SKKN Giúp học sinh rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận qua bài đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm
Môn Ngữ văn là một môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia. Văn nghị luận là kiểu bài văn cơ bản được vận dụng trong bài thi. Vì thế, học sinh (HS) phải được hình thành, rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận một cách thường xuyên, liên tục. Các bài học Làm văn, các tiết trả bài kiểm tra trên lớp chưa đủ để thực hiện mục tiêu trên. Việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS còn phải được giáo viên (GV) thực hiện trong cả các tiết đọc văn, đặc biệt là văn chính luận trong chương trình.
Văn chính luận là thể loại văn nghị luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức [2; tr 110]. Nó có nhiều khả năng trong việc hình thành, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS, cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
“Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) là bài viết chính luận xuất sắc của văn học trung đại. Tác giả Ngô Thì Nhậm đã thể hiện một lối tư duy sáng rõ, kĩ năng lập luận chặt chẽ, văn phong mạch lạc, khúc chiết,. Qua bài đọc văn “Chiếu cầu hiền”, GV có thể giúp HS vận dụng kiến thức bài học để rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của bản thân.
Vì lí do trên, tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm mang tên : "Giúp học sinh rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận qua bài đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm".
MỤC LỤC Phần Tên đề mục Trang 1 Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1 2 Nội dung 2 2.1. Cơ sở lí luận. 2 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2 2.3. Cách thức tổ chức thực hiện. 3 2.3.1. Qua việc xác định bố cục bài Chiếu cầu hiền, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng xây dựng bố cục bài văn nghị luận. 3 2.3.2. Qua tìm hiểu cách thức mở bài của Ngô Thì Nhậm, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết mở bài. 4 2.3.3. Qua phân tích cách lập luận của tác giả, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng lập luận. 5 2.3.4. Qua nhận xét cách sử dụng từ ngữ, câu văn của tác giả, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng dùng từ, đặt câu trong viết văn nghị luận 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9 3 Kết luận và kiến nghị 10 3.1. Kết luận 10 3.2. Kiến nghị 10 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Môn Ngữ văn là một môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia. Văn nghị luận là kiểu bài văn cơ bản được vận dụng trong bài thi. Vì thế, học sinh (HS) phải được hình thành, rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận một cách thường xuyên, liên tục. Các bài học Làm văn, các tiết trả bài kiểm tra trên lớp chưa đủ để thực hiện mục tiêu trên. Việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS còn phải được giáo viên (GV) thực hiện trong cả các tiết đọc văn, đặc biệt là văn chính luận trong chương trình. Văn chính luận là thể loại văn nghị luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức [2; tr 110]. Nó có nhiều khả năng trong việc hình thành, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS, cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) là bài viết chính luận xuất sắc của văn học trung đại. Tác giả Ngô Thì Nhậm đã thể hiện một lối tư duy sáng rõ, kĩ năng lập luận chặt chẽ, văn phong mạch lạc, khúc chiết,... Qua bài đọc văn “Chiếu cầu hiền”, GV có thể giúp HS vận dụng kiến thức bài học để rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của bản thân. Vì lí do trên, tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm mang tên : "Giúp học sinh rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận qua bài đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm". 