SKKN Hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C11, trường THPT Triệu Sơn 1
Thế kỷ 20 chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông. Từ những phương tiện giao thông thô sơ, ngày nay thế giới có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa Tính tới thời điểm hiện tại thì tại Việt Nam chúng ta có trên 3,8 triệu xe ôtô, trên 56 triệu xe mô tô và trên 1,7 triệu xe đạp điện. Chỉ tỉnh riêng xe mô tô bình quân mỗi năm thị trường Việt Nam "khai sinh” thêm hơn 3 triệu chiếc xe máy. Với đà tăng tiến như vậy, đến 2020, tổng số lượng xe máy lưu hành trên thị trường có khả năng đạt tới trên 60 triệu chiếc, đó là chúng ta còn chưa tính tới tổng số xe đạp điện, xe ô tô của nước ngoài tham hoạt động vận tải trong nước ta. Ngay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chúng ta đang quản lý 82.682 xe ô tô, 1.714.055 xe mô tô và 75.056 xe máy điện[1 ]. Như vậy ta thấy một điều rằng tỉ lệ gia tăng về phương tiện tham gia giao thông tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ hay nói cách khác là lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Chúng ta chỉ mới đầu tư mở rộng được một số tuyến đường giao thông như Quốc lộ 1A, một số tuyến cao tốc, và một số tuyến giao thông trọng điểm đó là điều mà tất cả chúng ta có thể thấy trong thực tiễn như cung đường từ huyện chúng ta số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông đúc, nhưng tuyến đường huyện tới thành phố hay qua các huyện khác cũng mới chỉ di tu, sửa chữa nâng cao chất lượng của mặt đường tốt hơn trước kia một chút còn về mở rộng tuyến đường là không đáng kể. Chính vì có số lượng phương tiện rất lớn như vậy, nên tại các đô thị lớn, chẳng hạn như ở Hà Nội, người ta đã thống kê được rằng, “cứ 1km đường có tới 3.350 phương tiện hoạt động”. [4 ].
1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ 20 chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông. Từ những phương tiện giao thông thô sơ, ngày nay thế giới có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa Tính tới thời điểm hiện tại thì tại Việt Nam chúng ta có trên 3,8 triệu xe ôtô, trên 56 triệu xe mô tô và trên 1,7 triệu xe đạp điện. Chỉ tỉnh riêng xe mô tô bình quân mỗi năm thị trường Việt Nam "khai sinh” thêm hơn 3 triệu chiếc xe máy. Với đà tăng tiến như vậy, đến 2020, tổng số lượng xe máy lưu hành trên thị trường có khả năng đạt tới trên 60 triệu chiếc, đó là chúng ta còn chưa tính tới tổng số xe đạp điện, xe ô tô của nước ngoài tham hoạt động vận tải trong nước ta. Ngay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chúng ta đang quản lý 82.682 xe ô tô, 1.714.055 xe mô tô và 75.056 xe máy điện[1 ]. Như vậy ta thấy một điều rằng tỉ lệ gia tăng về phương tiện tham gia giao thông tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ hay nói cách khác là lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Chúng ta chỉ mới đầu tư mở rộng được một số tuyến đường giao thông như Quốc lộ 1A, một số tuyến cao tốc, và một số tuyến giao thông trọng điểm đó là điều mà tất cả chúng ta có thể thấy trong thực tiễn như cung đường từ huyện chúng ta số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông đúc, nhưng tuyến đường huyện tới thành phố hay qua các huyện khác cũng mới chỉ di tu, sửa chữa nâng cao chất lượng của mặt đường tốt hơn trước kia một chút còn về mở rộng tuyến đường là không đáng kể. Chính vì có số lượng phương tiện rất lớn như vậy, nên tại các đô thị lớn, chẳng hạn như ở Hà Nội, người ta đã thống kê được rằng, “cứ 1km đường có tới 3.350 phương tiện hoạt động”. [4 ]. Dưới cái nhìn một cách khách quan thì vấn đề giao thông ở Việt Nam được nhìn nhận ra sao? Câu trả lời đáng buồn là giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những vụ tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Chúng ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Hàng ngày qua các phương tiện thông tin truyền thông như tivi, đài, báo hoặc chúng ta vào Facebook