SKKN Định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

SKKN Định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

 Từ ngày xưa, nhân loại đã cất công ghi lại những kiến thức về tu nhiên, xã hội, những thành quả đã tạo dựng được trong những cuốn sách để tất cả không bị mai một bởi thời gian. Chính vì thế mà sách càng ngày càng phong phú. Một cuốn sách chính là toàn bộ nhiệt huyết mà thế hệ trước gửi gắm cho thế hệ sau. Sách phản chiếu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những quyển sách khoa học giúp người đọc khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Những cuốn sách xã hội cung cấp cho ta những kiến thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống ở nhiều đất nước khác nhau. Từ những cuốn sách văn học ta được thâm nhập vào đời sống bên trong tâm hồn con người, hiểu thêm về khát vọng, ước muốn của chính mình.Thông qua một cuốn sách bao điều mới mẻ về cuộc sống mở ra trước mắt ta, đúng như nhà văn Mac-xim Gooc-ki đã khẳng định: “Sách mở ra trước mắt tôi chân trời mới” hay “Hãy yêu sách, vì đó là nguồn gốc của mọi kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của sách. Ở bất cứ thời đại nào, sách cũng là nền tảng của văn hóa đọc. Văn hóa đọc nằm trong tổng thể văn hóa hành vi của mỗi cá nhân, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc, lĩnh hội sách và ứng xử với sách. Từ văn hóa đọc, bản thân mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viêm chủ nhiệm sẽ nhận thấy đặc điểm tâm lí, nhân cách của học sinh được hình thành từ thưở ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời.

Những năm gần đây văn hóa đọc không được học sinh THPT chú trọng bởi sự lớn mạnh bởi ngành công nghệ thông tin. Phương tiện truyền hình, mạng internet. hấp dẫn các em bởi âm thanh, hình ảnh mà không cần sự nỗ lực tư duy và suy ngẫm. Bên cạch đó, có thể thấy, đầu sách tham khảo giành cho học sinh THPT ngày càng phong phú nhưng chất lượng ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố thị trường. Thực tế này cũng có tác động tiêu cực đến văn hóa đọc của các em. Cũng có thể thấy rằng, ở một bộ phận học sinh THPT bị lôi cuốn bởi truyện tranh, những đầu sách có nội dung bạo lực hoặc thiếu trong sáng. Vì vậy, ở các em sẽ hình thành nhu cầu đọc phiến diện, mất thời gian mà không đem lại lợi ích hỗ trợ quá trình học tập.

 

doc 20 trang thuychi01 7352
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
 Từ ngày xưa, nhân loại đã cất công ghi lại những kiến thức về tu nhiên, xã hội, những thành quả đã tạo dựng được trong những cuốn sách để tất cả không bị mai một bởi thời gian. Chính vì thế mà sách càng ngày càng phong phú. Một cuốn sách chính là toàn bộ nhiệt huyết mà thế hệ trước gửi gắm cho thế hệ sau. Sách phản chiếu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những quyển sách khoa học giúp người đọc khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Những cuốn sách xã hội cung cấp cho ta những kiến thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống ở nhiều đất nước khác nhau. Từ những cuốn sách văn học ta được thâm nhập vào đời sống bên trong tâm hồn con người, hiểu thêm về khát vọng, ước muốn của chính mình.Thông qua một cuốn sách bao điều mới mẻ về cuộc sống mở ra trước mắt ta, đúng như nhà văn Mac-xim Gooc-ki đã khẳng định: “Sách mở ra trước mắt tôi chân trời mới” hay “Hãy yêu sách, vì đó là nguồn gốc của mọi kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của sách. Ở bất cứ thời đại nào, sách cũng là nền tảng của văn hóa đọc. Văn hóa đọc nằm trong tổng thể văn hóa hành vi của mỗi cá nhân, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc, lĩnh hội sách và ứng xử với sách. Từ văn hóa đọc, bản thân mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viêm chủ nhiệm sẽ nhận thấy đặc điểm tâm lí, nhân cách của học sinh được hình thành từ thưở ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời. 
