SKKN Hình thành phương pháp tự học theo hướng phát huy năng lực học sinh thông qua bài oxi – ozon Hóa học 10 cơ bản

SKKN Hình thành phương pháp tự học theo hướng phát huy năng lực học sinh thông qua bài oxi  – ozon Hóa học 10 cơ bản

“Sự học như con thuyền ngược nước, nếu không tiến ắt sẽ lùi” – Đúng vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng kiến thức ngày càng nhiều, thầy cô không thể truyền đạt hết cho người học, đòi hỏi người học cần phải tích cực tự học, tự nghiên cứu. Từ đó tìm ra các phương pháp học thích hợp để tự làm giàu vốn tri thức của mình, góp phần thành công trong quá trình học tập và phục vụ tốt hơn cho hoạt động thực tiễn.

 Một thầy cô giỏi không chỉ có kiến thức giỏi mà còn phải là người biết định hướng,chỉ dẫn học sinh cách học , tiếp thu kiến thức một cách tôt nhất. Làm sao để các em yêu quý môn học của mình một cách tự nhiên, không quá áp lực nhưng lại thu được kết quả cao. Bản thân là một giáo viên giảng dạy tại trường THPT Triêu sơn 6, với chất lượng đầu vào thấp, học lực của học sinh đa số ở mức độ yếu, trung bình nên việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức sao cho các em dễ tiếp thu luôn là sự trăn trở bản thân tôi.

 Mặt khác để thu được kết quả tốt nhất cho học sinh không chỉ dựa vào một mình thầy cô mà đòi hỏi phải có sự chủ động của học sinh, thầy cô chỉ là người cung cấp kiến thức, định hướng còn học sinh là người chuyển những kiến thức đó thành kiến thức của mình bằng các nào đó nhanh nhất và nhớ lâu nhất.

 Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “ hình thành phương pháp tự học theo hướng phát huy năng lực của học sinh thông qua bài oxi – ozon hóa học 10 cơ bản”

 

doc 32 trang thuychi01 7062
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành phương pháp tự học theo hướng phát huy năng lực học sinh thông qua bài oxi – ozon Hóa học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BÀI OXI –OZON HÓA HỌC 10 CƠ BẢN
 Người thực hiện: Dương Thị Bình
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Phần 1: ......................................Mở đầu.....Trang 1
 1.1: Lí do chọn đề tài...1
 1.2: Mục đích nghiên cứu....1
 1.3: Đối tượng nghiện cứu...1
 1.4: Phương pháp nghiên cứu......1
Phần 2 :.. Nội dung..1 
 2.1. Cơ sở lí luận...1
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...2
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....2
 2.3.1. Phương pháp tự học nói chung .........................2
 2.3.2 Các phương pháp tự học chính sử dụng trong bài oxi -ozon...........3
 2.3.2.1.Vài nét về chương oxi lưu huỳnh.........................................................3
 2.3.2.2. Nội dung các phương pháp..............................................................4
 2.3.2.2.1. Phương pháp thu nhận thông tin...........................4
 1. Phương pháp đọc sách và ghi chép .................................................4
 2.Phương pháp tự đặt câu.....................................................................7
 3. Phương pháp nghe bài dạy của giáo viên và ghi chép......................8
 4. Phương pháp ghi nhớ thông tin.........................................................9
 2.3.2.2.2. Phương pháp xử lí thông tin.............................................................10
 1. Diễn đạt ý kiến..................................................................................10
 2. Phương pháp vận dụng.....................................................................11
 2.3.2.2.3. Phương pháp học phần điều chế như thế nào cho hiệu quả..............11
 2.3.2.3. Giáo án thực nghiệm...........................................................................13
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................20
Phần 3 :............................kết luận và kiến nghị...............................................21
 3.1 : Kết luận...................................................................................................21
 3.2 : Kiến nghị.................................................................................................21
Phụ lục : Tranh ảnh minh họa.........................................................................23
Tài liệu tham khảo.............................................................................................28
Danh mục viết tắt...............................................................................................29
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 “Sự học như con thuyền ngược nước, nếu không tiến ắt sẽ lùi” – Đúng vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng kiến thức ngày càng nhiều, thầy cô không thể truyền đạt hết cho người học, đòi hỏi người học cần phải tích cực tự học, tự nghiên cứu. Từ đó tìm ra các phương pháp học thích hợp để tự làm giàu vốn tri thức của mình, góp phần thành công trong quá trình học tập và phục vụ tốt hơn cho hoạt động thực tiễn.