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được tôi nghiên cứu với mục đích là giúp học sinh rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận thông qua bài đọc văn “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm). Qua đó, tôi cũng muốn trao đổi với mọi người để tìm ra cách thức tích hợp việc khai thác kiến thức giờ đọc văn “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) nói riêng và các giờ đọc văn chính luận nói chung với việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Người viết nghiên cứu cách thức tích hợp việc khai thác kiến thức bài đọc văn “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) với việc rèn luyện, nâng cao các kĩ năng viết văn nghị luận ở HS. Đề tài tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trên lớp 11A3 năm học 2017 - 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận : thu thập, phân tích, tổng hợp một số tài liệu hướng dẫn phương pháp tổ chức dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, thực nghiệm. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Trước hết, người viết xin lưu ý vài nét về văn nghị luận. “Văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ và cách lập luận” [2, tr 110]. Văn nghị luận được viết “nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, nó phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục” [6]. Muốn đạt được mục đích nghị luận người viết phải năm vững kĩ năng viết văn nghị luận. Kĩ năng viết văn nghị luận là kĩ năng xây dựng bố cục; kĩ năng lập luận với việc xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và sử dụng phương pháp lập luận ; kĩ năng viết mở bài, kết bài; cuối cùng là cách sử dụng câu từ diễn đạt. Tất cả các phương diện trên phải đạt đến trình độ chuẩn và hay. Điều đó thể hiện ở bố cục sáng rõ, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, khúc chiết; mở bài thu hút, kết bài vang vọng; ngôn từ sắc sảo mà biểu cảm, câu văn nhịp nhàng mà đa giọng điệu. Người viết xin trình bày về đặc trưng của thể loại văn chính luận. Văn chính luận là một thể của văn nghị luận. Chính luận là một thể loại văn “luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức” [2; tr 110]. Sức mạnh của văn chính luận không chỉ ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm mà còn ở tính mạch lạc, chặt chẽ của trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Văn bản chính luận có cách trình bày hợp lôgic, “luận điểm nêu ra phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, luận cứ phải đáng tin cậy” [3; tr120]. Văn chính luận thường vận dụng các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) là một bài viết chính luận xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Văn bản được viết bằng thể Chiếu – một thể văn chính luận trung đại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó được Ngô Thì Nhậm viết thay lời vua Quang Trung và ra đời khoảng năm 1788 – 1789 với một mục đích hết sức quan trọng: “thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Lê Sơn” [1; tr 68]. Để đạt được mục đích trên, Ngô Thì Nhậm đã “trau chuốt”, “gọt giũa” công phu, khéo léo bài viết trên tất cả các yếu tố. “Bài văn nghị luận này có tính mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và tính lôgic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết” [4; tr 81]. Bài viết đã thể hiện một lối tư duy sáng rõ trong xây dựng bố cục, trình bày luận điểm, lối lập luận khúc chiết, chặt chẽ kết hợp cùng sự nồng nàn của cảm xúc ở ngôn từ và câu văn. “Chiếu cầu hiền” đã tác động đến cả lí trí, tình cảm của người tiếp nhận, góp phần làm nên sự lớn mạnh của vương triều Tây Sơn nửa cuối thế kỉ XVIII. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Văn chính luận là một thể loại văn xuất hiện khá nhiều trong chương trình trung học phổ thông. Tuy nhiên, những bài đọc văn chính luận khô khan, thiên về lí lẽ, lập luận như “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) lại không thu hút được HS. Giờ học thường trôi qua tẻ nhạt, nặng nề, ít tạo được hứng thú với HS. Thực trạng đó buộc GV phải nghiên cứu cách thức dạy học văn chính luận để vừa bám sát được đặc trưng thể loại vừa phát huy khả năng ứng dụng của bài học đối với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy, một bộ phận HS THPT còn “non yếu” về kĩ năng viết văn nghị luận. Vẫn còn tình trạng là “nghĩ gì viết nấy”, không có bố cục rõ ràng, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ với phương pháp lập luận phù hợp, chưa biết tạo dựng mở bài thu hút người đọc, viết kết bài còn mang tính đối phó, việc dùng từ, đặt câu còn vụng về, đơn điệu. Nhiều HS đã khá cố gắng trong học bài, làm bài, tuy nhiên vì chưa vững về kĩ năng viết văn nghị luận nên kết quả bài làm chưa cao. Rõ ràng, kết hợp dạy đọc văn chính luận với rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận của HS là việc nên làm, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. 2.3. Cách thức tổ chức thực hiện. 2.3.1. Qua việc xác định bố cục bài Chiếu cầu hiền, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng xây dựng bố cục bài văn nghị luận. 2.3.1.1. Nhận diện và đánh giá bố cục bài Chiếu cầu hiền. - Câu hỏi: Hãy xác định bố cục bài Chiếu cầu hiền. à Định hướng HS trả lời: Bố cục bài Chiếu cầu hiền: + Phần 1: Cơ sở của lời cầu hiền (đoạn 1) + Phần 2: Lí do cầu hiền (đoạn 2,3,4) + Phần 3: Sách lược cầu hiền (đoạn 5) - Câu hỏi: Hãy nhận xét về bố cục trên. Xem lại mục đích viết của văn bản và cho biết bố cục trên có ý nghĩa như thế nào ? à Định hướng HS trả lời: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Bố cục trên đã thể hiện rõ mục đích của văn bản là thuyết phục, kêu gọi hiền tài ra giúp nước. 2.3.1.2. Rèn luyện, nâng cao kĩ năng xây dựng bố cục bài nghị luận. - Giao bài tập về nhà, GV yêu cầu HS lập bố cục cho bài viết sau: Bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay. à Gợi ý HS làm bài: + Cần xác định đối tượng, mục đích nghị luận + Cần căn cứ vào đối tượng, mục đích nghị luận để xây dựng bố cục 3 phần, nội dung chính từng phần. à Bài làm của HS Nguyễn Thị Nga (Lớp 11 A3): + Xác định đối tượng, mục đích nghị luận: * Đối tượng nghị luận: bệnh vô cảm - căn bệnh tâm hồn của giới trẻ. * Mục đích nghị luận: bàn luận về các phương diện như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục bệnh vô cảm trong giới trẻ. + Bố cục 3 phần và nội dung chính từng phần: * Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề: giới trẻ hiện nay đang mắc bệnh vô cảm. * Thân bài: Trình bày thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả. * Kết bài: Suy nghĩ về giải pháp đẩy lùi căn bệnh trên. 2.3.2. Qua tìm hiểu cách thức mở bài của Ngô Thì Nhậm, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết mở bài. 2.3.2.1. Nhận diện và đánh giá cách thức mở bài của Ngô Thì Nhậm. - Câu hỏi: Ở đoạn mở bài, Ngô Thì Nhậm đã nêu lên vấn đề gì, vấn đề đó được nêu lên như thế nào? à Định hướng HS trả lời: Mở bài, tác giả chỉ ra thiên tính của hiền tài là để giúp cho đời, đó là quy luật xử thế, sứ mệnh của hiền tài. Ngô Thì Nhậm đã nêu vấn đề bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh đẹp: người hiền – sao