SKKN Hình ảnh người anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (văn học 12)

SKKN Hình ảnh người anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (văn học 12)

Chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình văn học. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng, có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,. Đặc biệt, có những tác phẩm ca ngợi hình ảnh người anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc . Bởi vì, hiện thực hào hùng của thời đại cách mạng nước ta 1945 – 1975 làm cho hình ảnh người anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, bởi hiện thực đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, do đó tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt lên chính mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích

Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ, hình ảnh người anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đất khơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó cũng chính là lí do tôi đề cập đến đề tài này: Giúp học sinh nắm vững hình ảnh người anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

 

doc 22 trang thuychi01 7193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình ảnh người anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (văn học 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT TRẦN ÂN CHIÊM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
HÌNH ẢNH NGƯỜI ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG
HAI TÁC PHẨM “RỪNG XÀ NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” CỦA
NGUYỄN THI (VĂN HỌC 12)
 Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Văn 
THANH HOÁ NĂM 2018
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình văn học. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng, có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,... Đặc biệt, có những tác phẩm ca ngợi hình ảnh người anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc . Bởi vì, hiện thực hào hùng của thời đại cách mạng nước ta 1945 – 1975 làm cho hình ảnh người anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, bởi hiện thực đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, do đó tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt lên chính mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích
Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ, hình ảnh người anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đất khơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó cũng chính là lí do tôi đề cập đến đề tài này: Giúp học sinh nắm vững hình ảnh người anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Lựa chọn đề tài này nhằm giúp học sinh cảm thụ được giá trị tác phẩm. Không chỉ ở góc độ văn học mà cả văn hóa, lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của hai bản anh hùng ca thời chống Mỹ hào hùng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Nhằm giúp học sinh THPT nhận biết được các dạng đề tổng hợp kiến thức, có cùng nội dung khi viết về một chủ đề, để các em quen với việc làm bài có sự so sánh, đối chiếu trong quá trình học và làm văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 12C2,12C4 Trường THPT Trần Ân Chiêm (Trong đó 12C2 tôi dạy thực nghiệm,12C4 tôi dạy đối chứng, không áp dụng phương pháp của đề tài)
- Đề tài quan tâm đến việc góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy học kết hợp chủ đề của HS trong nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, thể nghiệm thuyết trình và phát vấn trong quá trình giảng dạy.
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm văn xuôi giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm văn học thông qua việc phân tích hình ảnh người anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm.
- Trong quá trình làm rõ hình ảnh người anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, chúng tôi đặt trong tương quan so sánh với những bài viết khác liên quan đến vấn đề nội dung của đề tài để làm rõ cho nội dung mà đề tài đang nghiên cứu.
 2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để học sinh không bị lúng túng, hiểu sâu nắm vững, có cơ sở lý luận chặt 
chẽ và vận dụng được vào bài kiểm tra, biến kiến thức chung của khoa học 
thành trí tuệ riêng của bản thân mình, khi giảng dạy văn bản truyện tôi đã: 
Trước tiên giúp học sinh nắm vững đặc trưng thi pháp của thể loại truyện 
ngắn: Là thể văn xuôi tự sự có qui mô nhỏ, thường có cốt truyện, nhân vật, lời 
kể. Truyện ngắn là một lát cắt của đời sống nhưng lại có khả năng bao trùm 
được cả hiện thực rộng lớn của xã hội, đi sâu vào những mảnh nhỏ của cuộc đời và diễn tả được diễn biến cảm xúc tinh tế trong hồn người. Bên cạnh đó yêu cầu học sinh đọc kỹ truyện để tiếp cận hiệu quả văn bản qua con đường đọc - hiểu. Giáo viên phải định hướng học sinh giọng đọc, tìm hiểu ý nghĩa nhan đề, nắm vững bối cảnh xã hội ra đời, đặc điểm tình huống truyện, hình tượng nghệ thuật, chủ đề tư tưởng, hình ảnh người anh hùng cách mạng, hiểu được ý nghĩa xã hội rộng lớn.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Đặc điểm tình hình.
