SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp liên môn trong dạy học Vật lý 9

SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp liên môn trong dạy học Vật lý 9

Để đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Chính vì vậy đòi hỏi từng bộ môn trong nhà trường THCS phải có cái nhìn nhận cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

doc 19 trang thuychi01 8023
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp liên môn trong dạy học Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Để đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Chính vì vậy đòi hỏi từng bộ môn trong nhà trường THCS phải có cái nhìn nhận cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
	Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng chính là chủ trương đổi mới của giáo dục việt nam trong giai đoạn hội nhập giáo dục toàn cầu. Phương pháp dạy học tích hợp giúp người học vật lý tiếp nhận kiến thức một cách lôgic, khoa học và liên tục theo từng chủ đề, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các môn học và thực tiễn đời sống, có thể ứng dụng ngay vào thực tiến, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức, giúp người học có những kiến thức tổng quan, mối liên hệ chặt chẽ của nhiều kiến thức khác nhau.
 Cũng chính vì lẽ đó, thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, theo công văn số 4188/BGĐT-GDTrH, Bộ GD & ĐT đã tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, bản thân đã hưởng ứng và tham gia cuộc thi với chủ đề Vận dụng kiên thức liên môn trong dạy học vật lý để dạy bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” (Vật lý 9- Tiết 22 - Bài 19) năm học 2014 - 2015 đã đạt giải nhất cấp huyện và giải ba cấp tỉnh. Từ đó đến nay tôi luôn áp dụng vào dạy học và không ngừng đổi mới qua từng năm, từ thực tiễn giảng dạy và thông qua cuộc thi, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm muốn chia sẻ với đồng nghiệp, và cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bằng việc đổi mới phương pháp dạy học. Đó là:
“Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp liên môn trong dạy học Vật lý 9” 
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh khối 9 trường THCS - Môn Vật lý 9 
Tiết 22: “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Đặt vấn đề, xây dựng cơ sở lý thuyết dựa trên các tài liệu tham khảo.
- Điều tra, khảo sát, phân tích tình hình thực tế, xử lý thông tin thực tế tại đơn vị nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
- Tổng hợp sử dụng tích hợp liên môn.
5. Những điểm mới của SKKN.
- Sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở kết hợp tích hợp liên môn trong dạy học vật lý. 
- Sử dụng công nghệ thông tin vào mạng tìm kiếm nội dung có liên quan.
- Kết hợp giữa SGK của nhiều môn học, với tư liệu và hình ảnh thực tế, kết hợp sử dụng clip vui phục vụ cho bài dạy, tạo không khí thoải mái, vui tươi cho HS.
- Sử dụng phương pháp tạo viễn cảnh tương lai tác động trực tiếp vào nhận thức của HS.
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
 Phương pháp liên môn trong dạy học Vật lý là hình thức liên kết những kiến thức của nhiều môn học, kiến thức thực tế với môn Vật lý, giúp học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Vật lý vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Vật lý. Bởi môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học sao cho học sinh hứng thú, say mê, yêu thích môn học nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Do đó dạy học bằng phương pháp liên môn là một chủ trương đúng đắn.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1.Về phía giáo viên.
 Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng” là bài dạy tương đối phức hợp, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát huy kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của tiết học có hạn, nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản kiến thức môn học chính, mà ít quan tâm đến các kiến thức có liên quan; hoặc chỉ mang tính chất nhắc lại, nhắc đến một cách hình thức, không tiến hành các phương pháp hỗ trợ để các em hứng thú trong việc tiếp nhận kiến thức, hiểu biết sâu sắc kiến thức, kết hợp kiến thức để có thể đạt được kết quả học tập tối ưu.
2.2. Về phía học sinh.
 Đa phần các em học sinh còn rất bỡ ngỡ, chưa quen tiếp cận với hình thức dạy học mới “Dạy học liên môn”, nhất là khi nội dung sách giáo khoa chưa cải tiến . Nhiều em còn hạn chế về việc tiếp thu kiến thức của nhiều môn học, và nhất là cách tiếp nhận kiến thức theo phương pháp cũ đã ăn sâu vào các em, do đó sẽ trở thành quá tải nếu giáo viên không biết phối hợp một cách nhịp nhàng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
	Đặc biệt quan trọng hơn là sau khi học xong nội dung bài học, các em không có kỹ năng áp dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề có liên quan, phần đa học sinh chỉ chú trọng học là để thi mà không chú trọng học để áp dụng.
 Từ thực trạng trên, nghiên cứu bài học, tôi mạnh dạn thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng”.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
3.1 Khảo sát, đánh giá tình hình.
a. Khảo sát.
	Qua khảo sát học sinh tôi thấy hiện nay phần lớn (80%) HS không thích học môn vật lý nói riêng và các môn học nói chung.
