Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học - Vật lí 9 đạt hiệu quả cao

Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học - Vật lí 9 đạt hiệu quả cao

Vât lí là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội, môn vât lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung, của trường THCS nói riêng. Nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật và hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm bởi đặc điểm của khoa học vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.

 Chương trình Vật lí 9 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lí THCS, có một vị trí đặc biệt quan trọng, vì lớp 9 là lớp kết thúc cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lí cấp THCS. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng, ý thức và thái độ học tập mà học sinh đã đạt được qua các lớp 6,7,8, chương trình vật lí 9 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên một mức cao hơn và đặt ra những yêu cầu cao hơn. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tin để hình thành khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật của Vật lí, nhằm giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn khác nhau.

 

doc 17 trang thuychi01 13051
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học - Vật lí 9 đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tên mục
Trang
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
02
2
Lí do chọn đề tài
02
3
Mục đích nghiên cứu
02
4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
03
5
Phương pháp nghiên cứu
03
II
NỘI DUNG
04
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
04
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
04
3
Các giải pháp giải quyết vấn đề
04
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
17
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
 	Vât lí là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội, môn vât lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung, của trường THCS nói riêng. Nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật và hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm bởi đặc điểm của khoa học vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”. 
	Chương trình Vật lí 9 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lí THCS, có một vị trí đặc biệt quan trọng, vì lớp 9 là lớp kết thúc cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lí cấp THCS. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng, ý thức và thái độ học tập mà học sinh đã đạt được qua các lớp 6,7,8, chương trình vật lí 9 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên một mức cao hơn và đặt ra những yêu cầu cao hơn. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tin để hình thành khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật của Vật lí, nhằm giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn khác nhau.
 	Với cương vị là một giáo viên dạy môn Vật lí cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiêm là vấn đề cần thiết trong việc học nhóm của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn coi trọng việc làm thí nghiệm, không những nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm cho việc học của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Với những lí do trên bản thân tôi chọn đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học - Vật lí 9 đạt hiệu quả cao ”
 2. Mục đích nghiên cứu.
 	Mục đích cơ bản của đề tài là: Làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành đúng thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố vững kiến thức, học sinh yêu thích học môn Vật lí từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Đồng thời có thể giúp các giáo viên dạy Vật lí nghiên cứu kĩ hơn các loại thí nghiệm, các bước tiến hành làm thí nghiệm và các phương pháp dạy thí nghiệm để từ đó tìm ra các cách thức áp dụng cho từng bài dạy cụ thể.
 	Chỉ ra những điểm cần lưu ý cho mỗi thí nghiêm để đảm bảo thực hiện thành công các thí nghiệm .
 	 Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
 	Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm biểu diễn, và những điểm cần lưu ý khi làm các thí nghiệm để thí nghiệm thàng công . Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
b. Phạm vi nghiên cứu:
	Học sinh khối 9 trường THCS Công liêm năm học 2015 - 2016
4. Phương pháp nghiên cứu.
 a. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí nghiệm Vật lí.
 -Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Vật lí, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Vật lí.
 b. Phương pháp điều tra sư phạm
 - Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
 - Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
c. Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Vật lí của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.
 Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
	II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
	- Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học , phát huy được khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi .
	 - Thí nghiệm vật lí giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của con người.
	 - Thí nghiệm vật lí còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người.
 	- Thí nghiệm vật lí có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Thí nghiệm Vật lí có vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức mới , là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo về làm thí nghiệm Vật lí của học sinh, kích thích hứng thú học tập môn Vật lí, qua đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của học sinh, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
	Thí nghiệm Vật lí là phương tiện đơn giản hóa và trực quan trong dạy học, giúp học sinh nhanh chóng thu thập những thông tin chân thật về các hiện tượng, quá trình Vật lí . Do đó, quá trình dạy học Vật lí với các thí nghiệm, mô hình trực quan là cần thiết không thể thiếu được. 
	Với những tiết học có thí nghiệm cho thấy, chỉ có phần nhỏ học sinh sinh lớp 9 đã biết cách hoạt động trong thí nghiệm, cụ thể qua các thí nghiệm , trong đó có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, đa số học sinh chưa thực hiện tốt các yêu cầu như: Các bước tiến hành thí nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, khả năng tư duy trừu tượng, rút ra quy tắc, dự đoán hiện tượng thí nghiệm. 
