SKKN Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa

SKKN Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa

 Trong xã hội ngày nay do tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh sống trong mối quan hệ xã hội rất phong phú và vô cùng phức tạp. Trẻ em Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước đang phải đối diện với vấn nạn “xâm hại tình dục” đáng báo động. Xâm hại tình dục diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi độ tuổi. “Trong đó các em nữ từ 16-19 tuổi có nguy cơ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục, hiếp dâm, bạo hành tình dục cao gấp 4 lần so với tổng dân số”[3] (. Lứa tuổi 16 cũng là lứa tuổi quan tâm nhiều đến tình yêu, tình dục và có sự tò mò về quan hệ tình dục, vì vậy cũng là đối tượng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến bị xâm hại, bị lợi dụng về tình dục và hơn thế nữa lứa tuổi vị thành niên khi bị xâm hại tình dục có nguy cơ cao dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.

 Nhưng thực tế cho thấy, chỉ một số ít các em học sinh có hiểu biết nhất định về vấn đề này, phần lớn các em còn thiếu hụt kiến thức, đặc biệt là kĩ năng xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ở trường trung học phổ thông Bắc Sơn nơi tôi công tác là một trường thuộc miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, điều kiện sống còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, đặc biệt là sự giáo dục về phòng tránh xâm hại tình dục. Vì vậy đa số các em nữ sinh chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn.

 Là một giáo viên bộ môn Sinh học, một giáo viên chủ nhiệm và hơn hết tôi cũng là người mẹ có con gái, tôi thiết nghĩ giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục quan trọng như thế nào với các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ. Nếu như các em nữ sinh không được trang bị những kiến thức về vấn đề này thì chính các em phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần do xâm hại tình dục gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này cho các em và cho xã hội.

 Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 10 tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục nói riêng bị hạn chế về nội dung cũng như thời gian. Vậy làm thế nào để cung cấp cho các em học sinh nữ những kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết để xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại, đó chính là lí do tôi quyết định thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa” để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

 

doc 22 trang thuychi01 14942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	2
 1.1. Lí do chọn đề tài:	2
 1.2. Mục đích nghiên cứu	2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	4
 2.1. Cơ sở lí luận	4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	5
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	6
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:	18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	19
 3.1. Kết luận	19
 3.2. Kiến nghị:	19
TÀI LIỆU THAM KHẢO	20
I. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài Trong mục 1.1: Đoạn “Trong xã hội... mọi độ tuổi” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo: “Trong đó...tổng dân số” tác giả tham khảo từ TLTK số 3; đoạn còn lại do tác giả tự viết ra.
:
 Trong xã hội ngày nay do tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh sống trong mối quan hệ xã hội rất phong phú và vô cùng phức tạp. Trẻ em Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước đang phải đối diện với vấn nạn “xâm hại tình dục” đáng báo động. Xâm hại tình dục diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi độ tuổi. “Trong đó các em nữ từ 16-19 tuổi có nguy cơ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục, hiếp dâm, bạo hành tình dục cao gấp 4 lần so với tổng dân số”[3] (Nguồn:  Lứa tuổi 16 cũng là lứa tuổi quan tâm nhiều đến tình yêu, tình dục và có sự tò mò về quan hệ tình dục, vì vậy cũng là đối tượng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến bị xâm hại, bị lợi dụng về tình dục và hơn thế nữa lứa tuổi vị thành niên khi bị xâm hại tình dục có nguy cơ cao dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
 Nhưng thực tế cho thấy, chỉ một số ít các em học sinh có hiểu biết nhất định về vấn đề này, phần lớn các em còn thiếu hụt kiến thức, đặc biệt là kĩ năng xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ở trường trung học phổ thông Bắc Sơn nơi tôi công tác là một trường thuộc miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, điều kiện sống còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, đặc biệt là sự giáo dục về phòng tránh xâm hại tình dục. Vì vậy đa số các em nữ sinh chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn.
 Là một giáo viên bộ môn Sinh học, một giáo viên chủ nhiệm và hơn hết tôi cũng là người mẹ có con gái, tôi thiết nghĩ giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục quan trọng như thế nào với các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ. Nếu như các em nữ sinh không được trang bị những kiến thức về vấn đề này thì chính các em phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần do xâm hại tình dục gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này cho các em và cho xã hội.
 Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 10 tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục nói riêng bị hạn chế về nội dung cũng như thời gian. Vậy làm thế nào để cung cấp cho các em học sinh nữ những kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết để xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại, đó chính là lí do tôi quyết định thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa” để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho các em học sinh nữ khối 10 một số kiến thức về xâm hại tình dục, hậu quả nặng nề do xâm hại tình dục gây ra và một số cách phòng tránh.
