SKKN Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS - Trường THCS Quảng Ninh

SKKN Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS - Trường THCS Quảng Ninh

Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật với xu hướng quốc tế hóa toàn cầu trên mọi lĩnh vực đã đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Đó là việc xây dựng con người mới để thích ứng với thời đại mới. Chính vì vậy, mỗi môn học trong nhà trường đều phải cung cấp những kiến thức cơ bản chọn lọc, có tác dụng thiết thực trong việc hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy và năng lực hoạt động của học sinh.

Cũng như các môn học khác, bộ môn Địa lí trong nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục.

Bản đồ hoặc lược đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ hoặc lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.

 

doc 21 trang thuychi01 7150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS - Trường THCS Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG 
TRƯỜNG THCS QUẢNG NINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, 
LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH THCS
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Ninh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lí
QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU:
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật với xu hướng quốc tế hóa toàn cầu trên mọi lĩnh vực đã đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Đó là việc xây dựng con người mới để thích ứng với thời đại mới. Chính vì vậy, mỗi môn học trong nhà trường đều phải cung cấp những kiến thức cơ bản chọn lọc, có tác dụng thiết thực trong việc hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy và năng lực hoạt động của học sinh.
Cũng như các môn học khác, bộ môn Địa lí trong nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục.
Bản đồ hoặc lược đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ hoặc lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Mục tiêu đào tạo trong giáo dục là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình thành những phẩm chất cơ bản của con người với những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội làm cho trẻ học lên các cấp học trên được dễ dàng. Một yêu cầu đặt ra là: Một giáo viên cần phải làm gì? Làm thế nào để các giờ dạy của mình cò chất lượng, để sản phẩm do mình tạo ra có một nền móng thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bộ môn Địa lý cấp THCS nói riêng, vấn đề sử dụng đồ dùng trong dạy học không phải là mối quan tâm của cá nhân nào mà đó là nhiệm vụ chung của toàn ngành.
 Trong điều 4 Chương I “Luật giáo dục” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải biết phát hay tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên’’ [1]. Hay trong định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học là: “Tích cực hóa hoạt động của HS” [2]. Tích cực ở đây là tích cực nhận thức, tích cực tư duy, tích cực một cách chủ động, HS chủ động toàn bộ trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
 Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi cần phải có một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tự chủ. Do đó trong giáo dục không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cải tiến phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong số các phương tiện dạy học trực quan của môn Địa lí, bản đồ hoặc lược đồ là phương tiện cần thiết, gần gũi và thông dụng nhất với học sinh. Bản đồ hoặc lược đồ là một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ hoặc lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp. Do đó, bản đồ hoặc lược đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng trong việc dạy học Địa lí. Bản đồ hoặc lược đồ là cuốn SGK thứ 2 của Địa lí, đồng thời sử dụng bản đồ hoặc lược đồ cũng là một phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết một số kinh nghiệm về vấn đề:
 “Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS”
 Qua đề tài này tôi mong muốn rằng những vấn đề để cập đến sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và khích lệ việc sử dụng đồ dùng vào dạy học ở các giáo viên dạy bộ môn Địa lý nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu : 
 Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9, tôi nhận thấy: Trong chương trình Địa lý, ngoài một số bài học về bản đồ hoặc lược đồ ở lớp 6, không có bài học nào dành riêng cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ cho học sinh. Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh dường như không biết cách sử dụng bản đồ hoặc lược đồ, chưa biết cách khai thác kiến thức từ bản đồ hoặc lược đồ hay còn lúng túng trong việc khai thác kiến thức từ bản đồ. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn, thụ động, gượng ép hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên. Đến các bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ hoặc lược đồ, thì các em thấy rất khó khăn và lúng túng, chất lượng của học sinh thấp dẫn đến kết quả không cao, hơn nữa HS còn thấy chán học, ngại học làm cho tiết học trở nên nhàm chán. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
a. Đối tượng: 
 Nghiên cứu quá trình sử dụng bản đồ, lược đồ trong các giờ dạy học địa lí ở các khối lớp 6,7,8,9. Trường THCS Quảng Ninh
b. Phạm vi nghiên cứu:
 Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học trong bộ môn địa lí ở khối lớp 7.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận :
* Thu thập những thông tin lí luận của việc sử dụng bản đồ (lược đồ) trong dạy học ở trung học cơ sở qua tài liệu .
* Tâm lý học ( Bộ giáo dục - Đào tạo ).
* Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở trung học cơ sở (Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II chu kì III) .
* Tham khảo một số trang web hỗ trỡ giáo viên trong dạy học : Bạch kim.vn, giáo viên.net, Violet.....