Những năm gần đây văn hóa đọc không được học sinh THPT chú trọng bởi sự lớn mạnh bởi ngành công nghệ thông tin. Phương tiện truyền hình, mạng internet... hấp dẫn các em bởi âm thanh, hình ảnh mà không cần sự nỗ lực tư duy và suy ngẫm. Bên cạch đó, có thể thấy, đầu sách tham khảo giành cho học sinh THPT ngày càng phong phú nhưng chất lượng ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố thị trường. Thực tế này cũng có tác động tiêu cực đến văn hóa đọc của các em. Cũng có thể thấy rằng, ở một bộ phận học sinh THPT bị lôi cuốn bởi truyện tranh, những đầu sách có nội dung bạo lực hoặc thiếu trong sáng. Vì vậy, ở các em sẽ hình thành nhu cầu đọc phiến diện, mất thời gian mà không đem lại lợi ích hỗ trợ quá trình học tập.
Thực tế, ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ cùng nền kinh tế tri thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Đón nhận sự bùng nổ về thông tin, nhiều tiêu chuẩn được đặt ra, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ, kiến thức, kỹ năng đối với thế hệ trẻ. Chính điều này đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là giáo viên - người chuẩn bị hành trang kiến thức cho thế hệ tương lai của đất nước, và học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước phải luôn nỗ lực học hỏi, đối mặt, ứng xử chắt lọc trong vô vàn thông tin để có thể tồn tại, tạo dựng sự nghiệp cho bản thân mình và có những đóng góp nhất định cho xã hội. Để làm được điều đó, rất cần đến sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, kỹ năng... Sự tích luỹ đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài, không chỉ việc tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà phần quan trọng có ý nghĩa quyết định là quá trình tự học, qua việc đọc sách mỗi cá nhân, nói rộng ra đó là văn hóa đọc. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng quan trọng tiếp thu những lợi ích tri thức. Giáo viên chủ nhiệm thông qua hoạt động thiết thực định hướng giáo dục văn hóa đọc là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho học sinh trước khi rời ghế nhà trường để bước vào đời. 
Vì những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
Mục đích nghiên cứu
 Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của học sinh THPT Lê Hồng Phong làm cơ sở định hướng giáo dục văn hóa đọc cho các em trong thư viện của nhà trường cũng như trong quá trình học tập tại mái trường.
 Xác định hoạt động thiết thực của giáo viên chủ nhiệm trong việc khơi dậy, phát triển hứng thú nhu cầu, kỹ năng đọc sách của học sinh lớp chủ nhiệm. Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT.
Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phân tích, tổng hợp
 Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng nhiều trong đề tài khoa học. Từ phương pháp này đề tài sẽ nêu ra được những phương diện lợi ích của văn hóa đọc qua phân tích, minh họa. Đồng thời tránh được những chủ quan, cảm tính khi đưa ra những nhận xét, đánh giá. 
 4.2. Khảo sát thực tế, phân loại
 Tác giả của đề tài thực hiện khảo sát, phân loại đề cập đến những hoạt động cụ thể tiến hành văn hóa đọc. Phương pháp này được sử dụng như sự hỗ trợ đắc dụng cho các phương pháp trên. Bằng khảo sát, phân loại đề tài, người viết sễ đi đến tìm được những kết vững chắc tạo, tính thuyết phục.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Học sinh rất cần nhận thức về tầm quan trọng của việc hình thành văn hóa đọc. Đọc sách vừa là hứng thú vừa là thói quen. Bản thân mỗi học sinh phải ý thức nuôi dưỡng văn hóa đọc trong quá trình học tập tại trường phổ thông cho đến khi bước ra trường đời.
 Khái niệm văn hoá đọc cho tới nay vẫn chưa có một học giả nào trình bày một cách chuẩn xác. Tuy nhiên, thuật ngữ văn hoá đọc đã được xã hội thừa nhận. Văn hoá đọc được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. 
