SKKN Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các Đề tài nghiên cứu khoa học - Sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa
Ngày nay, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin phát triển, con
người ứng dụng hệ thống Internet vào đời sống sản xuất trong tất các ngành
nghề và lĩnh vực của xã hội. Hệ thống Internet giúp truyền tải thông tin nhanh
nhất đến tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi. Website là một công cụ hỗ trợ
hiệu quả, nhanh chóng cho tất cả các hoạt động đời sống đặc biệt là công tác
quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục.
Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin, các hệ thống phần mềm, các
hệ thống website đã được ứng dụng rộng dãi như: hệ thống quản lý học sinh,
hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhà
trường, nhằm làm cho hiệu quả giáo dục được nâng cao trong cả công tác
quản lý và công tác chuyên môn.
Với mục đích xây dựng một hệ thống quản lý các đề tài nghiên cứu khoa
học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục Thanh Hóa từ cấp trường
đến cấp Sở, nhằm tạo một môi trường với các công cụ hỗ trợ thuận lợi cho
việc quản lý, khai thác, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học, các sáng kiến
kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tôi đã xây dựng thành công website: “Hệ
thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng
kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC -------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ VÀ KHAI THÁC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC THANH HÓA Người thực hiện: Dương Đình Sĩ Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Trung học Lĩnh vực: Ứng dụng CNTT trong quản lý THANH HOÁ NĂM 2017 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... 1 I- MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3 1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................... 3 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................... 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 1.5. Những điểm mới của SKKN ........................................................ 5 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......................................... 5 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .............................................. 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ............ 6 2.3. Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa ........................... 7 2.3.1. Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................................... 8 2.3.1.1. Nhóm các chức năng hệ thống ................................................... 8 2.3.1.2. Nhóm các chức năng danh mục ................................................. 9 2.3.1.3. Nhóm các chức năng hồ sơ viết sáng kiến kinh nghiệm ........... 10 2.3.1.4. Nhóm các chức năng hồ sơ kết quả .......................................... 10 2.3.1.5. Nhóm các chức năng quản trị ................................................... 11 2.3.1.6. Nhóm các chức năng khác ....................................................... 11 2.3.2 Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa .......................................................... 12 2.3.2.1. Chức năng tra cứu theo đơn vị ................................................. 13 2.3.2.2. Chức năng tra cứu theo lĩnh vực .............................................. 13 2.3.2.3. Chức năng tra cứu theo số hiệu công chức ............................... 13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. ...................................................... 14 2.4.1. Đối với công tác quản lý ................................................................. 14 2 2.4.2. Đối với công tác khai thác .............................................................. 15 III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................... 15 1. Kết luận ................................................................................................ 15 2. Kiến nghị .............................................................................................. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 17 CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 18 3 I- MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin phát triển, con người ứng dụng hệ thống Internet vào đời sống sản xuất trong tất các ngành nghề và lĩnh vực của xã hội. Hệ thống Internet giúp truyền tải thông tin nhanh nhất đến tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi. Website là một công cụ hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng cho tất cả các hoạt động đời sống đặc biệt là công tác quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin, các hệ thống phần mềm, các hệ thống website đã được ứng dụng rộng dãi như: hệ thống quản lý học sinh, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhà trường, nhằm làm cho hiệu quả giáo dục được nâng cao trong cả công tác quản lý và công tác chuyên môn. Với mục đích xây dựng một hệ thống quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục Thanh Hóa từ cấp trường đến cấp Sở, nhằm tạo một môi trường với các công cụ hỗ trợ thuận lợi cho việc quản lý, khai thác, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tôi đã xây dựng thành công website: “Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Hiện nay, trong thực tế có rất nhiều hệ thống quản lý và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm được sử dụng. Tuy nhiên các hệ thống này thường chỉ giải quyết các vấn đề riêng lẻ như chỉ quản lý được các đề tài, hoặc chỉ hỗ trợ khai thác đề tài, không hỗ trợ các công cụ đánh giá xếp loại các đề tài, chỉ quản lý các đề tài thuộc các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp Sở Giáo dục và Đào tạo riêng lẻ, giá thành triển khai hệ thống đắt, chưa đồng nhất các công cụ quản lý, đánh giá và khai thác trong cùng một hệ thống,... Để khắc phục các vấn đề này tôi đã xây dựng thành công website “Hệ thống quản lý và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa”. 4 Hệ thống đã và đang được triển khai giúp giải quyết các vấn đề mà một số hệ thống khác, hiện hành chưa đáp ứng được hoặc đáp ứng chưa đầy đủ, không thống nhất trong cùng một hệ thống, như: - Là hệ thống quản lý và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa từ các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các bộ phận trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. - Cho phép quản lý với các công cụ cập nhật, sửa, xóa thông tin đề tài, quản lý nội dung đề tài. - Cho phép quản lý với các công cụ đánh giá xếp loại nội dung đề tài. Hỗ trợ cán bộ quản lý thực hiện các đầy đủ các nghiệm vụ quản lý nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, đánh giá và xếp loại các đề tài đúng theo quy định. - Cho phép cán bộ giáo viên có thể học tập, nghiên cứu và khai thác các đề tài trong hệ thống mọi lục, mọi nơi. - Các cấp quản lý dễ dàng quản lí, theo dõi việc nghiên cứu khoa học, viết SKKN tại cơ sở. - Tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ, - Xây dựng được kho đề tài khoa học, SKNN cấp ngành giúp cán bộ, giáo viên và học sinh khai thác học hỏi, ứng dụng và phát triển. - 1.3. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thanh hóa từ các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đến phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và dào tạo. Hệ thống website với các công cụ quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích hệ thống, tổng hợp các hoạt động quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục Thanh Hóa. 5 1.5. Những điểm mới của SKKN Trong thực tế có nhiều hệ thống quản lý, khai thác các đề tài khoa học- sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác nói chung đã được triển khai, tuy nhiên các hệ thống này chỉ mới thực hiện được các thao tác quản lý, hoặc các thao tác khai thác đề tài một cách riêng lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặc biệt là sự kết hợp đầy đủ các thao tác quản lý cùng với thao tác khai thác đề tài để triển khai ứng dụng trong thực tế, cũng như là các thao tác quản lý, đánh giá đề tài của ngành giáo dục nói riêng. Hệ thống website “Hệ thống quản lý và khai thác đề tài- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa” có những điểm mới như sau: - Kết hợp được đầy đủ các chức năng, module quản lý, đánh giá và khai thác trong cùng một hệ thống. - Có đầy đủ các công cụ hỗ trợ cán bộ phụ trách của ngành thực hiện các thao tác quản lý, thống kê- tổng hợp, báo cáo, bắt đầu từ bước đăng ký viết đề tài đến việc tổ chức đánh giá xếp loại đề tài, các công cụ cho phép người dùng khai thác phục vụ việc học tập, nghiên cứu khai thác và triển khai đề tài áp dụng vào thực tiễn. - Có giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng với người dùng. - Là hệ thống được phát triển trên ngôn ngữ C#, dưới nền webform hiện đại, dễ nâng cấp và phát triển tiếp. - Có thể áp dụng triển khai cho các hệ thống quản lý và khai thác đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm nói chung không riêng gì ngành giáo dục Thanh Hóa. - Hệ thống cho phép phân quyền theo cấp quản lí cũng như là người dùng đảm bảo ổn định, có tính bảo mật và độ an toàn đáp ứng yêu cầu của một hệ thống công nghệ thông tin. - II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh 6 tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phát triển và hội nhập. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học, phong cách quản lý,... Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Công nghệ quản lý giáo dục: Làm thay đổi cung cách điều hành và quản lý giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn (về các mặt: kinh tế, thời gian, thông tin, tri thức,...). Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục có thể là: - Một hệ thống trợ giúp: Công nghệ thông tin sẽ làm đơn giản hóa các công tác như quản lý, tổ chức đánh giá xếp loại, tổng hợp, thống kê- báo cáo... - Một công cụ hỗ trợ để đơn giản hóa và làm giảm khối lượng công việc ... những công việc phức tạp như: thống kê, báo cáo, khai thác, ứng dụng vào thực tiễn,... trước đây phải mất niều thời gian và công sức thì nay công nghệ thông tin cho phép chỉ cần ra lệnh, thông qua các thao tác đơn giản. - Việc trao đổi thông tin với các cấp quản lý giáo dục, với xã hội nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí thông qua hệ thống mạng Internet. - Công nghệ thông tin có thể trợ giúp quá trình đánh giá, giám sát các hoạt động của giáo dục một cánh nhanh chóng, chính xác, định lượng hóa các tiêu chí mà truyền thống vẫn là định tính. Công nghệ thông tin và truyền thông được phát triển và ứng dụng một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đánh giá xếp loại, tổng hợp số liệu, thống kê- báo cáo số liệu, 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong nhiều năm Cơ quan sở cũng như các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý, đánh giá xếp loai và khai thác các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm theo phương thức truyền thống; nghĩa là Sở ban hành các quy định, hướng dẫn, biểu mẫu, các cơ sở nghiên cứu các quy định, 7 hướng dẫn triển khai viết đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, thu đề tài- sáng kiến kinh nghiệm ở dạng bản giấy (có thể cả bản mềm), điền số liệu biểu mẫu tổng hợp, xác nhận và nộp về Sở. Mô hình này có thể dẫn tới một số hiệu quả không mong muốn: - Các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm ở dạng bản giấy (hoặc file mềm) với kích thước và số lượng lớn rời rạc không thống nhất, dẫn đến công tác quản lý, đánh giá xếp loại, tìm kiếm, tra cứu cực kỳ khó khăn. Việc khai thác, ứng dụng đề tài ở các đơn vị khác nhau càng khó khăn do điều kiện nghiên cứu và học tập khó khăn. - Việc sử dụng bản giấy dẫn đến việc in ấn nhiều, tốn kém, dễ bị sai lệch, không đồng nhất quy cách,... với bản mềm thông qua các file rời rạc việc quản lý cũng rất khó khăn do không có công cụ tra cứu đi kèm. Các thao tác khai thác như tìm kiếm, tra cứu, trích xuất vô cùng khó khăn với số lượng lớn. - Việc tổng hợp, thống kê- báo cáo số liệu khó khăn, dễ bị sai lệch (công tác tổng hợp, thống kê- báo cáo thường được trích rút từ báo cáo của cơ sở) mà không kiểm tra, rà soát được. - Hồ sơ, dữ liệu không kịp thời do việc tìm kiếm, tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian, đặc biệt với số lượng lớn đề tài. - Việc lưu trữ, quản lí các đề tài, SKKN gặp nhiều khó khăn, bất cập nhất là khi số lượng rất lớn. - Công tác phổ biến, áp dụng vào thực tiễn cũng như là học tập, phát triển các đề tài, SKKN đã có gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả. -... 2.3. Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa Hệ thống là tổ hợp các module với các công cụ hỗ trợ việc quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa đã được triển khai trong ngành tại địa chỉ: hoặc http:10.136.70.9:8685/QLSKKN.aspx Tổ hợp các module có thể được chia thành các hệ thống con: - Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm 8 - Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục. 2.3.1. Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống được xây dựng hỗ trợ việc quản lý và khai thác đề tài nên các chức năng xuyên xuốt từ cấp Sở đến cấp trường. Tùy theo tài khoản được cấp mà hệ thống sẽ hỗ trợ các chức năng tương ứng với cấp quản lý nhà nước cũng như các người dùng tự do (Guest) cần khai thác. 2.3.1.1. Nhóm các chức năng hệ thống Bao gồm các chức năng Đăng nhập, Đổi mật khẩu, Sao lưu dữ liệu. Tùy theo tài khoản trường, tài khoản phòng hoặc tài khoản Sở mà hệ thống sẽ cho phép thực hiện các chức năng tương ứng với cấp quản lý nhà nước. 9 2.3.1.2. Nhóm các chức năng danh mục Đây là nhóm chức năng chủ yếu dành cho các cấp quản lý nhà nước như cấp Sở, cấp Phòng. Nhóm chức năng này giúp người quản lý chọn hoặc chỉnh sửa các danh mục dùng cho hê thống trong quá trình thực hiện quản lý. Nhóm chức năng này bao gồm: Chọn năm học, Tra cứu danh mục đơn vị, danh mục trường, danh mục môn học, danh mục lĩnh vực đề tài quản lý, danh mục chức vụ,. 