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
* Phương pháp quan sát:
Quan sát kết quả đạt được từ hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua các băng đĩa dạy mẫu.
* Phương pháp điều tra:
Trò chuyện , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về hiệu quả của việc ứng dụng bản đồ(lược đồ) trong dạy học địa lí. 
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết về ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng bản đồ (lược đồ) vào dạy học.
- Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp trường bạn.
- Tham khảo những trang web về thiết kế bản đồ hoặc lược đồ trong học ở các diễn đàn trên mạng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận:
 Phương pháp sử dụng bản đồ hoặc lược đồ là phương pháp dạy học truyền thống đặc trưng cho môn Địa lí ở trường phổ thông. Do bản đồ hoặc lược đồ vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng là nguồn tri thức, nên trong dạy học giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên sử dụng bản đồ hoặc lược đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng bản đồ hoặc lược đồ như một nguồn tri thức Địa lí quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đồng thời, bản đồ hoặc lược đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến ôn tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng. 
 Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ hoặc lược đồ, trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng việc hình thành và phát triển ở học sinh một kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ như: xác định phương hướng, tìm và chỉ vị trí các đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ, mô tả đặc điểm một đối tượng Địa lí dựa vào bản đồ hoặc lược đồ 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 Bảng số liệu thống kê về chất lượng học sinh hiểu biết về cách sử dụng bản đồ hoặc lược đồ như sau:
Học sinh lớp 7: 
Năm học
SS HS
Kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ hoặc lược đồ Tốt
Kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ hoặc lược đồ Khá
Kĩ năngxác định vị trí trên bản đồ hoặc lược đồ TB
Chưa hiểu kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ hoặc lược đồ 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
46
10
22,0
12
26,0
12
26,0
12
26,0
HKI
2018-2019
48
10
21
14
29.0
12
25.0
12
25.0
2.3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ hoặc lược đồ trong dạy học:
 Những yêu cầu và các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh khi sử dụng bản đồ hoặc lược đồ .
a. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ hoặc lược đồ 
 - Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ hoặc lược đồ là một kỹ năng cơ bản và rất quan trọng. Việc xác định vị trí Địa lí hoặc mô tả đặc điểm một đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ, sẽ trở nên khó khăn hoặc sai lệch nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trên bản đồ hoặc lược đồ.
 - Muốn hình thành và phát triển kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh, công việc đầu tiên giáo viên phải làm là yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ hoặc lược đồ. Với những bản đồ hoặc lược đồ tỉ lệ lớn, người ta thường quy ước, phía trên bản đồ hoặc lược đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ hoặc lược đồ để xác định phương hướng. Giáo viên chỉ cần giới thiệu để học sinh xác nhận là trên bản đồ hoặc lược đồ thường có những đường kẻ dọc và kẻ ngang. Đường kẻ dọc là kinh tuyến, đường kẻ ngang là vĩ tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến là hướng Bắc, đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. Khi đã biết bốn hướng chính thì cũng có thể tìm ra các hướng phụ khác trên bản đồ hoặc lược đồ,ví dụ: giữa Đông và Bắc là Đông Bắc, giữa Tây và Nam là Tây Nam.
Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á – Lớp 6 [3]
- Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng của học sinh, giáo viên nên đưa ra các dạng bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền từ vào chỗ trống (), lựa chọn đúng sai, đi du lịch trên bản đồ hoặc lược đồ theo một số tuyến nhất địnhvới nhiều góc độ khác nhau, lặp đi lặp lại nhiều lần trên cơ sở yêu cầu học sinh quan sát một nôị dung cụ thể. Ngoài ra việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh phải đựoc tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập môn Địa lí.
b. Rèn luyện kĩ năng tìm, xác định vị trí Địa lí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ 
 - Vị trí Địa lí của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó với các đối tượng khác có liên quan nằm ở bên ngoài nó, ví dụ: như một dãy núi, một con sông
 - Khi hình thành kỹ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ giáo viên chỉ cần đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bảng chú giải và các ký hiệu, chữ viết trên bản đồ hoặc lược đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó, ví dụ: dựa vào bản đồ hoặc lược đồ hành chính Việt Nam, hãy tìm và chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,...
Hoặc dựa vào bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí của sông Đồng Nai, dãy núi Con Voi, các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
	[3]
 - Một điều cần lưu ý ở đây nữa là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xác định vị trí một đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ như thế nào cho đúng. Ví dụ: khi chỉ vị trí của một dòng sông, học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông. Khi chỉ về vùng lãnh thổ (một tỉnh, khu vực, quốc gia) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó......