 Thời gian gần đây, văn hóa đọc rất được quan tâm. Xét đến bối cảnh thời đại, văn hóa đọc đang đứng trước cơ hội, đồng thời là nguy cơ. Nói là cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn phong phú và rất hấp dẫn. Như vậy, văn hóa đọc không còn giữ được vai trò độc tôn như trước. Dẫu vậy, văn hóa đọc vẫn có vị trí riêng, không thể thay thế được. Dù xã hội có văn minh đến đâu văn hóa đọc luôn cần hiện hữu trong đời sống của mỗi cá nhân. Ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của văn hóa đọc qua việc chỉ ra sự khác biệt rõ nét giữa văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn. Cùng một thông tin tiếp nhận, nhưng mắt đọc và mắt nhìn thuộc hai loại rất khác nhau. Bởi lẽ, mắt đọc buộc trí tưởng tượng và khả năng tập trung cao hơn, còn với mắt nhìn thì chỉ lướt qua nên những ấn tượng được lưu lại không nhiều. Văn hoá đọc đòi hỏi tính tự giác cao. Khác với việc đọc sách, việc tiếp thu thông tin từ các phương tiện thông tin hiện đại thì người nhận thông tin thường ở thế bị động và lệ thuộc nhiều vào các trang thiết bị, việc đọc sách tự do hơn nhiều. Khi nghe một bản nhạc hoặc xem một bộ phim hay chúng ta cũng bị lôi cuốn nội tâm vào đó, cũng vui, buồn, yêu, ghét, thất vọng, hy vọng. Nhưng đọc sách là một sự liên hệ qua lại giữa người đọc và tác giả, người ta thường nói: “Đọc những cuốn sách hay là trò chuyện với một người bạn thông minh”, giúp chúng ta suy ngẫm những quy luật phổ quát, những chân lý vĩ đại. Suy ngẫm trong quá trình đọc sách sẽ bồi dưỡng trí nhớ và tư duy, mở mang kiến thức và hình thành thế giới quan cho người đọc.
 Văn hóa đọc đem lại lợi ích to lớn với đối tượng học sinh. Trước hết, với các em đọc sách giúp tiếp thu vốn tri thức của nhân loại. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường khả năng tư duy. Lê - nin đã dạy rằng: "Không có sách, không có tri thức". 
      Bên cạnh đó, đọc sách giúp học sinh rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo. Vì quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người viết. Từ đó tất yếu có sự liên tưởng nảy sinh khi người đọc so sánh những vấn đề đã được đọc, được học. Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp các em hình thành năng lực sáng tạo, khao khát tìm ra điều mới mẻ hơn.
 Không thể phủ nhận, đọc sách biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh tích lũy và rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Bởi để hình thành cuốn sách tác giả cũng đã trải qua quá trình chọn lọc ngôn ngữ. Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp người đọc hình thành những kĩ từ ngữ tinh tế, kỹ năng diễn đạt khúc triết.
     Hơn nữa, đọc sách còn hỗ trợ học sinh trong rèn luyện về đạo đức và bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách có mối quan hệ mật thiết đến nhận thức và hình thành lối sống tích cực ở học sinh. Những tấm gương về nghị lực sống, sự chịu đựng, lòng nhân ái, đức hy sinh hướng các em suy ngẫm đến giá trị đích thực của đời người. Từ đó, mỗi em có thể lựa chọn cách sống hài hòa lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó ta có thể tự trang bị cho mình thông qua học vấn, thông qua con đường đọc sách.
