SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác tác phẩm văn học thông qua hệ thống từ ngữ ở môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Cẩm Ngọc, Cẩm Thủy, Thanh Hóa
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự hội nhập về mọi mặt, giáo dục cũng thể hiện sự phát triển bằng rất nhiều cách khác nhau. Xu hướng chung của bối cảnh đó chính là định hướng về sự đổi mới một cách toàn diện mà trong đó việc nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu chung, quan trọng nhất cho tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn.
cố thủ tướng phạm văn Đồng từng nói: ''văn học là một hình thái ý thức xã hội, là môn nghệ thuật vận dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội để biểu hiện tâm lí, tư tưởng con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận''[1] .văn học ''chắp đôi cánh'' để các em vươn tới thời đại văn minh với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân -thiện- mĩ.
Vì vậy môn Ngữ văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng, nó không những cung cấp cho các em kiến thức về tác phẩm văn học mà còn có giá trị cao trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. như vậy môn Ngữ văn ''dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ''. không dừng lại ở đó mà nó còn trang bị cho các em khả năng tiếp nhận văn học một cách có lí luận và tiếp nhận văn học một cách văn học.
Ở phân môn Ngữ văn, nhìn chung sự đổi mới được diễn ra một cách toàn diện, không còn 3 quyển sách với ba phân môn như trước đây mà thay vào đó, sự tích hợp đã giúp cho môn này gọn hơn rất nhiều. Việc giữa 3 phân môn được tích hợp trong một quyển sách giúp cho nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung, tích hợp tạo nên một sự hài hoà. Cũng như các bộ môn khác môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó có một vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Môn Ngữ văn với những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Đồng thời môn ngữ văn có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh, giúp các em cảm thụ được những giá trị đích thực trong cuộc sống, đặc biệt là những giá trị tâm hồn. Văn học giúp các em hiểu biết về thế giới con người xã hội. đồng thời nó chính là sợi dây gắn kết các tâm hồn đồng điệu với nhau. Để làm được điều đó, người giáo viên phải làm cho giờ văn trở thành một giờ hấp dẫn, một giờ sôi nổi, hứng thú để hướng học sinh theo đúng cái guồng mà giáo viên đã định hình từ trước. Tuy nhiên, để học sinh có thể hiểu được những giá trị của một tác phẩm văn học, thì việc hiểu từ ngữ diễn đạt lại có một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu khi học văn. Đó cũng chính là nhiệm vụ mà bất kì một giáo viên dạy văn nào cũng đều cảm thấy e ngại khi thực hiện nó.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự hội nhập về mọi mặt, giáo dục cũng thể hiện sự phát triển bằng rất nhiều cách khác nhau. Xu hướng chung của bối cảnh đó chính là định hướng về sự đổi mới một cách toàn diện mà trong đó việc nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu chung, quan trọng nhất cho tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn. cố thủ tướng phạm văn Đồng từng nói: ''văn học là một hình thái ý thức xã hội, là môn nghệ thuật vận dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội để biểu hiện tâm lí, tư tưởng con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận''[1] .văn học ''chắp đôi cánh'' để các em vươn tới thời đại văn minh với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân -thiện- mĩ. Vì vậy môn Ngữ văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng, nó không những cung cấp cho các em kiến thức về tác phẩm văn học mà còn có giá trị cao trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. như vậy