 - Ngoài ra, một trong những biện pháp nhằm giúp cho học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ là: giáo viên lưu ý học sinh nên chú ý tới một số dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết về hình dáng, kích thước của đối tượng. Ví dụ: lãnh thổ phần đất liền Việt Nam có hình dạng chữ S, đồng bằng sông Hồng có dạng giống như một tam giác, dãy núi Hymalaya có hình giống con hươu, đất nước Italia giống hình chiếc ủng, đất nước Cu Ba giống hình con cá trêngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh nên dựa vào toàn bộ khung cảnh để nhận ra vị trí của đối tượng trong khung cảnh đó; để nhanh chóng tim ra vị trí Địa lí của đối tượng cần tìm. Chẳng hạn muốn tìm vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, ngoài nhớ về độ cao (đây là dãy núi cao nhất của Việt Nam), học sinh cần nhớ được vị trí của dãy núi này nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Như vậy, muốn tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ hoặc lược đồ thi học sinh phải tìm được sông Hồng, sông Đà, và ngược lại...
c. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ hoặc lược đồ.
 Giáo viên cần hiểu: Đọc bản đồ hoặc lược đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ hoặc lược đồ mà là một quá trình tìm hiểu kiến thức Địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng, mục đích sử dụng.
Đọc bản đồ hoặc lược đồ có 3 mức độ:
- Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bản chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ (đây là Hà Nội, kia là Hải Phòng, đây là sông Hồng, kia là sông Gâm)
- Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ hoặc lược đồ để tìm ra các đặc điểm của đối tượng địa lí. Ví dụ: Vị trí của núi ở đâu? Núi cao hay thấp? Núi có hướng gì?
- Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức địa lí đã có xác lập mối quan hệ địa lí để rút ra những điều mà trên bản đồ hoặc lược đồ không trực tiếp thể hiện. Ví dụ :Trên bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam, để xác định ảnh hưởng của dãy Bạch Mã tới khí hậu và đường bờ biển, thềm lục địa vùng chân núi, trước hết HS phải xác định đúng vị trí của dãy Bạch Mã (nằm cuối dãy Trường Sơn Bắc, chân choài ra biển, đỉnh cao 1450m, phân cách Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam, giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ vị trí và đặc điểm của địa hình trên, đòi hỏi học sinh phải khám phá mối quan hệ giữa dãy núi này với hướng gió Đông Bắc, từ đó ảnh hưởng tới khí hậu của hai phần lãnh thổ Bắc và Nam của dãy núi; mối quan hệ của dãy núi với Biển Đông, để thấy sự hẹp đi của thềm lục địa và sự hình thành một loạt vũng vịnh tự nhiên dưới chân núi, mô tả tổng hợp đặc điểm Địa lý của khu vực tự nhiên Bạch Mã. 
 Vậy nên khi hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ hoặc lược đồ, giáo viên cần giúp học sinh nắm được các bước tiến hành đọc bản đồ hoặc lược đồ từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, muốn đọc được bản đồ hoặc lược đồ ở mức độ 1, học sinh cần phải đi theo các bước sau:
+ Nắm được mục đích của việc làm hay yêu cầu của giáo viên. 
(Ví dụ: Tìm vị trí của các đồng bằng miền trung trên bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam)
 Bản đồ tự nhiên Việt Nam- Lớp 8	[3]
+ Đọc bản chú giải để biết kí hiệu của đối tượng cần tìm.
+ Căn cứ vào kí hiệu, chữ viết để tìm vị trí các đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ. (Ở đây là tìm vị trí các đồng bằng miền trung ).
Sang mức độ 2, học sinh cần thực hiện thêm một bước nữa.
+ Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ nhận xét, đối chiếu, so sánhđể tìm ra đặc điểm của đối tượng ( cụ thể ở ví dụ trên là: so sánh, đối chiếu độ lớn của các đồng bằng miền trung với các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long để nêu đặc điểm: các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp )
Tới mức độ 3, học sinh phải thực hiện tới bước thứ năm; đó là: Xác lập các mối quan hệ giữa kiến thức địa lí đã có với những kiến thức trên bản đồ hoặc lược đồ để lí giải vì sao các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp. (Cụ thể, học sinh phải xác lập mối quan hệ giữa địa hình với sông ngòi để nêu được ý: vì dãy Trường Sơn tiến sát ra biển, các sông miền Trung đều nhỏ, ngắn, ít phù sa, nên các đồng bằng miền Trung có đặc điểm là nhỏ, hẹp)
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ hoặc lược đồ, giáo viên nên kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí dựa vào bản đồ hoặc lược đồ, như mô tả về một dãy núi, một dòng sông, một vùng đấtMuốn cho học sinh biết cách mô tả về một đối tượng địa lí nào đó, giáo viên nên đưa ra dàn ý nói về những nội dung cần mô tả cho học sinh hiểu. Ví dụ: khi mô tả về một dòng sông, học sinh phải mô tả lần lượt theo các ý: sông bắt nguồn từ đâu ? Đổ nước ra đâu? Sông chảy theo hướng nào? Sông dài bao nhiêu km? Đây là sông lớn hay nhỏ? giải thích tại sao? Giá trị của sông?...
