SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2 - Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2 - Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

Ở Việt Nam hiện nay yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy - học để góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, làm cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước vững bước trong thế kỉ XXI, với những lớp người có trình độ văn hóa - khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong những năm gần đây nhiều chương trình chuyên đề do Bộ giáo dục đào tạo và sở GD&ĐT tập huấn các phương pháp dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang có nhiều triển vọng và đạt kết quả cao trong các tiết dạy học. Đặc biệt là việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học theo chủ đề tích hợp ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng. Mĩ thuật là môn học góp phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Vậy qua tiết học thường thức Mĩ thuật 8: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII), với việc dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh biết được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta hiểu biết về những cống hiến của cha ông nói chung và về mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các triều đại. Đặc biệt là những thành tựu Mĩ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII thông qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí và đồ gốm thời Lê. Từ đó củng cố thêm cho học sinh những hiểu biết nhiều về môn học khác, các em có thể vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, thách thức, bất ngờ chưa từng gặp, nhằm khắc phục tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học, làm cho học sinh có hứng thú và say mê hơn với phân môn thường thức Mĩ thuật trong nhà trường hiện nay.

 Thực hiện dạy học liên môn chính là con đường tích hợp những nội dung các kiến thức hỗ trợ lẫn nhau, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, hình thành các kĩ năng giao tiếp ứng xử. Góp phần phát triển tư tưởng, tình cảm, ý thức của học sinh về bảo vệ các di tích lịch sử của dân tộc không chỉ bằng hô khẩu hiệu mà bằng những tình cảm nhận thức, sự lay động tâm hồn, hành động, việc làm. Để làm được điều đó, trong các bài dạy môn Mĩ thuật cần có sự thuyết phục, giúp các em hiểu, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật luôn trăn trở suy nghĩ, tìm ra các biện pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy. Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài: Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2- Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

 

doc 22 trang thuychi01 11084
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2 - Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN A. MỞ ĐẦU 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ở Việt Nam hiện nay yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy - học để góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, làm cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước vững bước trong thế kỉ XXI, với những lớp người có trình độ văn hóa - khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong những năm gần đây nhiều chương trình chuyên đề do Bộ giáo dục đào tạo và sở GD&ĐT tập huấn các phương pháp dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang có nhiều triển vọng và đạt kết quả cao trong các tiết dạy học. Đặc biệt là việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học theo chủ đề tích hợp ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng. Mĩ thuật là môn học góp phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Vậy qua tiết học thường thức Mĩ thuật 8: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII), với việc dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh biết được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta hiểu biết về những cống hiến của cha ông nói chung và về mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các triều đại. Đặc biệt là những thành tựu Mĩ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII thông qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí và đồ gốm thời Lê. Từ đó củng cố thêm cho học sinh những hiểu biết nhiều về môn học khác, các em có thể vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, thách thức, bất ngờ chưa từng gặp, nhằm khắc phục tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học, làm cho học sinh có hứng thú và say mê hơn với phân môn thường thức Mĩ thuật trong nhà trường hiện nay. 
 Thực hiện dạy học liên môn chính là con đường tích hợp những nội dung các kiến thức hỗ trợ lẫn nhau, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, hình thành các kĩ năng giao tiếp ứng xử. Góp phần phát triển tư tưởng, tình cảm, ý thức của học sinh về bảo vệ các di tích lịch sử của dân tộc không chỉ bằng hô khẩu hiệu mà bằng những tình cảm nhận thức, sự lay động tâm hồn, hành động, việc làm. Để làm được điều đó, trong các bài dạy môn Mĩ thuật cần có sự thuyết phục, giúp các em hiểu, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật luôn trăn trở suy nghĩ, tìm ra các biện pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy. Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài: Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2- Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS, từ những kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em học sinh hứng thú trong học tập môn Mĩ thuật.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 8 Tiết 2 - Bài 2: Sơ lược mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, tích hợp liên môn, ưng dụng CNTT và phương tiện dạy học, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá. 
 PHẦN B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Sơ lược mĩ thuật thời Lê” là bài dạy mang tính thực tiễn nhiều, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát huy kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của tiết học có hạn nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản, kiến thức môn học chính, do vậy mà ít quan tâm đến các kiến thức liên môn. Nội dung bài học chỉ mang tính chất nhắc lại một cách hình thức, không tiến hành các phương pháp hỗ trợ, kết hợp kiến thức liên môn để có thể đạt được kết quả học tập hiệu quả cao.
