SKKN Hiệu quả CNTT và mạng xã hội phục vụ cho công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trường THCS Tam Lư

SKKN Hiệu quả CNTT và mạng xã hội phục vụ cho công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trường THCS Tam Lư

 Là một giáo viên miền xuôi lên công tác ở vùng biên giới, với kinh nghiệm dạy học của mình tôi được Nhà trường tin tưởng giao việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trong nhiều năm liền. Quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cần phải liền mạch, có sự kế thừa qua từng năm học, giáo viên cần phải theo sát hướng dẫn, tạo động lực cho các em phấn đấu học tập, tránh việc gián đoạn trong việc ôn luyện. Tuy nhiên, trong những dịp Tết, hè, nghỉ lễ dài ngày thầy trò chúng tôi lại phải xa nhau đến hàng trăm cây số nên việc ôn luyện bị gián đoạn là không tránh khỏi.

Với sự tiến bộ của CNTT kết hợp với các thành tựu trong các khoa học khác đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc nói chung và áp dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên máy tính, điện thoại thông minh như Camtasia, Mobizen Screen Recorder giúp quay phim và chụp bài giảng trên màn hình và chia sẻ dễ dàng lên mạng xã hội Zalo, Facebook hay Youtube. Nhờ đó giáo viên dễ dàng xây dựng các bài giảng từ xa, chấm bài và sửa bài của học sinh trong các dịp nghỉ hè, tết để việc ôn tập không bị gián đoạn quá lâu, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển.

Để khắc phục sự gián đoạn trong công tác ôn luyện cho các đội tuyển học sinh giỏi Toán tôi đã tận dụng hiệu quả của các công cụ trên để kết nối liên tục với học trò của mình. Nhờ đó nâng cao đáng kể hiệu quả công tác ôn luyện học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Tam Lư.

 