 Như vậy, việc hướng dẫn HS đọc bản đồ hoặc lược đồ phải được diễn ra trong ba bước:
 - Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ
 - Mô tả đối tượng (hình dáng kích thước, quan hệ không gian).
 - Xác định mối quan hệ tương hỗ, nhân quả không thể hiện trực tiếp trên bản đồ hoặc lược đồ (nhờ vào liên tưởng để tìm tòi); mô tả đối tượng cần khám phá trên bản đồ hoặc lược đồ.
 Để đọc được bản đồ hoặc lược đồ như vậy, đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện cho HS các kĩ năng:
 + Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ hoặc lược đồ.
 + Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng Địa lý trên bản đồ hoặc lược đồ. 
 + Nghiên cứu chi tiết mạng lưới tọa độ, các đường viền và chữ viết.
 + Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng Địa lý trên lãnh thổ.
 + Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ.
 + Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ hoặc lược đồ. 
 + Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ hoặc lược đồ.
 + Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí Địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
 Ngoài ba phương pháp rèn luyện kỹ năng bản đồ hoặc lược đồ trên còn có một phương pháp thông dụng nhất hiện nay trong việc rèn luyện kỹ năng bản đồ hoặc lược đồ cho HS trên lớp: GV làm mẫu, đặt câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ hoặc lược đồ, giao cho học sinh các bài tập có sử dụng bản đồ hoặc lược đồ, tổ chức một số trò chơi nhỏ gắn với bản đồ hoặc lược đồ. Câu hỏi gắn với bản đồ hoặc lược đồ thông thường có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó? Hay: Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy quan sát và nêu đặc điểm chủ yếu của sự vật,
Ví dụ: Tìm trên hình 1 một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.
 Trong các tiết thực hành, các bài thực hành gắn với bản đồ hoặc lược đồ cũng là một trong những con đường quan trọng để hình thành và rèn luyện kỹ năng bản đồ hoặc lược đồ cho HS.
Ví dụ: Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ hoặc lược đồ Địa hình Việt Nam (SGK Địa lí 8): Căn cứ vào hình 1, hình 2 hoặc bản đồ hoặc lược đồ địa hình trong Atlát Việt Nam, em hãy cho biết:
Lược đồ địa hình Việt Nam [4]
Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giớiViệt- Lào đến biên giới Việt -Trung ta phải vượt qua:
a) Các dãy núi: Pu-đen-đinh -> Hoàng Liên Sơn ->Con Voi -> CCsông Gâm -> CC Ngân Sơn -> CC Bắc Sơn.
b) Các dòng sông: S.Đà -> S.Hồng -> S.Chảy -> S.Lô -> S.Gâm -> S.Cầu -> S.Kì Cùng.
Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ núi Bạch Mã -> bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua:
a) Các cao nguyên: 
- Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m.
- Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng.
- Đắc-lắc: Cao TB <1000m. Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m.
- Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m
b) Nhận xét:
- Ngoài phân hóa theo chiều Đông - Tây, địa hình còn có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
- Nham thạch chủ yếu là đá badan. Ngoài ra còn có đá Gra-nit và đá biến chất. Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích.
Câu 3: Trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn -> Cà Mau ta phảiqua:
a) Các đèo lớn:
Sài Hồ (Lạng Sơn) -> Tam Điệp (Ninh Bình) -> Ngang (Hà Tĩnh) -> Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) -> Cù Mông (Bình Định) -> Cả (Phú Yên) 
b) Các đèo ảnh hưởng rất lớn tới giao thông Bắc -Nam: Thuận lợi cho việc giao thông đi lại dọc từ Bắc -> Nam. Cho ví dụ.
 Hay, ví dụ bài thực hành về điền vào bản đồ hoặc lược đồ trống: Hãy điền vào bản đồ hoặc lược đồ (trống) Việt Nam các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ và Nam Bộ .
 Đối với học sinh ở bậc trung học cơ sở, cần phải hướng dẫn các em nghiên cứu và ghi nhớ các địa danh trên bản đồ hoặc lược đồ của học sinh thể hiên hai điểm: nhớ, thuộc địa danh, xác định đúng vị trí của chúng trên bản đồ hoặc lược đồ. Hai điểm này liên quan chặt chẽ với nhau: khi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_ki_nang_su_dung_ban_do_luoc_do_cho_hoc_sinh.doc