SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong Chuyên đề thời sự văn học

SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong Chuyên đề thời sự văn học

Chuyên đề Thời sự văn học là chuyên đề được đưa vào trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11 nhưng hiện nay tài liệu tham khảo không có và cũng không có trong các sách thiết kế giáo án cho giáo viên thậm chí trong các trường THPT cũng như khối GDTX cũng ít được trú trọng. Dẫn đến tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” hoặc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống) dẫn đến bất cập về việc giảng dạy phần kiến thức về Thời sự văn học như đã nêu trên.

Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được xác định trong các chương trình trước đây, nhưng thường được quan niệm đó là nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Nghĩa là giáo dục, đào tạo con người đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước, con người cho xã hội. Đó là "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân. Ðó là mục tiêu chung về nhân cách con người mà đổi mới GD và ÐT hướng đến. Sự đổi mới về mục tiêu như vậy cũng đòi hỏi chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì" sang học thì phải "làm được cái gì". Nói cách khác là giáo dục con người phải có cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn.

Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản văn học trong nhà trường và trung tâm góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống, quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. Vì vậy, các thầy cô giáo đã thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm như sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin sưu tầm ảnh, sơ đồ tư duy, phiếu học tập, đặc biệt là hình thức học tập theo nhóm . nhằm phát huy năng lực và phát triển các kĩ năng của học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Thời sự văn học là một chuyên đề chưa có nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp trong các trường THPT và trung tâm GDNN – GDTX chưa có kinh nghiệm giải quyết, khắc phục đề tài.

Từ những lí do trên đây, và nhằm thắp lửa thêm cho các em tình yêu văn học và nâng cao hiệu quả dạy và học văn trong các Trung tâm, chúng tôi lựa chọn đề tài Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong chuyên đề Thời sự văn học để nghiên cứu

 

doc 23 trang thuychi01 6350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong Chuyên đề thời sự văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDNN- GDTX THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG TIẾP NHẬN KIẾN THỨC TRONG CHUYÊN ĐỀ THỜI SỰ VĂN HỌC
Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Chuyên đề Thời sự văn học là chuyên đề được đưa vào trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11 nhưng hiện nay tài liệu tham khảo không có và cũng không có trong các sách thiết kế giáo án cho giáo viên thậm chí trong các trường THPT cũng như khối GDTX cũng ít được trú trọng. Dẫn đến tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” hoặc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống) dẫn đến bất cập về việc giảng dạy phần kiến thức về Thời sự văn học như đã nêu trên.
Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được xác định trong các chương trình trước đây, nhưng thường được quan niệm đó là nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Nghĩa là giáo dục, đào tạo con người đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước, con người cho xã hội. Đó là "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân. Ðó là mục tiêu chung về nhân cách con người mà đổi mới GD và ÐT hướng đến. Sự đổi mới về mục tiêu như vậy cũng đòi hỏi chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì" sang học thì phải "làm được cái gì". Nói cách khác là giáo dục con người phải có cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn.
Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản văn học trong nhà trường và trung tâm góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống, quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. Vì vậy, các thầy cô giáo đã thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm như sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin sưu tầm ảnh, sơ đồ tư duy, phiếu học tập, đặc biệt là hình thức học tập theo nhóm ... nhằm phát huy năng lực và phát triển các kĩ năng của học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Thời sự văn học là một chuyên đề chưa có nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp trong các trường THPT và trung tâm GDNN – GDTX chưa có kinh nghiệm giải quyết, khắc phục đề tài. 
Từ những lí do trên đây, và nhằm thắp lửa thêm cho các em tình yêu văn học và nâng cao hiệu quả dạy và học văn trong các Trung tâm, chúng tôi lựa chọn đề tài Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong chuyên đề Thời sự văn học để nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX tham khảo khi giảng dạy và học tập chuyên đề Thời sự văn học. Khắc phục tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” cũng như tránh được việc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống)
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ những tiến trình vận động văn học thế giới cụ thể qua các tác phẩm đạt giải Nobel từ trước cho đến năm 2018 và hoạt động của văn học Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, khai thác tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin( Chủ yếu từ nguồn Internet)
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp tiếp cận văn học
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Theo chủ quan của chúng tôi, đề tài này rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trước hết đề tài đưa đến hướng tiếp cận mới về Thời sự văn học một cách hệ thống, khoa học. Ở mức độ tổng quát, tiếp nhận Thời sự văn học diễn ra trên hai bình diện lớn: đón nhận, tôn vinh và phê phán, phủ nhận. Để hình dung sức lan tỏa của văn học nghệ thuật như thế nào trong đời sống, ở thời đại công nghệ 4.0
Về mặt thực tiễn, đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh có sẵn một hệ thống kiến thức văn học thế giới và văn học Việt Nam từ trước đến năm 2018. 
