SKKN Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp 1

SKKN Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp 1

 Mục tiêu của nghành giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Thực tiễn cuộc sống có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển khả năng nhận thức và nhân cách của học sinh. Biết được thực tiễn cuộc sống, trước mắt các em sẽ làm tốt các bài thi,bài kiểm tra có nội dung liên quan. Quan trọng hơn, bước đầu các em có sự quan tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn ra trong thực tiễn xã hội, giúp các em có vốn sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là phương pháp giáo dục tốt để các em từng bước hình thành và phát triển nhân cách bền vững sau này. Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Vật lý có vai trò quan trọng trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Nó giúp con người hiểu biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thống bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức, định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng nắm vững lý thuyết, định luật, định lý và liên hệ với thực tế nhiều nhất đó là bài tập thực tiễn. Tuy nhiên, bài tập thực tiễn vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, khám phá hiện tượng tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện. Mặt khác, trong kiểm tra đánh giá, đa số còn mang tính truyền thống bằng cách đưa ra các câu hỏi mang tính lý thuyết, công thức mà vận dụng kiến thức trong thực tiễn, trong lao động sản xuất còn hạn chế. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy cho dù sách giáo khoa mới viết có hay, bài soạn của giáo viên chuẩn bị có chu đáo mà học sinh không có hứng thú học bài, thì kết quả dạy học của giáo viên cũng không được cao. Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này . Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp10”

docx 18 trang thuychi01 29768
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. 
MỞ ĐẦU...
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu..
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Hệ thống câu hỏi thực tế áp dụng cho chương V – Chất khí 
Hệ thống câu hỏi thực tế áp dụng cho chương VI –Cơ sở của nhiệt động lực học ...
Hệ thống câu hỏi thực tế áp dụng cho chương VII –Chất rắn và chất lỏng.Sự chuyển thể.
4
4
7
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............
16
3.1
Kết luận..
16
3.2
Kiến nghị
17
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của nghành giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Thực tiễn cuộc sống có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển khả năng nhận thức và nhân cách của học sinh. Biết được thực tiễn cuộc sống, trước mắt các em sẽ làm tốt các bài thi,bài kiểm tra có nội dung liên quan. Quan trọng hơn, bước đầu các em có sự quan tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn ra trong thực tiễn xã hội, giúp các em có vốn sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là phương pháp giáo dục tốt để các em từng bước hình thành và phát triển nhân cách bền vững sau này. Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Vật lý có vai trò quan trọng trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Nó giúp con người hiểu biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thống bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức, định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng nắm vững lý thuyết, định luật, định lý và liên hệ với thực tế nhiều nhất đó là bài tập thực tiễn. Tuy nhiên, bài tập thực tiễn vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, khám phá hiện tượng tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện. Mặt khác, trong kiểm tra đánh giá, đa số còn mang tính truyền thống bằng cách đưa ra các câu hỏi mang tính lý thuyết, công thức mà vận dụng kiến thức trong thực tiễn, trong lao động sản xuất còn hạn chế. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy cho dù sách giáo khoa mới viết có hay, bài soạn của giáo viên chuẩn bị có chu đáo mà học sinh không có hứng thú học bài, thì kết quả dạy học của giáo viên cũng không được cao. Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này . Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp10”
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và các nhiệm vụ trọng tâm của môn học của tổ nhóm chuyên môn đề ra và những khó khăn còn tồn tại trong quá trình dạy học nên tôi nghiên cứu và viết đề tài này.
 Tôi hi vọng đây là tài liệu tham khảo ,hỗ trợ đối với giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học phần “ Nhiệt học” Vật lý 10. Kích thích giáo viên tích cực tham gia vào việc biên soạn các chủ đề , phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn để đem đến cho học sinh sự vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng vật lý thực tiễn xung quanh,khám phá tự nhiên tăng sức hút, tính ứng dụng của môn học, bài học thêm sinh động, tăng hiệu quả của việc dạy và học, góp phần phát triển tư duy,phát triển năng lực học sinh; đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo và từ đó thêm yêu thích môn vật lý hơn nữa.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các hiện tượng vật lý thực tế trong tự nhiên liên quan trực tiếp tới nội dung kiến thức phần Nhiệt học thuộc chương trình Vật lý 10 cơ bản.