môn Ngữ văn ''dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ''. không dừng lại ở đó mà nó còn trang bị cho các em khả năng tiếp nhận văn học một cách có lí luận và tiếp nhận văn học một cách văn học. Ở phân môn Ngữ văn, nhìn chung sự đổi mới được diễn ra một cách toàn diện, không còn 3 quyển sách với ba phân môn như trước đây mà thay vào đó, sự tích hợp đã giúp cho môn này gọn hơn rất nhiều. Việc giữa 3 phân môn được tích hợp trong một quyển sách giúp cho nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung, tích hợp tạo nên một sự hài hoà. Cũng như các bộ môn khác môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó có một vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Môn Ngữ văn với những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Đồng thời môn ngữ văn có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh, giúp các em cảm thụ được những giá trị đích thực trong cuộc sống, đặc biệt là những giá trị tâm hồn. Văn học giúp các em hiểu biết về thế giới con người xã hội. đồng thời nó chính là sợi dây gắn kết các tâm hồn đồng điệu với nhau. Để làm được điều đó, người giáo viên phải làm cho giờ văn trở thành một giờ hấp dẫn, một giờ sôi nổi, hứng thú để hướng học sinh theo đúng cái guồng mà giáo viên đã định hình từ trước. Tuy nhiên, để học sinh có thể hiểu được những giá trị của một tác phẩm văn học, thì việc hiểu từ ngữ diễn đạt lại có một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu khi học văn. Đó cũng chính là nhiệm vụ mà bất kì một giáo viên dạy văn nào cũng đều cảm thấy e ngại khi thực hiện nó. Trong chương trình cải cách các cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học, Tiếng Việt là một trong những môn học trụ cột, trong đó từ vựng chiếm vị trí quan trọng. Từ vựng của Tiếng Việt là một hệ thống cực lớn về số lượng, phức tạp về quan hệ nhưng hấp dẫn nhất về mặt ngữ nghĩa. Nó do các đơn vị từ vựng hợp thành, chủ yếu là các từ và một bộ phận là các ngữ cố định. Mỗi đơn vị như vậy được cấu tạo theo phương thức, những mô hình vừa chung cho ngôn ngữ vừa riêng cho Tiếng Việt, có rất nhiều kiểu cấu tạo từ và nhiều kiểu ngữ cố định đặc trưng cho Tiếng Việt. Giữa các kiểu cấu tạo và ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng có quan hệ nhất định. Bên cạnh đó, từ vựng còn có một hệ thống thanh điệu đi kèm, tạo cho nó giống như một kho nhạc vừa phong phú đa âm đa sắc nhưng cũng rất khó và khổ khi tiếp xúc và dạy học, đặc biệt là hệ thống từ vựng nghệ thuật mà nhiều người vẫn gọi là “nhãn tự” ( mắt chữ) trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng nghệ thuật đã khó, đối với học sinh miền núi trên địa bàn chúng tôi lại càng khó hơn. Địa bàn xã Cẩm Ngọc học sinh người dân tộc Mường chiếm đến 80% nên việc học tiếng Việt giống như học một thứ ngoại ngữ bởi ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ của các em là tiếng Mường nên đôi khi chính điều này lại cản trở rất lớn tới quá trình các em học và tiếp thu vốn từ vựng mới, nhất là vốn từ trong các tác phẩm nghệ thuật. Để các em nắm đủ nghĩa và dùng đúng từ là một việc không bao giờ dễ với đại đa số giáo viên trong trường. Chính điều này đã hạn chế rất nhiều khi học và cảm thụ thơ văn. Nhiều khi nhìn gương mặt các em ngây ngô mỗi khi đọc một từ hơi lạ hay khi yêu cầu các em phân tích những “ nhãn tự” thầy cô chỉ biết cười trừ bởi tư duy quá đỗi đơn giản và khả năng cảm thụ, phân tích từ ngữ rất hạn chế của các em. Xuất phát từ sự phong phú, đa dạng trên của hệ thống từ vựng Tiếng Việt và những khó khăn khi dạy học từ ngữ trong các tác phẩm văn học ở nhà trường, bản thân đôi đặt ra vấn đề cần giải quyết là làm sao cho học sinh hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt của mình để các em có thể cảm thụ một cách đầy