SKKN Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương I: Điện học Vật lý 9

SKKN Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương I: Điện học Vật lý 9

 Đất nước ta đang từng bước tiến lên trên con đường đổi mới xã hội , nhằm tiến tới một xã hội “ dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ và văn minh ” . Chính vì lẽ đó , để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trong . Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát huy năng lự chuyên môn và đức tính cần mẫn của mỗi con người Việt nam . Bên cạnh đó toàn ngành giáo dục đang thực hiện nghị quyết 29 của kỳ họp thứ 8 BCH trung ương Đảng lần thứ 11 về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục , đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa trên cơ sở kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ”.

 Như chúng ta đã biết môn Vật lý là môn học đặc thù , là môn khoa học thực nghiệm , mọi vấn đề bắt đầu từ cái sẵn có trong tự nhiên , chính vì vậy mọi kiến thức , tư duy đều được xây dựng trên cái thực tế và thông qua thông qua thực nghiệm mà khí quát cao hơn . Để học tập môn vật lý đạt kết quả cao thì ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết thì phải ứng dụng lý thuyết vào giải bài tập một cách thành thạo .

 Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc dạy học môn vật lý đó là “Dạy suy nghĩ”. Phải có tư duy chính xác thì mọi hoạt động mới đem lại hiệu quả như mong muốn được. Việc giải bài tập môn Vật lý lại càng cần đến tư duy chính xác tối đa. Như vậy rèn luyện tư duy logic cho học sinh trong quá trình dạy học môn Vật lý là một vấn đề rất cần thiết và đáng để đầu tư công sức.

 

doc 24 trang thuychi01 9257
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương I: Điện học Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 9 
Người thực hiện: Đặng Thị Hường
Chức vụ: giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THCS Đa Lộc 
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật lý
HẬU LỘC NĂM 2017
MỞ ĐẦU :
I.1.Lí do chọn đề tài :
 Đất nước ta đang từng bước tiến lên trên con đường đổi mới xã hội , nhằm tiến tới một xã hội “ dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ và văn minh ” . Chính vì lẽ đó , để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trong . Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát huy năng lự chuyên môn và đức tính cần mẫn của mỗi con người Việt nam . Bên cạnh đó toàn ngành giáo dục đang thực hiện nghị quyết 29 của kỳ họp thứ 8 BCH trung ương Đảng lần thứ 11 về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục , đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa trên cơ sở kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ”.
 Như chúng ta đã biết môn Vật lý là môn học đặc thù , là môn khoa học thực nghiệm , mọi vấn đề bắt đầu từ cái sẵn có trong tự nhiên , chính vì vậy mọi kiến thức , tư duy đều được xây dựng trên cái thực tế và thông qua thông qua thực nghiệm mà khí quát cao hơn . Để học tập môn vật lý đạt kết quả cao thì ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết thì phải ứng dụng lý thuyết vào giải bài tập một cách thành thạo .
	Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc dạy học môn vật lý đó là “Dạy suy nghĩ”. Phải có tư duy chính xác thì mọi hoạt động mới đem lại hiệu quả như mong muốn được. Việc giải bài tập môn Vật lý lại càng cần đến tư duy chính xác tối đa. Như vậy rèn luyện tư duy logic cho học sinh trong quá trình dạy học môn Vật lý là một vấn đề rất cần thiết và đáng để đầu tư công sức.
Vật lý là môn học có tính logic cao và có tính ứng dụng thực tế rộng rãi. Giải các bài tập vật lý không những giúp các em phát triển tư duy mà còn giúp các em giải thích những hiện tượng, những quy luật, những điều bí ẩn trong cuộc sống đời thường.
	Đối với vật lý lớp 9 các em được học các vấn đề có liên quan đến điện học, điện từ học, quang học, sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Nội dung chương trình các em học rộng và tương đối nhiều song trong phân phối chương trình có rất ít các tiết luyện tập để các em được giải quyết thành thạo các dạng bài tập có liên quan trong mỗi bài học cũng như rèn luyện các kỹ năng giải các bài tập đó trong quỹ thời gian hạn hẹp. Trong khi đó các bài thi học kỳ và kỳ thi học sinh giỏi môn vật lý lớp 9 lại chủ yếu tập trung vào giải các bài tập vật lý với những yêu cầu về kỹ năng rất cao. Đặc biệt là các em tham gia thi các kỳ thi học sinh giỏi môn vật lý đều phải giải các bài tập vật lý tương đối khó đòi hỏi tính tư duy logic cao.
