Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 11 qua chuyên đề dạy học “ngôi nhà riêng – môi trường chung”

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 11 qua chuyên đề dạy học “ngôi nhà riêng – môi trường chung”

Tự nhiên - con người - xã hội là một hệ thống nhất, trong đó con người là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng. Chính con người đã phá vỡ sự cân bằng khách quan của hệ thống nói trên nên con người phải chịu hậu quả của sự mất cân bằng đó (sự biến đổi của khí hậu bất thường, thiên tai, lũ lụt, bệnh tật.). Vì vậy con người cần phải lập lại sự cân bằng trong hệ thống đó để có sự phát triển bền vững.

 Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trong số những biện pháp mà Đảng và nhà nước đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học, trong đó môn Công nghệ có nhiều thuận lợi để giáo dục môi trường cho học sinh.

 Ý thức trách nhiệm của một người giáo viên và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tôi đã mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “Ngôi nhà riêng – môi trường chung”. Thông qua chuyên đề, tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai.

 

doc 24 trang thuychi01 4311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 11 qua chuyên đề dạy học “ngôi nhà riêng – môi trường chung”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
 “NGÔI NHÀ RIÊNG – MÔI TRƯỜNG CHUNG”
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công Nghệ Công nghiệp
THANH HOÁ NĂM 2016
Mục lục
Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
Phần II. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
5
 1. Cơ sở lí luận của giáo dục môi trường
5
 2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp 
6
 3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thiết lập sự liên hệ nội dung học với thực tiễn
6
 4. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định
6
II. THỰC TRẠNG
6
 1. Thực trạng giáo dục môi trường trong trường THPT
6
 2. Thực trạng lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường vào phần bản vẽ xây dựng – Công nghệ 11
7
III. GIẢI PHÁP 
7
 A. Giao nhiệm vụ cho học sinh
7
 1. Thực trạng sử dụng vật liệu xây dựng ở địa phương em hiện nay
7
2. Sự tác động đến môi trường và sức khỏe của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nung
9
 3. Tình trạng khai thác gỗ hiện nay và nguy cơ giảm diện tích rừng
9
4. Nguy cơ thu hẹp nguồn tài nguyên đất canh tác
10
 B. Kế hoạch dạy học 
11
 1. Mục tiêu
11
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
12
 3. Tiến trình dạy học
12
 4. Rút kinh nghiệm bài dạy
16
IV. HIỆU QUẢ
16
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN 18 
 1. Kết quả đạt được 18
 2. Bài học kinh nghiệm 18
 II. KIẾN NGHỊ 19
 Tài liệu tham khảo 21 
PHẦN I: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự nhiên - con người - xã hội là một hệ thống nhất, trong đó con người là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng. Chính con người đã phá vỡ sự cân bằng khách quan của hệ thống nói trên nên con người phải chịu hậu quả của sự mất cân bằng đó (sự biến đổi của khí hậu bất thường, thiên tai, lũ lụt, bệnh tật...). Vì vậy con người cần phải lập lại sự cân bằng trong hệ thống đó để có sự phát triển bền vững.
 	 Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trong số những biện pháp mà Đảng và nhà nước đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. 
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học, trong đó môn Công nghệ có nhiều thuận lợi để giáo dục môi trường cho học sinh.
 Ý thức trách nhiệm của một người giáo viên và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tôi đã mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “Ngôi nhà riêng – môi trường chung”. Thông qua chuyên đề, tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm quen với phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tìm cho mình một phương pháp tạo không khí hứng thú và lôi cuốn nhiều học sinh tham gia học tập và vận dụng kiến thức phần vẽ kỹ thuật ứng dụng để giải quyết vấn đề môi trường liên quan đến đời sống hàng ngày của các em.
- Nghiên cứu đề tài này giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thực tiễn.
- Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về bản vẽ xây dựng (đặc biệt là bản vẽ nhà), rèn luyện được một số kỹ năng: tự học, thu thập thông tin, liên hệ thực tế
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần phát triển một số năng lực của học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá và triển khai công nghệ  
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần kích thích niềm đam mê và định hướng nghề xây dựng cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục nói chung và môn Công nghệ nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp, định hướng phát triển năng lực.
	- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 11. Xác định mục tiêu định hướng phát triển năng lực trong phần vẽ kỹ thuật ứng dụng (bản vẽ nhà) để xây dựng một số chuyên đề, bài giảng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động tư duy, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, học sinh có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thực tiễn.
	- Thực nghiệm dạy học công nghệ 11 qua chuyên đề “Ngôi nhà riêng – Môi trường chung”.
 - Nghiên cứu sự tác động tới môi trường của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nung và tình trạng khai thác rừng trái phép.
 - Nghiên cứu thực trạng sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường ở địa phương, từ đó xây dựng giải pháp khắc phục.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đề tài được thực hiện dựa trên tổ hợp các phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận dạy học: Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục nói chung và môn công nghệ nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp, định hướng phát triển năng lực.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nghiên cứu thu thập số liệu về diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng năm, diện tích rừng phòng hộ, bảng báo giá một số loại vật liệu xây dựng Khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng một số loại vật liệu xây dựng tại địa phương và sự tác động đến môi trường của một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nung trên địa bàn. 
	- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành điều tra thực tế, phỏng vấn người dân trên địa bàn nhằm kết luận về nguyên nhân và xây dựng giải pháp cho tình trạng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường chưa được sử dụng phổ biến hiện nay. 
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề “Ngôi nhà riêng – Môi trường chung” theo mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiến hành giảng dạy, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG 
CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1. Cơ sở lí luận giáo dục môi trường
a. Môi trường:
 	"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Khoản 1, Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam – do Quốc Hội ban hành ngày 23/6/2014 – Số 55/2014/QH13)
 Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước... 
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, quy ước... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
 	 Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
 	 Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
 	 Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 
 (Nguồn: Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường – Lê Văn Khoa NXB GD)
b. Giáo dục môi trường:
 Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
 (Nguồn: Giáo dục môi trường – Lê Văn Lanh – NXBGD)
c. Mục đích của giáo dục môi trường:
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của dân tộc. Vì vậy, cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môi trường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường
Giáo dục môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua việc giáo dục về môi trường giúp bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em học sinh. 
 (Nguồn: Giáo dục môi trường – Lê Văn Lanh – NXBGD)
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp
 	 Với sự bùng nổ của thành tựu khoa học trong các lĩnh vực :Toán học, hóa học, vật lí, sinh học, công nghệ... nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập, với những khái niệm khó nhớ. Xu hướng hoạt động trong dạy học công nghệ nói riêng và trong các môn học nói chung, trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các môn học, các ngành khoa học khác nhau.
3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thiết lập sự liên hệ nội dung học với thực tiễn
 	Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài học hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tiễn giữa kiến thức môn học với đời sống hàng ngày. Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng nên có rất nhiều phần nội dung kiến thức có thể liên hệ được với giáo dục môi trường trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em.
4. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định
	 Trong quá trình dạy học nếu chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận, phát huy tính chủ động, sáng tạo vừa tạo được môi trường thoải mái để học sinh trao đổi và tạo điều kiện phát triển năng lực cho học sinh.
THỰC TRẠNG 
Thực trạng việc giáo dục môi trường trong trường THPT
 	 Việc giáo dục môi trường trong nhà trường hiện nay đôi lúc còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn”. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện đồng bộ, thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. 
Thực trạng của việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường vào phần Bản vẽ xây dựng - Công nghệ 11
Kiến thức về Bản vẽ xây dựng là phần kiến thức tương đối rộng và có nhiều liên hệ trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh. Nhưng khi học sinh tiếp nhận đơn vị kiến thức này lại chỉ chú trọng vào kiến thức môn học chứ chưa liên hệ được vào trong đời sống của mình, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường thông qua phương án thiết kế và lựa chọn vật liệu xây dựng cho một công trình xây dựng (một ngôi nhà). 