	Việc học của học sinh phần lớn chỉ mang tính đối phó, phải học vì phải thi, nếu bỏ thi học sinh gần như không học và thực tế chất lượng có phần đi xuống sau những năm bỏ thi khối tiểu học. Việc học của HS không tự giác phụ thuộc khá nhiều vào sự đôn đốc của thầy cô và gia đình.
b. Đánh giá tình hình.
	Chính vì lẽ đó mà sau khi học xong phần lớn các em không ứng dụng vào thực tế nhiều, nắm kiến thức không xâu. Đặc biệt là kiến thức liên quan tới lĩnh vực an toàn và tiết kiệm điện.
3.2. Lập kế hoạch cho bài dạy: 
Tiết 22: “SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN”
I- MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- HS biết được giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cừ thể người. Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng các loại cầu chì để tránh được hiện tượng đoản mạch. Có ý thức tuân thủ thực hiện quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất và đời sống.
- Biết được thực trạng sử dụng điện hiện nay, tính toán được điện năng tiêu thụ trong gia đình để có biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng. Sử dụng được các thiết bị điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
- Có kiến thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu sự biến đổ khí hậu.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng điện không an toàn và không tiết kiệm, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
- Có kỹ năng sử dụng an toàn điện trong khi học tập, trong đời sống và sản xuất.
- Có kỹ năng tính toán điện năng tiêu thụ từ đó có kỹ năng bố trí thiết bị điện hợp lý trong gia đình.
3. Thái độ: 
- Hứng thú trong học tập môn học.
- Có ý thức tiết kiệm điện và ý thức bảo vệ môi trường
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, an toàn khi sử dụng điện.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực chung.
+ Năng lực tìm hiểu, phát hiện và xử lý vấn đề.
+ Năng lực định hướng và tuyên truyền.
- Năng lực chuyên biệt.
+ Năng lực tư duy sáng tạo trong khoa học kỹ thuật.
+ Năng lực tư duy tính toán và thiết kế mạch điện dân dụng
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu projector, loa.
- Tư liệu hình ảnh (hoặc video) về thực trạng sử dụng điện năng ở nước ta và một số nước hiện nay.
- Hình ảnh về cơ sở hạ tầng mạng lưới điện hiện nay.
- Tư liệu, hình ảnh thống kê về sự cố cháy, nổ, tai nạn điện ở Việt Nam năm 2014.
- Một số thiết bị (hoặc hình ảnh thiết bị) điện tiết kiệm điện năng.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập tình huống, thảo luận.
2. Học sinh:
- Tham khảo trước các tài liệu các môn học có liên quan đến bài học (theo hướng dẫn trước của GV)
- Sách giáo khoa vật lý 9 bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”
III- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
A. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
B. Tổ chức dạy học: 
I. Mở bài: (4 phút)
GV: Giới thiệu sơ qua về tình hình sử dụng điện năng ở nước ta.
GV: Trình chiếu các hình ảnh sau bằng máy chiếu:
a.Hình ảnh đường điện hạ tầng không đảm bảo an toàn gây chập điện cháy.
b. Hình ảnh sữa chữa và lắp mạnh điện gia đình không đảm bảo an toàn.
2. Tư liệu về các sự cố cháy nổ về điện gây thiệt hại lớn năm 2016.
	Theo thống kê năm 2016, cả nước đã xảy ra 1.851 vụ cháy, trung bình 1 tháng cả nước xảy ra 154 vụ. Đặc biệt trong những tháng cuối năm, liên tục những vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước đặc biệt là tại các nhà xưởng, khu chợ, quán karaoke những vụ hỏa hoạn này luôn gây ra thiệt hại khá nặng về người và của, tuy nhiên công tác phòng cháy chữa cháy hầu như chưa có tiến triển khả quan.
2.1 Quán bar Hà Nội cháy dữ dội, 13 người thiệt mạng.
 Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt  từ quán bar Luxury Bar Luxury trơ khung, đổ nát sau đám cháy
2.2 Hai vụ cháy lớn thiệt hại 140 tỷ đồng
Khói lửa mịt mù trong đêm 18/10 tại KCN Quang Minh.
=> Tất cả các vụ cháy trên. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định là do chập điện và sử dụng điện không đảm bảo quy tắc an toàn điện.
3. Lễ tổng kết công bố tình hình thiếu điện năm 2016 và hội nghị triển khai năm 2017
GV: Qua các thông tin trên vấn đề sử dụng an toàn và tiết kiệm điện theo em hiện nay có cần thiết không?
HS: Thật sự cần thiết.
GV: Vậy làm thế nào để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và nắm được.
Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. (14 phút)
GV: Thực trạng hệ thống mạng lưới điện và việc sử dụng điện ở nước ta đang ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn. Những vụ cháy nổ xảy ra do chập điện trong thực tế để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
=> Khi sử dụng điện và sữa chữa ta cần tuân theo các quy tắc nào.
GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin – tìm hiểu quy tắc an toàn khi sử dụng điện (thông qua các câu hỏi C1 -> C4 - SGK)
? Mạch điện gia đình có hiệu điện thế 220V là vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể người, ta có được tự ý chạm vào mạng điện hoặc các TB khi chưa biết cách sử dụng không?
HS: Không
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm làm C5-> C6 (SGK) tìm hiểu thêm các quy tắc khác.
GV chốt lại vấn đề.
* Tích hợp kiến thức môn công nghệ 8 
- An toàn điện, dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách cứu người bị tai nạn điện.
Chú ý: Tuyệt đối không sử dụng và sữa chữa điện khi chưa hiểu biết về chúng – Quy tắc không chủ quan, liều lĩnh, không dấu dốt.
Hình ảnh tại nạn điện.
I. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
1. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Mạch điện dân dụng có hiệu điện thế 220V vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể người không được tự mình chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Sử dụng cầu chì (atomat) phù hợp để bảo vệ khi có hiện tựơng đoản mạch xảy ra.
2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện.
- Khi có người bị điện giật cần tìm cách ngắt nguồn điện và gọi người đến cứu.
- Khi sửa chữa cần ngắt nguồn điện trước và đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà.
- Cần nối đất cho các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại.
- Khi nối dây mối nối phải đảm bảo chắc, bền, dẫn điện tốt.
GV: Chiếu clip sử dụng an toàn điện cho HS xem.
*Tích hợp BVMT và ứng phó BĐKH
GV chiếu các hình ảnh sau lên máy chiếu.
- Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm, người sống gần các đường điện cao thế thường bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố lưới điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: chập điện, rũ điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp Để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng, vỡ mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Biện pháp an toàn: Di dời các hộ dân sống gần các đường điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Câu hỏi thảo luận nhóm: ? Tại sao trong các đồ dùng điện sản xuất liên doanh hoặc sản xuất tại nước ngoài phích cắm lại có 3 cực? Làm thế có lợi gì?
HS thảo luận, trả lời
GV chốt lại nội dung 
+ Chỉ ra dây nối dụng cụ điện với đất đó là chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện nơi có kí hiệu.
+ Trong trường hợp dây điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ có dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm vì điện trở của người rất lớn so với dây nối đất. ® dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm.
GV: Ở Việt Nam hiện nay mạng lưới điện cơ sở đã xây dựng quá lâu nay đã lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện hiện nay.
* sử dụng phân môn công dân giáo dục ý thức tinh thần trách nhiệm cao trong sử dụng an toàn điện. Là bảo vệ cho chính mình và xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. (10 phút)
GV: Hiện nay nước ta điện năng đang còn thiếu nhiều mạng lưới điện hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu, việc sử dụng tiết kiệm điện là cần thiết.
GV: Gọi 1 HS đọc thông báo mục 1 để tìm hiểu một số lợi ích khi tiết kiệm điện năng.
(HS đọc phần thông báo của mục 1)
GV: Yêu cầu HS tìm thêm những lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng câu C7. 
HS: Nêu thêm một số lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng.
GV: Bổ sung chốt lại nội dung, lưu ý cho học sinh các lợi ích khác.
II. Sử dụng tiết kiệm điện năng
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
+ Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng lâu bền hơn.
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
+ Sử dụng điện thích hợp dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện, góp phần tăng thu nhập cho đất nước.
* Các lợi ích khác:
+ Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh láng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn.
+ Giảm bớt việc XD nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Kiến thức môn Sinh học – hệ sinh thái.
GV: chiếu các hình ảnh nhà máy thủy điện ngăn dòng chảy tự nhiên, hình ảnh vỡ đập thủy điện gây lũ lụt lớn ở hạ lưu.
*Tích hợp BVMT và ứng phó BĐKH – GV chiếu các hình ảnh sâu lên.
 Đập thủy điện Vỡ đạp thủy điện – Gây lụt lội, xói mòn...
- Việc xây dựng nhiều các nhà máy điện phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật, làm ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu...
 Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Phả lại
- Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43kg CO2 – Gây ô nhiễm không khí, góp phần làm biến đổi khí hậu.
* Kiến thức môn Hóa học: (Bài 42: Nhiên liệu - Hóa học 9)
GV: Chiếu hình ảnh
Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tuy 2 - Bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường.
GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về cơ cấu công suất điện đến năm 2020
Vậy nhiệt điện vẫn chiếm tỉ lệ cao 48%.
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện tài nguyên hóa thạch bị cạn kiệt. Nước biển sẽ dâng 60m nếu mọi nhiên liệu hoá thạch bị đốt cạn
- Để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43kg CO2 - Gây ô nhiễm không khí làm biến đổi khí hậu.