đều đưa thông tin về các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, những con số người chết và bị thương là rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này, vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả của TNGT để lại? Tình trạng an toàn giao thông hiện nay của nước ta đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người. Việc thực hiện an toàn giao không phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, cho mọi người và cả tài sản. Vì thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng. An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuổi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phải thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi lưu thông tham gia giao thông trên đường. Từ lý do trên, tôi trăn trở xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp để tác động đến học sinh lớp chủ nhiệm, giúp các em tiếp cận nhiều hơn với Luật Giao thông đường bộ và giáo dục cho các em các kỹ năng tham gia giao thông đúng luật và an toàn. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C11, trường THPT Triệu Sơn 1” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật giao thông đường bộ. Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh THPT. - Rèn luyện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C11, trường THPT Triệu Sơn 1. - Rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản cho HS để các em có thể ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Vấn đề xã hội cấp thiết đối với HS hiện nay: An toàn giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của học sinh lớp chủ nhiệm. - Các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu luật giao thông đường bộ, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, trò chuyện với 40 HS lớp 11C11 để tìm hiểu về tình hình HS. Phương pháp quan sát: Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, đi lại trên các tuyến đường của HS để tìm hiểu kĩ về trình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng tham gia giao thông được biểu hiện trong thực tế. Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh trong năm học 2018-2019. Bao gồm: - Công văn số 3496/BGDĐT – GDCTHSSV ngày 15/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT đầu năm học 2018 – 2019 cho học sinh, sinh viên. - Công văn số 2019/SGDĐT–PC&CTHSSV ngày 24/8/2018 của Sở GD&ĐT, về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đảm bảo trật tự ATGT đầu năm học 2018 – 2019 cho học sinh. - Công văn số 2021/UBND-KTHT của UBND huyện Triệu Sơn, ngày 23/8/2018 về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Quốc khánh 2/9/2018 và khai giảng năm học 2018- 2019. - Công văn số 981/CV-CATS, ngày 08/9/2018 của Công an huyên Triệu Sơn về việc tăng cường phối hợp chỉ đạo công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018-2019 của nhà trường và kế hoạch cá nhân. Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt và lâu dài của Nhà nước. Nhưng vì do tài liệu và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc giáo dục pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác chấp hành pháp luật trật tự ATGT và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT và hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn kiên trì, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em. Hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho các em nhằm giúp các em phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo các kỹ năng cho HS. Trong thời gian qua, giáo dục kiến thức pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền luật giao thông được coi trọng và thực thi ở nhiều trường lớp. Bộ môn GDCD cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức cơ bản về pháp luật, có tích hợp giáo dục luật giao thông cho các em, nhưng để hướng dẫn cho các em các kỹ năng để tham gia giao thông an toàn thì chưa cụ thể, chưa bài bản. Đoàn trường cũng phối hợp với phòng tuyên truyền công an Tỉnh, đội