SKKN Giúp học sinh nâng cao nhận thức, có những hành động phù hợp đối với một số vấn đề trong cuộc sống hiện nay thông qua môn Địa lí tại trường Trung học Cơ sở Lương Thế Vinh
1. Cơ sở lý luận
Một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại đã viết: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí”. Để nâng cao tầm quan trọng của một con người ta thường nhìn vào cách sống, suy nghĩ và hành động của họ. Người sống có lý tưởng sống, có suy nghĩ và hành động tích cực sẽ dẫn đường cho họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh để hoàn thiện bản thân.
Đối với giới trẻ hiện nay đang tiếp cận nhanh chóng sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, được đào tạo kĩ lưỡng, được tiếp thu khoa học kĩ thuật, và hơn thế nữa có nhiều điều kiện để đạt được mục đích của bản thân.
Ngày 14 tháng 2 năm 2016 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTG ngày 28 tháng 8 năm 2015 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020” của Ngành giáo dục. Vì vậy giáo dục không đơn thuần là truyền thụ tri thức, mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống để nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn cho học sinh trong thời đại ngày nay.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có một nhà văn pháp đã từng nói "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường". Chúng ta sống và luôn bắt đầu bằng một ngày mới, ngày mới phải có mục đích, có lý tưởng và lí tưởng sống phải cao đẹp thì cuộc sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều mà bản thân, gia đình và xã hội mong chờ. Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại, đòi hỏi con người phải đặt ra những vấn đề về cuộc sống của riêng mình, phải sống và hành động như thế nào để luôn tồn tại và phát triển trong điều kiện tốt nhất, phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong hòa bình, đất nước không còn khói lửa, bom đạn của chiến tranh, trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, nhất là của giới trẻ hiện nay là góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Muốn làm được điều đó thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta trước hết cần sống có lí tưởng, có nhận thức đúng đắn và có hoài bão, có trách nhiệm với việc làm của bản thân. Hình ảnh: Tặng quà cho học sinh nghèo chăm ngoan nhân buổi lế khai giảng năm học mới Nhận thức đúng đắn và lí tưởng sống lành mạnh là mục tiêu, là công cụ hữu ích giúp chúng ta vươn tới những thành công, là con đường ngắn nhất mà mỗi người đã đi qua để đạt được mục đích cho riêng mình. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận thanh thiếu niên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội, làm giảm sút nhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy một trong những phương pháp giáo dục sinh hiện nay là cần chú trọng giáo dục thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện để có những hành động đúng đắn, phù hợp với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Định hướng một số nội dung và cách thức lồng ghép giáo dục để nâng cao lý tưởng sống cao đẹp, có những suy nghĩ và hành động tích cực cho học sinh thông qua một số bài học trong môn Địa lý 8,9. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao nhận thức, có những hành động phù hợp đối với các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống thông qua môn Địa lí tại trường THCS Lương Thế Vinh. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Các tiết học Địa lý của học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk có lồng ghép giáo dục đạo đức để phát huy lối sống tích cực cho học sinh. - Thời gian: Từ năm học 2015 – 2016 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thực tế - Nghiên cứu tài liệu. - Trải nghiệm cuộc sống công việc đã làm. - Hỏi đáp, thống kê cập nhật thông tin II. PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận Một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại đã viết: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí”. Để nâng cao tầm quan trọng của một con người ta thường nhìn vào cách sống, suy nghĩ và hành động của họ. Người sống có lý tưởng sống, có suy nghĩ và hành động tích cực sẽ dẫn đường cho họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh để hoàn thiện bản thân. Đối với giới trẻ hiện nay đang tiếp cận nhanh chóng sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, được đào tạo kĩ lưỡng, được tiếp thu khoa học kĩ thuật, và hơn thế nữa có nhiều điều kiện để đạt được mục đích của bản thân. Ngày 14 tháng 2 năm 2016 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTG ngày 28 tháng 8 năm 2015 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020” của Ngành giáo dục. Vì vậy giáo dục không đơn thuần là truyền thụ tri thức, mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống để nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn cho học sinh trong thời đại ngày nay. Thực trạng Xin mượn lời của một tác giả khuyết danh “Mục đích chính là dạy cho trẻ biết nhiều, mà cái chính là dạy cho trẻ biết hành động”. Chính vì vậy những người làm công tác giáo dục luôn hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân là phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về nhận thức lẫn tâm hồn. Bản thân được may mắn giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh. Trường nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2 thuộc thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Có