Việc vận dụng các kiến thức vào cuộc sống của học sinh còn ít. Bên cạnh đó giáo viên ít chú ý xâu chuỗi kiến thức, giữa môn này với môn khác nên chưa tạo được sự hứng thú trong tiết thường thức mĩ thuật đối với học sinh. Đối tượng là các em khối 8 liên hệ về mặt thực tế đang còn lúng túng, rời rạc. Trong suy nghĩ nhận thức của các em học môn nào là kiến thức riêng của môn học đó, không liên quan với nhau. Các kiến thức chưa có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ. Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc nắm kiến thức bài học của chính các em.
Thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Trung học cơ sở nói chung và trường Trung học cơ sở Lam Sơn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Trước hết, học sinh vẫn quan niệm đây là một môn học phụ không quan trọng. Đồng thời, phân môn thường thức mĩ thuật thường là các bài dài, kiến thức rộng, học sinh chưa biết cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật nên giờ học nhàm chán. Bên cạnh đó phương pháp của giáo viên, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, trường lớp thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế và bất cập. Vì thế mà chưa được các em chú trọng học tập và cũng rất ít em yêu thích môn học. Do vậy, tình trạng chung của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này. Từ thực trạng đó, một yêu cầu đặt ra: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học thuòng thức Mĩ thuật và vận dụng các kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống, giáo dục các em bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy Mĩ thuật không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn của mình mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn Địa lý, Văn học, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nghệ thuật, Khoa học, để vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng Mĩ thuật làm phong phú và hấp dẫn hơn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu mục tiêu dạy học phát triển
năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. 
 Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.... 
 Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiểu môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
 Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. 
1. Vai trò dạy học liên môn trong tiết Sơ lược mĩ thuật thời Lê ở trường THCS Lam Sơn.
 Học sinh hiểu được diễn biến lịch sử xã hội và sự phát triển của nền Mĩ thuật thời Lê. Từ đó học sinh có một cái nhìn tích cực, trong mọi hoàn cảnh cuộc sống các em đều có ý trí vươn lên trong học tập, lao động, chiến đấu khi đất nước hòa bình hay có chiến tranh. 
 Những tác phẩm về kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, đồ gốm,...là nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh học tập và noi theo. Được thể hiện qua một số tác phẩm do học sinh sáng tác về đề tài sinh hoạt hay hoạt động vẽ tranh chúng em gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử. Để thấy được yếu tố quan trọng của bộ môn Mĩ thuật trong mọi thời đại đó là ngôn ngữ mĩ thuật tạo hình. Ví dụ như các tác phẩm chạm khắc mĩ thuật thời Lê: Đánh cờ - Đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc); Trai gái vui đùa - Đình Hưng Lộc (Nam Định).... 
2. Ưu điểm khi dạy tích hợp liên môn.
* Đối với học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 
 Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
* Giáo viên:
 Đối với giáo viên thì ban đầu có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước
đầu và có thể khắc phục được bởi hai lí do:
 - Một là: Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
 - Hai là: với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn có điều kiện và chủ động trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
 Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình dạy - học ở trường phổ thông.
3. Khó khăn khi triển khai.
 Khó khăn của giáo viên hiện nay đó chính là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Mĩ thuật là môn học được đánh giá bằng tình cảm, cảm xúc và tri thức thẩm mĩ của từng đối tượng. Những vấn đề cần diễn đạt, cần thể hiện trong cuộc sống khó có thể diễn tả bằng ngôn ngữ: nói, viết, âm nhạc, cơ thể....thì con người có thể diễn đạt, thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình.
 Đặc thù của môn mĩ thuật cần có phòng học riêng, ở trường học thì đa số ít phòng học nên Giáo viên phải dạy ở trên các lớp học khác nhau. Về phòng học không thể trang trí mang đặc thù của môn học hoặc đồ dùng dạy học còn hạn chế. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn mĩ thuật là rất hiệu quả và thiết thực. Nhưng trường học chưa có đủ máy móc hiện đại để phục vụ cho các môn học cũng như trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế. 
 Phụ huynh học sinh thường định hướng cho con em mình học những môn văn, toán, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3. Họ chưa biết được tầm quan trọng của môn Mĩ thuật áp dụng vào cuộc sống, họ chỉ coi đây là môn học bắt buộc trong nhà trường mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn Mĩ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ của học sinh để học tốt các môn học khác, khơi gợi cảm xúc, tình cảm của con người đối với thiên nhiên với những giá trị văn hóa của nhân loại.