10 2.3.1.3. Nhóm các chức năng hồ sơ viết sáng kiến kinh nghiệm Nhóm chức năng này cho phép xác định thời gian thực hiện đăng ký viết đề tài- sáng kiến kinh nghiệm; nhập, xem sửa, xóa thông tin đề tài; xem, in danh sách đề tài, thống kê số lượng đề tài theo đơn vị hoặc theo lĩnh vực, 2.3.1.4. Nhóm các chức năng hồ sơ kết quả Nhóm chức năng này cho phép xác định thời gian cập nhật kết quả đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, in danh sách đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, nhập kết quả đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện các thao tác thống kê kết quả đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm theo đơn vị, theo lĩnh vực, 11 2.3.1.5. Nhóm các chức năng quản trị Nhóm chức năng hỗ trợ người quản trị quản lý hệ thống, gồm các chức năng đổi mật khẩu tài khoản cấp trường, đổi mật khẩu tài khoản cấp đơn vị (cấp Phòng và cấp Sở) phân quyền các chức năng của hệ thống. 2.3.1.6. Nhóm các chức năng khác Nhóm chức năng này gồm hai nhóm nhỏ: Thông báo và quy định; Hỗ trợ. - Thông báo và quy định: cho nhà quản lý đăng các thông báo và quy định pháp lý quy định về việc viết và đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm giúp người dùng tra cứu để áp dụng các quy định nhà nước vào việc xây dựng đề tài. - Hỗ trợ: cho phép nhà quản lý đăng các hướng dẫn, hỗ trợ về việc sử dụng và khai thác hệ thống. 12 2.3.2 Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa Bao gồm nhóm chức năng tra cứu thông tin về nội dung đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa, giúp người dùng sử dụng nội dung các đề tài nhằm mục đích học tập, khai thác, ứng dụng vào thực tiễn,... Nhóm chức năng này hệ thống ngầm định là công khai do đó người dùng không cần phần đăng nhập, trong quá trình tra cứu người dùng có thể download nội dung đề tài- sáng kiến kinh nghiệm về để tham khảo hoặc áp dụng, 13 2.3.2.1. Chức năng tra cứu theo đơn vị 2.3.2.2. Chức năng tra cứu theo lĩnh vực 2.3.2.3. Chức năng tra cứu theo số hiệu công chức 14 Ngoài ra, ở nhóm chức năng này hệ thống còn hỗ trợ người quản lý tra cứu tài khoản trường, tra cứu tài khoản đơn vị. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Sau khi triển khai, hệ thống đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cụ thể như sau: 2.4.1. Đối với công tác quản lý - Việc triển khai hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn viết đề tài- sáng kiến kinh nghiệm hằng năm có thể thực hiện việc đăng tải ngay trên hệ thống. Dó đó các cơ sở, người dùng có thể tham khảo, nghiên cứu trực tiếp mọi lúc mọi nơi, giảm thời lượng, công sức tìm kiếm của cơ sở và người dùng cũng như thời gian triển khai, giải thích của cán bộ phụ trách. - Việc nộp các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm về Sở bằng bản mềm thông qua hệ thống giúp cơ sở đỡ tốn công sức, tiền của in ấn, đi lại nộp, vừa tránh được sai xót lại đơn giản có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi miễn là đảm bảo đúng thời gian quy định. - Tổ chức cho các tổ nhóm chấm, thẩm định, đánh giá đề tài được triển khai đơn giản với đầy đủ các công cụ hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Tránh được nhiều sai xót, tốn kém trong quá trình photo, in ấn đề tài, - Việc tổng hợp số liệu, thống kê báo cáo từ đăng ký viết đến kết quả với đầy đủ các công cụ thực hiện đơn giản, nhanh chóng, chính xác, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cán bộ phụ trách như quy định. 15 - Các kết quả được công bố công khai, minh bạch, rõ ràng đảm bảo công bằng, giúp cơ sở yên tâm, tin tưởng vào công tác đánh giá, xếp loại. 2.4.2. Đối với công tác khai thác Với các công cụ tìm kiếm thuận lợi chính xác giúp người dùng dễ ràng tìm kiếm các đề tài theo lĩnh vực, đơn vị, từ đó có thể tiến hành học tập, phát triển, triển khai ứng dụng hiệu quả các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn. III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quá quá trình triển khai “Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa” vào thực tiễn (tại hoặc http:10.136.70.9:8685/QLSKKN.aspx), hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, một số yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi trong công tác quản lý, đánh giá và khai thác đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm của ngành, hỗ trợ người quản lý và người dùng các trích xuất, thống kê báo cáo, tra cứu nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan, Tuy nhiên hệ thống vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được tiếp tục nâng cấp, khắc phục và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu cao hơn, chính xác hơn, thuận tiện hơn, như: - Giao diện cần được thiết kế bắt mắt, tiện lợi hơn nữa. - Cần kiểm soát và bảo mật chặt chẽ hơn nữa quá trình nhập liệu của cán bộ quản lý cấp dưới (cấp phòng giáo dục, cấp trường). - Hệ thống cần nâng cấp để có thể tự động sao lưu dữ liệu, bảo mật dữ liệu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_he_thong_quan_ly_danh_gia_va_khai_thac_cac_de_tai_nghie.pdf