* Kiến thức Toán – Mối quan hệ giữa các đại lượng.
Vậy có những biện pháp nào để tiết kiệm điện?
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm câu C8 SGK - Đưa ra công thức tính điện năng tiêu thụ từ đó đề ra các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 
? Điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào các đại lượng nào? Mối quan hệ giữa các đại lượng đó?
HS: Phụ thuộc vào công suất thiết bị điện và thời gian sử dụng điện – mối quan hệ tỉ lệ thuận.
GV: Để giảm điện năng tiêu thụ ta cần làm gì?
HS: Giảm t (thời gian tiêu thụ) và giảm P (công suất thiết bị).
GV: Chốt lại vấn đề, để giảm A phải giảm P và t hoặc giảm P hoặc t (các đại lượng tỉ lệ thuận). 
=> Để giảm P 
? Cần lựa chọn thiết bị có công suất như thế nào?
HS: Lựa chọn TB có công suất phù hợp.
=> Để giảm t
? Để giảm thời gian sử dụng ta làm như thế nào?
HS: Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết.
? Để giảm cả công suất và thời gian sử dụng ta làm như thế nào – C9?
HS: Cần sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp, không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết
* Kiến thức môn Công nghệ, Nghề điện dân dụng – chế tạo, thiết kế.
GV: Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ ngành khoa học công nghệ cần nghiên cứu chế tạo ra những thiết bị tiêu thụ điện như thế nào?
HS: Thiết bị có hiệu suất cao...
GV: Khi thiết kế mạch điện cần đảm bảo y/c gì?
HS: An toàn, phù hợp với mục đích sử dụng
GV: chiếu Clip vui về sử dụng tiết kiệm điện.
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Công thức tính điện năng sử dụng: 
 A = P.t
+ Cần sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp.
+ Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết.
Hoạt động 3: Vận dụng – củng cố: (10 phút)
GV chiếu sơ đồ tư duy.
* Kiến thức môn công dân: 
- Bài 50: Tiết kiệm (lớp 6)
- Bài 15: Sống có trách nhiệm (lớp 9)
GV Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận làm các câu hỏi C10->C11- SGK phần vận dụng.
GV: Khi có một bạn rất hay quyên tắt điện khi không sử dụng (khi rời khỏi nhà). Em hãy nghĩ cách giúp bạn tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn?
HS: Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét chéo.
GV: Đánh giá thống nhất kết quả.
GV: Chiếu hình ảnh.
GV: Em hãy đề ra một số biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điên?
HS: Trả lời – HS khác bổ sung
GV: Nhận xét bổ sung
Lưu ý: Tiết kiệm không phải là hà tiện, làm việc phải đủ ánh sáng chống mỏi mắt, hỏng mắt, không năng xuất.
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm câu C12 – SGK phần vận dụng.
HS: làm theo yêu cầu của GV.
HS: lên bảng làm
GV: chiếu đáp án cho HS nhận xét.
GV chiếu bảng so sánh:
So sánh công suất tiêu thụ của hai loại đèn
Quang thông (Lumens)
(đơn vị đánh giá cường độ phát sáng của nguồn sáng, đèn)
Công suất tiêu thụ
Đèn dây tóc
Đèn compact
250
25
5
400
40
7
600
60
11
700
70
13
Biện pháp bảo vệ môi trường: Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
GV: Việc sử dụng các đèn chứa khi, giờ đến công nghệ LED với giải Nobel vật lí năm 2014 cho việc phát minh ra đèn LED màu xanh dương....
III. Vận dụng:
C10: 
+Viết lên tờ giấy dòng chữ to "Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà" và dán vào cửa ra vào để dễ nhìn thấy.
+ Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắt điện
C11: - Ý D
TL:
+ Cần thiết kế mạch điện phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện khi thật sự cần thiết.
+ Sử dụng TB điện ở thời gian tối thiểu.
+ Khi ra khỏi nhà cần tắt điện.
+ Sử dụng các thiết bị có công suất phù hợp và có hiệu xuất cao.
+ Giảm bớt thiết bị có công suất lớn trong giờ cao điểm...
C12:
+ Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng trong 8000 giờ:
- Bóng đèn dây tóc:
A1 = P1.t = 0,075.8000 = 600kW.h
 = 2160.106(J)
- Bóng đèn Compact:
A2= P2.t = 0,015.8000 = 120kW.h
 = 432.106(J)
+ Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trên trong 8000 giờ là:
- Phải cần 8 bóng đèn dây tóc nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này là:
T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000(đ)
- Chỉ cần dùng 1 bóng đèn Compact nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này là:
T2 = 60000 + 120.700 = 144000 (đ)
+Dùng bóng đèn Compact có lợi hơn vì:
- Giảm bớt 30

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_thiet_thuc_tu_viec_van_dung_phuong_phap_lien_m.doc