- Góp phần giáo dục giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, có thái độ, hành vi đúng với vấn đề phòng tránh xâm hại tình dục, có kĩ năng kiểm soát tốt hành vi của bản thân tránh để làm đối tượng cho kẻ khác lợi dụng tình dục.
- Giáo dục cho các em kĩ năng cần thiết để xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày, giúp các em học sinh nữ nếu bị xâm hại tình dục biết được nguy cơ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, dấu hiệu mang thai và cách xử lí kịp thời.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục, các tình huống không an toàn và các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Cách xử lí các tình huống khi bị đụng chạm, sờ mó, tình huống khi bị dụ dỗ, cưỡng bứcvà tình huống khi đã bị xâm hại.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế mức độ hiểu biết của các em nữ sinh bằng phiếu khảo sát sự hiểu biết của các em về xâm hại tình dục, sự cảnh giác với các tình huống không an toàn.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu điều tra trên 120 nữ sinh, để các em hoàn thành tôi thu lại phiếu đã phát, sau đó thống kê, phân tích số liệu đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề xâm hại tình dục, đánh giá được kĩ năng xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng chính thống để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luậnTrong mục 2.1: Đoạn “Rèn luyện chọn đúng đắn” tác giả tham khảo từ TLTK số 2; đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra; khái niệm “xâm hại tình dục” và đoạn ‘không đinơi vắng vẻ” tác giả tham khảo từ TLTK số 3
- Tương tự đoạn “Chạm vào vùng kín...quan hệ tình dục với trẻ” tác giả tham khảo từ TLTK số 1.
 Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên là hết sức quan trọng để giúp các em làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn, giảm nguy cơ tham gia vào các tệ nạn xã hội; rèn luyện cho các em cách sống có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và có lựa chọn đúng đắn [2].
 Việc giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây. Việc cung cấp cho các em học sinh nữ những kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết để xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại là hết sức cần thiết giúp các em tự tin, chủ động, độc lập để trưởng thành.
 Xâm hại tình dục: Là hành vi tình dục không tự nguyện, trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực. Xâm hại tình dục có thể bao gồm việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy, chẳng hạn như bác sĩ, giáo viên hoặc giới tăng lữ. Các nạn nhân bị quấy rối tình dục, dù qua lời nói hay về thể chất, thường bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự việc [3] (Nguồn: www.jw.org).
 Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa:
 * Hành vi xâm hại tình dục:
+ Chạm vào vùng kín hoặc các bộ phận khác của đứa trẻ để đạt khoái cảm.
Bắt trẻ chạm vào vùng kín của người khác, thực hiện các hành động tình dục. 
+ Cho trẻ xem phim khiêu dâm.
+ Cố tình phơi bày vùng kín của người lớn cho trẻ nhìn thấy.
+ Chụp ảnh một đứa trẻ trong những tư thế nhạy cảm.
+ Khuyến khích trẻ xem hoặc nhìn các hành vi tình dục.
+ Xem một đứa trẻ không mặc quần áo, hoặc nhìn chúng trong nhà tắm.
+ Quan hệ tình dục với trẻ [1].
 * Các tình huống không an toàn: 
– Không đi một mình ở nơi tối tăm.
– Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không biết lý do.
– Không đi nhờ xe người lạ.
– Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người mình.
– Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình ở nhà.
– Không nói chuyện với người lạ khi đang ở nhà một mình.
– Ngay cả với người quen nhưng khiến trẻ cảm thấy có điều gì đó không ổn 
(khiến trẻ lo lắng, bất an) trẻ cũng cần tránh ở một mình với họ và từ chối đi cùng họ đến những nơi vắng vẻ [3] (Nguồn: 
 * Dạy trẻ cách ứng phó với tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục Trong trang này: Đoạn “Dạy trẻ cáchthăm khám, điều trị" tác giả tham khảo từ TLTK số 1
- Tương tự ở mục 2.2: Đoạn “Liên hợp quốc...kẻ xâm hại”, đoạn “Vụ việckhu vực Ngọc Lặc” tác giả tham khảo từ TLTK số 3, đoạn còn lại do tác giả tự viết ra
 Khi trẻ cảm thấy có nguy cơ bị quấy rối, lạm dụng tình dục (dù là với người lạ hay người quen, thậm chí là người thân của mình) trẻ cần:
– Đứng ngay dậy.
– Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại.
– Lùi ra xa để kẻ đó không với tay được đến người mình.