 Một thầy cô giỏi không chỉ có kiến thức giỏi mà còn phải là người biết định hướng,chỉ dẫn học sinh cách học , tiếp thu kiến thức một cách tôt nhất. Làm sao để các em yêu quý môn học của mình một cách tự nhiên, không quá áp lực nhưng lại thu được kết quả cao. Bản thân là một giáo viên giảng dạy tại trường THPT Triêu sơn 6, với chất lượng đầu vào thấp, học lực của học sinh đa số ở mức độ yếu, trung bình nên việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức sao cho các em dễ tiếp thu luôn là sự trăn trở bản thân tôi.
 Mặt khác để thu được kết quả tốt nhất cho học sinh không chỉ dựa vào một mình thầy cô mà đòi hỏi phải có sự chủ động của học sinh, thầy cô chỉ là người cung cấp kiến thức, định hướng còn học sinh là người chuyển những kiến thức đó thành kiến thức của mình bằng các nào đó nhanh nhất và nhớ lâu nhất.
 Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “ hình thành phương pháp tự học theo hướng phát huy năng lực của học sinh thông qua bài oxi – ozon hóa học 10 cơ bản”
1.2. Mục đích nghiện cứu
- Đề xuất một số phương pháp tự học phát triển năng lực học sinh.
- Sử dụng phương pháp thông qua bài oxi –ozon.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số phương pháp tự học nói chung để phát triển năng lực học sinh.
- Phương pháp tự học của bài oxi-ozon hóa học 10 cơ bản theo hướng phát huy năng lực học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các kinh nghiệm tự học của đồng nghiệp.
- Các tài liệu liên quan đến phương pháp tự học.
- Lấy ra từ kinh nghiệm tự học của bản thân.
- Truy cập thông tin internet.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê.
- Phương pháp điều tra và thực nghiệm sư phạm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Quá trình dạy và học là một quá trình đòi hỏi sự hoạt động song song giữa người dạy và người học. Kiến thức thì không quyết định đến việc dạy hay việc học vì kiến thức là như nhau đối với mỗi người. Vì vậy cái quyết định đến hoạt động dạy là thầy cô, làm sao để truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách dễ hiểu nhất hay nói cách khác là “nông thôn hóa kiến thức”để gần gũi với học sinh. Song song với việc truyền tải kiến thức đến học sinh thì bản thân mỗi thầy cô cần phải dạy cho học sinh của mình cách tiếp cận kiến thức, hay nói cách khác là khả năng tự học, và khả năng biến kiến thức của thầy cô giáo thành kiến thức của bản thân mình.
Thực tế cho thấy dù thầy có giỏi, có cố gắng hoạt động nhiều bao nhiêu mà không kích thích được khả năng tự học của học sinh và luôn thụ động trong các hoạt động của mình thì không bao giờ thầy cô thu được kết quá tôt trong hoạt động dạy học của mình. Điều này không chỉ đúng trong hoạt động giáo dục mà còn đúng trong các hoạt động xung quanh ta.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên không chú trọng giáo dục phương pháp tự học cho học sinh mà chú trọng dạy kiến thức.
- Giáo viên thường không bày cho học sinh cách học mà chủ yếu truyền đạt kiến thức.
- Phần lớn các bạn học sinh còn học tập mang tính chất học vẹt, học nhưng không hiểu bản chất, học thuộc nhưng hiểu không sâu.
- Một số bạn chưa nắm được phương thức tự học cũng như phương thức tiếp thu bài vở trên lớp từ thầy cô.
- Với phương pháp học cũ học sinh phần lớn không chủ động tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà học một cách thụ động.
Với thực trạng nói trên tôi nhận thấy rằng một khi bản thân người học nhận ra tính quy luật là cách học thông minh, có tính khái quát cao, là đi vào bản chất của các biến đổi hóa học, giúp người ta “ hiểu sâu - nhớ lâu - vận dụng” được những kiến thức đó vào những trường hợp tương tự. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong phần này tôi xin đề cập đến ba nội dung:
Một là: Phương pháp tự học nói chung
Hai là: Phương pháp tự học trong bài oxi –ozon hóa học 10 cơ bản.