- Thông qua các kiến thức lý thuyết của phần này mà ta vận dụng hệ thống bài tập định tính vào giải thích các hiện tượng vật lý thực tế tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta .Từ đó những học sinh lớp 10 non nớt có thêm sự hứng thú và cơ hội để khám phá tự nhiên,khám phá tri thức,định hướng về môn học ,về nghề nghiệp yêu thích sau này.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
+ Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu trên mạng internet, sách tham khảo.
+ Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp trong các đợt tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thay sách giáo khoa.
+ Lựa chọn các câu hỏi bài tập phù hợp với nội dung, kiến thức của đề tài.
+ Quan sát biểu hiện hứng thú của học sinh và sự linh hoạt của học sinh trong quá trình lĩnh hội và khám phá tri thức.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua nội dung kiến thức của từng bài học lý thuyết của các chương trong phần nhiệt học của Vật lý 10 mà giáo viên giúp đỡ ,dẫn dắt ,định hướng cho học sinh vận dụng kiến thức đã học ở ngay bài lý thuyết đó vào giải quyết tìm hiểu kĩ ,giải thích khám phá các bài toán câu hỏi thực tế. Nên ở phần nội dung này tôi dự kiến phân loại câu hỏi bài tập áp dụng phù hợp mục đích cho từng nội dung bài học trong từng chương của phần Nhiệt học –Vật lý 10 cơ bản.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Mặc dù nghành giáo dục liên tục tập huấn triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học ,phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Nhưng trong thực tế các tiết dạy đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền thống trên sách vở giáo điều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, khám phá hiện tượng tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện.Học sinh chưa thấy được cái hay cái hấp dẫn thú vị ,cái ích lợi của môn vật lý- một môn khoa học thực tiễn.
 Để khắc phục dần thực trạng trên tôi xin cung cấp một lượng nhỏ “Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong phần Nhiệt học - Vật lý lớp10” nhằm cung cấp thêm một phần nào đó cho giáo viên tư liệu phục vụ cho mục tiêu của quá trình giảng dạy cho từng tiết học.Để hệ thống bài tập trên có thể sử dụng một cách hiệu quả yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt phù hợp mục đích mình đề ra.Giáo viên có thể dùng nó làm bài tập đặt vấn đề ,cũng có thể dùng làm bài tập củng cố vận dụng giải thích hoặc bài tập gợi mở kiến thức.
2.3 Hệ thống câu hỏi và bài tập định tính thực tế cho phần “NHIỆT HỌC”- Vật lý 10-chương trình cơ bản.
2.3.1 Chương V: CHẤT KHÍ
Bài 28 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
*Bài tập 1(Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử vật chất,có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập vận dụng )
Lấy một cốc nước đầy,nếu chỉ cần cho thêm một thìa nước vào trong cốc thì nước đã tràn ra còn thêm một thìa đường vào trong cốc thì thấy nước không tràn ra. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Trả lời : Do khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử đường (Chất rắn) nên khi cho thêm một thìa đường vào trong cốc nước đã đầy,các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và không làm tăng thể tích chiếm chỗ nên nước không tràn ra.Còn nếu cho thêm thìa nước mới vào nước không xen được vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũ nên sẽ làm tăng thể tích và nước sẽ tràn ra ngoài.
*Bài tập 2(Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử vật chất,có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập vận dụng )
Đổ 50 cm3 rượu vào trong 50 cm3 nước ta thu được hỗn hợp có thể tích lớn hơn, bằng hay bé hơn 100 cm3? Giải thích?
Trả lời : Thể tích hỗn hợp sẽ bé hơn 100cm3. Mặc dù cùng là chất lỏng nhưng khoảng cách giữa các phân tử rượu khác khoảng cách giữa các phân tử nước nên khi đổ lẫn vào nhau các phân tử này nằm xen vào khoảng cách giữa các phân tử kia và làm cho thể tích hỗn hợp giảm đi.
*Bài tập 3: Tại sao dầu không trộn lẫn được vào trong nước giống rượu mà luôn nổi lên trên mặt nước ?