III. GIẢI PHÁP 
	Người giáo viên phải nắm bắt được tâm lí của học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy học để các em nhận thấy vai trò, ý nghĩa thực tiễn của môn công nghệ. Sự điều chỉnh phương pháp dạy học theo hướng tích hợp còn tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ sự lựa chọn phương án thiết kế và vật liệu xây dựng cho công trình xây dựng. Đồng thời giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự học tập cho học sinh nhằm thông qua bài giảng, học sinh phát triển được những năng lực cụ thể. Để giải quyết được vấn đề, tôi đã thực hiện đồng thời các giải pháp sau: 	
Giao nhiệm vụ cho học sinh
	Để hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua chương vẽ kỹ thuật ứng dụng, tôi xây dựng chuyên đề “Ngôi nhà riêng – Môi trường chung”. Đây là bài giảng mang tính tích hợp, học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức môn học khác nhau để giải quyết vấn đề môi trường. Để tổ chức thực hiện giảng dạy chuyên đề này, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị tìm hiểu các vấn đề sau:
1. Thực trạng sử dụng vật liệu xây dựng ở địa phương em hiện nay
1.1. Vật liệu xây tường:
Gạch nung có lỗ
- Đa phần các công trình xây dựng đều sử dụng gạch nung, còn lại số ít sử dụng gạch không nung
- Gạch nung là một loại vật liệu xây dựng truyền thống, có nhiều loại khác nhau và chủ yếu đều lấy nguyên liệu từ đất sét.
- Quá trình đốt nhiên liệu để nung gạch không thể tránh khỏi việc thải các chất thải (chủ yếu gồm bụi, NOx, SOx, COx) ra môi trường.
1.2. Vật liệu lợp mái:
Ngói nung mũi hài M 150 (trái) và ngói nung 22 của Hạ Long.
Vật liệu lợp mái chủ yếu là ngói nung và tấm lợp Amiăng (hay còn gọi là tấm bờlô hoặc fibờlô ximăng) 
- Ngói nung: cũng giống như gạch nung có quá trình nung nên sẽ thải một số chất (chủ yếu gồm bụi, NOx, SOx, COx) ra môi trường.
- Tấm lợp Amiăng (hay còn gọi là tấm bờlô hoặc fibờlô ximăng)
Quá trình vận chuyển và sản xuất tấm lợp fibờlô ximăng
 Tấm lợp animăng cũng được khá nhiều người lựa chọn đặc biệt là ở vùng nông thôn vì giá thành tương đối rẻ không mất nhiều thời gian hoàn thiện nên phù hợp với những công trình không cần độ vững chắc cao (Ví dụ: Các công trình phụ, các công trình chăn nuôi gia xúc, gia cầm). Tuy nhiên quá trính sản xuất cũng thải ra một lượng bụi khổng lồ và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người và vật nuôi trong quá trình sử dụng.
1.3. Vật liệu làm cửa:
Bên cạnh một số ít loại vật liệu như: kính, sắt,  thì gỗ hiện nay vẫn là vật liệu được ưa chuộng hàng đầu để làm cửa (cửa sổ, cửa chính, cửa thông phòng) của một ngôi nhà trong xây dựng.
2. Sự tác động đến môi trường và sức khỏe của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nung
2.1. Khí thải độc hại của các lò nung với thành phần chủ yếu như NOx, SOx, COx là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề, góp phần làm tăng kích thước lỗ thủng tầng ôzôn 
Hình chụp lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực vào tháng 9 năm 2000
Khí thải từ các lò nung
2.2. Bụi từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng nung:
Quá trình sản xuất vật liệu xây dựng nung còn để một lượng bụi khổng lồ trong không khí gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
- Tổn thương đường hô hấp 
- Các bệnh ngoài da do bụi
- Bệnh về đường tiêu hóa
- Bụi gây chấn thương và các bệnh về mắt, làm giảm thị lực.
Hình ảnh khai thác rừng bừa bãi
3. Tình trạng khai thác gỗ hiện nay và nguy cơ giảm diện tích rừng
Rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn ngang nhiên bị chặt phá ở Phú Yên
Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam:
Mốc thời gian
Diện tích rừng (triệu ha)
So với diện tích cả nước (%)
Trước năm 1945
14
42
Năm 1975
9,5
29
Năm 1985
7,8
23,6
Năm 1989
6,5
19,7
 	Trong mấy năm gần đây, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, từ 28,2% (năm 1995) lên 33,2% (cuối năm 1999), độ che phủ rừng thống kê năm 2005 đã lên tới 36,7%. Thế nhưng có 1 thực tế: diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong khi đó, rừng già, rừng nguyên sinh vẫn bị chặt phá ngang nhiên và suy giảm nghiêm trọng.