Do đó việc phát triển tư duy logic cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục, nhằm hướng các em đến một phương thức học tập tích cực tự chủ không chỉ giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn giúp các em hệ thống lại được kiến thức đó. Việc xây dựng một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt như: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo... Và một trong những công cụ để học sinh có thể giải các bài tập vật lý cần tư duy logic ở mức độ cao cũng như có khả năng biện luận tốt, chặt chẽ đó chính là kỷ năng sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các kỷ năng giải bài tập vật lý. Trong năm học 2014 – 2015 tôi đã nghiên cứu và vận dụng một đề tài : Phân loại và hướng dẫn học sinh giải bài tập chương I :Điện học nhằm nâng cao chất lương môn Vật lý 9 tại trường THCS Đa Lộc, và để tiếp tục công việc giảng dạy của bản thân , tôi không ngừng học hỏi và nghiên cứu để vận dụng vào công tác giảng dạy được tốt hơn nên năm học 2016 - 2 017 tôi đã phát triển đề tài nghiên cứu : “Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy để giải một số bài tập chương I : Điện học vật lý 9” . 
II.2 . Mục đích nghiên cứu :
	Rèn luyện tư duy cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương I Điện học vật lý 9 không chỉ giúp cho học sinh có những kỷ năng nhạy bén trong việc giải các bài tập vật lý 9 phần điện mà từ đó còn có thể phát triển được tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong việc giải các bài tập khác nhau góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn vật lý 9, đồng thời qua đó kịp thời phát hiện và đào tạo những học sinh có tố chất, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn, đạo tạo được nhân tài và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu :
Trong bài viết này tôi chỉ đề cập một vài dạng bài tập vật lý về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện-hiệu điện thế, các đại lượng trong định luật Ôm, các tính chất của đoạn mạch nối tiếp, tính chất của đoạn mạch song song áp dụng trong các đoạn mạch hỗn hợp, mối quan hệ giữa điện trở dây dẫn với chiều dài-tiết diện-bản chất dây dẫn... trong chương I Điện học vật lý 9 thông qua một số bài tập vật lý được sử dụng trong quá trình ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 đại trà trong nhà trường hình thành và phát triển tuy duy logic để có thể giải được các tập chương I Điện học môn vật lí 9 trong thời gian ngắn.
I.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu.
- Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
I.5 . Những điểm mới của sáng kiến :
- Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức , công thức để áp dụng vào giải bài tập vật lý 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II.1. Cơ sở của lý luận của sáng kiến: 
Xu thế hội nhập và phát triển đỏi hỏi Giáo dục và đào tạo phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có tư duy sáng tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề trong xã hội nên chúng ta cần phải rèn luyện tư duy logic cho học sinh. Rèn luyện tư duy logic cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường, của tất cả các môn học đặc biệt là các môn học tự nhiên như môn Vật lý.
Tư duy logic Vật lý có vai trò rất to lớn đối với quá trình nhận thức giúp học sinh có thể suy luận theo một sơ đồ logic, từ đó tìm ra con đường và cách thức ngắn nhất để đi đến mục đích, sử dụng chính xác các công thức, dữ kiện đề bài đã cho biết, lập luận và suy luận chặt chẽ, ứng dụng thực tế đời sống một cách có hiệu quả và thiết thực. Tư duy trong việc giải các bài tập Vật lý còn giúp học sinh xem xét, đánh giá bài làm của các bạn, qua đó thấy được đâu là kết luận khoa học, logic và đúng đắn, kết luận nào là vô giá trị. Việc giải bài tập vật lý đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét các vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết các vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả do đó sẽ hình thành ở học sinh ý thức tuy duy logic và sáng tạo.
Mặt khác sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra sơ đồ tư duy được gọi là mind mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960 giúp con người tận dụng 50% khả năng còn lại của bộ não (não phải). Ở vị trí trung tâm, bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân hóa đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo nên một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng, đồng thời thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động đó là liên kết, liên kết và liên kết, Sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy với nội dung kiến thức liên quan giúp hình thành và phát triển tư duy logic cho học sinh. 