– Nói to hoặc hét to và cương quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với mọi người
– Chạy ra chỗ khác ngay.
– Kể với những người đáng tin cậy, nếu người thứ nhất chưa tin, hãy kể với người thứ hai cho đến khi có người tin và giúp đỡ.
 Nếu trẻ bị cưỡng hiếp, báo ngay với mẹ, cán bộ giáo dục để được trợ giúp và đưa đi thăm khám, điều trị [1].
 Trên đây là một số cơ sở quan trọng để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa”.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Liên hợp quốc ước tính cứ 4 trẻ ở Việt Nam thì có một em là nạn nhân của tình trạng lạm dụng tình dục và có ít nhất 1300 trường hợp được báo cáo mỗi năm. Tuy nhiên đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, trên thực tế con số còn lớn hơn nhiều bởi có nhiều vụ việc mà các em và gia đình không khai báo do bị đe dọa, dùng tiền mua chuộc hoặc cảm thấy xấu hổ. Sự im lặng sẽ để lại hậu quả rất lớn về tâm lý, sức khỏe cũng như tạo đà cho những lần xâm hại tiếp theo của kẻ xâm hại [3] (Nguồn: www.bbc.com).
 Xâm hại tình dục diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các em học sinh trên địa bàn huyện Ngọc Lặc nói chung và các em nữ sinh trường THPT Bắc Sơn nói riêng đa phần là con em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn, nhiều phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm đến các em trong vấn đề này. Bên cạnh đó một số xã ở vùng sâu, vùng xa (Lộc Thịnh, Ngọc Sơn, Ngọc Trung) do địa bàn hẻo lánh, ở vùng rừng rẫy, các em ở nhà một mình hoặc đi một mình ở những đoạn đường hẻo lánh ít người qua lại tạo điều kiện để bọn xấu lợi dụng phạm tội. Ngoài ra, môi trường xã hội đang có nhiều sự tác động đến lứa tuổi mới lớn, khiến các em đua đòi với bạn bè, bị nhiều kẻ khác lợi dụng, dụ dỗ.
 Vụ việc nữ sinh 13 tuổi đã bị xâm hại tình dục đến mang bầu và sinh con xảy ra ở xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa vào 4/4/2017 vừa qua khiến nhiều người chưa khỏi hoảng hốt, bàng hoàng và lo lắng. Điều đáng nói là mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè không hề hay biết cho đến khi cháu đau bụng và sinh một đứa bé nặng 2,8kg tại bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc [3] (Nguồn:  Xâm hại tình dục đang diễn ra hàng ngày ngay cạnh chúng ta, nhiều người cho rằng ngoài gia đình, nhà trường chính là một mắt xích quan trọng trong việc giúp học sinh ý thức việc bảo vệ bản thân và tố cáo kẻ xấu khi bị xâm hại. Vậy khi chưa có một chương trình giáo dục phòng chống xâm hại tình dục được đưa vào dạy học chính khóa thì việc các nhà trường tăng cường các hoạt động tổ chức cho các em dưới dạng chuyên đề ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú là việc làm cấp thiết và cần thực hiện ngay.
 Tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết cũng như kĩ năng xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục của các em nữ sinh ở khối 10 trong trường qua việc phát phiếu khảo sát để các em tự tích vào nội dung phù hợp với bản thân của mình. Số lượng phiếu phát ra 120 phiếu/120 học sinh, sau đó tôi tiến hành tổng hợp, xử lí và thống kê số liệu thì thu được kết quả: chỉ hơn 20% các em có kiến thức về xâm hại tình dục, còn lại đa số các em chưa có ý thức nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, lúng túng khi giải quyết một tình huống cụ thể. Đây là một thực tế đáng lo ngại có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống sau này của các em.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông việc lồng ghép kiến thức về giới tính nói chung và kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục nói riêng bị hạn chế về nội dung cũng như thời gian, hơn nữa do học chung cả nam và nữ nên các em thường e ngại khi thảo luận và chia sẻ những thắc mắc của mình.
 Từ những thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và hậu quả nặng nề do thực trạng mang lại tôi xin mạnh dạn thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về xâm hại tình dục, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong tương lai cho các em. Điều này được tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nữ sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi thảo luận ngoại khóa”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tôi chia nội dung của mình 2 công việc sau:
 2.3.1. Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế
 Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiến hành khảo sát sự hiểu biết của các em nữ bằng cách phát phiếu điều tra trên 120 nữ sinh thuộc khối 10. Phiếu điều tra của tôi gồm 14 câu hỏi đề cập đến hiểu biết về xâm hại tình dục, các tình huống không an toàn, kĩ năng giải quyết tình huống, và sự quan tâm, dạy bảo của cha mẹ cho các em học sinh nữ về vấn đề này (phần phụ lục). Tôi phát phiếu điều tra cho 120 em trước khi tiến hành buổi hoạt động ngoại khoá 1 tuần. Tôi chia phiếu đến đại diện 1 em nữ ở các lớp 10, hướng dẫn và nhờ em đó sau 1 ngày thu lại. Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê số câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề xâm hại tình dục.