đủ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của một tác phẩm nghệ thuật? Làm thế nào để việc dạy từ ngữ trong nhà trường đạt đến mục đích cuối cùng là làm cho học sinh hiểu và yêu quý, biết giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đất nước mình? Đó chính là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong suốt quá trình dạy học. Vì những lý do đó nên tôi đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu những hướng đi mới, đơn giản hơn nhưng kết quả mang lại thì có thể nhận thấy rõ rệt. Chính vì vậy năm học này tôi đã quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm "Hướng dẫn học sinh cách khai thác tác phẩm văn học thông qua hệ thống từ ngữ ở môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Cẩm Ngọc, Cẩm Thủy, Thanh Hóa” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh trước mỗi tiết học văn bản yêu cầu các em về nhà đọc kĩ tác phẩm, đọc kĩ hệ thống từ ngữ đã được giải nghĩa ở phần chú thích, từ đó bước đầu nắm được sơ bộ về nội dung ý nghĩa của các từ đó. Từ đây tôi muốn các em hiểu được một trong những cách tiếp cận tác phẩm một cách hiệu quả là đọc kĩ những từ khó đã được giải nghĩa, những từ nào không hiểu rõ lên lớp cô giáo sẽ làm rõ hơn. Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: - Đọc kĩ tác phẩm (văn bản), nắm vững nội dung chính của tác phẩm(Văn bản) đó. - Nắm rõ hệ thống từ khó và cách giải nghĩa của các tác giả biên soạn. - Nhận diện mối quan hệ giữa từ vựng ngữ nghĩa và nội dung của văn bản . - Hiểu được phương pháp, cách thức phân tích từ ngữ. - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. - Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên trong trường tham khảo khi dạy các văn bản thơ trữ tình và các tác phẩm văn xuôi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Cách khai thác tác phẩm văn học thông qua hệ thống từ ngữ ở môn Ngữ văn 9 Trường THCS Cẩm Ngọc – Cẩm Thủy – Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 2. PHẦN NỘI DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cở sở lí luận Phân môn Tiếng Việt có mục tiêu chung là giúp học sinh sử dụng tốt Tiếng Việt trong giao tiếp và trong quá trình học tập. Dạy bất cứ phần nào của phân môn Tiếng Việt cũng phải nhằm vào mục tiêu cuối cùng đó. Vì vậy, dạy từ và từ vựng trước hết là cung cấp vốn từ ngày càng mở rộng, chính xác, tinh tế theo trình độ, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội ngày càng được nâng cao, đáp ứng những đòi hỏi mới ngày càng lớn của sự diễn đạt và giao tiếp vào việc học tập trong nhà trường, vào sinh hoạt xã hội đặt ra cho học sinh. Đây không phải quá trình một chiều, thụ động tiến hành theo lối đưa ra rồi buộc học sinh ghi nhớ những cái mới mà còn là một quá trình hai chiều, chủ động. Cần làm cho học sinh nắm được những vận động tạo từ và tạo nghĩa của Tiếng Việt, nắm được mọi cách thức vận dụng biến hoá chúng để giúp các em biết vận dụng vốn từ một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế giao tiếp. Mỗi từ và mỗi ngữ cố định không chỉ là một sự kiện ngôn ngữ, nó còn là những bản tổng kết cô đọng, phong phú những hiểu biết của toàn dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử. Dạy từ vựng do đó còn phải đảm nhiệm cung cấp những hiểu biết, những kinh nghiệm về thực tế thiên nhiên, xã hội, con người về đời sống tâm hồn và trí tuệ của cả dân tộc ta cho học sinh. Những hiểu biết này không thể quy về một môn khoa học nào cả, song lại rất cần thiết cho đời sống xã hội, cho cách xử thế và một cách tự giác hay tự phát, góp phần hình thành nên cốt cách Việt Nam, trong những con người Việt Nam. Dĩ nhiên những tri thức do từ ngữ đem lại cho từng người bao gồm cả cái hay và cái dở. Học những cái hay trong các tính từ chỉ các phẩm chất của người phụ nữ: căn cơ, tần tảo, trung hậu, đảm