Ba là: Giáo án thực nghiệm
2.3.1. Phương pháp tự học nói chung.[5]
Chắc hẳn mỗi người đều có một cách học riêng cho mình để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp học sau cho một số môn học khác nhau.
Cụ thể:
* Thứ nhất, đọc sách trước khi lên lớp. Trong quá trình đọc nội dung SGK có phần nào không hiểu thì ta sẽ gạch chân ở phần đó. Vào lớp học, khi thầy cô giáo giảng bài nên chú ý nhiều hơn, khi không hiểu phần nào ta nên hỏi ngay để được sự giải thích, khi đó sẽ giúp ta hiểu bài, học tiếp các phần tiếp theo một cách tốt hơn.
* Thứ hai, luôn đảm bảo thời gian học ở lớp. Có nhiều bạn tự cho mình đọc sách là hiểu rồi, làm bài tập được rồi nên lười đến lớp. Theo tôi như vậy là chưa được, chưa chắc đã khoa học. Khi ở lớp thầy cô sẽ định hướng cho chúng ta những vấn đề cần học, mục tiêu của bài học, giúp chúng ta hiểu sâu hơn, dễ dàng hơn trong học tập và nghiên cứu. Khi ở lớp, chú ý tập trung học bài thì khi về nhà chúng ta sẽ dễ dàng học bài hơn.
* Thứ ba, các bạn phải luôn tự đặt cho mình câu hỏi: “Đọc sách thì phải đọc như thế nào?” Theo tôi trước hết các bạn nên đọc tóm tắt của chương, sau đó xem nội dung của chương, mục tiêu cần nắm là những vấn đề gì? Cần phải có một cuốn sổ ghi chép để ghi những vấn đề đó vào, để nhớ rằng sau khi học xong chương này, bài này thì tôi cần nắm những vấn đề này hay vấn đề kia, khi như vậy thì bản thân người học sẽ nhận thấy mình đã học được cái gì, sau này sẽ dễ dàng bổ sung và ôn tập.
* Thứ tư, Cần phải phân bố thời gian học tập hợp lý, không nên học một cách thụ động và dồn dập.
* Từ kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp cũng như các em học sinh học sinh khác tôi xin đưa thêm phương pháp học tốt hóa học như sau:
- Trước hết bạn cần phải có một thời gian biểu học tập hợp lý cho mỗi ngày. Vạch ra kế hoạch học tập, phân chia thời gian để làm cho một phần công việc.
- Để tiếp thu bài một cách nhanh chóng, hiểu bài và nhớ lâu kiến thức thì bạn cần phải:
+) Xem bài trước ở nhà, chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi thắc mắc, như vậy trong tiết học hôm sau khi nghe thầy cô giảng bài các bạn sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
+) Sau các tiết học ở trường, khi về nhà các bạn nên xem lại, học bài và làm bài ngay cho ngày hôm đó. Các bạn chỉ tốn một khoảng thời gian rất ngắn cho việc học lại này.
+) Buổi tối, bạn dành thời gian khoảng 1-2h ôn lại bài mà mình chuẩn bị cho tiết học ngày mai.
Như vậy, vừa giúp các bạn tăng khả năng diễn đạt vừa giúp các bạn hiểu và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên đối với các định nghĩa, định lýthì đương nhiên các bạn cần phải học nguyên văn.
*Tóm lại các phương pháp tự học có một điểm chung là phụ thuộc vào khả năng tự học của người học. Kiến thức thì vô hạn, thầy cô không thể truyền đạt kiến thức của xã hội, của loài người cho các bạn. Điều đó đòi hỏi người học cần có các phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chủ động trong việc lĩnh hội tri thức
2.3.2. Các phương pháp tự học chính sử dụng trong bài oxi – ozon.
2.3.2.1 Vài nét về chương “Oxi – lưu huỳnh”
- Trước khi đi vào chương “Oxi – lưu huỳnh” để hiểu và nắm được kiến thức của chương ta cần xác định mục tiêu của chương là gì? Thông thường mục tiêu của chương, của bài được tác giả đưa ra ở đầu chương, đầu bài. Nên bạn đọc dễ nhận ra vấn đề này, ngoài ra kỹ năng mà bạn sẽ có sau khi học xong chương, xong bài là điều rất cần thiết.