 	Trong tổng số 14 câu hỏi thăm dò được đề cập đến 4 nội dung:
Nội dung 1: Hỏi về hiểu biết của học sinh về xâm hại tình dục (từ câu 1 đến câu 3).
Nội dung 2: Hỏi về cách nhận biết các tình huống không an toàn (từ câu 4 đến câu 8). 
Nội dung 3: Hỏi về kĩ năng giải quyết tình huống (từ câu 9 đến câu 12).
Nội dung 4: Hỏi về và sự quan tâm, dạy bảo của cha mẹ cho các em học sinh nữ về vấn đề này (Câu 13, 14).
Kết quả thống kê được như sau: 
- Các câu hỏi nội dung 1: Đa số các em phân biệt được đâu là tình huống xâm hại, hành vi và thủ phạm (80/120 học sinh chọn đáp án 1a, 90/120 học sinh chọn đáp án 2a, 3a).
- Các câu hỏi ở nội dung 2: Một số học sinh phân biệt được tình huống an toàn và không an toàn. Tuy nhiên đa số chưa cảnh giác với các tình huống không an toàn (50/120 học sinh chọn đáp án 4b, 5b, 30/120 học sinh chọn đáp án 6b, 7b), 40/120 học sinh chọn đáp án 8b chứng tỏ nhiều học sinh lứa tuổi vị thành niên có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục qua mạng.
- Các câu hỏi nội dung 3: Kết quả thống kê cho thấy đa số các em lúng túng, chưa biết cách xử lí tình huống cụ thể (chỉ có 30/120 học sinh chọn đáp án 9b,). Các em chưa đặt mình vào tình huống cụ thể và chưa chuẩn bị trước những kế thoát thân nếu gặp tình huống đó (chỉ có 20/120 học sinh chọn đáp án 10a, 15/120 học sinh chọn đáp án 11a). Nếu bị xâm hại tình dục thì đa số các em im lặng, không báo cho người khác biết (chỉ 10/120 học sinh chọn đáp án 12b). Điều này rất nguy hiểm vì có thể để lại hậu quả nặng nề.
- Các câu hỏi nội dung 4: Hỏi về sự quan tâm, chỉ bảo của người mẹ, nhưng có đến 85 em là không được mẹ chỉ bảo ( 80/120 em chọn đáp án 13b; 90/120 em chọn 14b).
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các nữ sinh được khảo sát chưa có nhiều kiến thức về xâm hại tình dục, chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, lúng túng trong cách xử lí tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
2.3.2. Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa 
* Công tác chuẩn bị:
- Phương tiện chuẩn bị:
+ Máy tính, máy chiếu, một số clip ngắn nói về xâm hại tình dục. 
+ Giáo viên chuẩn bị các tình huống cụ thể.
+ Giáo viên chuẩn bị 9 phần quà, mỗi phần quà trị giá 30 nghìn đồng.
+ Học sinh chuẩn bị một tiểu phẩm ngắn về xâm hại tình dục.
- Thành phần tham dự: Các cô giáo dạy sinh trong trường đến tham dự đó là cô Lưu Thị Hằng, cô Lê Thị Bốn, cô Vũ Thị Hải và cô giáo hướng dẫn Trịnh Thị Hường, cùng các em nữ sinh của lớp 10 (mỗi lớp 10 học sinh) .
+ Người điều hành hoạt động: Là tôi - cô giáo Trịnh Thị Hường
- Địa điểm: Tại phòng bộ môn trường THPT Bắc Sơn.
- Thời gian: Vào một buổi chiều ngày 4/5/2017, từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ.
* Cách thức tổ chức
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của các em nữ sinh thuộc 6 lớp khối 10 là nhằm mục đích giúp các em có được sự hiểu biết kịp thời về xâm hại tình dục và cách phòng tránh, đồng thời các em có thể dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. 
Mỗi lớp được ngồi với nhau thành 1 nhóm. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng: Nhóm 1 là em Lê Thị Chinh 10A1; nhóm 2 là em Hà Thị Thảo 10A2; nhóm 3 là em Bùi Thị Trang 10A3; nhóm 4 là em Phạm Thị Nguyệt 10A4; nhóm 5 là em Phạm Trà My 10A5; nhóm 6 là em Phạm Thị Xuân 10A6.