Đó là điều khó khăn không nhỏ của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vậy làm sao cho tất cả học sinh thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên trong một tiết học có thí nghiệm.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
 * Yêu cầu khi thực hiện các thí nghiệm
A. Đối với thí nghiệm biểu diễn.	
 	Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tôi luôn có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
 a. Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: 
	Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
 	- Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
 	- Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
 b. Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí. 
	Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập trung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm, phải làm trước khi lên lớp. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
 c. Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát. 
 Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
	 - Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình dáng, màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
	 - Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện: 
	 + Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong.
	 + Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt phẳng thẳng đứng. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác.
 e. Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp: 
	Nhằm tập trung sự chú ý của học sinh về những điều cần quan sát. Thí nghiệm phải có sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học sinh không thể hiểu theo một cách nào khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ ảnh hưởng phụ là không đáng kể.
f. Thí nghiệm phải đảm bảo cho người và dụng cụ thí nghiệm. 
	Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải dùng cát hoặc bao tải ướt phủ lên. Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải hết sức thận trọng không để vương vãi. Với các thí nghiệm điện, nếu dùng điện lưới 220V hay 110V thì mạch điện nhất thiết phải có cầu chì ngắt điện và không được dùng dây trần. Phải nắm vững tính năng, cách bảo quản dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ.
g. Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn. 
	Điều đó đòi hỏi:
 	 - Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
	 - Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là phương pháp đàm thoại và vẽ hình.
	 - Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần thiết.
 B. Đối với thí nghiệm thực hành:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
 a. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ vể số lượng, chất lượng.
	 Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm.
 b. Trình tự tổ chức một thí nghiệm thực hành. 
	Tôi thường tiến hành theo các bước sau:
 	+ Chuẩn bị
 	 - Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứư, từ đó tiếp tục gợi ý đê học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì.
	 - Giáo viên có thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
	 - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu.
	+ Tiến hành thí nghiệm
 	 - Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép.
	+ Xử lí kết quả thí nghiệm
	 - Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí 
thuyết đã học.
	 - Chú ý: Với những thí nghiệm có tính toán: Mỗi học sinh tính toán độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại.
	+ Tổng kết thí nghiệm:	
	 - Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc.
 	- Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp.
 * Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: BÀI 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
 Mục đích. 
 	- Nêu được cách bố trí tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. từ đó rút ra kết luận về sự phụ thuộc này.
	Từ kết quả thí nghiệm vẻ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
	- Rèn kĩ năng sử dụng vôn kế và ampe kế.
 Thiết bị thí nghiệm.
	1. Dây constantan loại L = 900mm
	2. Biến thế nguồn
	3. Vôn kế một chiều.
	4. Ampe kế một chiều.
	5. Bảy đoạn dây dài 400mm, hai đầu có giác cắm đàn hồi
	6. Công tắc
	7. Bảng điện
 Tiến hành thí nghiệm. 
	Gv: Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau.
Bố trí thí nghiệm như hình 1.1 sgk.
Hiệu chỉnh số 0 của vôn kế và ampe kế.
Ban đầu điều chỉnh nguồn để lấy hiệu điện thế ở dầu ra có giá trị 6V
Đóng khóa K.
Đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn.
 	- Ghi các giá trị tương ứng hiệu điện thế và cường độ dòng điện vào bảng. 
Từ bảng kết quả thí nghiệm hãy rút ra thí nghiệm về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây đẫn.
Dựa vào số liệu ở bảng, vẻ đường biểu diễn mối liên hệ giữa I và U . Nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ không.
Nhân xét kết quả đo được nguyên nhân sai số của phép đo
Những điểm cần lưu ý.
	1. Cần hiệu chỉnh số không của vôn kế và ampe kế trước khi tiến hành đo.
	2. Cần mắc đúng cực dương (+), cực âm của vôn kế và am pe kế
	3. Sử dụng thang đo của vôn kề và ampe kế cho phù hợp để làm giảm sai số của kết quả đo.
	4. - Chỉ đóng mạch điện trong thời gian ngắn đủ để quan sát số chỉ của vôn kế và ampe kế. Nếu đóng mạch điện lâu dây điện sẻ nóng và dòng điện sẻ nhỏ đi, kết quả đo không chính xác.
	- Vôn kế dùng cho học sinh tronh nhà trường hường có khung quay quấn bằng 300 vòng dây đồng bọc sơn cách điện 0,005mm nên phải bảo quản nơi khô ráo và tránh nơi hóa chất. nếu để nơi ẩm và có hơi hóa chất thid khung quay và ló xo xoắn sẽ bị ôxi hóa và đứt. phần thép ở hai cực nam châm bên ngoài khung quay bị rỉ làm khung không quay được.