docx 12 trang thuychi01 6840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu quả CNTT và mạng xã hội phục vụ cho công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trường THCS Tam Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang 
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
2.1.Cơ sở lí luận:
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9
3.1. Kết luận 
9
3.2. Kiến nghị.
10
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Là một giáo viên miền xuôi lên công tác ở vùng biên giới, với kinh nghiệm dạy học của mình tôi được Nhà trường tin tưởng giao việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trong nhiều năm liền. Quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cần phải liền mạch, có sự kế thừa qua từng năm học, giáo viên cần phải theo sát hướng dẫn, tạo động lực cho các em phấn đấu học tập, tránh việc gián đoạn trong việc ôn luyện. Tuy nhiên, trong những dịp Tết, hè, nghỉ lễ dài ngày thầy trò chúng tôi lại phải xa nhau đến hàng trăm cây số nên việc ôn luyện bị gián đoạn là không tránh khỏi.
Với sự tiến bộ của CNTT kết hợp với các thành tựu trong các khoa học khác đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc nói chung và áp dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên máy tính, điện thoại thông minh như Camtasia, Mobizen Screen Recorder giúp quay phim và chụp bài giảng trên màn hình và chia sẻ dễ dàng lên mạng xã hội Zalo, Facebook hay Youtube. Nhờ đó giáo viên dễ dàng xây dựng các bài giảng từ xa, chấm bài và sửa bài của học sinh trong các dịp nghỉ hè, tết để việc ôn tập không bị gián đoạn quá lâu, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển.
Để khắc phục sự gián đoạn trong công tác ôn luyện cho các đội tuyển học sinh giỏi Toán tôi đã tận dụng hiệu quả của các công cụ trên để kết nối liên tục với học trò của mình. Nhờ đó nâng cao đáng kể hiệu quả công tác ôn luyện học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Tam Lư.
1.2. Mục đích nghiên cứu
a. Đối với giáo viên:
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tận dụng hiệu quả CNTT và mạng xã hội phục vụ cho công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trường THCS Tam Lư.
b. Đối với học sinh:
Giúp học sinh có thể kết nối với giáo viên, nhận được sự hướng dẫn từ xa để hoàn thành các bài tập chuyên đề, gửi và nhận kết quả các bài kiểm tra...
Giúp học sinh có không gian học tập lành mạnh, có thể trao đổi, hướng dẫn bài cho nhau, chia sẻ kinh nghiệm học tập,...
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Sử dụng các ứng dụng trên máy tính, điện thoại thông minh như Camtasia (trên máy tính), Mobizen Screen Recorder (trên điện thoại thông minh) để quay phim và chụp đề bài, tạo video bài giảng trên màn hình và chia sẻ theo nhóm trên mạng xã hội Zalo, Facebook hay Youtube để khắc phục sự gián đoạn trong quá trình dạy đội tuyển học sinh giỏi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thực tế việc có sử dụng các phương tiện công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh ở gia đình của các học sinh trong các đội tuyển Toán; kỹ năng sử dụng của học sinh, việc sử dụng mạng xã hội của học sinh.
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: xây dựng các bước để tạo một hướng dẫn hay báo cáo trực tuyến bằng hình ảnh hay video trên điện thoại thông minh hoặc máy tính.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.Cơ sở lí luận:
- Việc ôn tập cần diễn ra thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả cao, nhất là đối với học sinh đội tuyển Toán nếu không rèn luyện thường xuyên sẽ không phát triển tư duy được.
- Hiện nay, việc dạy học từ xa đang rất phát triển. Nền tảng internet, các phần mềm, ứng dụng trên máy tính, smartphone, mạng xã hội đang phát triển rực rỡ là những công cụ hữu ích cho việc dạy học từ xa. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Sự gián đoạn trong việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi
Việc ôn luyện học sinh giỏi bị gián đoạn trong thời gian nghỉ lễ, tết, trong dịp giáo viên phụ trách đội tuyển đi tập huấn, công tác, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển.
b) Học sinh đã sử dụng thông thạo các phương tiện CNTT và mạng xã hội
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã trở nên phổ biến và là yêu cầu mang tính thời đại, trong đó việc tận dụng những tính năng ưu việt của CNTT và mạng xã hội phục vụ giáo dục là rất đáng quan tâm trong thời điểm hiện nay.
Hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất đơn giản, khả năng giao lưu rộng rãi và số học sinh tham gia rất nhiều.Tuy nhiên do tuổi đời còn quá trẻ và khả năng nhận thức của các em chưa cao, nên hầu hết sử dụng mạng xã hội chưa hiệu quả và còn rất nhiều hệ lụy. Chẳng hạn sao nhãng thời gian học tập; lãng phí thời gian với những việc vô ích khi lên mạng; chìm đắm trong thế giới ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực, 
Vậy theo tôi giáo viên nên sử dụng mạng xã hội để giao lưu với học trò; định hướng cho các em việc sử dụng mạng xã hội trong học tập và rèn luyện; kiểm soát những thông tin mà các em đăng tải từ đó có định hướng nhắc nhở khi các em có hành động chưa đúng đắn, ...
Giáo viên có thể sử dụng mạng xã hội để giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp; hướng dẫn học sinh tự học ở nhà; thông báo các thông tin liên quan đến học tập, giao lưu học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập, tránh việc gián đoạn quá lâu.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Những đợt nghỉ lễ, tết dài ngày hay nghỉ hè, để tránh gián đoạn quá lâu trong công tác ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi Toán tôi đã sử dụng những giải pháp sau:
a) Gửi và chấm các đề ôn tập qua nhóm trên mạng xã hội với cách tổ chức như sau: 
- Thông báo với phụ huynh việc lập nhóm học tập trên mạng xã hội Zalo và Facebook, yêu cầu phụ huynh kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại và máy tính của học sinh để tránh việc các em sử dụng không đúng mục đích.
- Lập nhóm trên Zalo: Tôi lập “nhóm học toán” cho học sinh giỏi lớp 9, nhóm “HSG Toán 7, 8” cho hai đội tuyển còn lại.
- Lập Group kín trên Facebook: Tôi lập “Nhóm học toán” chung cho học sinh giỏi lớp 9, 7, 8 nhằm khai thác những tính năng hiện đại của facebook như livestream để hướng dẫn học bài từ xa.
- Thông báo với học sinh về kế hoạch học tập qua từ xa khi nghỉ học dài ngày ở trường.
- Giao bài theo nhóm
