SKKN Giúp học sinh trường THPT Quan Sơn phân loại và giải một số bài tập liên quan đến năng lượng của phản ứng hạt nhân
Trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lí nằm trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên với hình thức thi trắc nghiệm khách quan có số lượng là 40 câu trong thời gian 50 phút. Việc thay đổi so với các năm trước đòi hỏi giáo viên giảng dạy cũng phải thay đổi phương pháp, nội dung ôn luyện để phù hợp với tình hình thực tế. Kiến thức Vật lý hạt nhân lớp 12 là một phần quan trọng trong chương trình SGK. Trong các đề thi là phần mà các em học sinh có thể khai thác để giành điểm tuyệt đối những câu hỏi có liên quan đến kiến thức Vật lí hạt nhân. Tuy nhiên với học sinh THPT Quan Sơn thì việc làm đúng tất cả các câu hỏi liên quan đến Vật lý hạt nhân không phải là điều đễ dàng.
Trong quá trình ôn luyện cho học sinh tôi nhận thấy rằng phần lớn các em học sinh THPT Quan Sơn chưa nắm bắt, hiểu rõ và chưa phân dạng hay ghi nhớ được các dạng toán liên quan đến năng lượng trong phản ứng hạt nhân. Bản thân nhận thấy sự khó khăn đó một phần ngoài kỹ năng giải toán có phần hạn chế của học sinh vùng cao còn một phần vì bản thân chưa phân dạng phù hợp cũng như trình bày chi tiết để các em dễ hiểu và vận dụng.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1: MỞ ĐẦU 2 - Lí do chọn đề tài 2 - Mục đích nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu 3 - Phương pháp nghiên cứu 3 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 - Cơ sở lí luận của vấn đề 3 - Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 - Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 4 - Hiệu quả đề tài 14 3- KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 15 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lí nằm trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên với hình thức thi trắc nghiệm khách quan có số lượng là 40 câu trong thời gian 50 phút. Việc thay đổi so với các năm trước đòi hỏi giáo viên giảng dạy cũng phải thay đổi phương pháp, nội dung ôn luyện để phù hợp với tình hình thực tế. Kiến thức Vật lý hạt nhân lớp 12 là một phần quan trọng trong chương trình SGK. Trong các đề thi là phần mà các em học sinh có thể khai thác để giành điểm tuyệt đối những câu hỏi có liên quan đến kiến thức Vật lí hạt nhân. Tuy nhiên với học sinh THPT Quan Sơn thì việc làm đúng tất cả các câu hỏi liên quan đến Vật lý hạt nhân không phải là điều đễ dàng. Trong quá trình ôn luyện cho học sinh tôi nhận thấy rằng phần lớn các em học sinh THPT Quan Sơn chưa nắm bắt, hiểu rõ và chưa phân dạng hay ghi nhớ được các dạng toán liên quan đến năng lượng trong phản ứng hạt nhân. Bản thân nhận thấy sự khó khăn đó một phần ngoài kỹ năng giải toán có phần hạn chế của học sinh vùng cao còn một phần vì bản thân chưa phân dạng phù hợp cũng như trình bày chi tiết để các em dễ hiểu và vận dụng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu ôn luyện của các em học sinh THPT Quan Sơn, bản thân đã nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các bài tập về năng lượng trong phản ứng hạt nhân từ các nguồn tài liệu như Hocmai.v; violet.vn; tuyensinh247.comđặc biệt là tài liệu của các thầy giáo như: Đoàn Văn Lượng, Chu Văn Biên, Phạm Quốc Toản, Trần Quốc Dũng, Nguyễn Anh VinhTôi đã thay đổi, sắp xếp, phân loại và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở nhà trường trong năm học 2017-2018 và đã thu được kết quả tích cực. Việc mong nuốn cung cấp cho học sinh một tài liệu ôn luyện phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh là động lực và lí do để tôi thực hiện đề tài này. Xin được chia sẻ với các đồng nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Giúp học sinh trường THPT Quan Sơn phân loại và giải một số bài tập liên quan đến năng lượng của phản ứng hạt nhân ” rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Quan Sơn và mục tiêu đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia 2018, đề tài được viết với mục đích: - Cung cấp tài liệu ôn tập cho học sinh THPT Quan Sơn với nội dung và cách tiếp cận phù hợp với trình độ nhận thức của các em, để từ đó các em có thể học tập, nghiên cứu, luyện giải các bài tập trong các đề thi thử và áp dụng vào kì thi THPT Quốc gia năm 2018. - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập liên quan năng lượng của phản ứng hạt nhân, tạo sự tự tin cho các em học sinh trong khi luyện giải các đề thi. - Nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện của giáo viên, mạnh dạn chia sẻ và học hỏi với đồng nghiệp. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu về phầnVật lí hạt nhân trong chương trình lớp 12 THPT. Trong phần Vật lý hạt nhân có nhiều dạng toán, tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào đối tượng là các bài tập về năng lượng trong phản ứng hạt nhân; Phân tích những khó khăn của học sinh, định hình và phân loại thành các dạng toán cụ thể sao cho phù hợp với học sinh THPT Quan Sơn. Từ đó thay đổi cách tiếp cận vấn đề để các em học sinh có thể giải tốt các bài toán liên quan đến năng lượng trong phản ứng hạt nhân. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp mà tôi sử dụng để nghiên cứu trong đề tài: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế năng lực học sinh THPT Quan Sơn từ đó phân loại đối tượng để có phương pháp ôn luyện phù hợp. - Phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích, hệ thống hóa kiến thức để đưa ra kết quả và vận dụng trong quá trình ôn luyện cho học sinh 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1) Năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng( Kiến thức Vật lý 12 ): a) Độ hụt khối của hạt nhân: b) Năng lượng liên kết hạt nhân: c) Năng lượng liên kết riêng: 2) Phản ứng hạt nhân( Kiến thức Vật lý 12 ): a) Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân: + Định luật bảo toàn điện tích + Định luật bảo toàn số khối + Định luật bảo toàn động lượng + Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần( bao gồm năng lượng nghỉ và động năng của hạt nhân) b) Năng lượng phản ứng hạt nhân Gọi , , , là khối lượng các hạt nhân Năng lượng phản ứng: Wp = (mtrước – msau).c2 = Wp > 0: Phản ứng tỏa năng lượng Wp < 0: Phản ứng thu năng lượng 3) Kiến thức hình học 10: 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong các năm trước khi gặp các bài tập về năng lượng của phản ứng hạt nhân trong các đề thi, học sinh trường THPT Quan Sơn thường chỉ làm được bài tập liên quan đến khối lượng, độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng hay động năng của các hạt nhân dưới dạng xác định năng lượng phản ứng theo chiều thuận. Tuy nhiên khi gặp bài toán về năng lượng phản ứng liên quan đến động lượng, biểu diễn véc tơ động lượng, tìm động năng, vận tốc của các hạt nhân...các em học sinh cơ bản gặp khó khăn. - Số lượng các bài tập về Vật lý có nhiều trên mạng, sách ôn luyện. Nhưng với điều kiện thực tế như trường THPT Quan Sơn, việc học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự nghiên cứu là rất khó khăn. Nếu trình bày quá vắn tắt các em sẽ khó hiểu. - Về năng lực nhận