Trả lời : Vì sức căng mặt ngoài của các chất lỏng không giống nhau, sức căng bề mặt của dầu nhỏ hơn so với nước nên khi dầu rơi vào nước nước có xu hướng co lại hết mức nên đã kéo dầu dãn ra thành 1 lớp màng mỏng nổi trên mặt nước. Hơn nữa tỷ trọng của dầu nhỏ hơn nước nhiều lần. Nên nước luôn chìm xuống và dầu luôn nổi lên.
*Bài tập 4(Áp dụng cho tính chất chuyển động hỗn độn của các phân tử khí )
Nước trong ao, hồ, sông, biển có chứa không khí không ? Tại sao không khí nhẹ hơn nước nhiều mà không bay hết lên trên lại trộn lẫn vào trong nước?
Trả lời : Có, vì tính chất của chất khí là chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía nên sẽ có 1 số phân tử khí chui vào trong nước.
*Bài tập 5(Áp dụng giải thích đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử vật chất) Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
Trả lời : Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí qua đó mà thoát ra ngoài, nhưng với tốc độ chậm.
*Bài tập 6(Áp dụng giải thích tốc độ chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ)
Khi pha nước chanh người ta thường cho đường vào trước rồi khuấy cho đường tan hết, rồi sau đó mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi cho đường vào sau?
Trả lời : Vì khi nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh nên đường dễ hòa tan hơn. Nếu bỏ đá lạnh vào trước, nhiệt độ của nước hạ thấp làm quá trình hòa tan của đường diễn ra rất chậm.
*Bài tập 7(Bài tập gợi mở tìm hiểu mở rộng kiến thức) 
Ngoài các chất rắn, lỏng, khí, vật chất còn tồn tại ở dạng vật chất nào nữa không?
Trả lời : Ngoài ba trạng thái rắn, lỏng , khí vật chất còn tồn tại ở một trạng thái gọi là “trạng thái Plasma”. Đólà khi nhiệt độ chất khí cao hơn vài nghìn độ thì các electron mang điện tích âm bắt đầu bứt ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do còn các nguyên tử trở thành ion dương. Nhiệt độ càng cao sự hình thành các electron và các ion dương càng nhiều. Các chất khí ở trạng thái ion hóa chính là trạng thái Plasma. Trang thái Plasma ít tồn tại xung quanh ta nhưng lại rất phổ biến trong vũ trụ đặc biệt là trong lòng các ngôi sao và mặt trời.
Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Booilo-Mariot
*Bài tập 8(Có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập vận dụng giải thích định luật)
Tại sao khi ta dùng phểu rót chất lỏng vào chai lúc đầu thấy dễ nhưng càng về sau càng khó khăn nếu như không nâng phểu lên?
Trả lời : Khi rót chất lỏng cuống phểu luôn ép sát vào cổ chai, khi chất lỏng đổ liên tục vô tình trở thành cái nút nhốt chặt không khí trong chai, không khí dần bị chất lỏng chiếm chỗ mà không thoát ra ngoài được, thể tích khí giảm làm áp suất trong lớn hơn áp suất khí quyển nước sẽ chảy vào chai khó hơn.Để khắc phục điều đó người ta vừa rót vừa nâng phễu lên hoặc làm phểu có đường gân nổi bên ngoài xung quanh cuống phễu để áp suất không khí trong và ngoài cân bằng nhau chất lỏng sẽ vào chai dễ dàng hơn.
Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sáclo
*Bài tập 9(Có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập vận dụng giải thích định luật)
 Tại sao khi chế tạo những bóng đèn điện(Bóng đèn tròn), người ta thường nạp đầy khí trơ ở nhiệt độ và áp suất thấp vào bóng ?
Trả lời : Ta biết rằng khi bóng đèn sáng nhiệt độ tăng mà thể tích khí trong bóng không đổi nên áp suất khí tăng theo. Để bóng đèn không bị nổ vỡ thì áp suất khí trong bóng đèn tăng nhưng không vượt quá giá trị cho phép nên người ta phải bơm khí trơ có áp suất thấp là loại khí ít thay đổi khi nhiệt độ tăng.
*Bài tập 10(Có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập vận dụng giải thích định luật)
 Tại sao lốp xe ô tô, xe máy bị nổ khi xe đang chạy, còn ít kh nổ nếu xe nằm trong gara?