Buổi hoạt động ngoại khóa gồm những phần sau:
Phần 1: Giới thiệu chủ đề
Phần này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứng thú cho các em về chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em hiểu rõ được nội dung chính của chủ đề, cũng như nhiệm vụ các em tham gia thực hiện.
Phần 2: Thảo luận chủ đề
 Khi tôi đưa ra một tình huống cụ thể, các nhóm sẽ thảo luận trong 5-7 phút, sau đó đại diện của từng nhóm giơ tay trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét và đưa ra cách xử lí tình huống hiệu quả nhất, sau đó giáo viên trao phần quà cho nhóm có cách xử lí tình huống hay nhất.
 Phần 3: Giải đáp thắc mắc
Phần này các em nữ sinh sẽ đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của mình để được giải đáp, tư vấn. Những câu hỏi này các giáo viên bộ môn Sinh học sẽ giúp các em giải quyết vấn đề.
* Các bước tiến hành cụ thể của buổi hoạt động ngoại khóa:
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
- Mở đầu buổi hoạt động là tiểu phẩm của lớp 10a2 (nội dung của tiểu phẩm: Một tình huống học sinh nữ (16 tuổi) đang ở nhà một mình thì có một chú đến hỏi bố mẹ em, em mở cửa cho chú vào nhà, thấy chỉ có một mình em ở nhà chú này bèn lân la hỏi chuyện rồi có những đụng chạm vào cơ thể em. Nhưng em nữ sinh này đã rất bình tĩnh và giải quyết tình huống rất tốt giúp em tránh bị xâm hại).
Hình ảnh về tiểu phẩm xử lí tình huống có nguy cơ bị lạm dụng tình dục
của lớp10a2 (Ảnh chụp).
- Giáo viên kể lại vụ việc nữ sinh 13 tuổi đã bị xâm hại tình dục đến mang bầu và sinh con xảy ra ở xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa vào 4/4/2017 vừa qua khiến nhiều người chưa khỏi hoảng hốt, bàng hoàng và lo lắng. Điều đáng nói là mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè không hề hay biết cho đến khi cháu đau bụng và sinh một đứa bé nặng 2,8kg tại bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc. Từ đó để giúp các em thấy được tình trạng xâm hại tình dục đang diễn ra ngày càng nhiều và ngay cạnh chúng ta. 
 - Từ tình huống đó mà các em sẽ thấy được sự cấp thiết của kĩ năng phòng tránh xâm hại đối với việc xử lí các tình huống trong cuộc sống và hơn hết là các em chủ động muốn được trang bị cho mình những kiến thức về vấn đề này.
PHẦN HAI: THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ
Mỗi lớp được ngồi với nhau thành 1 nhóm. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng: Nhóm 1 là em Lê Thị Chinh 10A1, nhóm 2 là em Hà Thị Thảo 10A2, nhóm 3 là em Bùi Thị Trang 10A3, nhóm 4 là em Phạm Thị Nguyệt 10A4, nhóm 5 là em Phạm Trà My 10A5, nhóm 6 là em Phạm Thị Xuân 10A6.
 Sau đó tôi đưa ra các tình huống để các nhóm thảo luận, các tình huống được sắp xếp với mức độ nguy hiểm tăng dần, đầu tiên là các tình huống khi bị nhìn hoặc bắt nhìn bộ phận nhạy cảm, bắt xem phim sex, nói chuyện dâm ô, đụng chạm, sờ mó, tiếp theo là các tình huống giúp các em nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, cuối cùng là các tình huống khi bị dụ dỗ, cưỡng bức sex.
 Học sinh trao đổi thảo luận đưa ra cách xử lí, trong quá trình các em hoạt động, giáo viên luôn theo dõi, động viên để các em tập trung, chú ý vào nhiệm vụ của mình.
 Các tình huống thảo luận:
 *Tình huống khi bị “nhìn hoặc bắt nhìn” bộ phận nhạy cảm, bắt xem phim sex, nói chuyện dâm ô, đụng chạm, sờ mó.
 Tình huống 1 Trong trang này: Ở tình huống 1 đoạn “Việc đầu tiênvà tiếp xúc” tác giả tham khảo từ TLTK số 3.
: Chú H là hàng xóm nhà Lan, một hôm chú rủ em vào phòng riêng của chú ấy xem một bộ phim mà các nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_phong_chong_xam_hai_tinh_duc_cho_cac_e.doc
  • docLinh vuc khac THPT - Trinh Thi Huong - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Bia).doc