4. Tiến hành khảo sát, điều tra ban đầu:
 Trong năm học 2013 - 2014, sau khi được phân công dạy khối 8, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học sinh, kết quả thu được như sau: 
Lớp 
Sĩ số
Kết quả khối 8
Hiểu bài tốt
Hiểu bài khá
Hiểu bài TB
Chưa hiểu bài
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A
37
5
14%
7
19%
15
40%
10
27%
8B 
33
4
12%
6
18%
12
37%
11
33%
8C
33
2
6%
6
18%
11
34%
14
42%
8D
33
2
6%
5
15%
11
34%
15
45%
 Từ thực trạng trên của việc HS chưa hiểu bài, hứng thú với môn học Mĩ thuật, trong năm học 2015 - 2016 này tôi đã sử dụng phương pháp vận dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú, yêu thích trong các giờ học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Căn cứ vào mục đích yêu cầu của chương trình môn Mĩ thuật. Để thực hiện các giải pháp này tôi đã tiến hành các bước sau: 
1. Xác định mục tiêu của bài dạy:
 Nhằm giúp học sinh liên hệ với các kiến thức môn học để hiểu rõ hơn, sâu hơn về mĩ thuật thời Lê. Từ đó, các em có thái độ, nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, có ý thức để bảo vệ, gìn giữ, quảng bá về di tích lịch sử Lam Kinh.
2. Mức độ dạy học liên môn: 
 Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: Ở mức độ thấp, GV nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan. Mức độ cao hơn đòi hỏi HS nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác và ở mức độ cao nhất đòi hỏi HS phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu. 
3. Chuẩn bị tài liệu: 
 Đây là khâu vô cùng quan trọng của tiết dạy trên lớp. Bởi vì đây là tiết học chính với các đơn vị kiến thức rõ ràng. Để làm cho HS có thể rút ra được các kết luận của nội dung bài học, thì GV dạy phải chuẩn bị những nguồn tư liệu có tích hợp liên môn với bài học, từng mục, từ đó HS có sự liên hệ bài dễ nhớ, dễ thuộc. 
* Kiến thức liên môn tích hợp trong bài như sau:
+Vận dụng kiến thức Âm nhạc trong đời sống: Bài hát "Lam Kinh" để các em nghe và cùng hát bài hát về khu di tích Lam Kinh.
+ Vận dụng kiến thức Lịch sử (Lịch sử 7, tiết 37, 38, 39 – Bài 19): để học sinh biết được về bối cảnh xã hội thời Lê, lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử Lam Kinh, quá trình tôn tạo, ý nghĩa lịch sử của khu di tích Lam Kinh. 
+ Vận dung kiến thức Địa lí (Địa lí 8, tiết 49 - Bài 44: Tìm hiểu địa phương): để học sinh tìm hiểu về khu di tích lịch sử Lam Kinh (vị trí địa lí, lịch sử phát triển của khu di tích).
+ Vận dụng kiến thức Vật lí lớp 9 qua bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng
màu hay bài - Sự trộn các ánh sáng màu. Từ đó học sinh hiều được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình dáng  và màu sắc của giới tự nhiên. Qua việc quan sát và nhận xét các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, chạm khắc...cảm nhận được vẽ đẹp của mĩ thuật thời Lê.
+ Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân (GDCD 7, tiết 25, 26 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá) để HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy, quảng bá về di tích lịch sử.
+ Tích hợp với phần Tập làm văn lớp 8 (Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh) để các em bước đầu biết cách giới thiệu về di tích lịch sử Lam Kinh bằng lời văn của mình.
+ Vận dung kiến thức Tin học (Sử dụng máy chiếu) để trình bày, thuyết minh về khu di tích lich sử Quốc gia đặc biệt: Lam Kinh.
	Qua sử dụng kiến thức các môn học trên giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của khu di tích lich sử Lam Kinh trên quê hương Thọ Xuân thân yêu.
4. Sử dụng các phương pháp để tích hợp vào môn Mĩ thuật 
- Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp Mĩ thuật với các môn học khác là Âm nhạc,Tin học, Địa lí, Vật lí, Ngữ văn, Lịch sử, để khai thác nội dung bài học.
- Trong quá trình giảng dạy để tích hợp liên môn vào bài dạy Sơ lược Mĩ thuật Thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) vào trong môn học GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học, kết hợp đồ dùng dạy học, các tranh ảnh, các câu chuyện, các tư liệu liên quan đến nội dung môn học:
+ Các phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan. Thảo luận nhóm, động não, kích thích tư duy.
5. Phân tích cách tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả dạy học: 
 	Dưới đây tôi tập trung đi sâu phân tích cách tổ chức các hoạt động dạy học có tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn theo tiến trình dạy học để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài học mà bản thân đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn. 