Trả lời : Vì khi xe chạy ở ngoài đường do ma sát với đường và thời tiết nóng làm nhiệt độ của lốp xe tăng mà thể tích khí trong ruột săm không thay đổi, nên kéo theo áp suất khí trong ruột săm cũng tăng, nếu áp suất tăng nhiều vượt quá giá trị cho phép thì có thể làm nổ lốp. Còn khi xe để Gara nhiệt độ khí trong ruột săm ở nhiệt độ bình thường nên nó khó nổ hơn.
Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
*Bài tập 11(Có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập củng cố vận dụng giải thích định luật)
Ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách cùng với những tia lửa bắn ra. Tại sao vậy?
Trả lời : Khi đun, nhiệt độ tăng, không khí trong các thớ của than nở ra làm nứt các cục than tạo ra tiếng lách tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt của than.
*Bài tập12 (Nên sử dụng làm bài tập củng cố vận dụng giải thích định luật)
 Để làm phồng 1 quả bóng bàn bị bẹp thì người ta phải dùng cách làm nào? Hãy giải thích cách làm đó?
Trả lời: Người ta thường thả quả bóng bàn bị bẹp vào trong nước nóng, quả bóng phồng lên được là do chất khí trong quả bóng gặp nóng nở ra, thể tích khí tăng nên đẩy quả bóng phồng lên
*Bài tập13 (Có thể sử dụng làm bài tập tình huống dẫn vào bài mới hoặc bài tập củng cố vận dụng giải thích định luật)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ngoài?
Trả lời: Khi rót nước ra không khí lạnh ở bên ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút lại ngay thì lượng không khí này bị nước trong phích làm cho nóng lên,nở ra sẽ làm bật nút phích.
2.3.2 CHƯƠNG VI :CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC.
Bài 32: Nội năng và biến thiên nội năng
*Bài tập 14 ( Áp dụng để củng cố phần các cách làm biến đổi nội năng)
Khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi đinh đã đóng chắc vào gỗ rồi( không lún thêm được nữa ), chỉ cần đóng thêm vào vài nhát búa là mũ đinh đã nóng lên rất nhiều. Hãy giải thích?
Trả lời : Khi đang đóng đinh, công thực hiện chuyển thành động năng cho đinh và nội năng cho búa và đinh. Nhưng khi đinh đã được đóng chặt vào gỗ, công thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, do đó đinh nóng lên nhanh chóng .
*Bài tập 15 (Áp dụng cho quá trình truyền nhiệt)
Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi để ngoài không khí?
Trả lời :Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của không khí, nên trong cùng một khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
*Bài tập 16 (Áp dụng cho quá trình truyền nhiệt)
Trong hai phòng kín có nhiệt độ lần lượt là +100C và - 100C có đốt hai cây nến giống nhau.Hỏi nến trong phòng nào cháy nhanh hơn? Vì sao?
Trả lời : Cây nến trong phòng có nhiệt độ - 100C sẽ cháy nhanh hơn vì ở phòng lạnh khối lượng riêng của không khí lớn hơn khối lượng riêng ở phòng nóng nên trong một đơn vị thể tích của phòng lạnh lượng ôxi nhiều hơn duy trì sự cháy tốt hơn.
*Bài tập 17 (Áp dụng cho quá trình truyền nhiệt)
Tại sao kim loại và gỗ cũng ở nhiệt độ bằng nhau và thấp hơn 370C (nhiệt độ bình thường của người) nhưng khi ta để tay vào sẽ cảm thấy kim loại lạnh hơn gỗ. Ngược lại nếu chúng cũng ở nhiệt độ bằng nhau nhưng cao hơn 370C thì ta cảm thấy kim loại nóng hơn gỗ?
Trả lời : Việc cảm thấy nóng hay lạnh khi tay ta tiếp xúc với bất cứ vật nào là tuỳ thuộc nhiệt lượng mà vật đó trao đổi với tay ta trong 1 đơn vị thời gian. Độ dẫn nhiệt của kim loại lớn hơn của gỗ. Vì vậy khi nhiệt độ của chúng thấp thì nhiệt lượng được truyền từ tay ta sang các vật. Kim loại dễ dẫn nhiệt, nên trong 1 đơn vị thời gian nhận của tay ta nhiều nhiệt lượng hơn là gỗ, do đó ta cảm thấy kim loại lạnh hơn. Giải thích tương tự với trường hợp ngược lại.