Ngày nay, khi dân số thế giới đang tăng từng ngày thì nhu cầu đất ở cũng như đất canh tác cho nhân dân cũng tăng đồng nghĩa với việc diện tích rừng càng có xu hướng bị thu hẹp. Ngoài ra khi nhu cầu cũng như giá thành gỗ tăng thì việc chặt phá rừng trái phép xuất hiện càng nhiều. Rừng bị chặt phá dẫn đến diện tích rừng (tự nhiên và phòng hộ) giảm, nếu mưa lớn thì dễ dẫn đến lũ lụt, lũ quét gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và sinh vật. Như vậy nếu có thể giảm bớt nhu cầu sử dụng gỗ thì cũng đã góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai lũ lụt.
4. Nguy cơ thu hẹp nguồn tài nguyên đất canh tác
Ðể sản xuất một tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m³ đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2014 ước đạt 7,8 triệu ha, giảm 96,8 nghìn ha, giảm 1,2% so với năm 2013.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014 của ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Trung tâm tin học và thống kê)
 	Nếu cứ như vậy việc thiếu hụt đất nông nghiệp là không thể tránh khỏi, không còn đất nông nghiệp dân thất nghiệp, sản lượng lương thực giảm có thể không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu của cả nước.
Đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp dần vì người dân bán đất ruộng trái phép cho cácchủ lò gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Kế hoạch dạy học
	(Chuyên đề được thiết kế với thời lượng 3 tiết, có nội dung tích hợp kiến thức phần bản vẽ nhà và thực hành đọc bản vẽ nhà với giáo dục môi trường)
Mục tiêu
 Kiến thức:
- Về môn Công nghệ: Biết được một số loại vật liệu xây dựng, đọc hiểu được bản vẽ các công trình xây dựng (bản vẽ nhà).
- Về môn Toán: Sử dụng phép toán để tính toán số liệu kỹ thuật của một ngôi nhà, đồng thời thống kê so sánh các phương án thiết kế, cũng như tính toán kinh tế có thể tiết kiệm chi phí xây dựng khi sử dụng phương án sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường. 
- Về môn Giáo dục công dân: Tìm hiểu một số điều luật về bảo vệ môi trường và luật xây dựng (luật xin cấp phép xây dựng). Đồng thời có ý thức tuyên truyền cho người dân nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu bằng việc sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường. 
- Về môn Hóa học: Phân tích thành phần khí thải độc hại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nung (chủ yếu gồm bụi, NOx, SOx, COx) và một số phản ứng của nó trong khí quyển khi được thải ra môi trường. 
- Về môn Sinh học: Sử dụng kiến thức giải phẫu sinh lý người, cơ chế hoạt động của các hệ cơ quan để rút ra một số chú ý khi xây dựng công trình nhà ở (phải đảm bảo sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, vấn đề ánh sáng, thông khí, thông gió của một công trình xây dựng).
- Về môn Vật lý: Phân tích các yếu tố vật lý ảnh hưởng tới chất lượng vật liệu xây dựng cũng như chất lượng công trình xây dựng (nhiệt độ, ánh sáng, áp suất, độ bền cơ học) từ đó đề xuất phương án phòng tránh tối ưu để đảm bảo tuổi thọ của công trình và sự an toàn cho người sử dụng (Ví dụ: nguyên tắc phòng tránh sét cho công trình xây dựng). 
 Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình 
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích, tự nghiên cứu và làm việc nhóm 
 - Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
 Thái độ
Sau bài học:
	- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
	- Học sinh định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, đam mê theo đuổi ngành xây dựng.
	- Đặc biệt qua bài học, học sinh dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lựa chọn vật liệu xây dựng và phương án thiết kế một ngôi nhà.
Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung
	- Năng lực giao tiếp.
	- Năng lực hợp tác.
	- Năng lực tự học.
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
b) Năng lực riêng
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
	- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật.
	- Năng lực sáng tạo kỹ thuật.
	- Năng lực lựa chọn, đánh giá và triển khai công ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_lop_11_qua_ch.doc