1. Phần giới thiệu bài mới: 
Tôi vận dụng phương pháp liên môn Tin học, Âm nhạc hướng dẫn học sinh vào bài mới được sinh động, hấp dẫn và để học sinh nhớ mãi, thấm sâu vào tâm trí bài giảng, ấn tượng với bài giảng, tôi cho các em nghe một đoạn trong bài hát “Lam Kinh”. Từ các dữ liệu của bài hát các em sẽ xác định rất nhanh vấn đề được hướng tới đó là ý thức tìm hiểu, bảo vệ, biết trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.
2. Phần bài mới: 
Nội dung 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê (Vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử) 
* Kiến thức: Học sinh nắm được những nét chính về bối cảnh lịch sử xã hội thời Lê
* Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vận dụng phân môn Lịch sử để giải quyết vấn đề.
- Nhằm mục đích để học sinh tìm hiểu khái quát về bối cảnh lịch sử thời Lê, GV cho học sinh xem đoạn băng về khu di tích lịch sử Lam Kinh. Sau đó kích thích tư duy các em bằng cách đặt câu hỏi: Đoạn băng nói về nội dung gì? Với phương pháp này nhằm kích thích suy nghĩ, trí tưởng tượng của học sinh. Đồng thời GV lồng ghép kiến thức học bài: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” đã học trong chương trình Lịch sử lớp 7, ta thấy tên gọi Lam Sơn hay Lam Kinh gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Từ đây các em sẽ hiểu thêm về thời Lê: là một trong những triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất và có nhiều thành tựu về mĩ thuật.
Nội dung 2: Tìm hiểu Sơ lược về mĩ thuật thời Lê
Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vận dụng phân môn Địa lí, Vật lí để giải quyết vấn đề.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Lê:
+ GV chia nhóm hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí và đồ gốm thời Lê. Qua phân môn Địa lí bằng cách dẫn dắt câu hỏi như sau: em hãy nêu hiểu biết của mình về khu di tích Lam Kinh và cho biết vị trí địa lí của khu di tích nằm ở đâu? HS trả lời câu hỏi: Lam Kinh nằm trên địa bàn hành chính của Thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam – Thọ Xuân – Thanh Hóa, phía tả ngạn dòng Chu Giang, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Với cách vận dụng này học sinh nắm được vị trí địa lí khu di tích Lam Kinh và dễ tiếp thu bài hơn, lĩnh hội nội dung kiến thức một cách thấu đáo nhất.
- GV vận dụng kiến thức liên môn Vật lí : GV yêu cầu quan sát và nên vấn đề: Những hình ảnh ta quan sát được là nhờ có thị giác. Việc quan sát các bức tranh nhằm kích thích sự say mê, nghiên cứu tìm tòi, thậm chí giúp các em khám phá, tìm ra mối quan hệ giữa các môn học với nhau. Từ đó học sinh hiểu được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình dáng và màu sắc của giới tự nhiên. Qua việc quan sát và nhận xét các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và chạm khắc. 
Nội dung 3: Tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Lê
Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vận dụng phân môn GDCD để giải quyết vấn đề.
+ GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc diểm mĩ thuật thời Lê bằng cách dẫn dắt câu hỏi như sau: Qua các nội dung vừa tìm hiểu em hãy nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Lê. Học sinh trả lời câu hỏi: Nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật gốm và tranh dân gian đã đạt tới mức điêu luyện, giàu tính dân tộc. GV chốt ý: Như vậy qua tiết 2 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược mĩ thuật thời Lê. Thọ Xuân thật đáng tự hào bởi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt – quê hương của hai vị vua lập nên hai vương triều Tiền Lê và Hậu Lê.
- Giáo viên tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân: GV hỏi học sinh mối quan hệ giữa bản thân và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và khẳng định các di tích lịch sử còn lại đến ngày nay chính là cội nguồn dân tộc Việt Nam. Từ đây học sinh sẽ hiểu vai trò của bản thân và biểu hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn các anh hùng có công với đất nước bằng những việc làm thiết thực. 
+ Ngoài ra GV tích hợp môn Ngữ văn lớp 6 Tiết 140: Giới thiệu danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa Thanh Hóa. Viết bài thu hoạch nhằm giới thiệu, bảo vệ, giữ gìn, quảng bá khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương mình.
 Việc tích hợp môn Ngữ văn 6 sẽ giúp các em có hứng thú trong việc học làm cho tinh thần thoải mái. Giờ học thường thức mĩ thuật không mang tính giáo điều khô khan. Đặc biệt các em nhận biết được vai trò của bản thân trong việc gìn giữ và quảng bá về di tích lịch sử của quê hương.
6. Tiết dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_thiet_thuc_tu_viec_van_dung_kien_thuc_lien_mon.doc