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm
- Yêu cầu học sinh nộp bài đúng thời gian dự kiến: Nếu giao đề kiểm tra thì thông báo cho học sinh thời gian cụ thể nhận đề và nộp bài để các em buộc phải sắp xếp thời gian và tập trung làm bài.
- Chấm và trả bài cho học sinh một cách cụ thể, chi tiết.
- Yêu cầu học sinh tham khảo những lời giải tốt từ các bạn trong nhóm.
- Chữa các bài tập khó mà học sinh trong nhóm sau một thời gian tìm hiểu vẫn chưa giải được.
Một số hình ảnh hoạt động dạy và học qua Zalo:
Giao bài từ xa
Sửa bài trực tuyến: Chữa bài trực tuyến bằng file ảnh hoặc video theo nhóm trên mạng xã hội đối với những bài cả nhóm chưa làm được.
Chấm và trả bài qua Zalo
Học sinh đội tuyển Toán 7,8 nộp bài
Sửa bài nhanh trực tiếp từ ảnh bài làm của học sinh
b) Tạo hướng dẫn bằng file ảnh gửi qua Zalo
c) Tạo bài giảng, video hướng dẫn học tập trên máy tính nhờ ứng dụng quay phim, chụp ảnh màn hình Camtasia và chia sẻ qua Zalo hoặc Facebook
Video bài giảng tạo bằng Camtasia có thể chia sẻ qua Zalo, Facebook
d) Phát trực tiếp bài giảng thông qua tính năng Livestream theo nhóm của Facebook
Để tạo một bài giảng trực tuyến hiệu quả thông qua tính năng Livestream trên Facebook cần một số lưu ý sau:
* Xây dựng giáo án, chuẩn bị nội dung thật tốt
Đối với hoạt động livestream bài giảng trên Facebook có thể chọn cách sử dụng một trong 2 hình thức sau:
- Livestream trực tiếp: Quay trực tiếp video từ thiết bị điện thoại
- Livestream lại một video đã có sẵn: Với cách này các tôi có thể chuẩn bị trước, video livestream cũng hoàn hảo hơn
* Thông báo trước thời gian các video livestream được phát cho học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập, bố trí thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc tiếp thu bài giảng
* Chia sẻ video livestream
* Tương tác với học sinh trong quá trình livestream
- Trả lời các câu hỏi phát sinh trong quá trình học
- Tổng kết các kiến thức, kinh nghiệm giải toán
- Giao việc, dặn dò học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
a) Đối với hoạt động giáo dục:
Nhờ áp dụng CNTT và mạng xã hội vào dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, thời gian gián đoạn trong việc ôn luyện hầu như không còn. Học sinh không cần quá vội vàng gấp gáp lúc gần đến ngày thi, việc ôn luyện được rải đều một cách khoa học giúp các em vững kiến thức, tự tin vào khả năng của bản thân. Nhờ đó các thành viên trong đội tuyển Toán 7, 8, 9 mà tôi phụ trách trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt và bền vững.
Việc dạy học từ xa trong những dịp nghỉ dài ngày đối với học sinh đội tuyển Toán mà tôi phụ trách được lên kế hoạch, thông báo với phụ huynh từ trước nên nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh. Các em được bố trí thời gian, phương tiện để thực hiện việc học tập trong khoảng thời gian định trước từ đó cũng rèn luyện được tính tập trung, nghiêm túc trong công việc.
Học sinh phát triển được kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm trực tuyến, đây là kỹ năng rất quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay.
Thống kê học sinh đạt học sinh giỏi môn Toán năm học 2017-2018:
TT
Họ tên
Lớp
Giải
Tỷ lệ đạt giải
Khối 9
1
Ninh Hải Đăng
9
Nhì
100%
2
Lê Văn Tuấn Minh
9
Nhì
Khối 8
1
Hà Tường Vy
8A
Ba 
100%
2
Đỗ Tiến Đạt
8A
Khuyến khích
Khối 7
1
Lê Thùy Dương
7A
Nhì 
100%
2
Nguyễn Đỗ Yến Nhi
7A
Ba 
(Năm học 2017-2018, không có giải Nhất Toán 9, giải nhất và nhì Toán 8, các học sinh trong danh sách trên nằm trong top điểm cao nhất cuộc thi)
b) Đối với bản thân:
- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch cá nhân về dạy học và giáo dục, mục tiêu phấn đấu thi đua trong năm học.
- Hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng, kỹ thuật dạy học của bản thân.
c) Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
- Kinh nghiệm sử dụng CNTT và mạng xã hội một cách tích cực của thầy trò đội tuyển học sinh giỏi toán được nhà trường đánh giá cao và ngợi khen trên những diễn đàn bàn về việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn.
- Đến nay đã có nhều đồng nghiệp trong đơn vị trường THCS Tam Lư áp dụng theo kinh nghiệm của tôi và đã đạt được những kết quả rất tốt trong dạy học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 
Việc ứng dụng CNTT và sử dụng mạng xã hội vào dạy học đã trở thành một xu thế của thời đại. Bản thân tôi cũng đã tự tìm tòi và tích cực ứng dụng CNTT, tận dụng những ưu điểm của mạng xã hội vào dạy học nói chung và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
Đối với các em học sinh, các em đã có phản ứng rất tích cực: hào hứng, nghiêm túc trong học tập, hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội cho những việc vô bổ, không bị gián đoạn việc học tập trong những dịp nghỉ dài ngày ... Nhờ đó, kết quả học tập của học sinh đội tuyển Toán luôn ổn định và nâng cao dần.
Với thành công của đề tài nhỏ này tôi mong muốn được giới thiệu đến đông đảo đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy cô ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi, góp chút kinh nghiệm của bản thân giúp các thầy cô thực hiện tốt hơn công việc trồng người đầy gian nan nhưng cũng rất thú vị.
3.2. Kiến nghị.
Với sự thành công nhất định của đề tài, tôi mong rằng có nhiều đồng nghiệp cùng chia sẻ quan điểm, ủng hộ và đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài này trở nên hữu dụng hơn và có nhiều đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị sẽ áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy.
Với mong muốn đề tài này sẽ hữu ích hơn trong thực tiễn dạy học của đơn vị nhà trường tôi đề xuất như sau :
Nhà trường, tổ chuyên môn cần giới thiệu, yêu cầu giáo viên dạy bộ môn Toán nói riêng và các bộ môn khác tích cực sử dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng từ xa, tránh việc gián đoạn quá lâu trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. 
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong tổ KH Tự nhiên, Chuyên môn nhà trường, Ban giám hiệu trường THCS Tam Lư đã góp ý giúp tôi thực hiện thành công đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Tống Kim Thành
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG XÃ HỘI HỖ TRỢ VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS TAM LƯ
Người thực hiện: Tống Kim Thành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Lư
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_hieu_qua_cntt_va_mang_xa_hoi_phuc_vu_cho_cong_tac_day_b.docx