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
Đời sống văn học là sự ra đời của các thể loại văn học nhằm mang đến sự giải trí khai sáng, truyền đạt kiến thức cho người đọc, người nghe, người quan sát và sự phát triển của các phương pháp truyền tải các thông điệp 
Văn học thời kỳ đổi mới là một đối tượng rộng lớn và chưa hoàn thành. Tuy nhiên, với hơn 30 năm từ thời điểm tiến hành đổi mới đến nay, chúng ta đã hoàn toàn có thể nhìn lại một chặng đường quan trọng của văn chương nước nhà, để phác họa diện mạo, để nhận ra những thành tựu và hạn chế, những đổi mới thực sự của văn nghệ trong bối cảnh đối mới của đất nước.
Nhìn lại 32 năm của nền văn học đổi mới, chúng ta nhận ra có những điểm hội tụ mà ở đó tác giả, tác phẩm, sự tiếp nhận, phản hồi của công chúng văn học đang nói lên sức sống sinh động của đời sống văn học. Những hiện tượng nổi bật như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thùy Linh chính là những điểm hội tụ như thế. Từ góc độ tiếp nhận văn học, chúng ta có thể nhận ra bản chất của các hiện tượng vừa nêu cũng như thấy được thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng, thời đại
Vì vậy Thời sự văn học chính là trình bày quá trình vận động và phát triển của văn học thế giới và văn học Việt Nam. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta vẫn làm thì bài học sẽ trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, chúng tôi xin được đề xuất một số phương pháp trong đề tài Hướng dẫn học sinh kỹ năng tiếp nhận kiến thức trong chuyên đề Thời sự văn học 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Chuyên đề Thời sự văn học là một chuyên đề mang tính khái quát nên cần có những kỹ năng khái quát hóa kiến thức. Qua khảo sát thực tế tiết dạy của các đồng nghiệp tại nơi công tác và một số trường bạn chúng tôi nhận thấy: đây là một chuyên đề hay nhưng để truyền lửa cho HS để các em cảm được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học là điều không dễ nên việc giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận chuyên đề của HS vẫn còn nhiều lúng túng nên tồn tại một số mặt cơ bản sau:
- Về phía giáo viên
+ Chưa hướng dẫn cách tiếp nhận tích cực cho học sinh.
 	+ Bản thân một số ít giáo viên còn lúng túng bởi vốn kiến thức hạn chế đối với nền văn học thế giới và văn học Việt Nam từ sau năm 1986 đến 2018.
+ Một số giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm, các đặc điểm của văn học . 
+ Giáo viên còn nặng về thuyết giảng, khả năng gợi mở chưa tốt nên chưa tạo được 
không khí học tập tích cực để giúp các em chủ động khám phá, phát huy năng lực tiếp nhận chuyên đề này.
- Về phía học sinh
+ Tiếp nhận một cách miễn cưỡng, hời hợt nên chưa hiểu rõ, hiểu đúng về đời sống văn học thế giới và trong nước
+ Chưa hiểu rõ về sức mạnh của văn học nghệ thuật trong đời sống
+ Một số học sinh chưa tự giác tìm hiểu cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học có giá trị.
Từ việc tìm hiểu thực trạng việc dạy học Ngữ văn ở Trung tâm nói chung và đơn vị công tác, chúng tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy chuyên đề Thời sự văn học cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh hứng thú khi tiếp cận chuyên đề này.