Cách học, phương pháp học, mục tiêu của bài cũng như những kĩ năng thu được sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của người học.
Ví dụ: ở chương “Oxi – lưu huỳnh”
* Đối với những bạn học sinh có học lực trung bình- khá thì cần xác định rằng sau khi học xong chương này cần phải :
Biết: +) Vị trí, cấu hình của oxi, lưu huỳnh.
 +) Dạng thù hình của oxi là ozon
 +) Tính chất vật lý của oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
Hiểu: +) Tính chất hóa học của oxi và ozon, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh. 
Vận dụng +) Một số ứng dụng của các hợp chất trên.
Ngoài ra, đối với các bạn học sinh có học lực khá-giỏi thì cần phải hiểu thêm các phương trình chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi, các bài tập giải trắc nghiệm về hợp chất của lưu huỳnh là axit sunfuric và các bài tập về phản ứng oxi hóa – khử liên quan, làm các bài tập về tính toán; bài tập về so sánh các chất.
* Bên cạnh đó thì kĩ năng cần đạt tới của các bạn sau khi học xong chương này cũng là một điều quan trọng: đó là kĩ năng viết các PTHH minh họa cho tính chất của từng loại đơn chất và hợp chất cần có thói quen ghi đầy đủ các điều kiện phản ứng xảy ra.
2.3.2.2. Nội dung các phương pháp [6]
2.3.2.2.1. Phương pháp thu nhận thông tin.
 Để đảm bảo được lượng kiến thức cần thiết, để thu nhận được những kiến thức một cách có hệ thống, có phương pháp, logic và hợp lý thì bản thân người học cần có các phương pháp thu nhận thông tin.
Sau đây là một số phương pháp thu nhận thông tin.
1. Phương pháp đọc sách và ghi chép.
a. Phương pháp đọc sách.
- Cả 4 bài chính của chương, để học được nó điều đầu tiên ta phải đọc chương trình của sách, nhưng điều quan trọng là ta phải đọc như thế nào đây?
+) Khi đọc sách thì điều đầu tiên là phải xác định mục đích của vấn đề cần đọc.
Ví dụ: Ở bài “Oxi - ozon”
- Ta cần đọc cái gì?
- Tất nhiên là đọc hết nội dung SGK, nhưng có phải tất cả các nội dung ta đều đọc như nhau hay không?
+) Ở phần vị trí và cấu tạo oxi: phần này học sinh phải phân tích ra và nhớ được vị trí của oxi.
- Tùy từng phần mà học sinh đọc bài với những mức độ khác nhau:
Ví dụ: Ở phần tính chất vật lý của oxi sau khi đọc bài, học sinh phải suy nghĩ tại sao oxi nặng hơn không khí? Và giải thích được tại sao điều chế oxi bằng cách đẩy không khí? Đẩy nước? Chúng ta sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng theo quy trình như thế nào để sản xuất oxi? Từ đó học sinh sẽ học hiệu quả phần điều chế hơn.
- Phụ thuộc vào trình độ học lực của học sinh mà có phương thức suy nghĩ và cách đọc khác nhau.
b. Cách ghi chép.
- Đây là một việc rất cần thiết, nó giúp người học nhớ lâu, là một hình thức để duy trì trí nhớ.
- Nếu một người dù học có suy nghĩ sâu sắc, có tư duy logic nhưng đến khi những suy nghĩ đó không được chép lại thì trước mắt kết quả học sẽ không cao. Vì vậy, ghi chép có một ý nghĩa quan trọng.
- Nhưng vấn đề đặt ra là phải ghi chép như thế nào cho hợp lý, có phải ghi tất cả những câu chữ mà người học học không? Thực ra có nhiều cách để ghi chép tài liệu, ghi chép những gì được học. Điều quan trọng là người học trước hết cần phải dựa vào mục tiêu, mục đích của bài học để tự mình lựa chọn cách ghi chép thích hợp. Thông thường, có các hình thức ghi chép như sau: Đề cương trích dẫn, luận đề, tóm tắt, tự do
- Đối với từng bài trong chương thì ghi chép như thế nào?