II.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
	Trong những năm gần đây việc học sinh học tập bộ môn vật lý ở đơn vị chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, học sinh gần như chỉ biết học thuộc lòng các nội dung lý thuyết, ghi chép lại các bài tập mà thầy cô giáo đã giải trên bảng, rất ít học sinh có khả năng tư duy logic, vận dụng kiến thức đã học trong việc giải các bài tập vật lý, đặc biệt là những bài tập vật lý liên quan đến tính toán, suy luận logic.
Mặt khác sơ đồ tư duy trong những năm gần đây đã được áp dụng linh hoạt cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác trên diện rộng, giúp học sinh có thói quen tự ghi chép hay tổng hợp một vấn đề đã học theo cách hiểu của các em dần dần thay thế cách "học vẹt" đồng thời phát triển tư duy lôgíc cho các em một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dung sơ đồ tư duy trong dạy học môn Vật lý 9 ở trường chúng tôi chưa thực sự có hiệu quả chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, chưa rèn luyện được tư duy logic cho học sinh trong việc sử dụng kết hợp sơ đồ tư duy với các kỷ năng giải bài tập vật lý 9 chương I Điện học. 
Kết quả kiểm tra khảo sát kỹ năng giải bài tập môn Vật lý 9 chương I Điện học trong những năm học gần đây như sau:
 Năm học 2014-2015: 
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
109
10
9,1
17
15,6
76
70
5
4,6
1
0,9
Năm học 2015-2016 : 
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
114
15
13
25
22
71
61
5
4,3
0
 Kết quả trên cho thấy một thực tế là khả năng tư duy logic và vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập chương I Điện học vật lý 9 của học sinh ở trường THCS Đa Lộc chúng tôi thực sự rất hạn chế cần phải tìm cách khắc phục.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Từ thực tế giảng dạy tại trường và trong thời gian ôn tập cho học sinh đại trà, tôi đã hướng dẫn các em sử dụng sơ đồ tư duy phân tích nội dung từng bài tập vật lý 9 Chương I Điện học, từ đó định hướng cách giải cụ thể, rõ ràng, sáng tạo, cũng như có sự phân định các mức độ khó, dễ của bài tập và cách tự học hiệu quả bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy tự ra đề bài tập tương tự hoặc ra đề ở mức độ cao hơn.
* Bài viết thể hiện ở 3 nội dung chính như sau:
- Truyền đạt kiến thức và khái quát nội dung lý thuyết ở dạng sơ đồ tư duy.
- Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua việc hướng dẫn giải một số dạng bài tập cơ bản trong Chương I Điện học vật lý 9 bằng Sơ đồ tư duy kết hợp với một số kỷ năng giải bài tập vật lý.
- Hướng dẫn cách tự học, tự ra đề bài tập bằng sơ đồ tư duy.
 	* Để phần nào đáp ứng được vấn đề đặt ra là giúp cho học sinh phát triển tư duy tốt hơn, nắm được phương pháp giải một số dạng bài tập vật lý trong chương I Điện học vật lý 9, tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo môn vật lý 9 và một số dạng bài tập do tôi soạn thảo trong quá trình ôn tập cho học sinh. Ngoài ra tôi còn tham khảo, sử dụng, tìm hiểu về sơ đồ tư duy và các phần mềm ứng dụng, một số sơ đồ tư duy và ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để bài viết sáng tạo hơn.
	Trong quá trình rèn luyện tư duy cho học sinh tôi thực hiện đầy đủ thứ tự theo các phần nội dung sau đây:
a.Truyền đạt kiến thức và khái quát nội dung lý thuyết ở dạng sơ đồ tư duy:
	Sau khi truyền đạt lý thuyết theo phân phối chương trình chương I Điện học Vật lý 9, giáo viên khái quát lại kiến thức và các công thức cũng như các công thức đã học ở lớp dưới có liên quan đến các dạng bài tập vật lý của chương trình, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và linh hoạt trong quá trình làm bài.
 Với kiến thức trong chương điện học chương trình vật lý 9, các em học sinh cần phải ghi nhớ các công thức để sử dụng linh hoạt trong việc giải các bài tập vật lý trong chương này. Để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức cũng như hệ thống lại các kiến thức đã học giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng sơ đồ tư duy với từ khóa "Chương I: Điện học" và từ khóa này phát triển thành các nhánh chính cấp 1 rồi đến cấp 2, 3...