2.3 Các giải pháp thực hiện
Để tiến hành thực nghiệm các vấn đề đã nêu ra, chúng tôi xin trình bày cụ thể giáo án chuyên đề Thời sự văn học. Nhưng do quy định số trang trong sáng kiến kinh nghiệm nên chúng tôi chỉ tóm tắt ngắn gọn tiết học như sau:
Ngày soạn: Chuyên đề
Ngày dạy: THỜI SỰ VĂN HỌC 
Tuần 29 tiết 102-103 
 Lớp dạy: 11 
 I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
a. Nhận biết: Hình dung được bức tranh thời sự văn học thế giới và trong nước
b. Thông hiểu
- Hiểu được vẻ đẹp của các tác phẩm đoạt giải Nobel qua cách cảm nhận và tái hiện tiến trình văn học thế giới cũng như trong nước
- Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới hiện đại của các nhà văn nổi tiếng
c Vận dụng thấp: Viết đoạn văn thuyết minh về tiến trình văn học thế giới và trong nước
d. Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về phong cách biểu đạt mới- mang đậm các trường phái trong thơ văn trên thế giới và Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 để lí giải những hiện tượng văn chương hết sức phức tạp, trái chiều và đánh giá nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học cụ thể.
2. Kĩ năng
a, Biết làm bài đọc hiểu về một số tác phẩm thơ văn.
b. Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một nhận định, ý kiến bàn luận về văn học.
3. Thái độ
a. Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản, sưu tầm tác phẩm văn học
b. Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học
c. Hình thành nhân cách sống: biết trân trọng, ngưỡng mộ người tài
II. Trọng tậm kiến thức
1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp loại hình nghệ thuật ngôn từ - Văn học.
Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt các tác phẩm đạt giải nobel
2. Kĩ năng: Biết phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, giai đoạn văn học 
3. Thái độ:
- Tự hào, cảm phục tài năng nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ
- Ra quyết định, tự nhận thức
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề: Bằng con mắt mới mẻ để nhìn và khám phá, phát hiện những nét nghĩa mới vẻ đẹp nghệ thuật mới đối với những tác phẩm ngoài nhà trường.
- Năng lực sáng tạo: xác định được lối sống, cách đánh giá con người, tác phẩm văn học từ những góc nhìn khác nhau, HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình về tiến trình văn học thế giới và trong nước, nên có những suy nghĩ sáng tạo.
- Năng lực hợp tác: thảo luận cặp để giải quyết vấn đề GV đặt ra
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu, cái cao cả/cái thấp hèn ...
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, sưu tầm tranh ảnh về các tác giả, tác phẩm đạt giải nobel, tác phẩm ở Việt Nam
2. Học sinh: soạn bài ở nhà
IV. Tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tổ chức dạy và học bài mới
A. KHỞI ĐỘNG (3 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: 
Trình chiếu tranh ảnh[1], cho HS xem tranh ảnh trên Power Point 
- HS: + Nhìn trên màn hình em hãy gọi tên giải thưởng danh giá nhất về văn học trên thế giới? Trình bày ngắn gọn về những hiểu biết về giải thưởng đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới. Như vậy, vừa rồi các em được thấy huy chương dành cho giải thưởng danh giá nhất thế giới đó là Nobel văn học. Giải thưởng này trao cho những nhà văn có những đóng góp lớn cho tiến trình vận động văn học nghệ thuật. Vậy, có những nhà văn nào và những tác phẩm nào đạt giải thưởng Nobel văn học? Bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua chuyên đề Thời sự văn học.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ
- Có thái độ tích cực, hứng thú
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
Thao tác 1: Trình bày những hiểu biết của em về giải Nobel Văn học
Học sinh trả lời
Giáo viên chốt và bổ sung
Nobel Văn học được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao vào tháng 10 hàng năm cho một bất kì tác giả bất kì quốc gia nào (các em có thể tìm hiểu cụ thể trên trang Web Giải Nobel Văn học)
Với thời lượng tiết học, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 kiệt tác bất hủ nhấ sau.
Thao tác 2: 
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm việc
Từ việc soạn bài ở nhà mỗi nhóm trình bày những hiểu biết của bản thân về hai tác phẩm đạt giải Nobel trong các năm sau: 
Nhóm 1: năm 2015 và 2014
Nhóm 2: năm 2012 và 2010
Nhóm 3: năm 2006 và 1983
Nhóm 4: năm 1982 năm 1958
Nhóm 5: năm 1949 và 1905
(Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm thành công trên phương diện nội dung nghệ thuật).
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày trong phiếu học tập
- GV nhận xét, chốt lại
-GV: Bổ sung các kiến thức về tác giả tác phẩm đạt giải Nobel (Trên power Point)
-Nhóm 1 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
- Nhóm 2 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên Power Point
- Nhóm 3 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
- Nhóm 4 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
- Nhóm 5 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
GV: Hướng dẫn HS tiểu kết
(Tiết 2)
Thời đại ngày nay, thời đại của “thế hệ 10 ngón tay”, văn hóa nghe – nhìn đang lẫn át văn hóa đọc nên có nhà phê bình văn học đã ca thán “Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...”[27]. Vậy, theo em văn hóa – xã hội Việt Nam từ sau năm 1986 có những biểu hiện gì?