đang, thuỳ mị và những cái dở: điêu toa, đanh đá, chua ngoa, nhõng nhẽo đều cần thiết. Cái hay để làm theo, cái xấu để mà tránh, dạy từ ngữ là giúp cho học sinh hội nhập vào xã hội. Dạy từ vựng là một cách giáo dục thẩm mỹ. Như đã thấy ở trên mỗi từ ngữ là một bức tranh thiên nhiên, xã hội, thế thái nhân tình thu nhỏ, rất nhiều từ ngữ là một tác phẩm văn học cô đọng. Thông qua việc dạy từ vựng chúng ta có thể chỉ cho học sinh biết thế nào là cái "đẹp". Dạy từ ngữ chỉ những sự vật hiện tượng rất xấu, những phẩm chất đáng lên án cũng có ý nghĩa giáo dục; cái đẹp nếu chỉ ra được cách quan sát, cách phát hiện ra những sắc thái khác nhau của cái xấu đó, cách thể hiện chúng một cách sinh động giàu tính hình tượng mà tổ tiên chúng ta để lại trong từ ngữ. Mặt khác, tính thẩm mỹ của văn học thể hiện trước hết trong từ ngữ cho nên dạy tốt môn từ vựng cũng là cung cấp cho học sinh cơ sở ngôn ngữ học để nhận biết cái hay, cái đẹp của văn học. Chúng ta chú trọng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua bộ môn nghệ thuật thực sự như văn học, hội hoạ, âm nhạc nhưng có những cái đẹp thường gặp hàng ngày, cái đẹp trong ngôn ngữ thì chúng ta lại rất dễ bỏ qua. Tất cả nhưng yêu cầu nói ở các mục trên nếu đạt được thì cũng có nghĩa là việc dạy từ ngữ đã có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, cái cốt cách Việt Nam ở những con người Việt Nam bắt đầu hình thành khi họ bập bẹ từ tiếng Việt đầu tiên. Dạy từ vựng còn có tác dụng rèn luyện năng lực tư duy phân tích và tổng hợp cho học sinh. Chúng ta ai cũng cảm thấy rằng dùng một từ không sai thì tương đối dễ, nhưng giảng cho được nghĩa của nó cho sát đúng, cho thật bao quát, không ai bắt bẻ được thì rất khó. Không phân tích tốt những sự khác nhau trong ý nghĩa của các từ. Không tổng hợp, không khái quát cho thật trọn vẹn những cái chung trong vô số những cách dùng hết sức khác nhau của một từ thì không thể nào định nghĩa ý nghĩa của nó được. Và cuối cùng giảng từ, sử dụng từ đúng đắn khi tiếp cận các tác phẩm văn học sẽ giúp các em có được những cảm nhận tốt nhất về cuộc sống, về thế giới quan sinh động và đặc biệt sẽ hình thành cho các em lối sống đẹp, tâm hồn trong sáng, sự trắc ẩn, lòng vị tha. Chính vì những cơ sở vững chắc đó mà việc dạy từ ngữ ở các tác phẩm văn học trong nhà trường, đặc biệt là ở một ngôi trường thuộc vùng miền núi với học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ đa số như trường chúng tôi lại càng có vai trò quan trọng và cần thiết phải được quan tâm. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Cùng với những khó khăn chung của toàn huyện thì hiện nay việc giảng dạy từ vựng ở trong nhà trường THCS Cẩm Ngọc cũng còn gặp rất nhiều vướng mắc lớn, đó là số lượng các từ ngữ cần cung cấp và rèn luyện cho học sinh rất đồ sộ trong khi khả năng tiếp cận và nắm bắt từ của học sinh thì vô cùng hạn chế. Chúng ta sẽ không đủ thời giờ để dạy một cách tỉ mỉ, kỹ càng dù chỉ là 1% những từ cần thiết cho học sinh. Vì vậy phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt việc dạy các loại từ ngữ phù hợp với việc chọn các từ ngữ điển hình tiêu biểu cho mỗi loại, kết hợp việc dạy trên lớp của thầy giáo với việc tự học, tự tìm tòi, bổ sung thêm của học sinh là một điểm đáng lưu ý. Dù sao thì trong mỗi bài học về từ vựng cũng có hai nội dung lớn: Nội dung thứ nhất bao gồm những hiểu biết thuộc hệ thống ngôn ngữ về từ được dạy; Nội dung thứ hai bao gồm những hiểu biết có tính chất lời nói về nó. Có nghĩa là mặt nghệ thuật của từ cần phân tích. Mỗi nội dung đó phải làm sao bao gồm được tất cả các vấn đề thuộc từ vựng ngữ nghĩa như đã trình bày. Có một hiện tượng rất dễ nhận thấy khi dạy học ở những trường thuộc vùng miền núi cao là khả năng tự học và nhu cầu tìm hiểu của học sinh khá yếu. Học sinh