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của ngành giáo 
dục nói chung, sự quan tâm của các cấp ngành, sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ 
thông tin trong các giờ học cũng như hướng dẫn soạn giảng ở sách giáo viên và 
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân người thầy giáo, giờ học đã thu được những thành công nhất định. 
- Thể loại truyện ngắn là thể văn xuôi quen thuộc trong nhà trường mà học sinh 
dễ tiếp cận. Đã vậy cả hai tác phẩm đều ra đời trong bối cảnh trọng đại của lịch 
sử giữ nước với nhiều tấm gương anh dũng đã đi vào huyền thoại đẹp đẽ mà gần
gũi vô cùng trong tâm thức người dân đất Việt. 
- Về phía học sinh đã phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong quá trình học. Giờ học Ngữ văn các em đã hứng thú say sưa và có tình yêu đối với bộ môn
khoa học này. Tuy vậy do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến việc 
thấm nhuần vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn đang còn là một vấn 
đề đáng nói. 
 Bên cạnh những thuận lợi nói trên vẫn còn tồn tại một số những khó khăn
 gây ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. Đó là: 
- Xu thế xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã tác 
động đến tâm lý học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên hơn khoa
học xã hội. Tồn tại cách học thụ động đọc chép, chưa hiểu được học văn là cả 
một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Một phần học sinh còn mờ nhạt trong kiến thức về thể loại truyện ngắn. 
Văn bản tự sự đòi hỏi người học phải hiểu rõ đặc trưng thể loại cũng như nét 
phong cách nhà văn. Đọc - hiểu văn bản truyện yêu cầu học sinh phải có thời 
gian, trải qua nhiều công đoạn: tóm tắt cốt truyện, cảm nhận ý nghĩa nhan đề, 
tình huống truyện, phân tích nhân vật, rút ra ý nghĩa giá trị nội dung và nghệ 
thuật ...
- Học sinh còn chưa nắm vững các phương diện biểu hiện cơ bản của cảm 
hứng yêu nước, chưa hiểu được thực chất của hình ảnh người anh hùng cách mạng 
 2.2.2. Thực trạng của việc dạy tác phẩm văn học trong trường phổ thông
Trong trường Trung học Phổ thông, học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm văn xuôi. Nhất là khó khăn trong việc tìm hiểu các lớp nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi. Vì thế, ta không được mơ hồ, hỗn độn, phi chân lý khi cảm nhận và khắc sâu nội dung của tác phẩm. Muốn nắm vững, khắc sâu cái hay của tác phẩm bên cạnh các phương pháp tiếp cận khác chúng ta không thể bỏ qua việc đi sâu vào các lớp nội dung của tác phẩm, đến việc hình dung ra các chi tiết, sự kiện, hình ảnh, lớp hình tượng nhân vật được miêu tả,... của tác phẩm. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một khía cạnh tìm hiểu về nội dung trong tác phẩm văn xuôi. Từ đó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung tác phẩm qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích các khía cạnh nội dung trong tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong hai tác phẩm văn xuôi trong trường phổ thông như: “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Trong trường THPT hiện nay, học sinh thường có những quan niệm rất sai lệch trong việc học môn Ngữ văn. Nhất là đối với học sinh khối 12, các em rất chủ quan và xem nhẹ việc học môn Ngữ văn. Ở trên lớp, trong một tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài giảng, còn lơ là trong tiết học hoặc nói chuyện riêng Từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản, buông xuôi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến việc học tập. Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào tài liệu hay làm theo một cách máy móc. Như vậy, thường lạc đề hoặc không trình bày đúng nội dung yêu cầu. 
