THPT quốc gia môn.Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong năm học 2016 – 2017 thông qua kết quả điểm trung bình môn học và kết quả thi khảo sát THPT quốc gia. Từ thực tế đó, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm dạy học của của mình, đó là “Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác Át lát địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia ”
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí , đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Tìm ra phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quốc gia phần thực hành cho học sinh lớp 12.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với mục đích như trên, sáng kiến trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Địa lí lớp 12; Chuẩn kiến thức, kỹ năng Môn địa lý lớp 12 THPT;
- Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 - 2017, đề thi minh họa bài thi khoa học xã hội môn địa lí của bộ giáo dục và đào tạo, đề thi khảo sát THPT quốc gia môn địa lí của sở GD & ĐT Thanh Hóa năm 2017.
- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập, khả năng làm bài thi trắc nghiệm môn địa lí của học sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
	Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản trong dạy học và ôn tập thi THPT quốc gia môn địa lý lớp 12
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó các kĩ năng làm việc với biểu đồ, làm việc với bảng số liệu đã cho, đọc Atlat địa lí Việt Nam... là những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong các kỳ thi, nhất là kì thi THPT quốc gia với bài thi trắc nghiệm môn địa lí trong tổ hợp bài thi khoa học xã hội.
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học địa lí người giáo viên ngoài việc phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh 
hoạt các phương pháp đó còn phải lựa chọn được những phương tiện cần thiết, phù hợp với nội dung của từng bài học. 
Đối với việc rèn luyện các kỹ năng địa lí nhằm giúp các em học sinh lớp 12 làm tốt phần thi trắc nghiệm về kỹ năng ( 10 câu trong đề thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quôc gia từ năm học 2016 – 2017 trở đi), phương pháp chủ yếu là đàm thoại và trực quan; Phương tiện dạy học chủ yếu là: Bản đồ giáo khoa và tập Átlát địa lí Việt Nam, các bảng số liệu, các biểu đồ từ sách giáo khoa địa lí lớp 12 do nhà xuất bản giáo dục phát hành. 
1.3. Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 – 2017
	Theo cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quôc gia từ năm học 2016 – 2017 trở đi, phần kĩ năng ( gọi là phần thực hành) sẽ là 10 câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào ba kĩ năng cơ bản là: Đọc Át lát địa lí Việt Nam ( 5 câu); Làm việc với bảng số liệu ( 3 câu); Làm việc với biểu đồ ( 2 câu), 10 câu hỏi chiếm tới 25% số điểm toàn bài thi. Như vậy có thể thấy rằng việc rèn luyện các kỹ năng thực hành địa lí rất quan trọng đối với việc học tập bộ môn của học sinh nói chung và việc làm bài thi của học sinh nói riêng. 
Tuy nhiên ở các năm học trước, việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh ngoài mục đích nâng cao chất lượng bộ môn, giáo viên chủ yếu tập trung rèn luyện các kỹ năng thực hành giúp học sinh có kỹ năng để làm tốt phần thực hành của bài thi tự luận. Việc vận dụng các kĩ năng địa lí để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành khác rất nhiều so với việc vận dụng kĩ năng để làm phần thực hành của bài thi tự luận. Điều này đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có cách tiếp cận mới và phương pháp rèn luyện kĩ năng phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới của đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới của kì thi THPT quốc gia hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Với yêu cầu mới của của bài thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quốc gia như hiện nay, phần thực hành chiếm số điểm khá nhiều ( 2,5 điểm chiếm 25% số điểm bài thi), phần thực hành có các câu hỏi ở cả ba kỹ năng địa lí cơ bản nhất: Kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc với biểu đồ. Bài thi bao gồm 40 câu hỏi với lượng thời gian 50 phút, tính trung bình mỗi câu hỏi học sinh chỉ có hơn một phút để trả lời. Mặc dù các giáo viên dạy địa lí ở trường THPT đã nghiên cứu, tiếp cận và có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu mới của kì thi THPT quốc gia, song nhiều giáo viên vẫn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp dạy học, phương pháp rèn luyện kĩ năng hiệu quả nhất .
Trong chương trình Địa lí lớp 12, thông thường là sau một chương hoặc một số bài đều có bài tập thực hành về bảng số liệu; bài tâp về biểu đồ; phần lớn các bài học đều có thể sử dụng Át lát địa lí Việt Nam. Song do thời gian tiết dạy có hạn, nội dung bài học dài, nhận thức của học sinh miền núi có hạn... Nên khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành trong các bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra một tiết; bài kiểm tra học kì và các bài khảo sát chất lượng thi THPT quốc gia do nhà trường, do sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức, đa số các em học sinh làm sai nên phần kĩ năng điểm rất thấp.