sáng. Đặc biệt, tác giả còn nhắc đến một ý trong câu “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc Thần, cư kì sở, chúng tinh củng chi” (lấy đức mà cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ chầu về) từ sách Luận ngữ của Khổng Tử - một trong bốn bộ sách kinh điển của nho gia:“Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” (ngôi vua). - Câu hỏi: Cách thức mở bài trên mang lại ý nghĩa như thế nào? à Định hướng HS trả lời: Hình ảnh so sánh đẹp: người hiền – sao sáng đã toát lên ý tôn vinh, trân trọng người hiền rất mực. Hơn nữa, đưa lời Khổng Tử ra từ đầu, tác giả đã tạo được tính chính danh cho bài chiếu. Đối với nhà Nho xưa, lời đức Khổng Tử là chân lí, nào ai dám không nghe theo. Như vậy, với “viên đá tảng” đặt ngay ở đầu bài viết, tác giả đã nêu luận đề một cách khéo léo, thu hút, tác động đến kẻ sĩ Bắc Hà ngay từ những dòng đầu tiên. 2.3.2.2. Liên hệ với thực tế viết mở bài của HS, yêu cầu HS rút ra bài học kinh nghiệm. - Liên hệ thực tế: Thực tế nhiều HS viết mở bài còn giản đơn, sơ sài, chưa tạo được sự thu hút. Đa phần các em viết theo kiểu mở bài trực tiếp, thiếu sự sáng tạo. Một số HS khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội chỉ nêu vấn đề với vài dòng qua loa, viết văn nghị luận văn học thì chỉ giới thiệu đôi nét chính về tác giả, tác phẩm. Kiểu mở bài trực tiếp như trên thường ít thu hút, hấp dẫn người đọc văn bản. - Câu hỏi: Qua cách mở bài của Ngô Thì Nhậm, các em học hỏi được gì về cách thức mở bài sáng tạo để thu hút, hấp dẫn người đọc? à Định hướng HS trả lời: Mở bài không chỉ cần nêu chính xác, ngắn gọn vấn đề mà còn phải tạo được sức thu hút, hấp dẫn người đọc tìm hiểu văn bản. Có một cách thức mở bài sáng tạo mà ta có thể học hỏi từ Ngô Thì Nhận. Đó là mở bài theo lối tương liên. Người viết mượn đến những hình ảnh, câu nói, ý kiến có liên quan đến vấn đề, sau đó dẫn dắt khéo léo đến vấn đề cần trình bày. Cần lựa chọn hình ảnh phù hợp, câu nói nổi tiếng đã được mọi người thừa nhận thì mới giàu sức thuyết phục. 2.3.2.3. Rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết mở bài của HS. - Giao bài tập về nhà, GV yêu cầu HS luyện viết mở bài theo lối tương liên: Hãy viết mở bài theo lối tương liên cho bài viết “Bệnh vô cảm trong giởi trẻ hiện nay”. à Gợi ý HS làm bài: + Mượn một câu nói nổi tiếng có liên quan đến vấn đề để làm câu luận đề + Dẫn dắt khéo léo sang vấn đề cần trình bày. à Bài làm ở nhà của HS Nguyễn Thị Mai Linh (Lớp 11 A3): Nhà văn Nga M. Gooc-ki từng có câu nói nổi tiếng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương”. Còn có nơi nào lạnh lẽo hơn lòng người vô càm? Nó âm thầm hủy diệt sự sống và tâm hồn của con người. Thế mà, một bộ phận trong giới trẻ hôm nay lại đang mang căn bệnh vô cảm đáng sợ ấy. 2.3.3. Qua phân tích cách lập luận của tác giả, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng lập luận. 2.3.3.1. Nhận diện, đánh giá, rút kinh nghiệm về cách lập luận của tác giả. 2.3.3.1.1. Nhận diện, đánh giá, rút kinh nghiệm về cách xây dựng luận điểm. - Câu hỏi: Bài viết đã triển khai những luận điểm gì? à Định hướng HS trả lời: Bài chiếu đã triển khai các luận điểm: + Luận điểm 1: chỉ ra thiên tính của hiền tài là để dùng cho đời (đoạn 1) + Luận điểm 2: thực trạng người hiền Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc (đoạn 2) + Luận điểm 3: tính chất của thời đại, tình hình khó khăn của đất nước (đoạn 3,4) + Luận điểm 4: những con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước (đoạn 5) - Câu hỏi: Giả dụ có người xác lập và sắp xếp các luận điểm bài “Chiếu cầu hiền” như sau: + Tình hình khó khăn hiện tại của đất nước + Thái độ thờ ơ, lẩn