 Trước yêu cầu của giáo dục, để học sinh lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng qua đọc sách, qua con đường tự học thì sống giáo viên chủ nhiệm cũng phải đổi mới phương pháp.Tự mình truyền tải cho các em thêm những nguồn kiến thức, những kỹ năng mà học sinh cần trong cuộc sống bằng cách diễn thuyết đã trở nên lạc hậu, không còn sức thuyết phục nữa. Mỗi ngày trôi qua bản thân học sinh luôn đồng hành với cuộc sống, rất hứng thú với những điều mới mẻ. Với các em, tiếp cận và sàng lọc những điều mới mẻ, bổ ích là một cách để thích nghi và đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Giáo viên chủ nhiệm chủ động định hướng văn hóa đọc, động viên, khích lệ sự quan tâm, tìm tòi của học sinh bằng những cuốn sách có giá trị về phương diện của đời sống xã hội. Đó là con đường ngắn nhất để học sinh nhận thiết được sự cần thiết phải tự trang bị cho mình tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kỹ năng sống. Trên cơ sở đó, các em có thể nhận thức được mặt mạnh và yếu của bản thân, để có những lựa chọn đúng đắn trong tương lai. Đó cũng là con đường ngắn nhất để GVCN thể hiện trách nhiệm, vị thế nổi bật của mình.
 B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 I. Thực trạng đặc điểm lứa tuổi của học sinh phổ thông trung học
 Học sinh THPH thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 các em bị hút mãnh liệt trước những điều mới lạ, có nhu cầu khám phá bản thân và cuộc sống xung quanh. Nhu cầu đó là tất yếu, là điều kiện tiên quyết hỗ trợ sự trưởng thành từ trong nhận thức. Hành trình tìm tòi và khám phá ấy về bản qua quá trình đọc sách rất cần sự định hướng, tác động của giáo viên chủ nhiệm. Nếu thiếu sự định hướng về văn hóa đọc, rất có thể học sinh mất nhiều thời gian, hiệu quả thu nhận chỉ đơn thuần là sự giải trí, không nâng cao vốn hiểu biết. Có khi học sinh những thu nhận từ sách thiếu chọn lọc sẽ có những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành động. Những cuốn tiểu thuyết tình cảm không phù hợp với lứa tuổi dễ khiến các em, sa vào yêu đương, sao nhãng nhiệm vụ học tập. Ngay cả những cuốn truyện tranhvõ thuật tưởng chừng như vô hại nhưng tại hại khôn lường. Nhiều học sinh THPT từ mê truyện tranh võ hiệp mà tìm đến game, sống với thế giới ảo, nhận thức lệch lạc về bản thân, thậm chí trở nên vô cảm, có hành vi ứng xử tiêu cực. Đó là thực trạng đáng lo ngại. Thực trạng này có thể giải quyết được phần nào, nếu bản thân giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm giành thời gian quan tâm đến văn hóa đọc của học sinh.
 Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được cha ông ta rất coi trọng. Vì vậy mà có câu “Tiên học lễ hậu học văn” (Trước tiên phải học lễ nghĩa cách ứng xử, sau mới tiếp nhận tri thức). Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính giáo dục, là sức ép về điểm số,về các kỳ thi nhiều học sinh có lực học khá, giỏi gắng sức để học, để đạt thành tích cao trong học tập nhưng vì thiếu kỹ năng sống cho nên khi bước ra cánh cửa cuộc đời các em không có được sự thành đạt như học sinh học bình thường nhưng lại có kỹ năng sống: nhạy bén với thời cuộc, linh hoạt, biết tạo dựng những mối quan hệ tốt. Điều này có thể khắc phục được qua con đường đọc sách quan tâm đến đọc sách ngay khi đang học tập tại trường phổ thông.