*Bài tập 18 (Áp dụng cho quá trình truyền nhiệt)
Mùa đông, một người đem hai thùng nước giống nhau vào trong phòng kín để tắm. Một nửa thùng thứ nhất chứa nước lạnh, một nửa thùng thứ hai chứa nước nóng ở nhiệt độ 800C. Có hai cách hoà nước để tắm:
Cách 1: Hoà nước nóng với nước lạnh trong một chậu thau. Dùng hết nước trong chậu lại hoà tiếp nước để tắm.
Cách 2: Ngay từ đầu đổ chung 2 nửa thùng nước nóng và lạnh lại thành 1 thùng để tắm.
 Hỏi cách nào nói trên làm cho nước nóng ít truyền nhiệt cho không khí hơn? Coi thời gian tắm như nhau.
Trả lời : Dùng cách thứ hai nước nóng truyền ít nhiệt cho không khí hơn vì yếu tố dẫn nhiệt quan trọng ở đây là độ chênh lệch nhiệt độ giữa nước nóng và không khí của phòng.
*Bài tập 19 : (Áp dụng cho quá trình truyền nhiệt)
Thả một con cá nhỏ còn sống vào một ống nghiệm thuỷ tinh đựng đầy nước. Dùng ngọn đèn cồn đun nóng phần trên gần miệng ống cho đến khi nước ở trên miệng ống sôi, ta vẫn thấy con cá bơi lội ở dưới. Tại sao?
Trả lời : Thuỷ tinh và nước đều dẫn nhiệt kém. Đun nước ở phần trên ống, sẽ không xảy ra truyền nhiệt do đối lưu trong nước. Bởi vậy, tuy nước ở miệng ống đã sôi mà nước ở phần dưới của ống vẫn lạnh nên cá vẫn bơi lội được.
Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học
*Bài tập 20 (Nên sử dụng làm bài tập củng cố vận dụng giải thích nguyên lý II)
 Vì sao không khí trong phòng điều hòa thường khô gây nứt nẻ da ? Hãy nêu cách khác phục ?
Trả lời : Vì nguyên tắc hạ nhiệt của điều hòa là hóa hơi để làm lạnh không khí rồi hơi nước đó lại bị ngưng tụ và dẫn ra ngoài theo ống thải nước của điều hòa nên không khí trong phòng bị mất hơi nước ,độ ẩm không khí thấp nên ta thấy khô và gây nứt nẻ da.
- Để khắc phục điều đó người ta thường để trong phòng điều hòa một chậu nước hoặc máy phun sương để tăng độ ẩm cho không khí.
*Bài tập 21 (Nên sử dụng làm bài tập củng cố vận dụng giải thích nguyên lý II)
Vào mùa hè ,người ta có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ để truyền nhiệt từ trong phòng ra ngoài trời mặc dù nhiệt độ ngoài trời cao hơn trong phòng.Hỏi điều này có vi phạm nguyên lý 2 của nhiệt động lực học hay không ? Tại sao?
Trả lời : Hiện tượng trên không vi phạm nguyên lí 2 của nhiệt động lực học vì nhiệt độ trong phòng không tự truyền ra ngoài trời mà thông qua điều hòa chính là một máy lạnh lấy nhiệt từ vật này truyền sang vật khác nóng hơn nhờ nhận công của một động cơ điện.
*Bài tập 17: ( Áp dụng cho nguyên lí I của nhiệt động lực học)
 Tại sao khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị nóng lên và nó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi?
Trả lời : một phần công đã biến thành nội năng làm nóng thân bơm. Khi lốp xe đã căng, phần lớn công đó biến thành nội năng nên thân bơm sẽ nóng lên nhanhchóng..
*Bài tập 22: ( Áp dụng cho nguyên lí II của nhiệt động lực học)
Có thể làm mát một căn phong kín bằng cách mở cách cửa của chiếc tử lạnh đặt trong phòng đó 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_he_thong_bai_tap_dinh_tinh_giai_thich_cac_hien_tuong_va.docx