tránh của kẻ sĩ + Khát vọng cầu hiền tha thiết của vua Quang Trung + Trách nhiệm của hiền tài và con đường để hiền tài ra cống hiến cho đất nước. Hãy so sánh cách trình bày luận điểm như trên với hệ thống luận điểm của bài Chiếu cầu hiền. à Định hướng HS trả lời: Cả hai cách trình bày đều chặt chẽ, lôgic, hợp lí với các luận điểm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, cách sắp xếp ý có sự khác nhau. Cách trình bày trên đưa luận điểm về tình hình khó khăn của đất nước lên đầu để khơi gợi trách nhiệm của hiền tài, Ngô Thì Nhậm lại mở đầu bằng việc chỉ ra thiên tính của hiền tài để nhấn mạnh vào vai trò, chức năng quan trọng của họ đối với đời. Cách trình bày của Ngô Thì Nhậm phù hợp với tâm lí của kẻ sĩ Bắc Hà đương thời hơn, vì thế sẽ có sức thuyết phục hơn. - Câu hỏi: Từ đó, anh chị rút ra được kết luận gì về cách xác lập và sắp xếp luận điểm? à Định hướng HS trả lời: Việc xác lập và sắp xếp luận điểm như thế nào cần căn cứ vào mục đích nghị luận, đối tượng nghị luận. 2.3.3.1.2. Nhận diện, đánh giá và rút ra kinh nghiệm về phương pháp lập luận. - Câu hỏi: Khi chỉ ra thái độ bất hợp tác của kẻ sĩ Bắc Hà với triều đại mới, Ngô Thì Nhậm đã triển khai bằng cách nào? Cách triển khai đó mang lại hiệu quả gì? à Định hướng HS trả lời: Tác giả triển khai bằng cách so sánh giữa trước đây và nay: “Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe” và “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến...”. Hiệu quả trước hết là cho kẻ sĩ thấy tính chất khác nhau của hai thời đại, trước đây là thời suy vi, loạn lạc, nay là thời ổn định, vua hiền. Hơn nữa, cách lập luận còn thể hiện sự cảm thông với thái độ trốn tránh trước kia và sự trách móc nhẹ nhàng với thái độ bất hợp tác hiện nay của kẻ sĩ Bắc Hà. - Câu hỏi: Khi trình bày tình hình hiện tại của đất nước, tác giả triển khai bằng cách nào? Cách triển khai đó mang lại hiệu quả gì? à Định hướng HS trả lời: Tác giả triển khai bằng cách phân tích. Tác giả phân tích những thử thách, khó khăn: buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra, kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết, dân còn nhọc mệt Nó mang lại hiệu quả là giúp cho kẻ sĩ thức tỉnh về trách nhiệm với nước, với dân. - Câu hỏi: Từ đó, anh/chị học hỏi được gì về phương pháp lập luận? à Định hướng HS trả lời: Khi triển khai luận điểm cần áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp lập luận khác nhau. Có thể lập luận bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bác bỏ hoặc bình luận. Cách lập luận cần phù hợp với nội dung luận điểm, đối tượng và mục đích nghị luận. 2.3.3.2. Rèn luyện, nâng cao kĩ năng lập luận của HS. - Giao bài tập về nhà, yêu cầu HS: + Xác định các luận điểm cơ bản của bài viết “Bệnh vô cảm trong giởi trẻ hiện nay”. + Chỉ ra phương pháp lập luận cho từng luận điểm. à Gợi ý HS làm bài: + Căn cứ vào đối tượng, mục đích nghị luận để xác lập luận điểm + Căn cứ vào mục đích nghị luận, nội dung luận điểm để lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp. à Bài làm của HS Đào Đình Tiến - HS lớp 11A3: + Thực trạng và biểu hiện của bệnh vô cảm (lập luận bằng cách chứng minh, lấy dẫn chứng cụ thể từ thực tế đời sống) + Nguyên nhân (lập luận bằng cách phân tích, chỉ ra các nguyên nhân gây nên bệnh vô cảm như yếu tố bản thân, sự giáo dục từ gia đình, sự giáo dục của nhà trường, môi trường xã hội,...) + Hậu quả (lập luận bằng cách phân tích, có kết hợp với cách bác bỏ và so sánh à chỉ ra những hậu quả, tác hại của bệnh vô cảm từ nhỏ đến lớn, từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng xã hội, từ trực tiếp đến lâu dài; bác bỏ những suy nghĩ ích kỉ, quan điểm sống thực dụng, ...; sử dụng cách so sánh đối chiếu giữa người vô cảm với người máy, rô bot, v.v... ) + Đề xuất giải pháp (lập luận bằng cách phân tích theo quan hệ nhân - quả, căn cứ vào nguyên nhân để đề xuất giải pháp “phòng bệnh”, “chữa bệnh” ). 