 II. Thực trạng từ thực tế xã hội
 Trước đây, khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì văn hóa đọc luôn có vị trí số một. Những năm gần đây, khi xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn, giới trẻ lại rất thờ ơ với văn hóa đọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mai một văn hóa đọc ở trường THPT nói chung và trường Lê Hồng Phong nói riêng. Trước tiên, nguyên nhân khách quan là quỹ thời gian của học sinh hết sức eo hẹp để có thể đọc sách, mở mang kiến thức. Học sinh THPT theo quy định phải hoàn thành chương trình của 11 môn học. Gần như môn nào cũng “quan trọng”. Ngoài việc học tập theo thời khóa biểu của nhà trường, học sinh phải tham gia hoạt động ngoại khóa. Đó là chưa kể, thời gian ở nhà cũng hạn hẹp, áp lực học để thi cử, để vào bậc học cao hơn khiến học sinh phải học đến 9 -10 giờ tối. Lấy thời gian nào để đọc sách? Và không tập thói quen đọc sách hàng ngày nên nhiều em không có sở thích đọc sách, tham khảo tài liệu để tự học tốt hơn. Một vấn đề khác là việc đầu tư kinh phí để phát triển thư viện ở nhiều trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Vì thiếu kinh phí nên nhiều trường có thư viện nhưng đầu sách tham khảo, tài liệu, sách trang bị về kỹ năng ở lứa tuổi vị thành niên, truyện đọc nghèo nàn khiến học sinh không có hứng thú để tìm tòi tài liệu. Tiếp đến, phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Hầu hết, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong đều xuất phát từ gia đình thuần nông, khó khăn về điều kiện kinh tế. Các bậc phụ huynh đều phải lo bươn trải với cuộc sống, ít có thời gian quan tâm đến việc đọc sách hay hình thành thói quen đọc sách của con em mình. Thực chất, văn hóa đọc luôn được nuôi dưỡng từ sự giáo dục của gia đình. Và văn hóa đọc của mỗi học sinh THPT luôn là sự tiếp nối của quá trình học và đọc sách ở môi trường gia đình và các cấp học trước đó. Về phía học sinh, những tác động từ công nghệ số, internet, facebook... đã chiếm hết thời gian rảnh rỗi nên các em ít quan tâm đến văn hóa đọc. 
 Đây là vấn đề đáng báo động. Nhưng làm thế nào để tạo thói quen, nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách ở học sinh, giới trẻ? Thực chất, văn hóa đọc luôn được nuôi dưỡng từ sự giáo dục của gia đình, nhu cầu của bản thân. Và văn hóa đọc luôn là sự tiếp nối của quá trình học và đọc sách ở môi trường gia đình và các cấp học trước đó. Trước sự tiếp nối đó, văn hóa đọc của học sinh THPT cần được nâng lên ở cấp độ cao hơn: không chỉ thỏa mãn hứng thú của cá nhân mà còn tham gia hình thành tri thức, nhân cách cho học sinh. Như vậy, văn hóa đọc có liên quan mật thiết đến mục tiêu cuối cùng của ngành giáo dục.
 Xuất phát từ thực tế này có thể khẳng định: Công tác của giáo viên chủ nhiệm có nhiều khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự định hướng nghiêm túc, sự nhiệt tình trăn trở. Bằng cách nào để định hướng ở các em văn hóa đọc gắn với mục tiêu quan trọng của giáo dục để tự bản thân các em mong muốn trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Như vậy, phương pháp, cách làm của mỗi GVCN có ý nghĩa then chốt. 
C. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Thực tế có nhiều cách thức khơi dạy và phát triển văn hóa đọc của học sinh THPT:
 Qua vai trò của giáo viên bộ môn. Mỗi giáo viên bộ môn, ngoài việc trợ giúp học sinh rút ra kiến thức cần ghi nhớ của bài học trong chương trình sách giáo khoa thì có thể hướng dẫn các em đọc cuốn sách tham khảo mở rộng vùng kiến thức cần tiếp nhận.
 Qua hoạt động thiết thực gắn với vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
 Tôi lựa chọn định hướng văn hóa đọc cho học sinh thông qua hoạt động và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Điều cơ bản đối với học sinh THPT thì văn hóa đọc ít nhiều đã được hình thành bởi nền tảng gia đình và quá trình học tập tại trường phổ thông cơ sở. Song nếu văn hóa đọc không được duy trì liên tục, bị sao nhãng bởi thú vui khác thì tất yếu sẽ mai một. Trước đối tượng học sinh THPT, giáo viên chủ nhiệm đứng trước thách thức lớn. Ấy là vừa khơi dậy, vừa nâng cao văn hóa đọc. Thách thức đó sẽ được hóa giải bởi sự tận tâm, gần gũi, thân thiện, yêu thương với học trò. Không một giáo viên chủ nhiệm nào được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Ý thức thực hiện xuất phát từ yêu cầu mới của ngành giáo dục nhưng vẫn hướng đến mục đích cuối cùng là góp phần hình thành tri thức, kỹ năng và nhân cách ở học sinh.