không có thói quen tự giác tìm hiểu vốn từ mà thường phải qua sự áp đặt của thầy cô giáo và gia đình. Đó là chưa kể đến những phương tiện bổ trợ trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra đồ dùng của học sinh, ngoài những quyển sách giáo khoa bắt buộc thì hầu như các em không có bất kì một tài liệu bổ trợ nào khác. Dễ hiểu để thấy rằng kết quả kiểm tra định kì thường thấp và kể cả kết quả chung trong các kì thi văn hóa môn Ngữ văn cũng không thể cao. Đó là một thực tế mà suốt bao nhiêu năm qua chúng tôi cũng đã cố gắng và nổ lực tìm ra các hướng đi mới, con đường mới nhằm thay đổi một cách tích cực hiện trạng trên. Chính vì thế trong giờ Ngữ văn, khi dạy phần văn bản thì việc dạy từ ngữ giúp cho giờ học tích cực, sinh động, có hiệu quả và là cách để học sinh tiếp cận tác phẩm đó một cách tốt nhất. Ở đây tôi xin phép không làm một phép thống kê cụ thể ở tất cả các lớp mà chỉ có thể đưa ra vài số liệu thông qua một khối học là khối 9. Tôi chỉ đưa ra vài trường hợp so sánh khi dạy học 1 tiết ở cùng 2 lớp nhưng một lớp có sử dụng phương pháp và một lớp chỉ định hướng chứ không chú trọng để mọi người có thể thấy rõ về tác dụng cũng như tính hiệu quả của phương pháp này. Và nếu có đưa ra con số cũng sẽ cảm thấy không hợp lí lắm bởi phương pháp này là phương pháp mà tôi đã sử dụng từ lâu, tính hiệu quả của nó sẽ được thể hiện ở phần sau. Và để kiểm nghiệm lại kinh nghiệm của mình, năm nào tôi cũng thử làm một phép thử đối với việc dạy của mình. Kết quả của thực trạng trên: SỐ LIỆU NĂM HỌC 2017-2018 KHI DẠY THỬ MỘT TÁC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU TRÊN Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, tiết 1,2 Ngữ văn 9 tập 1 LỚP SĨ SỐ HỌC SINH HIỂU VĂN BẢN HS KHÔNG HIỂU VĂN BẢN 9A 35 16 (45,7%) 19 (54.3%) 9B 34 13 ( 38.2%) 21 ( 61.8%) 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. Thông qua quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy trực tiếp trên lớp, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp với từng nội dung cụ thể như sau: 2.3.1. Khi dạy phần từ vựng trong những tác phẩm truyện Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở một số trường trên địa bàn huyện nói chung và học sinh ở trường THCS Cẩm Ngọc nói riêng rất yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học văn. Không những thế, hiện nay, học sinh từ bậc Tiểu học lên bậc THCS vẫn còn có rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn và dần dần có tâm lí sao nhãng. Trong khí đó, chương trình vẫn còn những bài dạy với dung lượng kiến thức lớn hơn so với thời lượng từ 45 – 90 phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến thức. Để học sinh đọc được một lần trên lớp đã mất rất nhiều thời gian. Chính điều này đã cản trở rất nhiều việc tiếp thu và cảm thụ văn học của học sinh cũng như khả năng truyền đạt của người giáo viên Ngữ văn. Và hệ lụy của nó chính là học sinh lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, ngồi lì không phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm. Dạy một tác phẩm truyện thì việc nắm ngôn ngữ cũng không phải là cái căn bản và cần thiết nhất. Tuy nhiên, để nắm nội dung đặc sắc của bài thì việc nắm nghĩa của từ lại có vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua việc dạy nghĩa một từ mà giáo viên truyền đạt luôn những tri thức cần thiết khác về từ vựng ngữ nghĩa, nhằm tạo cho học sinh không những hiểu được và sử dụng đúng cái từ ấy mà còn làm cho học sinh nắm bắt được những cái tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, gây cho học sinh ý thức tôn trọng ngôn ngữ dân tộc thói quen cân nhắc, lựa chọn khai thác triệt để cái hay cái đẹp trong từ để nâng lên mức cao nhất chất lượng nội dung, hình thức câu văn nói và viết của học sinh. Như chúng ta đã biết, một