SKKN Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu chương trình, SGK Sinh học 12 THPT, các tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan đến giảng dạy môn Sinh học 12 THPT, các tài liệu về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.
Phương pháp điều tra
Thực hiện tại THPT Xuân Hoà. Thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học môn Sinh học của giáo viên và học sinh hiện nay. Trong thực trạng đó đặc biệt quan tâm đến việc phân tích các bước hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động tích cực. Trong quá trình dạy thực nghiệm chú ý đến phản ứng tích cực và tiêu cực của học sinh khi giáo viên hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh: Hứng thú học tập, thái độ chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ kiến thức đã thu được.
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm về phương pháp hướng dẫn HS học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy và học chương trình THPT để nhận định, đánh giá thực trạng và nghiên cứu đổi mới phương pháp trong các giờ dạy Sinh học 12 THPT hiện nay của giáo viên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Tác giả sáng kiến: Trần Thị Hồng Thúy Mã sáng kiến: 37.56.03. BÁO CÁO KẾT Xuân Hòa, 02/2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc rất chú trọng việc nâng cao chất lượng dạy học và phát triển nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau, thể hiện qua các buổi tập huấn đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên các trường THPT. Vì vậy chất lượng dạy và học của học sinh THPT không ngừng được nâng cao, năng lực tự học thực tế của học sinh được thể hiện qua kết quả các kì thi học sinh giỏi Quốc Gia, thi học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc, thi THPT Quốc gia. Tự hoc là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hơp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất, động cơ, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đ ó thành sở hữu của mình. Năng lực tự học (NLTH) có thể đươc hiểu là khả năng huy động tổng hơp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công việc chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như thực hiện thành công việc vận dụng tri thức đ ã học đã giải quyết đươc các vấn đề thực tiễn có liên quan trong một bối cảnh nhất điṇ h. Nói cách khác, NLTH là một khả năng, trong đó người học là chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hơp tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đ ó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt đươc mục đích nhất điṇ h. Biểu hiện NLTH của ngườ i học nói chung đó là sự hứng thú, mức độ tích cực, chủ động tham gia hoạt động tự học và khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập đó. Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định nhằm đào tạo “con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó trong bối cảnh khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng tạo ra sự gia tăng khối lượng tri thức, trong đó có tri thức Sinh học, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới về phương pháp dạy học, học sinh phải có phương pháp học phù hợp nhằm tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt nhất. Chương trình Sinh học lớp 12, với lượng kiến thức dài và khó, giáo viên phải dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, rèn cho học sinh kĩ năng tự học. Học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh là lúc HS hoạt động tự lực để tiếp thu kiến thức mới và củng cố và trau dồi kiến thức cũ của mình. Phát triển năng lực tự học của học sinh với mục đích cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui của sự phát hiện ra 2 Nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải quyết thắc mắc tò mò cho các em, làm cho giờ học Sinh học trở lên sinh động hơn dẫn tới chất lượng học tập cao. 7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu sáng kiến Hình thành các bước hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Xây dựng một giáo án minh họa theo hướng: Hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của sáng kiến. Rút ra những kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. 7.3. Đối tượng và khách thể sáng kiến nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là học sinh lớp 12 đang học tại trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Sinh học 12 Trung học phổ thông. 7.4. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến Hoạt động dạy và học môn Sinh học 12 Trung học phổ thông. Phạm vi thực nghiệm sư phạm giới hạn ở trường THPT Xuân Hòa - Phúc Yên- Vĩnh Phúc. 7.5. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài. Nghiên cứu chương trình, SGK Sinh học 12 THPT, các tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí có liên quan đến giảng dạy môn Sinh học 12 THPT, các tài liệu về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Phương pháp điều tra Thực hiện tại THPT Xuân Hoà. Thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học môn Sinh học của giáo viên và học sinh hiện nay. Trong thực trạng đó đặc biệt quan tâm đến việc phân tích các bước hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động tích cực. Trong quá trình dạy thực nghiệm chú ý đến phản ứng tích cực và tiêu cực của học sinh khi giáo viên hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh: Hứng thú học tập, thái độ chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ kiến thức đã thu được. Phương pháp chuyên gia 4 Quốc Gia, khiến nhiều học sinh cảm thấy lo lắng làm sao để học môn sinh học 7.7.1.1. Yêu cầu về kiến thức trong chương trình Sinh học 12 THPT Môn Sinh học 12: Gồm 3 phần. Phần V. Di tryền học Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của NST; Đột biến NST; Thực hành: về cơ chế di truyền phân tử đột biến NST. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng; Di truyền liên kết (Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn); Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập và thực hành: Lai giống. Chương 3. Di truyền học quần thể Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật. Chương 4. Ứng dụng di truyền học Kĩ thuật di truyền; Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Các phương pháp đánh giá, giao phối, chọn lọc; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kĩ thuật di truyền. Chương 5. Di truyền học người Phương pháp nghiên cứu di truyền người; Di truyền y học; Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội. Phần VI. Tiến hóa Chương 1. Bằng chứng tiến hoá Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lí sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá Thuyết tiến hoá cổ điển: Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hoá hiện đại: thuyết tiến hoá tổng hợp, sơ lược về thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính. Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá. Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá rình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất 6 Hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thông qua kỹ năng tìm kiếm thông tin qua google, các trang Web và kỹ năng lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung cần tự học. Phát triển trí tuệ của HS nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, các kỹ năng HS đạt được trong bài học. Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm. Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế, các câu hỏi GV và HS đặt ra trong bài học. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo thông qua sự phân tích tìm tòi và thu nhận kiến thức mới trong bài học. 7.7.2. Những đặc điểm về điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh 7.7.2.1. Thuận lợi Giáo viên bộ môn Sinh học trường THPT Xuân Hòa có 5 thầy cô, thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên trong trường. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học trực thuộc sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc có chuyên môn vững vàng, GV giữa các trường thường xuyên trao đổi chuyên môn giảng dạy. Môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp liên môn gắn với thực tế cuộc sống, xuất phát từ các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn để giúp học sinh khám phá được những điều mới mẻ thông qua bài học, biết vận dụng được các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra ở người và sinh vật quanh mình. Phần kiến thức Sinh học 12 tuy khó nhưng lại có tính thực tế và kích thích được trí tò mò, bản tính ưa khám phá của HS. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc cùng nhà trường quan tâm, không ngừng đầu tư trang thiết bị giảng dạy, tổ chức các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn thường xuyên trong nhóm GV giảng dạy môn Sinh học của trường THPT xuân hòa và nhóm GV Sinh học của các trường bạn trên địa bàn thành phố Phúc Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc. Phần lớn học sinh có ý thức học tập, có hứng thú tìm hiểu môn Sinh học. 7.7.3.2. Khó khăn Trên thực tế, thiết bị dạy học môn Sinh học hiện nay đơn giản, tính thực tiễn, ứng dụng chưa cao, chưa sát với thực tế... giáo viên khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như chưa đủ để tạo nhiều hứng thú học tập cho học sinh. Một số học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa thực sự tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu để phát hiện kiến thức mới, ứng dụng kiến thức cũ. 8
Tài liệu đính kèm:
skkn_huong_dan_hoc_sinh_hoc_mon_sinh_hoc_12_trung_hoc_pho_th.docx
37.56.03- Trần Thị Hồng Thúy(Sinh).pdf