Trước hết chúng ta nên chia phần cho cuốn vở (bằng 1/3 trang), phần lề đó sẽ ghi những giải đáp, thắc mắc của bản thân và của bạn bè, các phản ứng phụ, những điều thầy nói thêm ngoài SGK. Còn 2/3 của trang vở còn lại ta sẽ ghi nội dung chính của bài học. Ngoài ra người học cần biết lựa chọn những gì cần ghi, chọn lọc những vấn đề thầy cô nói để ghi.
Ví dụ: Ở bài “Oxi - ozon”
+) Phần vị trí và cấu tạo: - 8O:1s22s22p4: nhóm VIA; chu kì 2; lớp ngoài cùng có 6e
 - CTPT : O2 
+) Phần tính chất vật lí:
Các bạn có thể ghi chép theo cách lập sơ đồ so sánh tính chất của oxi và ozon:
OXI
OZON
Tính chất vật lý
Oxi ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí: 
- Oxi tan ít trong nước, dưới áp suất khí quyển hóa lỏng
 ở - 1830C
- Khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng nhiệt độ hoá lỏng = -112oC
 (xanh đậm)
- Tan trong nước nhiều hơn O2 (16 lần)
+) Phần ứng dụng: Nghiên cứu SGK; dựa vào thưc tế và các hình ảnh về ứng dụng của oxi; ozon tự tóm tắt nội dung của nó theo ý của bản thân.
OXI
OZON
Ứng dụng
- Vai trò quyết định sự sống của người và động vật.
- Thuốc nổ, hàn cắt kim loại, Y học, công nghiệp hóa chất, luyện thép.
- Trong y tế: Làm sạch không khí, khử trùng.
- Trong công nghiệp: Tẩy trắng.
- Tự nhiên: Bảo vệ trái đất, ngăn tia tử ngoại.
+) Phần tính chất hóa học
- Phần tính chất này: các bạn nên tìm hiểu và suy luận từ cấu hình, vị trí và cấu tạo của oxi. Ở phần này là phần quan trọng nên các bạn cần ghi chép về tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon từ đó viết các phương trình hóa học minh họa.
Chúng ta có thế ghi chép như sau:
OXI
OZON
Tính chất hóa 
học
- Độ âm điện : 3,44 (chỉ bé thua Flo)
- Tính oxi hóa mạnh: 
O2 + 4eà2O2-
- Tác dụng với kim loại
(Trừ Au, Pt...)	
Vd: 
- Tác dụng với phi kim:
( Trừ các halogen)
- Tác dụng với hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
(1) 
(2) 
- O3 có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2
- Tác dụng với hầu hết kim loại( trừ Au, Pt)
Vd: 
(Oxi không oxi hóa được Ag ở đk thường)
- Tác dụng với hợp chất :
(Phản ứng này dùng nhận biết O2 và O3)
+) Phần điều chế: Theo bản thân thì tôi nghĩ rằng, phần này các bạn nên nghiên cứu kỹ SGK và tóm tắt lại theo ý của mình (Phần này tôi xin đưa ra một mục riêng hướng dẫn học phần điều chế ở mục 2.3.2.2.3)
- Ở phần này các bạn suy nghĩ và rút ra cách điều chế từ phần tính chất vật lí của oxi.
- Sau khi quan sát thí nghiệm về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm các bạn cần phải viết các PTHH minh họa đầy đủ (chú ý rằng: các phương trình hóa học điều chế oxi được sử dụng nhiều trong các bài tập)
Trên đây là các cách ghi chép tài liệu, bài học mang tính chất đơn giản và bình thường. Như vậy tất cả các hình thức ghi nhớ thì theo cách hiểu của bản thân là tốt nhất, đảm bảo tính độc lập, sáng tạo, vì vậy người học cần phải biết tập trung chú ý mỗi ý của bài học và nhanh chóng nắm được những vấn đề cơ bản của bài học, điều quan trọng nhất là trong khi ghi chép bài bạn cần phải chú ý đến sự trình bày của thầy cô giáo. Thực ra vấn đề này nói ra thì rất đơn giản nhưng thực hiện thì rất khó cho nên người học cần phải biết rèn luyện để trở thành kỹ năng, kỹ xảo.