Thực tế hiện nay, ở trường THPT Trần Ân Chiêm đa số học sinh các em có lực học trung bình, nên việc cảm thụ phân tích một tác phẩm văn học là một việc hết sức khó khăn đối với các em. Bên cạnh đó, các em rất chây lười, thụ động trong quá trình học, không chịu suy nghĩ sáng tạo mặc dù giáo viên cố gắng định hướng cách tiếp cận khám phá tác phẩm cho các em. Mà học văn không phải chỉ thụ động đọc chép mà là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo để nắm vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do như đã nêu ở trên tuy nhiên có một nguyên nhân đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình mà điều quan trọng nhất là có những phương pháp định hướng, hướng dẫn thích hợp trong một bài giảng văn. 
 Trước tình trạng học tập như trên, thầy cô giáo phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra các biện pháp có hiệu quả trong giáo dục và đào tạo học sinh. Đây cũng là lý do để tôi viết đề tài này. Qua đề tài này mong rằng với những gì trong thực tế giảng dạy của mình, làm thế nào góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn 12 nói riêng.
Qua nghiên cứu, tôi nghĩ rằng đó cũng là điều kiện để học sinh yêu thích môn học, biết việc học tập là cần thiết, nhất là đối với những học sinh lớp 12 có học lực trung bình đặc biệt là học sinh yếu, kém. Từ đó giúp các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng động. chủ động chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra những tri thức mới cho mình. Trước thực trạng này, với sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh nắm vững hình ảnh người anh hùng cách mạng qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi” một phần nào đó giúp các em lớp 12 nắm vững và khắc sâu kiến thức tác phẩm văn học. 
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1. Giúp học sinh hiểu thế nào là hình ảnh người anh hùng cách mạng trong văn học ?
 Dựa vào những khái niệm, định nghĩa của các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu nội hàm khái niệm này như sau: Hình ảnh người anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
2.3.2. Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
* Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết vào giữa năm 1965, lúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam ở vào một bước ngoặc chuyển từ chiến tranh “đặc biệt” sang chiến tranh “cục bộ”, hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam, lực lượng cách mạng phải đương đầu với những thách thức to lớn, nhưng vẫn kiên trì mục tiêu và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyễn Trung Thành lúc ấy đang hoạt động báo chí trong lực lượng quân giải phóng miền Trung Trung bộ, đã khịp thời viết bài tùy bút nổi tiếng “Đường chúng ta đi”, được xem như một bài hịch của thời chống Mỹ. 
* Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng, và tác phẩm đã ra đời trong hoàn cảnh đó, năm 1966. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. 
* Hai truyện ngắn: “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca hình ảnh người anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
2.3.3. Giải pháp 3. Giúp học sinh định hướng phân tích, tìm hiểu về: Hình ảnh người anh hùng cách mạng trong tác phẩm thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược
* Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
	Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng và những người dân làng Xô Man họ đều sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên với những bản trường ca hùng tráng về chàng Đăm San dũng mãnh, dám táo bạo đi tìm bắt nữ thần mặt trời về làm vợ, chàng Xinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết chí đi báo thù cho cha để cứu lấy người mẹ bất hạnh bị kẻ quyền thế bắt làm nô lệ	Truyện ngắn này đã xây dựng cả một hệ thống nhân vật, thể hiện sự tiếp nối của các thế hệ cách mạng của làng Xô Man ở Tây Nguyên. Các nhân vật trong tác phẩm họ không phải ai khác mà chính là những anh hùng Núp của giai đoạn cách mạng hiện tại nối tiếp truyền thống của quê hương, đất nước. Cụ Mết là gạch nối giữa lịch sử và hiện tại, là thế hệ chiến đấu từ thời chống Pháp, anh Quyết là người cán bộ cách mạng, người đã gieo mầm cách mạng trong đồng bào Tây Nguyên, rồi Tnú, Mai và tiếp đó là Dít, cả bé Heng – các thế hệ nhân dân Tây Nguyên truyền thống nối tiếp truyền thống, tiếp nối cuộc chiến đấu, càng về sau càng trưởng thành mau lẹ. 
Đặc biệt, Tnú là người con của dân làng Xô Man, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành, thủy chung sâu nặng với cách mạng, cán bộ cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: "Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn". Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính... 