 * Hệ thống lại các kiến thức cần ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy:
b. Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua việc phân tích, hướng dẫn giải các bài toán vật lý bằng sơ đồ tư duy đồng thời hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy: 
Sau khi hệ thống lại kiến thức và một số công thức đã học cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại và ghi nhớ bằng cách tạo ra bản đồ tư duy như trên. Theo yêu cầu của giáo viên, học sinh phải nhớ lại và học thuộc các công thức có liên quan đến phần đang học. Sau đó giáo viên ra bài cho các em và yêu cầu vận dụng các công thức đã học thuộc nói trên với mức độ từ thấp đến cao và nâng dần lên, nhằm đảm bảo tính logic của dạng bài tập.
 Qua từng dạng bài tập cụ thể tôi hướng dẫn các em phân tích mức độ của bài tập theo bản đồ tư duy, từ việc phân tích này các em đã được rèn luyện tư duy và mức độ tư duy logic chặt chẽ đến đâu sẽ thể hiện cụ thể thông qua thời gian giải bài tập và độ chính xác của bài tập đó. Với mỗi bài tập cụ thể dưới đây cho thấy các em sẽ được rèn luyện tư duy với mức độ từ thấp đến cao thông qua các bài tập từ dễ đến khó.
Dạng 1: Xác định giá trị cường độ dòng điện mới chạy trong mạch điện khi biết giá trị ban đầu (hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy trong mạch điện) và hiệu điện thế mới giữa 2 đầu dây dẫn.
* Phương pháp giải: 
Áp dụng công thức: để suy ra các đại lượng cần tìm.
Sử dụng sơ đồ tư duy I: 
* Một số vấn đề cần lưu ý:
- Nếu gọi là độ tăng hay giảm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện thì:
. Mỡ rộng: 
- Đồ thị biểu diễn mối quan hệ của U và I là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Bài tập 1: Khi đặt một hiệu điện thế U1 = 8V vào 2 đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I1 = 0,2A. Hỏi nếu đặt hiệu điện thế khác là 10V vào 2 đầu dây dẫn đó thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy I nhánh (2):
Vậy khi đặt hiệu điện thế 10V vào 2 đầu dây dẫn trên thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,25A.
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy I nhánh (1), (3), (4) tương tự với nhánh (2) khi đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
Bài tập 2*: Đặt vào 2 đầu dây dẫn hiệu điện thế U = 16V thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I = 0,8A. Muốn cường độ dòng điện trong mạch tăng thêm 0,25A thì phải tăng hiệu điện thế lên thêm bao nhiêu vôn?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy II: 
Áp dụng sơ đồ tư duy II nhánh (1): 
Vậy muốn cường độ dòng điện trong mạch tăng thêm 0,25A thì hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây phải tăng thêm 5V.
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy II nhánh (2), (3), (4) tương tự với nhánh (1) khi đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
* Bài tập về nhà: 
Bài tập 1: Khi đặt vào 2 đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn là 20V thì cường độ dòng điện trong mạch tăng hay giảm bao nhiêu?
Bài tập 2: Khi đặt vào 2 đầu dây dẫn một nguồn điện, người ta thấy cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị I = 0,25A. Nếu tăng hiệu điện thế thêm 5V thì cường độ dong điện trong mạch điện tăng 0,05A. Tính hiệu điện thế nguồn ban đầu? 
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề bài, nêu ra hướng giải theo từng nhánh của mỗi sơ đồ tư duy.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên: 
	+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu của đề bài ban đầu.
	+ Mức độ khó hơn: Thay đổi các đại lượng cho biết, cần tìm và cách giải bài tập theo các nhánh khác của sơ đồ tư duy.
Dạng 2: Xác định một đại lượng cần tìm khi biết 2 trong 3 đại lượng trong công thức Định luật Ôm.
* Phương pháp giải: 
Áp dụng công thức: để suy ra các đại lượng cần tìm.
Sử dụng sơ đồ tư duy III: 
* Lưu ý:
- Với hiệu điện thế U không đổi, cường độ dòng điện chạy qua điện trở tỷ lệ nghịch với giá trị của điện trở: 
Bài tập 1: Đặt một hiệu điện thế U = 10V vào 2 đầu một điện trở R = 40. Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng công thức định luật Ôm:
Vậy khi đặt hiệu điện thế 10V vào 2 đầu điện trở thì cường độ dòng điện qua điện trở đó là 0,25A.