cảnh sát giao thông công an huyện Triệu Sơn để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, nhưng vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Phần lớn các em tự hình thành các kỹ năng này trong quá trình đi lại của mình chứ chưa được hướng dẫn chi tiết. Chính vì thế nguy cơ mất an toàn giao thông cho chính các em và những người khác luôn thường trực. Do vậy nội dung này ở các trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 1 vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần phải có các giải pháp tác động trực tiếp đên các em học sinh, giúp các em tiếp thu, hình thành ý thức và các kỹ năng tham gia giao thông đảm bảo an toàn. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN: Huyện có diện tích 292.2 km², phía Đông giáp huyện Đông Sơn, phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống, phía Nam giáp huyện Như Thanh, phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, với vài con sông suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện bên: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, ở phía Nam có một vài ngọn núi thấp với độ cao khoảng 250 – 300 m, như núi Nưa ở xã Tân Ninh. Cực Nam là xã Tân Ninh, cực Tây là xã Bình Sơn, cực Đông là xã Đồng Tiến. Dân số là 230.200 người (2018) gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái. Huyện có đường 47 chạy qua theo hướng Đông - Tây, nối thành phố Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân). Đường 47 đang được xây dựng lại để thông tuyến với đường Hồ Chí Minh[4 ]. Có tuyến xe bus 10 chạy từ TT Triệu Sơn qua Dân Lực, cầu Thiều tới Thành phố Thanh Hóa; tuyến xe bus số 04 chạy từ Thành Phố Thanh Hóa qua Thiều, qua Thị trấn Giắt, qua Dân Lực và đi dọc Quốc lộ 47 lên Sao Vàng. Trong thời gian xây dựng mở rộng quốc lộ 47 xe bus chạy qua Dân Lý, Minh Châu. Trường THPT Triệu Sơn 1 đóng ở Thị trấn Giắt, trung tâm kinh tê, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện nên dân cư tập trung đông đúc, có nhiều cơ quan hành chính, các nhà máy may mặc, giày da trên địa bàn khá nhiều. Ngoài ra trường gần với các trường phổ thông khác như: Trung tâm giáo dục Thường xuyên, trường THPT Triệu Sơn, trường cấp THCS, Trường tiểu học...Do vậy lượng người tham gia giao thông là rất lớn. Dân số đông và đường giao thông có nhiều tuyến đường với lưu lượng tham gia giao thông dày đặc như vậy nên đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nạn nhân là các em học sinh. Hiện nay số lượng HS đi xe đạp điện, xe máy điện ngày càng phổ biến. Trong phạm vi nhà trường, số HS đi xe đạp điện, xe máy điện chiếm tới gần 90%. Lớp 11C11 có 38/40 HS chiếm 95 %. 2 em còn lại nhà gần trường nên không sử dụng xe. Nơi ở của các em học sinh rải rác từ xã Thọ Thế, Thọ Phú, Thiệu Hòa ( Thiệu Hóa ), Dân Quyền, Dân Lý, Dân Lực, Minh Châu, Thị trấn Giắt....khi muốn đến trường thì các em chủ yếu đi trên Quốc lộ 47, rồi mới vào đến Thị trấn và đến trường, do vậy có nhiều yếu tố nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Tuy nhiên đại đa số HS trong trường nói chung, học sinh lớp 11C11 nói riêng đều chưa có ý thức trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Khi đi trên đường còn có hiện tượng đi hàng ba hàng bốn, lai ba, phóng nhanh vượt ẩu, trêu đùa nhau, tránh, vượt không đúng quy định. Các em đi xe đạp điện, xe máy điện phần lớn đều không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội đối phó không cài quai, có mũ nhưng treo ở xe. Khi ban Nề nếp nhà trường có kiểm tra xử phạt thì các em có đội mũ nhưng chỉ là đến cổng trường mới đội, còn khi tham gia giao thông trên đường vẫn để đầu trần. Tình trạng các em học sinh của nhà trường vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt và tạm giữ phương tiện xảy ra khá nhiều vào đầu năm học. Trong đó lớp 11C11 có 2 trường hợp được thông báo đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh. Ban nề nếp nhà trường và đội thanh niên xung kích sáng nào cũng đứng ở cổng trường để quan sát, ghi lại những học sinh vi phạm luật giao thông để nhắc nhở, xử lý, thông báo cho GVCN và phụ huynh, nhưng vẫn không thể kiểm soát hết được. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao ý thức về an toàn giao thông, ý thức về tự bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người, tôi đã tổ chức tìm hiểu luật giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh lớp chủ nhiệm qua các buổi sinh hoạt lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9/2018 với chủ đề “An toàn giao thông - hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn” Từ thực trạng trên, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tìm đọc tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư thời gian, chuẩn bị phương tiện, lập kế hoạch thực hiện rèn luyện cho học sinh lớp 11C11 ngay từ đầu năm học. Cuối năm học, thấy kết quả đạt được rất khả quan nên tôi có nguyện vọng chia sẻ cùng các đồng nghiệp để mong nhận được sự góp ý, xây dựng và cùng thực hiện có hiệu quả hơn nội dung này. 2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Việc giáo dục pháp luật, trong đó có luật giao thông, rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HS lớp 11 là vô cùng cần thiết nhưng cũng cần phải có thời gian và có kế hoạch cụ thể. Từ việc giúp các em nhận thức về các vấn đề cấp bách đối với lứa tuổi các em hiện nay đến việc các em tự ý thức để hình thành những hành vi cụ thể là cả một hành trình dài và vô cùng gian nan mà không phải HS nào cũng dễ dàng đạt được. Để giúp các em nhận thức ra vấn đề và rèn luyện kỹ năng tôi đã làm như sau: - Lập kế hoạch giáo dục, rèn luyện cho HS ngay từ đầu năm học. - Chuẩn bị triển khai kế hoạch thực hiện: Bước 1: Xin BGH phê duyệt kế hoạch. Bước 2: Chuẩn bị nội dung giáo dục, rèn luyện theo kế hoạch. Bước 3: Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính, loa - Thực hiện theo kế hoạch: 2.3.1 Hoạt động 1: Cho học sinh biết tình hình về TNGT xảy ra trong thực tiễn trên toàn thế giới, trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chúng ta, cũng như nguyên nhân, hậu quả tác động của TNGT đến đời sống của xã hội nói chung và tới các gia đình có người thân là nạn nhân trong các vụ TNGT. - Tình hình TNGT trên thế giới, trên cả nước và trên địa bàn tỉnh Thanh hóa. - Theo số liệu thống kê cuẩ tổ chức Liên hiệp quốc và báo cáo của Ủy ban ATGT toàn cầu: Mỗi năm TNGT trên thế giới cướp đi sinh mạng của 1,24 triệu người và 50 triệu người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước tính gần 600 tỉ USD. Như vậy thì tính trung bình mỗi ngày trên thế giưới có khoảng trên 3.300 người chết, gần 14.000 người bị thương do TNGT[4 ]. . - Ở Việt Nam chúng ta, theo báo cáo của Ủy Ban ATGT quốc gia, tính trung bình cả nước mỗi ngày có trên 30 gia đình mất đi người thân, 200 gia đình khác gánh hậu quả thương tâm. Theo các chuyên gia kinh tế, mỗi năm nền kinh tế Việt Nam mất khoảng trên 40.000 tỷ đồng (tương đương 1,64% GDP) vì TNGT. [6 ]. Đó là con số thiệt hại rất đáng tiếc, song vẫn còn những tổn hại mà không tiền bạc nào bù đắp nổi. Đó là những mất mát, là nỗi đau trong cộng đồng không dễ nguôi ngoai sẽ vừa là lời nhắc nhở vừa là tiếng kêu cứu và là lời cảnh báo nguy cấp tới toàn xã hội - Tình hình TNGT ở địa bàn Thanh Hoá. - Trong năm 2018, trên toàn tỉnh xảy ra 254 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 127 người, bị thương hơn 200 người ( lưu ý đây chỉ là con số báo cáo mang tính tương đối thôi, thực tế phải nhiều hơn, có thể là do nhiều vụ TNGT tự gây gia đình người bị nạn không báo cáo hoặc là do họ tự thoả thuận giải quyết với nhau)[1 ]. . - Tại địa bàn huyện Triệu Sơn chúng ta thì từ đầu năm đến nay xảy ra 30 vụ TNGT và va chạm giao thông làm chết 07 người, bị thương 05 người, thiệt hại trên 300 triệu đồng[2 ]. . - Số lượng học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ là trên 100 trường hợp. Trường THPT Triệu Sơn I là 7 trường hợp[2 ]. Học sinh vi phạm luật giao thông. Nguyên nhân của các vụ TNGT: - Về nguyên nhân dẫn đến TNGT gồm có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: + Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân do tác động của các điều kiện môi trường, đường xá, phương tiện . . .