	- Không được đánh rơi và va chạm mạnh vào vôn kế và ampe kế vì sẽ làm vở kính và làm hỏng đầu trục của kim.
	- Chú ý cách mắc vôn kế và ampe kế trong mạch: ampe kế mắc nối tiếp vào mạch, vôn kế mắc song song với đoạn mạch cần đo. Điều này tui đơn giản nhưng nhiều học sinh vẫm mắc nhầm làm hỏng vôn kế và ampe kế.
Ví dụ 2. Bài 3 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN BẰNG VÔN KẾ VÀ AMPE KẾ
 Mục đích. 
Xác định điện trở của dây dẫn băng vôn kế và ampe kế.
 Rèn kĩ năng sử dụng vôn kế và ampe kế.
 Thiết bị thí nghiệm.
	1. Dây constantan chưa biết gia trị
	2. Biến thế nguồn
	3. Vôn kế một chiều.
	4. Ampe kế một chiều.
	5. Bảy đoạn dây dài 400mm, hai đầu có giác cắm đàn hồi
	6. Công tắc
	7. Bảng điện
	8. chuẩn bị trước mẫu báo cáo như sách giáo khoa
 Tiến hành thí nghiệm. 
	Gv: Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau.
	- Bố trí thí nghiệm như hình 1.1 sgk.
	- Hiệu chỉnh số 0 của vôn kế và ampe kế.
	- Ban đầu điều chỉnh nguồn để lấy hiệu điện thế ở dầu ra có giá trị 0V, đọc 
số chỉ I1 của ampe kế và U1 của vôn kế, ghi kết quả vào bảng
	- Lần lượt điều chỉnh nguồn để hiệu điện thế lối ra có các giá trị 3V, 6V, 9V.12V. Ghi các gí trị tương ứng hiệu điện thế và cường độ dòng điện vào bảng.
	- Từ các giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện đo được ta lần lượt tính giá trị điện trở theo công thức I = U/R.
	- Với các kết quả thu được ta tính giá trị trung bình của điện trở.sau đó nhận xét kết quả thu được, đưa ra nguyên nhân sai số của phép đo.
Những điểm cần lưu ý.
	1. Cần hiệu chỉnh số không của vôn kế và ampe kế trước khi tiến hành đo.
	2. Cần mắc đúng cực dương (+), cực âm của vôn kế và am pe kế
	3. Trước khi thực hành , cầm đồng hồ đo lắc nhẹ xem kim có dao động dễ dàng không?. Sau khi dao động kim có ở vị trí ban đầu không?
	4. Sử dụng thang đo của vôn kề và ampe kế cho phù hợp để làm giảm sai số của kết quả đo. 
	5. Kiểm tra sự tiếp xúc của các dây nối
Ví dụ 3 Bài 4 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 
 Mục đích.
	1. Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ thức 
 Rtđ = R1+ R2 được suy ra từ lí thuyết.
	2. Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
 Thiết bị thí nghiệm.
	1. Bốn điện trở mẫu có ghi giá trị: 6, 8, 15, 16
	2. Biến thế nguồn
	3. Vôn kế một chiều.
	4. Ampe kế một chiều.
	5. Bảy đoạn dây dài 400mm, hai đầu có giác cắm đàn hồi
	6. Công tắc
	7. Bảng điện	
 Tiến hành thí nghiệm. 
Gv: Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau.
 	- Bố trí thí nghiệm như hình 4.1 sgk
	- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp ra có giá trị 6V
	- Đóng khóa K.
	- Đo cường độ dòng điện I1 tương ứng với mạch điện khi mắc R1 nối tiếp với R2. Ghi lại các giá trị đo được vào bảng.
	- Giữ nguyên các giá tri U, thay R1 , R2 bằng Rtđ 
	- Đo cường độ dòng điện I2 . Ghi lại các giá trị đo được
	- Từ kết quả thí nghiệm so sáng I1và I2 
	- Từ kết quả so sánh trên, rút ra mối liện hệ giữa R1, R2 và Rtđ
	- Nhận xét kết quả đo được nguyên nhân sai số của phép đo
Những điểm cần lưu ý.	