* Chú ý: Định luật Ôm áp dụng với đoạn mạch có nhiều điện trở : trong đó U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mỗi điện trở R1, R2
Bài tập 2: Khi đặt một nguồn điện vào 2 đầu một dây dẫn có điện trở R = 20, người ta thấy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là I = 0,15A. Xác định hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy III nhánh (1): 
* Chú ý: Trong trường hợp đoạn mạch gồm nhiều điện trở thì hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở được xác định theo công thức: 
Bài tập 3: Người ta đặt vào hai đầu biến trở Rb một hiệu điện thế U = 30V luôn luôn không đổi. 
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua biến trở khi Rb = 60.
b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua biến trở Rb tăng lên 2 lần thì phải thay đổi biến trở có giá trị bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải: 
a) Áp dụng công thức định luật Ôm: 
b) Sử dụng sơ đồ tư duy IV:
Vận dụng theo sơ đồ tư duy IV nhánh (2):
)
Vậy muốn cường độ dòng điện chạy qua biến trở tăng lên 2 lần thì giá trị điện trở của biến trở phải giảm đi 2 lần . 
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy IV nhánh (1), (3), (4) tương tự với nhánh (2) khi đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
* Bài tập về nhà: 
Bài tập 1: Đặt một hiệu điện thế U = 15V vào hai đầu một điện R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó có giá trị là I = 0,3A. 
a) Xác định giá trị của điện trở R.
b) Giữ nguyên giá trị hiệu điện thế, muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng thêm 0,2A thì phải thay điện trở R bằng điện trở mới có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 2: Nối hai đầu một điện trở R = 40 vào một nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V luôn luôn không đổi.
a) Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở nói trên.
b) Nếu thay điện trở R nói trên bằng điện trở R’ = 50. So sánh cường độ dòng điện chạy qua các điện trở nói trên.
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề bài, nêu ra hướng giải theo từng nhánh của mỗi sơ đồ tư duy.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên: 
	+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu của đề bài ban đầu.
	+ Mức độ khó hơn: Thay đổi các đại lượng cho biết, cần tìm và cách giải bài tập theo các nhánh khác của mỗi sơ đồ tư duy.
Dạng 3: Áp dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.
* Phương pháp giải:
- Áp dụng công thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp hoặc mắc song song:
+ Khi đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp:
+ Khi đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc song song: 
* Lưu ý:
- Trường hợp mạch điện gồm các điện trở vừa có mắc nối tiếp, vừa có mắc song song thì ta phân đoạn mạch thành các đoạn mạch nhỏ, trong các đoạn mạch nhỏ đó chỉ có các điện trở mắc nối tiếp hoặc mắc song song, sau đó lại gộp các đoạn mạch nhỏ đó với nhau (thành đoạn mạch lớn mắc nối tiếp hoặc song song tùy theo từng trường hợp).
- Trường hợp mạch điện phức tạp có đoạn nối tắt (dây nối tắt không có điện trở) thì phải gộp các điện trở có cùng điện thế với nhau, sau đó vẽ lại sơ đồ mạch điện đã cho thành mạch điện mới đơn giản (không còn dây nối tắt không có điện trở).
Bài tập 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết rằng: , Hiệu điện
thế đặt vào hai đầu đoạn mạch U=24V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi
điện trở và ở mạch chính.
* Hướng dẫn giải:
a) Cách mắc các điện trở: (R1ntR2)//R3.
Sử dụng linh hoạt các công thức theo sơ đồ tư duy V:
Theo sơ đồ tư duy nhánh (1): R12 = R1 + R2 = 10 + 20 = 30()
Theo sơ đồ tư duy nhánh (2) : 
b) Vận dụng định luật Ôm: 
Theo sơ đồ tư duy nhánh (2): U = U12 = U3 = 24(V)
 Cường độ dòng điện ở mạch nhánh: 
Theo sơ đồ tư duy nhánh (1): I12 = I1 = I2 = 0,8(A)
* Chú ý: Theo sơ đồ tư duy có thể tính cường độ dòng điện chạy qua mạch nhánh theo công thức: I12 = I – I3 = 2 – 1,2 = 0,8(A).
Bài tập 2: Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_tu_duy_logic_cho_hoc_sinh_thong_qua_su_dung_s.doc