thức và tư duy của các em học sinh THPT Quan Sơn so với học sinh các trường khác có phần hạn chế. Các em học sinh sẽ gặp khó khăn nếu bài toán biến đổi đôi chút hoặc quá nặng về tính toán. - Học sinh trường THPT Quan Sơn thường không nhớ đầy đủ các dạng toán, không định hình được hướng giải quyết sau khi các em đọc đề. 2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cách tiếp cận mới: a) Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức sách giáo khoa: Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng, mối liên hệ động lượng và động năng của các hạt nhân; các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân; xác định năng lượng phản ứng theo khối lượng các hạt nhân. b) Phân tích rõ định luật bảo toàn năng lượng trong phản ứng hạt nhân( bao gồm năng lượng nghỉ và động năng của các hạt nhân ) c) Phân loại các dạng toán liên quan đến năng lượng phản ứng hạt nhân thành 4 dạng và yêu cầu các em phải nhớ tên 4 dạng này. Điều này khá quan trọng vì để các em biết được mình nhớ hay quên những dạng nào? Dạng nào các em gặp khó khăn để kịp thời ôn luyện và bồi dưỡng. Bốn dạng toán được phân loại như sau: Dạng 1 : Năng lượng phản ứng hạt nhân xuất hiện trong phương trình phản ứng. Dạng 2 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến khối lượng các hạt nhân. Dạng 3 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân. Dạng 4 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến vận tốc, động năng của các hạt nhân. 2. Các dạng toán về năng lượng của phản ứng hạt nhân Dạng 1 : Năng lượng phản ứng hạt nhân xuất hiện trong phương trình phản ứng Kiến thức: WP - Nhận xét : Khi sử dụng một hạt nhân hay tạo thành một hạt nhân thì năng lượng phản ứng sẽ là : WP Vậy nếu có N hạt nhân ( hay tạo thành N hạt nhân ) thì năng lượng hạt nhân sẽ là : W = N.WP - Học sinh ghi nhớ công thức tìm số hạt nhân trong m (g) . Với n là số mol Bài tập ví dụ: Ví dụ 1: Cho phản ứng hạt nhân: T + D He + X +17,6MeV . a) Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 50 hạt He? b) Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi sử dụng 2 mol Đơteri? c) Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli. Giải: a) Năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 50 hạt He - Khi tạo thành 1 hạt He thì năng lượng tỏa ra là: WPư = 17,6MeV Vậy khi tạo thành 50 hạt He thì năng lượng cần tìm là: W = N.WP = 50.17,6 = 880MeV b) Năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi sử dụng 2mol Đơteri W = N.WP = n.NA. WP = 2,1197.1025MeV c) Năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli - Số nguyên tử hêli có trong 2g hêli: - Năng lượng toả ra gấp N lần năng lượng của một phản ứng nhiệt hạch: W = N.WP = 3,01.1023.17,6 = 52,976.1023 MeV Ví dụ 2: Cho phản ứng: H + H ® He + n + 17,6 MeV. Tính năng lượng tỏa ra khi sử dụng 0,75gam Triti? Giải Năng lượng tỏa ra khi sử dụng 0,75gam Triti Vận dụng công thức: W = N.WP = . WPư W = .6,022.1023.17,6 = 2,649.1024 MeV Ví dụ 3: Cho phản ứng hạt nhân sau: . Biết . a) Xác định năng lượng tỏa ra khi sử dụng 10 hạt Đơteri? b) Xác định năng lượng tỏa ra khi sử dụng 4 hạt phân tử D2O? c) Xác định năng lượng tỏa ra khi sử dụng 10gam nước nặng D2O Giải a) Năng lượng tỏa ra khi sử dụng 10 hạt Đơteri - Ở đây cần lưu ý: Cần 2 hạt Đơteri để có năng lượng 3,25MeV - Vậy năng lượng cần tìm là: W .WP = =16,25MeV b) Năng lượng tỏa ra khi sử dụng 4 hạt phân tử D2O - Số hạt Đơteri có trong 4 hạt D2O là: 8 - Vậy năng lượng cần tìm là: W .WP = = 13MeV c) Năng lượng tỏa ra khi sử dụng 10gam nước nặng D2O - Số