( Do trời mưa bão, sấm sét, đường sụt lở, phương tiện hư hỏng về kỹ thuật ) . . . Đối với nguyên nhân này thì nó chỉ chiếm hơn 20% số vụ TNGT[6 ]. + Nguyên nhân chủ quan: Là do yêú tố con người, đây là nguyên nhân chính gây nên các vụ TNGT lâu nay, chiếm hơn 70% số vụ[6 ]. Qua phân tích các vụ TNGT nguyên nhân dẫn đến TNGT do chủ quan của người tham gia giao thông, tức là do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. - Các hành vi do chủ quan, do ý thức của người tham gia GT thường gây ra TNGT bao gồm các hành vi sau đây: + Do chúng ta đi không đúng phần đường, làn đường. + Không đi bên phải theo chiều đi của mình. + Vi phạm về tốc độ, không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện. + Thiếu chú ý quan sát. +Vượt xe, tránh xe không đúng quy định. + Vi phạm về quy trình thao tác hay, điều khiển xe thiếu kỹ năng. + Do người đi bộ không dảm bảo an toàn . . . + Sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi điều khiển phương tiện. Có thể nói rằng về các lỗi do chủ quan của con người cơ bản gồm các hành vi như trên. Về độ tuổi thì dưới 55 tuổi chiếm 86,4%[1 ]. ... Như vậy có thể nói rằng đa số các nạn nhân, những người liên quan đến TNGT là lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh sinh viên và những người trưởng thành đang làm việc, công tác rất nhiều người trong số đó là trụ cột về kinh tế của gia đình, là lao động chính để nuôi sống gia đình . . . Về thời gian xảy ra TNGT: Thời gian xảy ra TNGT chia đều cho tất cả các giờ trong ngày, buổi sáng sớm, buổi trưa, buổi tối, buổi đêm đều có thể xảy ra. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, bất kỳ với ai trong chúng ta. . . Nói về tác động và hậu quả vụ TNGT: Đất nước chúng ta đã qua thời kỳ chiến tranh, chỉ có chiến tranh người ta mới phải chết trên chiến trường, thế nhưng trong những năm gần đây số người chết do TNGT ở nước ta mỗi năm còn cao hơn số lượng người thiệt mạng do bom đạn chiến tranh tại một số quốc gia trên thế giới trước thực trạng trên bản thân tôi và các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như cộng đồng xã hội chúng ta phải thấy day dứt, khi: “Một đất nước hòa bình không thể để hơn 9.000 người chết mỗi năm”! Nhưng sự thật cay đắng này vẫn đang tái diễn; con số trên quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đình mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Hậu quả của tai nạn giao thông[4 ] Điển hình như các vụ TNGT mới xảy ra trong thời gian qua mà báo chí và truyền hình đưa tin thường xuyên như: Vụ thứ I: Hồi 18h20’ ngày 4/3/2018, tại QL47C thuộc địa phận thôn Tiên Mộc, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn xảy ra vụ TNGT giữa xe môtô BKS: 36B4-00517 do Trịnh Hữu Xuân, SN: 2000, thường trú tại phố Tân Phong, TT. Triệu Sơn điều khiển phía sau chở theo hai người là Phạm Thị Gấm, SN:2003, thường trú tại thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh và Nguyễn Thị Nhật Lệ, SN:2002, thường trú tại thôn Đô Trang, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn đi theo hướng TT. Triệu Sơn đi ngã tư Dân Lực (cả ba người đều không đội mũ bảo hiểm) đâm va với xe mô tô 36B4-08954 đi ngược chiều do Lê Văn Kiên, SN:1975, thường trú tại xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn điều khiển sau đó tiếp tục đâm va vào xe ô tô đầu kéo 36C-13376 kéo theo romooc 36R-00777 do Dương Minh Hoàng, SN:1988, thường trú tại thôn Cầu Lim, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn điều khiển đi cùng chiều. - Hậu quả: Nguyễn Thị Nhật Lệ chết tại chỗ, Trịnh Hữu Xuân, Phạm Thị Gấm, Lê Văn Kiên bị
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_cac_ky_nang_tham_gia_giao_thong_an_toan_cho_h.doc