2. Phương pháp tự đặt câu hỏi.
- Đây cũng là một phương pháp để thu nhận các kiến thức cho bản thân. Để nắm vững được các vấn đề và phát triển được suy nghĩ của bản thân thì người học cần phải tự hỏi và tự trả lời, nếu tự trả lời không được thì hỏi thầy, hỏi bạn.
- Tự nêu câu hỏi đây là một việc rất tốt cho tư duy, việc bạn nêu câu hỏi và giải quyết được các câu hỏi đó chứng tỏ bạn đã hiểu bài. Ngoài ra bạn cần phải biết thu nhận thông tin của bạn bè, của thầy cô để tự bản thân trả lời khi học bài.
Ví dụ: Trong bài oxi-ozon:
- Học sinh có thể tự nêu các câu hỏi sau đây: 
a. Phần vị trí và cấu tạo: Từ cấu hình suy ra vị trí như thế nào?
- Ở phần này buộc các bạn phải nhớ lại kiến thức về bài: bảng tuần hoàn và các nguyên tố hóa học; nhớ lại mối quan hệ giữa cấu hình và vị trí.
b. Phần tính chất vật lí: Tại sao khí oxi nặng hơn không khí? Từ tính chất này ta có thể điều chế oxi bằng cách nào? Từ nhiệt độ hóa lỏng của oxi người ta điều chế oxi từ không khí như thế nào? Từ tính tan của oxi trong nước giải thích cách điều chế oxi bằng cách đẩy nước?
c. Phần tính chất hóa học:
 + Oxi có 6 e ở lớp ngoài cùng, vậy oxi có xu hướng cho e hay nhận e và cho hay nhận mấy e? 
+ Oxi thể hiện tính oxi hóa hay tính khử? 
+ Độ âm điện ảnh hưởng như thế nào? 
+ Dựa vào độ âm điện của oxi để biết tính oxi hóa của oxi mạnh hay yếu?
+ Số oxi hóa có thể có trong các hợp chất là bao nhiêu?
+ Có trường hợp nào đặc biệt?
+ Vì sao lại có trường hợp đặc biệt đó?
+ Với tính chất đó của oxi thì oxi tác dụng với những chất nào?
Giải thích vần đề và từ đó kết luận là oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, có tính oxi hóa mạnh.
Cụ thể trong từng phản ứng:
- Phản ứng với kim loại:	
. Trừ những trường hợp nào?
	. Khi phản ứng với kim loại thì số oxi hóa của oxi thay đổi như thế nào? 
- Phản ứng với phi kim: Phản ứng với những phi kim nào? 
- Phản ứng với hợp chất.
 Từ đây chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Muốn phân biệt khí O2 và O3 thì dùng phương pháp hóa học nào? (dùng dung dịch KI và Hồ tinh bột)
- Cần phải lưu ý rằng: Phản ứng của C với O2 chính là phản ứng đốt cháy than mà hằng ngày chúng ta hay sử dụng (ứng dụng thực tế)
- Ở phản ứng giữa oxi với hợp chất chúng ta cần lưu ý phản ứng giữa các hợp chất hữu cơ với oxi sản phẩm sinh ra là CO2 và H2O (Phản ứng oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ)
- Ở phần tính chất hóa học của ozon: chúng ta cần phải hiểu được O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. Viết được PTHH chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2 :
+) Phản ứng với kim loại( trừ Au, Pt)
d. Phần ứng dụng 
Thường thì trước khi vào học phần này thì người học cần tìm hiểu những ứng dụng của oxi và ozon? Oxi và ozon có vai trò như thế nào với thực tiễn?(phần này học sinh tự tìm hiểu những tranh ảnh và các thước phim liên quan đến những ứng dụng của oxi và ozon).
Ở phần này chúng ta nên tự đặt câu hỏi:
 + Tại sao nói ozon vừa là chất bảo vệ vừa là chất gây ô nhiễm?
 + Liên hệ bản thân chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon? 
(Người 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_phuong_phap_tu_hoc_theo_huong_phat_huy_nang.doc