phân tử D2O có trong 10 gam D2O: - Số hạt Đơteri có trong 10 gam D2O: - Vậy năng lượng cần tìm là: W .WP =.WP =MeV Dạng 2 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến khối lượng các hạt nhân Kiến thức: Gọi , , , là khối lượng các hạt nhân Năng lượng phản ứng: Wp = (mtrước – msau).c2 = Wp >0: Phản ứng tỏa năng lượng Wp <0: Phản ứng thu năng lượng Đây là dạng phổ biến, học sinh cơ bản vận dụng tốt. Nhưng lại liên quan đến một số dạng khác nên các em phải ghi nhớ kỹ. Bài tập ví dụ: Ví dụ 1: Cho phản ứng hạt nhân Be + H ® He + Li. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu vào. Biết mBe = 9,01219 u; mp = 1,00783 u; mLi = 6,01513 u; mX = 4,0026 u; 1u = 931,5 MeV/c2. Giải Be + H ® He + Li - Năng lượng phản ứng: Wp = (mtrước – msau).c2 = - Ta có: Wp = (mtrước – msau).c2 = (10,02002 – 10,01773).931,5 = 2,133MeV. - Vậy phản ứng tỏa năng lượng Ví dụ 2: Thực hiện phản ứng hạt nhân sau : Na + D → He + Ne Biết mNa = 22,9327 u ; mHe = 4,0015 u ; mNe = 19,9870 u ; mD = 1,0073 u. Phản ứng trên toả hay thu một năng lượng bằng bao nhiêu Jun ? Giải Na + D → He + Ne - Năng lượng phản ứng: Wp = (mtrước – msau).c2 = - Suy ra: Wp = 2,3275 MeV = 3,724.10-13J > 0 - Đây là phản ứng toả năng lượng Ví dụ 3: Cho phản ứng hạt nhân: phản ứng trên tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng? Biết mCl = 36,956563u, mH = 1,007276u, mAr =36,956889u, 1u = 931MeV/c2 Giải - Năng lượng phản ứng: Wpư = (mtrước – msau).c2 = - Suy ra: Wp = -1,6 MeV < 0 - Phản ứng thu năng lượng 1,6MeV Ví dụ 4: Phản ứng U + n → Mo + La +2n là một phản ứng phân hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân : mU = 234,99 u ; mMo = 94,88 u ; mLa = 138,87 u ; mn = 1,0087 u. Cho năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg . Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch ? Giải - Năng lượng toả ra khi giải phóng hoàn toàn 1 hạt nhân 235U phân hạch là: Wp = (mtrước – msau).c2 = = 215,3403MeV - Số hạt nhân nguyên tử 235U trong 1 gam U là : = hạt . - Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch : W = N.WP = 5,5164.1023 MeV = 5,5164.1023 .1,6.10–3 J = 8,8262J - Khối lượng xăng cần dùng để thu được năng lượng của 1 gam 235U phân hạch : m kg. Dạng 3 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân Kiến thức: - Ta gọi: , , , là độ hụt khối của các hạt nhân , , , là năng lượng liên kết của các hạt nhân , , , là năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân - Năng lượng phản ứng hạt nhân: Wp = Wp = Wp = Lưu ý : Trong 3 công thức trên chỉ được sử dụng khi số Proton và số Nơtron ở 2 vế bằng nhau. Đây là điều học sinh cần kiểm tra trước khi vận dụng. Bài tập ví dụ: Ví dụ 1: Cho phản ứng hạt nhân: . Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Tính năng lượng tỏa ra của phản ứng? Giải - Ta có phản ứng : - Vận dụng công thức : Wp = - Ở đây X là Nơtron, nên độ hụt khối bằng 0, nên : Wp = Ví dụ 2: Hai hạt nhân đơteri tương tác với nhau thành hạt nhân và một nơtron : . Biết năng lượng liên kết của bằng 2,18 MeV và của bằng 7,62MeV. Phản ứng này tỏa hay thu năng lượng bao nhiêu? Giải - Vận dụng công thức: Wp = - Ở đây Nơtron, độ hụt khối bằng 0, nên không có năng lượng liên kết riêng - Ta có: Wp = - Phản ứng tỏa năng lượng vì: Wp > 0 Ví dụ 3: Tìm năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân phóng xạ tia α và tạo thành đồng vị Thôri . Cho các năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,1 MeV, của 234U là 7,63 MeV, của 230Th là 7,7 MeV. Giải - Đây là bài toán tính năng lượng toả ra của phản ứng khi biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân - Ta có phương trình: → + α . - Áp dụng công thức: Wp = - Ta có: Wp = Ví dụ 4: Cho phản ứng hạt nhân sau: . Biết độ hụt khối của là ΔmD= 0,0024 u và 1u = 931,5 MeV/ c2. Xác định năng lượng liên kết của hạt nhân ? Giải - Ta có phản ứng hạt nhân: - Năng lượng tỏa ra của phản ứng theo năng lượng kiên kết: Wp = Suy ra: + Wpư = + Wpư = 7,7212MeV Dạng 4 : Năng lượng phản ứng hạt nhân liên quan đến vận tốc, động năng của các hạt nhân Kiến thức: a) Loại 1 : Phản ứng hạt nhân tổng quát - Ta gọi: W1 , W2 , W3 , W4 là động năng của các hạt nhân , , , là động lượng của các hạt nhân - Năng lượng phản ứng : Wp = ( W3 + W4 ) – ( W1 + W2 ) (1) - Định luật bảo toàn động lượng: Đến đây ta vận dụng dẳng thức: Ta suy ra : (2) - Mối liên hệ giữa động năng và động lượng: 2mW (3) - Việc kết hợp (1),(2) và (3) cho ta hệ phương trình để tìm ra đáp án b) Loại 2 : Sự phóng xạ - Hạt nhân mẹ đứng yên nên động năng, động lượng bằng không - Năng lượng phản ứng : Wp = ( W2 + W3 ) (1) - Định luật bão toàn động lượng: , với: 2mWđ (2) Suy ra, 2m2 .W2 = 2m3 .W3 m2 .W2 = m3 .W3 (3) Lưu ý quan trọng được suy ra từ (1),(2) và (3): + Hệ thức : + Động năng các hạt khi bay ra : + Phần trăm năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng của các hạt và Bài tập ví dụ: Ví dụ 1: Dùng một Proton có động năng 5,58MeV bắn phá hạt nhân đang đứng yên sinh ra hạt và hạt nhân X có động năng lần lượt là 6,6MeV và 2,61MeV 1) Viết phương trình phản ứng 2) Xác định năng lượng phản ứng? Giải 1) Phương trình phản ứng: 2) Năng lượng phản ứng: Vận dụng công thức xác định năng lượng phản ứng theo động năng các hạt nhân ta có: Phản ứng tỏa năng lượng. Ví dụ 2: Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 2,69 MeV bắn vào hạt nhân Liti đứng yên thu được 2 hạt α có cùng động năng . Tính động năng và vận tốc của mỗi hạt α tạo thành? cho mp = 1,0073u; mLi = 7,0144u; m α =4,0015u ; 1u = 931 MeV/c2 . Giải - Phản ứng hạt nhân: - Năng lượng của phản ứng hạt nhân là: W = (mtrước – msau).c2 = = 17,4097 MeV - Phương trình liên hệ năng lượng phản ứng theo động năng: W = ( 2WHe ) – ( WLi + Wp) = ( 2WHe ) – (Wp) - Ta suy ra: - Vận tốc của mỗi hạt α là: =2,2.107m/s. Ví dụ 3: Một nơtơron có động năng 1,1MeV bắn vào hạt nhân Liti đứng yên gây ra phản ứng: . Cho mn = 1,00866 u; mX = 3,01600u ; mHe = 4,0016u; mLi = 6,00808u. Biết hạt nhân Heli bay ra vuông góc với hạt nhân X. Xác định động năng của hạt nhân X và hạt nhân Heli? Giải - Ta có năng lượng của phản ứng: = - 0,8 MeV (phản ứng thu năng lượng) - Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: . Biểu diễn trên hình vẽ, ta có: O 900 - Năng lượng phản ứng theo động năng: Wp = ( WHe + WX ) – ( Wn ) (2) Từ (1),(2) ta có hệ phương trình: Ví dụ 4: Hạt α có động năng 3,1MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây ra phản ứng , khối lượng của các hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931,5MeV/c2 . Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ. Động năng của hạt n là Giải - Năng lượng của phản ứng hạt nhân là WPư = (mtrước – msau).c2 = = - 2,672 MeV - Phương trình liên hệ năng lượng phản ứng theo động năng: WPư = ( WP + Wn ) – WHe = - 2,672 MeV ( WP + Wn ) = 0,428 MeV (1) - Động năng của 2 hạt và : ; mà vP = vn Kết hợp với (1): Ví dụ 5: Cho prôtôn có động năng 2,25MeV bắn phá hạt nhân đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn góc φ như nhau. Cho biết mP = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma. a) Xác định động năng của hạt nhân X b) Tính