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. Là những đứa con trong một gia đình nông dân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quân giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúng đạn đại bác của Mỹ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ông Năm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thân thiết của họ). 	
* Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
	Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “Làng ở trong tầm đại bác của giặc”. Chỉ chưa đầy mười chữ mà Nguyễn Trung Thành dựng lên được cả một tư thế của sự sống trong sự đối diện cùng cái chết, ngày nào cũng như ngày nào cả dân làng Xô Man luôn hứng chịu làn bom đạn kẻ thù. Như vậy, cái tồn sinh nằm trong vòng đe dọa của sự hủy diệt bạo tàn. Bên cạnh đó là một chuỗi dài của những đau thương: Những quần chúng bị giặc giết vì nuôi cán bộ. Anh Xút bị treo trên cây vả đầu làng. Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Tấm lưng Tnú - khi đó còn là một cậu bé - ngang dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quệt lại, tím như nhựa xà nu. Rồi chính người cán bộ, anh Quyết hi sinh. Rồi Mai gục xuống, cả đứa con của hạnh phúc, của tình yêu cũng chết dưới đòn đánh tàn bạo của kẻ thù. Còn Tnú, anh chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Lửa xà nu đốt cụt mười ngón tay anh, lửa xà nu như thiêu đốt trong lồng ngực, như cháy cả ruột anh
	Như vậy, những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung cũng chính là những nỗi đau mất mát của cả dân tộc. 
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
	Nếu những đau thương, mất mát do bọn đế quốc gây ra mà dân làng Xô Man gánh chịu không thể nói hết được bằng lời trong tác phẩm “Rừng xà nu” thì ở tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” cũng đầy những nỗi đau thương không thể kể hết được. Trước hết, gia đình của Chiến và Việt có một hoàn cảnh đặc biệt. Đây không phải là một gia đình bình thường trong hoàn cảnh của cuộc sống thời bình mà là một gia đình đi suốt một mạch từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ (như Tố Hữu đã viết: “Miền Nam đi trước về sau”). Hai chị em lớn lên mồ côi cha và mẹ. Nhưng họ không mất cha mẹ một cách bình thường. Kẻ thù Pháp rồi Mỹ đã giết hại cha mẹ họ một cách dã man. Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: Cha họ bị giặc Pháp chặt đầu, Má thì trúng đạn pháo giặc Mỹ khi bà đi đấu tranh ở Mỏ Cày về bị giặc bắn đuổi theo. Nhưng trong gia đình họ có một cuốn sổ gia đình do chú Năm biên chép, một nửa cuốn sổ chú chép những đau thương, tổn thất do kẻ thù của đất nước gây ra cho gia đình này: thím Năm bơi xuồng đi rọc lá chuối bị ca-nông Mỏ Cày bắn bể xuồng, chết còn mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc. Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây ra nắm giàm bò, lính tổng Phòng vào nói: “Mày là du kích!” rồi bắn vào giữa bụng ông nội. Như vậy, mối thù sâu nặng, chồng chất cần được trả, đó là ý nghĩa đầu tiên mà cuốn sổ gia đình của chú Năm nhắn gửi cho những đứa con của gia đình.
+ Có thể nói, những đau thương, mất mát trong hai tác phẩm đó đã hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của hình ảnh người anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi lực lượng dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.
* Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
	“Rừng xà nu” là khúc ca hùng tráng về con người và mảnh đất Tây Nguyên.Đó là những con người bất khuất, kiên cường mà mới nhắc đến ta tưởng như nhà văn vẫn còn xúc động, khâm phục và kính trọng.
 Đầu tiên là Cụ Mết – già làng, gợi liên tưởng vẻ đẹp của cây xà nu cổ thụ tỏa rợp bóng mát, che chở, dẫn dắt dân làng, nuôi dưỡng, gìn giữ mạch nguồn, sức sống cho mảnh đất quê hương. 
Nhân vật Tnú – một cây xà nu trẻ khỏe, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, bất diệt trong đại ngàn xà n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_anh_nguoi_anh_hung_cach_mang_trong_hai_tac_pham_ru.doc