Như vậy, có thể thấy rằng nhiều giáo viên giảng dạy địa lí lớp 12 và rất nhiều học sinh vẫn còn vướng mắc trong phương pháp giảng dạy và rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao được hiệu quả của bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí, phần kĩ năng thực hành. Để học sinh lớp 12 đạt được kết quả cao trong học tập bộ môn, đạt kết quả cao nhất ở phần thi trắc nghiệm thực hành thì vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp để rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
3. Biện pháp tiến hành và hiệu quả
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
Đối tượng nghiên cứu gồm: các nội dung liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí ở các bài trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản); tình hình học sinh các lớp 12 được trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học tập...; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh lớp 12
Phạm vi thực hiện: phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí trong dạy học địa lí lớp 12. Trình bày các ví dụ cụ thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của đề thi THPT quốc gia môn địa lí lớp 12 của bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố và các đề do giáo viên tự xây dựng với nội dung và mức độ tương đương đề thi của bộ. Thực nghiệm ở các lớp 12 (Cơ bản) mà tôi trực tiếp dạy trong năm học 2016 - 2017, gồm: 12A8, 12A9, 12A10 .
	Mục tiêu chính là tìm ra được phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm môn địa lí phần thực hành cho học sinh lớp 12 dự thi THPT quốc gia. 
3.2.Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
	Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản là việc làm bắt buộc đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng vững chắc và phát triển toàn diện. Trong đề tài này, tôi xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản là các kiến thức, kĩ năng địa lí trong chương trình địa lí lớp 12 ( Ban cơ bản)
	Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có kĩ năng vững chắc hơn. Để thực hiện đề tài tôi chọn và sử dụng các loại phương tiện, đó là Máy vi tính ; quyển Átlát địa lí Việt Nam; Các bảng số liệu; các biểu đồ 
	Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ môn; dựa vào điều kiện và phương tiện dạy học hiện có của Nhà trường; dựa vào đặc điểm đối tượng dạy học cụ thể (học sinh các lớp 12 cơ bản) tôi lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt động chủ yếu là: dạy học trên lớp, hoạt động cá nhân. 
	Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh là: Đàm thoại, trực quan
3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Khảo sát chất lượng học sinh về kĩ năng địa lí và khả năng vận dụng các kĩ năng đó để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi THPT quốc gia phần thực hành
 Tổng hợp, đánh giá tìm ra phần còn yếu của học sinh về kĩ năng để tìm biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao kết quả học tập và làm bài thi của học sinh đối với phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm về thực hành
 Tập trung rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh bao gồm: Kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc với biểu đồ nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành. Quá trình thực hiện lần lượt là:
- Kỹ năng làm việc với bảng số liệu
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về bảng số liệu: những công thức cần thiết và vận dụng công thức để xử lí số liệu; Cách nhận xét các bảng số liệu 
+ Thực hành vận dụng kĩ năng nhận xét , giải thích các bảng số liệu trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
- Kĩ năng làm việc với biểu đồ
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về biểu đồ: Các dạng biểu đồ cơ bản; Cách chọn và nhận xét biểu đồ
+ Thực hành vận dụng kĩ năng về biểu đồ trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
- Kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam
+ Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Át lát
+ Thực hành vận dụng kĩ năng đọc Át lát trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
3.3 1. Khảo sát chất lượng học sinh
* Sau khi bộ giáo dục công bố đề thi minh họa môn địa lí THPT quốc gia năm học 2016 – 2017 với hình thức thi trắc nghiệm, tôi đã tiến hành:
- Cho học sinh các lớp 12 tôi giảng dạy và ôn tâp gồm : 12 A8; 12 A9; 12 A10 làm bài thi thử đối với phần trắc nghiệm thực hành, gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm , nội dung đề kiểm tra có mức độ tương đương đề thi của bộ trong thời gian 12 phút (Phụ lục 1)
- Kết quả đạt được:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra bài thi trắc nghiệm phần thực hành lần 1
Lớp
Sĩ số
Điểm
(Yếu)
0,25 – 0,75
(Trung bình)
1.0 – 1,5
(Khá)
1,75- 2.0
(Giỏi)
2,25 – 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 A8
41
27
65,8
10
20,3
4
9,9
0
0
12 A9
38
25
65,7
11
28,9
2
5,4
0
0
12 A10
35
24
68,5
10
28,5
1
3,0
0
0
Tổng
114
76
66,6
31
27,1
7
6,3
0
0
3.3. 2. Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng
- Làm việc với bảng số liệu
+ Học sinh chưa biết cách nhận xét hoặc nhận xét không đúng bảng số liệu
+ Khả năng xử lí số liệu phục vụ nhận xét không chắc chắn
+ Chưa hiểu được một số từ ngữ thường dùng khi nhận xét bảng số liệu
- Làm việc với biểu đồ
+ Phần lớn không phân loại được các biểu đồ cơ bản và ý nghĩa của các biểu đồ 
+ Phần lớn chưa có khả năng nhận xét đúng biểu đồ theo yêu cầu 
- Đọc Át lát địa lí Việt Nam
+ Nhiều học sinh không nắm được cấu trúc của tập Át lát địa lí Việt Nam
+ Phần lớn chưa hiểu được hệ thống kí hiệu bản đồ
+ Đa số chưa có những kĩ năng cơ bản để đọc và hiểu được các bản đồ trong Át lát địa lí Việt Nam
Từ những hạn chế trên dẫn đến tình trạng học sinh không trả lời được các câu trắc nghiệm nên thường chọn phương án ngẫu nhiên, hoặc nhiều học sinh kĩ năng không vững dẫn đến chọn phương án sai, có một số học sinh ở phần câu hỏi kĩ năng biểu đồ quen với việc vẽ các biểu đồ chỉ định nên khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm thì lúng túng, không đủ thời gian để xác định được đáp án đúng.
3.3.3. Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành.
Sau khi khảo sát thực tế cũng như trong thực tiễn dạy học và chất lượng môn địa lí của học sinh hiện nay tại trường, để giúp các em khắc phục các hạn chế, các điểm yếu khi vận dụng kĩ năng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành. Tôi xây dựng nội dung ôn tập, rèn luyện kĩ năng cho các em. Với khả năng của bản thân, tôi chỉ tập trung vào các nội dung sau: 
3.3.3a. Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu: 
* Ôn tập phần lí thuyết cơ bản về kĩ năng làm việc với bảng số liệu
- Một số công thức tính toán thường gặp khi xử lí các bảng số liệu
Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bài thực hành về bảng số liệu, giáo viên tổng hợp một số công thức thường dùng để học sinh áp dụng 
+ Tính cân bằng ẩm
Cân băng ẩm = Lượng mưa – Lượng bốc hơi ( mm)
+ Tính biên độ nhiệt
Biên độ nhiệt = Nhiệt độ trung bình cao nhất – Nhiệt độ trung bình thấp nhất ( C0)
+ Tính mật độ dân số
Số dân
Mật độ dân số = 	 ( người/ km2 )
Diện tích
+Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tg = S – T ( %)
(Tg – tỉ suất gia tăng dân số TN; S – Tỉ suất sinh thô; T – Tỉ suất tử thô)
+Tính sản lượng
	Sản lượng = Năng suất x Diện tích ( tấn)
+ Tính năng suất
 	 Sản lượng
Năng suất = 	 ( tạ/ ha)
 	 Diện tích
+ Tính % cơ cấu ( Tính tỷ trọng)
	 Giá trị thành phần x 100
% Giá trị thành phần = 	(%)
 Giá trị tổng số
+Tính tốc độ tăng trưởng ( Lấy năm đầu tiên làm gốc = 100%
	 Giá trị năm sau x100
% Năm sau =	 (%)
 Giá trị năm gốc
- Cần lưu ý học sinh muốn xác định được cách tính toán ( Công thức) nên:
+ Dựa vào yêu cầu của bài tập học sinh có thể vận dụng các công thức mà các em nhớ, tuy nhiên điều này khá máy móc, các em sẽ khó chủ động khi tính toán nếu không nhớ.
+ Học sinh nên dựa vào yêu cầu của bài tập, đơn vị tính của số liệu bài tập để thiết lập công thức tính.
* Các bước tiến hành nhận xét bảng số liệu
Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết. Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây: 
- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm việc với bảng số liệu.
- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần nhận xét.
- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí:
+ Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự , các mốc có tính đột biến.
+ Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ: Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, v.v) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính cơ cấu (tính tỉ lệ %). 
* Thực hành vận dụng kĩ năng làm việc với bảng số liệu t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_thpt_cach_lam_viec_voi_bang_s.doc