2.3.4. Qua nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, câu văn của tác giả, giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng dùng từ, đặt câu trong viết văn nghị luận. 2.3.4.1. Nhận diện và đánh giá về cách sử dụng từ ngữ, câu văn của tác giả. 2.3.4.1.1. Nhận diện và đánh giá về cách sử dụng từ ngữ của tác giả. - Câu hỏi: Tại sao khi chỉ ra thái độ bất hợp tác của trí thức Bắc Hà với vương triều mới, Ngô Thì Nhậm không sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp mà mượn đến hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh điển cố, điển tích? Chỉ ra hiệu quả của cách nói đó. à Định hướng HS trả lời: Đó là cách nói trang trọng và rất tế nhị, khôn khéo vừa thể hiện sự tôn trọng hiền tài, vừa tạo ấn tượng tốt về vua Quang Trung, một con người văn võ kiêm toàn. - Câu hỏi: Nhận xét về cách sử dụng lời lẽ của tác giả (viết thay lời vua Quang Trung) ở đoạn "Nay trẫm đang (...) phụng sự vương hầu chăng?" à Định hướng HS trả lời: Các từ ngữ như "ghé chiếu lắng nghe", "ngày đêm mong mỏi", "trẫm ít đức",... thể hiện thái độ cầu hiền khiêm tốn, chân thành của vua Quang Trung. - Câu hỏi: Ở đầu và cuối bài chiếu, tác giả đã sử dụng những lớp từ ngữ như thế nào? à Định hướng HS trả lời: Ở đầu và cuối bài chiếu tác giả tạo nên một lớp từ ngữ không gian vũ trụ rộng lớn như "trời", "trời đất", "sao", "gió mây" hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền tài theo triết lí tam tài thiên - địa - nhân. - Câu hỏi: Văn bản còn có một lớp từ ngữ hàm nghĩa không gian xã hội, nơi thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình và đất nước, nhân dân như "triều đường", "triều chính", "dải đất văn hiến", "trăm họ",... Các từ ngữ diễn tả không gian nói trên đem lại hiệu quả gì cho lời kêu gọi hiền tài của bài chiếu? à Định hướng HS trả lời: Các từ ngữ diễn tả không gian nói trên đem lại cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi hiền tài. Nhóm từ ngữ không gian xã hội còn khơi dậy ý thức trách nhiệm về quốc gia, dân tộc ở hiền tài. - Câu hỏi: Đánh giá chung về ngôn ngữ chính luận của tác giả. à Định hướng HS trả lời: Ngôn ngữ chính luận của tác giả vừa chính xác vừa giàu sức biểu cảm: khi trang trọng, lúc khiêm tốn; khi khéo léo, tế nhị, lúc mạnh mẽ, hào sảng. Yếu tố ngôn ngữ đó đã tăng sức thuyết phục cho bài chiếu. 2.3.4.1.2. Nhận diện và đánh giá về cách đặt câu của tác giả. - Câu hỏi: Ở phần 2, bên cạnh những câu trân thuật, tác giả còn sử dụng những kiểu câu gì? à Định hướng HS trả lời: Bên cạnh các câu trần thuật còn có khá nhiều câu nghi vấn như “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”, “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” - Câu hỏi : Việc tác giả sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu như trên đem lại ý nghĩa gì ? à Định hướng HS trả lời : Việc tác giả sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu như trên đem lại nhiều ý nghĩa: nhấn mạnh ý, biểu đạt thái độ, cảm xúc của tác giả, chuyển đổi linh hoạt trong giọng văn, tránh kiểu văn một giọng đơn điệu, nhàm chán 2.3.4.2. Rèn luyện, nâng cao kĩ năng dùng từ, đặt câu trong viết văn nghị luận của HS. - Giao bài tập về nhà, GV yêu cầu: Chọn một luận điểm trong các luận điểm đã xác định ở trên của đề bài “Bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay” và viế
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_ren_luyen_nang_cao_ki_nang_viet_van_nghi.doc