giá trị góc φ Giải - Phương trình phản ứng: a) Động năng của hạt nhân X - Năng lượng phản ứng: WPư = (mtrước – msau).c2 = = 17,23MeV - Phương trình liên hệ năng lượng phản ứng theo động năng các hạt nhân: WPư = ( 2WX ) – ( WLi + WH) = 2WX – WH Vậy động năng của hạt nhân X là 9,74MeV b) Tính giá trị góc φ - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng: O φ φ Ta có: - Công thức liên hệ giữa động lượng và động năng của vật: - Ta suy ra: Ví dụ 6: Bắn một hat anpha vào hạt nhân nito đang đứng yên tạo ra phản ứng: Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vecto vận tốc. Xác định động năng của hạt anpha? (xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó) Giải - Phản ứng thu năng lượng: WPư = -1,21 MeV - Theo ĐL bảo toàn động lượng ta có: - Vì hai hạt sinh ra có cùng vecto vận tốc, nên ta có : (với v là vận tốc của hai hạt sau phản ứng) - Động năng của hạt anpha: - Tổng động năng của hai hạt sinh ra: - Phương trình liên hệ năng lượng phản ứng theo động năng các hạt nhân: WPư = = Ví dụ 7: Hạt nhân Ra đứng yên phân rã thành hạt a và hạt nhân X (không kèm theo tia g). Biết năng lượng mà phản ứng tỏa ra là 3,6 MeV và khối lượng của các hạt gần bằng số khối của chúng tính ra đơn vị u. Tính động năng của hạt a và hạt nhân X. Giải - Phương trình phản ứng: Ra ® a + Rn. - Năng lượng phản ứng: WP = 3,6 MeV - Vận dụng công thức giải nhanh trong phần kiến thức: + Động năng các hạt khi bay ra : Ta có: Ví dụ 8: Hãy viết phương trình phóng xạ của Randon (Rn ). Có bao nhiêu phần trăm năng lượng toả ra trong phản ứng trên được chuyển thành động năng của hạt ? Coi rằng hạt nhân Randon ban đầu đứng yên và khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của nó. Giải - Phương trình phóng xạ của Randon (Rn ): - Phần trăm năng lượng toả ra trong phản ứng trên được chuyển thành động năng của hạt là: - Vận dụng công thức giải nhanh trong phần kiến thức: + Phần trăm năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng của các hạt và là : Ta có: Ví dụ 9: Pôlôni () là một chất phóng xạ , có chu kì bán rã T=138 ngày. Tính vận tốc của hạt , biết rằng mỗi hạt nhân Pôlôni khi phân rã toả ra một năng lượng WP = 2,60MeV Giải - Phương trình phóng xạ của Pôlôni (): - Phương trình năng lượng phản ứng theo động năng của các hạt nhân: WP = ( W + WPb)- ( WPo ) = W + WPb = 2,60MeV - Động năng của hạt : Vận dụng công thức giải nhanh ở trên: - Vận tốc của hạt : 2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trong các năm học kể từ 2016 - 2017 trở về trước có thể nói khi gặp các bài toán liên quan đến năng lượng của phản ứng hạt nhân đã gây khó khăn cho học sinh trường THPT Quan Sơn đặc biệt là bài toán yêu cầu xác định động năng, vận tốc hay hướng bay ra của các hạt nhân so với hạt nhân kích thích ban đầu. Tuy nhiên trong năm học 2017-2018 với cách tiếp cận mới, cải tiến phương pháp, phân loại thành các dạng toán và yêu cầu học sinh phân tích để hiểu, ghi nhớ và vận dụng dưới sự định hướng của giáo viên, từ đó cho học sinh vận dụng vào các đề thi thử và đã thu được kết quả như sau: *) Về phía học sinh: Tạo được hứng thú học tập cho các em, hình thành thói quen phân tích đề bài kết hợp với lý thuyết để vận dụng vào bài tập; tự tin trước các bài tập về năng lượng của phản ứng hạt nhân; Có được tài liệu ôn luyện phù hợp cho học sinh THPT Quan Sơn. *) Về kết quả mới nhất khi học sinh (ôn ban Tự nhiên) làm bài tập liên quan đến kiến thức Vật lý hạt nhân t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_truong_thpt_quan_son_phan_loai_va_giai_mo.doc