từ là một hợp thể giữa nội dung và hình thức. Để nắm được nghĩa trước hết phải nắm chắc hình thức bên ngoài. Một hình thức có thể bao hàm nhiều nội dung. Chính vì vậy nên khi học, học sinh thường không dễ nắm bắt được quan hệ chặt chẽ này và nó dẫn đên việc hiểu và dùng sai từ. Giảng nghĩa từ trước hết là làm cho học sinh hiểu thấu đáo nó, nghĩa là làm cho học sinh nắm được nghĩa chung và nghĩa riêng, rộng và hẹp cùng với quan hệ giữa chúng. Trong khi giảng cần cho học sinh biết được quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ đang giảng với các từ khác trong từ vựng. Tôi thường áp dụng các cách giảng nghĩa như sau: Giảng nghĩa theo cách này là liệt kê các nét nghĩa với sự sắp xếp theo kiểu từ khái quát đến cụ thể. Có nghĩa là nét nghĩa từ loại phải được đưa lên trước rồi sau đó mới đến những nét nghĩa hẹp và riêng ở phần sau. Điều này sẽ giúp học sinh nắm được tất cả các nét nghĩa mà từ đó có. Ví dụ: khi giảng nghĩa của từ “Ăn” thì đầu tiên phải cho học sinh xác định nghĩa từ loại của nó là hoạt động, sau đó mới xác định các nghĩa tiếp theo bằng cách hướng học sinh vào các động tác mô tả hành động. Từ đó giáo viên giúp học sinh nắm tiếp các nghĩa chuyển của từ ngữ này dựa trên cơ sở nghĩa gốc của nó. Ví dụ như cũng là từ “ăn” nhưng trong từ “ăn tiền” thì nghĩa của nó có gì giống và khác với nét nghĩa của từ “ ăn ” là từ nghĩa gốc. Học sinh xác định được sự giống nhau đó là về nét nghĩa khái quát từ loại nhưng sự khác nhau chính là ở những nét nghĩa riêng. Trong từng tác phẩm mà học sinh được học, có một nội dung rất đáng được chú ý. Đó là phần chú thích ( nhiều người vẫn gọi là từ khó) ở sau mỗi tác phẩm. Với tôi, khi dạy tác phẩm, nội dung này bao giờ cũng được dành một thời lượng nhất định và không thể bỏ qua. Nắm nghĩa của từ chính là nắm nội dung của tác phẩm. Phần chú thích chính là nơi cung cấp cho học sinh các nét nghĩa. Và quan trong hơn đó chính là cách giải thích nghĩa theo nội dung của bài học. Ví dụ như khi học đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, phần từ khó sẽ giúp các em nắm được toàn bộ nội dung mà đoạn trích này mang lại. Bởi ở đó các nét nghĩa được giải thích một cách cụ thể, rõ ràng, từng nét nghĩa được liệt kê theo cấp độ và cuối cùng là nét nghĩa gần nhất với nội dung bài học. Khi đọc câu thơ: “ Đầu lòng hai ả Tố Nga” thì để giải nghĩa câu này, học sinh phải nắm được nghĩa của từng chữ, trong đó Tố Nga chính là từ khó hiểu nhất. Vậy học sinh cần phải đọc kĩ phần chú thích để nắm nghĩa của từ này. Hiểu từ rồi thì hiểu cả câu sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chú thích ghi rõ: “ Tố Nga” là chỉ những người con gái đẹp. Vậy cả câu này ý muốn nói gia đình nhà Vương viên ngoại có hai cô con gái đầu lòng hết sức xinh đẹp. Với những tác phẩm như “Truyện Kiều”, “Chuyện người con gái Nam Xương” thì phần chú thích về từ khó chính là một chìa khóa để giúp giáo viên và học sinh cùng mở cánh cửa vào tác phẩm. Bởi những tác phẩm này mang trong nó nhiều điển tích và điển cố - một điểm cực kì yếu của học sinh miển núi nói chung và trường THCS Cẩm Ngọc nói riêng. Bởi phần lớn các em không được đọc thêm các tài liệu và tiếp xúc với những dạng văn bản này. Dạy những tác phẩm trung đại như vậy nếu giáo viên bỏ qua và xem thường nội dung mà nhiều người nghĩ là không quan trọng này thì chắc chắn học sinh sẽ rất khó tiếp cận nội dung văn bản. Ví như khi dạy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, để làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương thì giáo viên không thể không tập trung vào những chú thích số 3 ( tư dung), số 4 ( dung hạnh), số 5 ( thất hòa), số 6 (hào phú), số 7( binh cách)...số 10 ( tiện thiếp),
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_khai_thac_tac_pham_van_hoc_thon.doc