	1. Cần hiệu chỉnh số không của vôn kế và ampe kế trước khi tiến hành đo.
	2. Cần mắc đúng cực dương (+), cực âm của vôn kế và am pe kế
	3. Sử dụng thang đo của vôn kề và ampe kế cho phù hợp để làm giảm sai số của kết quả đo. 
	4. Khi đo có thể thấy I1, I2 hơi khác nhau chút ít có thể do tiếp xúc ở các chổ nối nhau. Vì vậy ở các đầu chốt nối nhau phải sạch để tránh lớp ôxit đồng hoặc chất bẩn bám ở đó. Muốn kết quả tốt, không bị sai số nhiều trong các lần thí nghiệm thì chỉ đóng mạch điện trong thời gian rất ngắn.
5. Trước khi thay điện trở cần phải đóng khóa K của mạch điện.
Ví dụ 4: BÀI 5. MẠCH ĐIỆN SONG SONG
	* Mục đích: 
	1. Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ thức 
	2. Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
 Thiết bị thí nghiệm.
	1. Bốn điện trở mẫu có ghi giá trị: 6, 8, 15, 16
	2. Biến thế nguồn
	3. Vôn kế một chiều.
	4. Ampe kế một chiều.
	5. Bảy đoạn dây dài 400mm, hai đầu có giác cắm đàn hồi
	6. Công tắc
	7. Bảng điện	
 Tiến hành thí nghiệm
	Gv: Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau.
	- Bố trí thí nghiệm như hình 5.1 sgk.
	- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp ra có giá trị 6V
	- Đóng khóa K.
	- Đo cường độ dòng điện I1 tương ứng với mạch điện khi mắc R1 song song với R2. Ghi lại các giá trị đo được vào bảng.
	- Giữ nguyên các giá tri U, thay R1 , R2 bằng Rtđ 
	- Đo cường độ dòng điện I2 . Ghi lại các giá trị đo được
	- Từ kết quả thí nghiệm so sáng I1và I2 
	- Từ kết quả so sánh trên, rút ra mối liện hệ giữa R1, R2 và Rtđ
	- Nhận xét kết quả đo được nguyên nhân sai số của phép đo.
Những điểm cần lưu ý.
	1. Cần hiệu chỉnh số không của vôn kế và ampe kế trước khi tiến hành đo.
	2. Cần mắc đúng cực dương (+), cực âm của vôn kế và am pe kế
	3. Sử dụng thang đo của vôn kề và ampe kế cho phù hợp để làm giảm sai số của kết quả đo. 
	4. - Chỉ đóng mạch điện trong thời gian ngắn đủ để quan sát số chỉ của vôn kế và ampe kế. Nếu đóng mạch điện lâu dây điện sẻ nóng và dòng điện sẻ nhỏ đi, kết quả đo không chính xác.
Ví dụ 5: BÀI 7. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
 Mục đích.
	1. Tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài.
	2. Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
Thiết bị thí nghiệm.	
	1. Dây constantan loại L1 = 900mm, dây0,3mm; L2 = 1800mm, dây0,3mm, L3 = 2700mm, dây0,3mm.
	2. Biến thế nguồn
	3. Vôn kế một chiều.
	4. Ampe kế một chiều.
	5. Tám đoạn dây dài 400mm.
	6. Công tắc
	7. Bảng điện	
 Tiến hành thí nghiệm. 
Gv: Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau.
	 - Bố trí thí nghiệm như hình 7.2 sgk
	- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp ra có giá trị 3V
	- Đóng khóa K.
	 Đo các giá trị U1, I1 và R1 đối với đoạn dây dài L1 = 900mm. Ghi lại các giá trị đo được vào bảng.
	Làm thí nghiệm tương tự như trên đối với các đoạn dây dẫn cùng loại 
L1= 1800mm, L2 = 2700mm
	- Từ kết quả thí nghiệm hyax tính các giá trị của điện trở
	- Từ kết quả trên hãy rút ra kết luận giữa R và L
	- Nhận xét kết quả đo được nguyên nhân sai số của phép đo.
Những điểm cần lưu ý.	
	1. Cần hiệu chỉnh số không của vôn kế và ampe kế trước khi tiến hành đo.
	2. Cần mắc đúng cực dương (+), cực âm của vôn kế và am pe kế
	3. Sử dụng thang đo của vôn kề và ampe kế cho phù hợp để làm giảm sai 
số của kết quả đo. 
	4 Trước khi thay dây dẫn mới cần ngắt khóa K của mạch điện.
	5. Trong thí nghiệm này c

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lam_mot_so_thi_nghiem_bieu_di.doc