 I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH 
 1. Hoạt động gây dựng mô hình “thư viện thân thiện” hỗ trợ cho văn hóa đọc của học sinh 
 Có thể nói, đối với giáo viên được đứng trên bục giảng thì công tác chủ nhiệm và việc giáo dục tri thức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng. Từ xưa đến nay, sứ mệnh của một người thầy không dừng lại ở truyền dạy tri thức của nhân loại bằng những phương pháp dạy học chuẩn mực của thời đại. Đồng hành với quá trình đó, mỗi một giáo viên, đặc biệt là giáo viên được kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, có một nhịêm vụ lớn lao là dày công rèn luyện đạo đức cho học sinh góp phần hình thành và phát huy ở các em nhân cách và phẩm chất tốt đẹp: bao gồm cả phẩm chất truyền thống và phẩm chất của con người mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại như: năng động, sáng tạo, tự chủ linh hoạt sáng tạo. Trong nhiệm vụ lớn lao của GVCN tất yếu phải gắn với hoạt động bồi dưỡng kiến thức đời sống (kiến thức ngoài sách vở, ngoài nhà trường), kỹ năng sống cho học sinh bằng chính vốn sống của mình và những kinh nghiệm được rút ra từ những tình huống của đời sống mà mình quan sát, thấu hiểu hay từ những cuốn sách bổ ích của nhân loại. Vì vậy, rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, tận tâm, nắm bắt tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong những giờ sinh hoạt lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò, biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em, là tấm gương sáng cho HS noi theo.
 Năng lực của GVCN đầu tiên được thể hiện ở việc chuyên tâm lựa chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đặc bệt là vị trí lớp trưởng và bí thư đoàn. Đó là những bạn học sinh đựơc các bạn trong lớp tin yêu, nể phục về năng lực, ý thức học tập và nhân cách. Đó là những học sinh hội tụ được phẩm chất: trung thực, sáng tạo, có khả năng điều khiển được lớp học trong giờ học, sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần.
 Cùng với việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần phải soạn thảo và phổ biến nội quy lớp trên cơ sở nội quy trường. Nội quy lớp là sự cụ thể hoá chi tiết nội quy trường cho từng yêu cầu đến từng học sinh, đồng thời phải có quy định thưởng phạt công minh. Việc học sinh thực hiện nghiêm túc hay chưa nghiêm túc và đầy đủ nội quy lớp là cơ sở chủ yếu để giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho từng tuần học, từng tháng, từng học kỳ. Nội quy lớp có thể mở rộng thêm những quy định hướng đến thống nhất việc xây dựng cơ sở vật chất thực hiện văn hóa đọc. Trước khi đi vào thực hiện, nội quy lớp cần phải được phổ biến trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Làm như thế, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu và sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
 Trong phạm vi trường học, cơ sở vật chất để thực hiện văn hóa đọc nói rộng ra chính thư viện của trường. Nói ở phạm vi hẹp thì cần hình thành thư viện của lớp học. Giáo viên chủ nhiệm kêu gọi sự quyên góp, chia sẻ cuốn sách hay của từng thành viên trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên kêu gọi tấm lòng hảo tâm của các bậc phụ huynh, đầu tư bằng những cuốn sách tham khảo cho tập thể cũng chính là đầu tư cho chất lượng giáo dục. Làm được như vây, là đã tạo nên sự áp dụng các mô hình “thư viện thân thiện”. Để giúp cho việc đọc sách thuận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_giao_duc_van_hoa_doc_cho_hoc_sinh_thpt_qua_h.doc