GV chia nhóm cho HS làm việc
Kể tên những tác giả, tác phẩm của Văn học Việt Nam đương đại thuộc lĩnh vực: 
Nhóm 1: Văn xuôi- đề tài chiến tranh
Nhóm 2 : Văn xuôi- đề tài lịch sử
Nhóm 3: Văn xuôi- đề tài thế sự
Nhóm 4: Thơ
Nhóm 5: Lý luận – phê bình và dịch thuật
- Nhóm 1 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
Rừng thiêng nước trong có một cách kể chuyện rất độc đáo. Qua tiếng nói của gỗ, của một cơn gió, của sông trong rừng, của một ngọn núi, của tiếng chim, ta nghe được nhiều điều về một thời mưa bom bão đạn trong rừng già và cuộc sống của những con người trẻ tuổi.
Mùa hè giá buốt dẫn dắt người đọc từ trận đánh này đến trận đánh khác. Những trận đánh dũng cảm mưu trí, giành thắng lợi ngay cả khi địch hơn ta nhiều lần cả về quân số lẫn trang thiết bị chiến tranh. Những người lính đã chiến thắng bằng thứ vũ khí mạnh nhất đó là Con Người.
- Nhóm 2 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
Một câu chuyện lịch sử, tuy là thần thuyết, nhưng vẫn làm cho ta hiểu và yêu hơn đất nước, giống nòi mình
- Nhóm 3 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
Điều lý thú nhất trong truyện ngắn Trần Đức Tiến, đó là có thể nhận thấy hầu hết nhân vật của ông đều bị đẩy tới ranh giới giữa ý thức và vô thức, chập chờn, nhập nhoạng, ý thức nhiều khi chỉ càng khiến mọi điều thêm tù mù. Càng cố gắng dùng ý thức đánh dấu chi li sự kiện bề mặt của đời sống, thì nhân vật của Trần Đức Tiến càng rơi vào mê cung của những rãnh mòn, mất phương hướng, mất cảm giác
Trên hành trình trải nghiệm của một người trẻ trước những vấp ngã đầu tiên Mình sinh ra đâu phải để buồn nhắc nhở chúng ta phải yêu thương chính mình, yêu thương cuộc sống mỗi ngày vì “Con người được sinh ra để tìm thấy hạnh phúc quanh mình, dẫu đôi lúc nỗi buồn che đôi mắt. Cứ tin là hạnh phúc sẽ trở lại, vì mình sinh ra đâu phải để buồn...(Hamlet Trương)[16]
- Nhóm 4 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
Dù mang tâm thức con người đương đại nhưng gần như, Mai Văn Phấn đã thoát ly những trường phái trào lưu, đã nhảy qua cái bóng của hiện đại, siêu thực, lãng mạn với tượng trưng
- Người đã khuất bổng về trong hoa nở
-Chùm quả nặng đung đưa gió mạnh
Cha bỗng thều thào hãy dìu cha đi nghỉ
Tiếng lá khô trượt trên mái nhà làm cha và con cùng rơi nước mắt [28]
Đọc Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người có thể bắt gặp những câu thơ chạm tới tận cùng cảm xúc, thấy rõ và đồng cảm với những chênh vênh, lo sợ mơ hồ của Khoa trước những vụn vỡ nhỏ nhất của tình yêu, nhưng thực chất, đó chẳng qua chỉ là sự tự vệ của một tâm hồn sợ thương tổn vì khao khát được yêu, được bày tỏ thứ tình cảm trong lành nguyên sơ nhất mà thôi[29].
- Nhóm 5 trình bày, GV chốt lại và trình bày trên power Point
GV hướng dẫn HS kết luận
I. VĂN HỌC THẾ GIỚI
- Từ năm 1905- 2018 có 109 lần trao giải Nobel Văn học cho 113 nhà văn (có 4 năm giải thưởng được trao cho 2 người)
- Năm 2016 giải Nobel Văn học trao cho Bob Dylan vì đã “tạo ra những biểu đạt thi ca mới bên trong truyền thống âm nhạc vĩ đại Mỹ”
- 2018 giải Nobel Văn học sẽ không được trao do vụ bê bối bủa vây quanh nhân vật tiếng tăm trong giới nghệ thuật Thụy Điển. Dự kiến năm 2019 Nobel Văn học sẽ được trao cho 2 người [1].
1. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - Avetlana Alexievic - Nobel năm 2015
Có một cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 không hề có anh hùng hay chiến công mà chỉ có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại, chỉ có những sai lầm lớn. Có nghĩa là có một cuộc chiến tranh mà chúng ta không biết [1].
2. Từ thăm thẳm lãng quên – Patrick Modiano – Nobel 2014
Là câu chuyện về những dòng hồi ức tưởng chừng nhẹ nhàng về cuộc gặp gỡ từ ba thập kỷ trước. Những nhân vật có người dễ dàng quên chuyện cũ, có người vĩnh viễn bị quá khứ ám ảnh... Từ câu chuyện của những điều dang dở, từ tình yêu đến ước nguyện ngay cả kết thúc truyện cũng dang dở. Sự nửa vời đó khiến người trẻ thấy mình trong câu chuyện tình yêu của Jacequeline, trong sự day dứt về nỗi cô đơn và lẽ tồn tại của nhân vật “Tôi”; còn người già lại tìm thấy ở đó cảm giác chông chênh hoài niệm mỗi khi soi mình vào tấm gương quá khứ. Từng trang trong cuốn sách cứ thế tạo nên những tầng bậc cảm xúc liên hoàn, mỗi lần quên – nhớ lại thêm một lần thấu hiểu cuộc đời.
3. Cao lương đỏ - Mạc Ngôn – Nobel 2012
- Là nhà văn gốc Trung Quốc thứ 2 và là tác giả châu Á thứ 6 giành được giải thưởng uy tín bậc nhất thế giới
- Được chuyển thể thành 2 bộ phim truyền hình và điện ảnh.
- Tác phẩm ca ngợi tình yêu và sự tự do phóng khoáng của con người, đồng thời phê phán những cái xấu, những cái nhơ nhớp của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
- Các trang văn là sự “Kết hợp được chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, lịch sử và cuộc sống đương đại”( Hội đồng giải Nobel ca ngợi)
4. Trò chuyện trong quán la Catedrat – Mario Vargas Llosa – Nobel năm 2010
- Bên những chai bia trong quán rượu La Caedral, Santiago Zavalita và Ambrosio cùng trôi theo dòng quá khứ. Từ cuộc trò chuyện đó, không gian mở rộng cho những giọng nói của người sống và người chết thi nhau kể lại số phận nhỏ nhoi và những nỗi đau khổ ngỡ đã tan biến trong dòng thác lịch sử. 
- Là cuốn sách đặc biệt, chỉ bằng những câu đối thoại, những tình tiết đan xen như phong cảnh qua cửa sổ trên chuyến tàu lao vùn vụt, lịch sử đất nước Peru trong một thời kỳ nhiễu nhương hiện ra với tầm vóc đồ sộ và những chi tiết rung động tâm can...
5. Tên tôi là Đỏ - Orhan Pamuk – Nobel 2006
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về bốn thập kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc – những mâu thuẫn quá khứ và hiện tại của Istanbul, cái đẹp kinh hồn và vĩnh hằng của đô thành này.
- Đó là một tác phẩm thâm thúy với gốc rễ sâu xa. Vượt xa một “tiểu thuyết lịch sử thông thường, nó có một động lực tự sự khó quên thống nhất cả quá khứ lẫn hiện tại, cũng như tài năng nghệ thuật đỉnh cao với sự hấp dẫn đại chúng đã biến Pamuk thành tác giả đương đại lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ” – Hywel williams
6. Chúa ruồi – William Goulding – Nobel 1983
Chúa ruồi giống một câu chuyện phiêu lưu hơn là một tác phẩm về những cậu bé ngoan ngoãn. Tác phẩm là một sự khám phá mới mẻ về những mặt tối của con người cũng như nguồn cơn tự sự của những “con quái vật” hay còn gọi là phe Ác Quỷ. Thông qua một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa, ông thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa cái Thiện và cái Ác trong mỗi con người.
7. Trăm năm cô đơn – Gabriel Garquez – Nobel năm 1982
Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ - của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ la tin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_ky_nang_tiep_nhan_kien_thuc_trong_ch.doc