điều kiện cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Nhà trường là một khối đoàn kết, đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được tập huấn chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây nhà trường đang tiếp cận dạy học theo mô hình trường học mới, là mô hình dạy học chú trọng đến việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện hơn. Hình ảnh một hoạt động giáo dục của học sinh tại trường THCS Lương Thế Vinh Nhà trường có chất lượng đầu vào khá tốt nên có điều kiện thu hút nguồn học sinh khá giỏi từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện. Khả năng tiếp thu kiến thức khá tốt. Nhiều em nhanh nhạy trong các hoạt động phong trào của nhà trường. Dưới sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự nổ lực của giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt qua các năm. Nội dung chỉ tiêu Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 (tính đến T3) Tổng số học sinh 692 662 653 HS giỏi cấp trường 1814 204 124 HS giỏi cấp huyện 88 76 73 HS giỏi cấp tỉnh 15 28 5 Liên môn cấp huyện 15 14/14 0 Liên môn cấp tỉnh 2 1 giải nhì 0 Tích hợp cấp huyện 14/14 12/12 0 Tích hợp cấp tỉnh 1/5 2 giải ( 1 nhì và 1 ba) 0 Dự thi quốc gia 2 3 0 Khoa học KT Cấp huyện: 01 Cấp huyện: 03 Cấp huyện: 03 Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, sự bùng nổ về khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin thì nhân cách và lối sống một số học sinh bị xuống cấp trầm trọng. Một bộ phận học sinh sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Các em có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì các em dần trở nên ích kỷ hơn, khó bảo hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy nà trường ngày càng nhiều. Nhiều học sinh có biểu hiện hư hỏng như: Trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu...; thậm chí một số em đã rơi vào tình trạng nghiện thuốc lá, dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm. Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy trò, tình bè bạn bị mai một. Tất cả các biểu hiện trên đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội nói chung và xung quanh các trường học nói riêng, mức độ và diễn biến sự việc ngày càng phức tạp khó lường. Đây là tiếng còi báo động đến các bậc cha mẹ học sinh, là nỗi lo lắng trăn trở của đội ngũ nhà giáo, là nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hình ảnh minh họa (học sinh vi phạm nội quy, gây mất đoàn kết trong nhà trường) Trước tình trạng đó bản thân chúng ta, những người làm công tác giáo dục vẫn còn mãi mê với việc đổi mới phương pháp nhưng chưa triệt để, chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách và nhận thức để nâng cao lý tưởng sống tích cực để các em có sự phát triển toàn diện hơn. Sớm nhận ra điều đó tôi thiết nghĩ chúng ta cần linh hoạt trong việc đổi mới phương pháp nhưng cần chú trọng đến các nội dung nhận thức, góp phần giáo dục học sinh phát triển đầy đủ cả đức và tài, để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Đối với học Địa lý, là một bộ môn trong hệ thống các môn văn hóa ở trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên, các hoạt động của con người trên phạm vi khu vực, quốc gia, thế giớiVì vậy hệ thống kiến thức rất rộng và đa dạng. Cho nên việc tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho các em không dễ dàng, không thuận lợi như các môn khoa học xã hội khác. Chính vì vậy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào soạn giảng theo hướng rèn luyện, giáo dục kĩ năng và lý tưởng sống tích cực cho các em nên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Cho nên chúng ta cần phải biết tự tìm tòi, nghiên cứu chương trình, tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phù hợp để làm thế nào đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và biết hành động đúng đắn để giải quyết một số vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay thông qua các tiết dạy của các bộ môn KHXH nói chung và môn Địa lí nói riêng. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Xác định nội dung và vận dụng phương pháp để lồng ghép trong quá trình dạy học Địa lý ở trường THCS nhằm giáo dục nhận thức và lý tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong thời đại ngày nay. Đồng thời giúp giáo viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong sự nghiệp “trồng người”. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên”. Thông qua giảng dạy một số nội dung kiến thức môn Địa lý giáo viên linh hoạt lồng ghép, giáo dục đạo đức để hướng cho học sinh đến những suy nghĩ và hành động tích cực hơn trong học tập. Tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề mà thực trạng của đề tài đã nêu. *Giải pháp 1: Định hướng một số vấn đề giáo viên dạy bộ môn cần đạt - Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học đảm bảo 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. - Định hướngnội dung cần quan tâm để giáo dục học sinh thông qua bài học - Tiến hành soạn bài, trong đó chú trọng nội dung giáo dục đạo đức - Chuẩn bị hình ảnh, các phương tiện dạy học phù hợp - Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm các vấn đề đã nêu. *Giải pháp 2: Định hướng một số bài có thể lồng ghép giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức và hành động cho học sinh trong chương trình môn Địa lí lớp 6,7,8,9 Tên bài Lớp Mục tiêu giáo dục Việt Nam – Đất nước, con người 8 Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Tình yêu quê hương gắn bó với tình yêu gia đình, làng xóm. Xuất phát từ tình yêu đó giáo dục học sinh luôn đóng góp một phần công sức của mình để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 8 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 9 Lớp vỏ khí 6 - Giáo dục học sinh biết được thực trạng của một số loại tài nguyên ở nước ta hiện nay. Những tình cảm, mối quan tâm của các em trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sẽ giúp các em có những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia, tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề cụ thể. Ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa 7 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 8 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo 9 Dân số 7 Giúp học sinh biết được tình hình dân số nước ta hiện nay. Những tác động của dân số đến tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội. Từ đó có suy nghĩ và hành động tích cực hơn nữa để góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đến mọi mặt của xã hội. Dân số - Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng 7 Dân số và gia tăng dân số 9 Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống 9 Hiểu rõ hơ về vấn đề việc làm hiện nay đối với giới trẻ, thiếu việc làm đã phát sinh nhiều hậu nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến chính bản thân các em mà còn tác động xấu đến gia đình và xã hội. Chính vì vậy sống tích cực, học hành nghiêm túc để tạo ra việc làm ổn định cho bản thân, góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 9 Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ và giáo dục lý tưởng cách mạng để hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho các em Vùng Bắc Trung Bộ 9 Vùng Tây Nguyên 9 Tuyên truyền và giáo dục nhằm hạn chế tác hại của một số phong tục, hũ tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên *Giải pháp cụ thể Ví dụ 1: Thông qua bài 22: Việt Nam – Đất nước, con người giáo viên giới thiệu đất nước và con người dân Việt Nam. Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Là một đất nước độc đáo. Với diện tích không lớn nhưng bao gồm đa dạng các loại địa hình, cảnh quan thiên nhiên phong phú. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với những vùng đất có lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Một đất nước với ba miền Bắc – Trung – Nam – cũng là ba vùng văn hóa khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau, vừa riêng biệt, vừa mang những nét chung, tạo thành thể thống nhất. Chính vì đó, đất nước Việt Nam mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt, một nét đẹp Việt Nam. Hơn nữa, người Việt Nam rất cởi mở, tình cảm, mến khách, yêu lao động Họ luôn chân thành, giản dị luôn đùm bọc và yêu thương nhau. Qua đây giáo viên muốn lồng ghép giáo dục học sinh như sau: + Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sẽ phát triển thành tình yêu quê hương đất nước. Từ đó các em sẽ xác định được nhiệm vụ của bản thân để giúp quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Biểu hiện bằng những việc làm cụ thể như: Ngay từ bây giờ các em sẽ phải lên kế hoạch học tập và rèn luyện để có đủ tài và sức làm những công việc có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các em phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội chính trị, hòa nhập với cộng đồng, giúp bản thân phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, vận dụng tốt những điều đã học vào thực tế. Ví dụ 2: Thông qua bài17 – Địa lý lớp 7: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa giáo viên giúp các em hiểu õ thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm các loại môi trường. Từ đó giáo dục các em có những việc làm trực tiếp và gián tiếp tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường. Dù ở bất kì thời đại nào, môi trường cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Tuy nhiên, môi trường hiện nay đang là vấn đề “nóng” của toàn nhân loại. Khi cuộc sống con người phát triển bao nhiêu thì môi trường lại càng bị hủy hoại bấy nhiêu. Vậy đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như: Tiết kiệm điện, nước mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện. Hạn chế sử dụng túi nilon, xử lí rác thải phù hợp, gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố. Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Tuyên truyền mọi người hạn chế đi xe máy, tăng cường đi xe đạp Hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện. Ví dụ 3: Thông qua bài 10 – Địa lý 7: Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường của đới nóng giáo viên giúp học sinh nắm rõ đặc điểm cụ thể về tình hình dân số tăng nhanh, gây ra nhiều sứ ép lớn đến tài nguyên, môi trường và cuộc sống của người dân ở đới nóng nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó giúp các em xác định được những việc làm của bản thân có tác động tích cực đến vấn đề dân số tại địa phương. Dân số là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Việc ổn định dân số sẽ giúp cho đất nước ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Nước ta đang trong thời kì dân số vàng, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã đang tiến dần đến mức ổn định. Tuy nhiên, do hậu quả của những năm trứơc đó, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần ổn định dân số? Em sẽ làm tốt công tác tuyên truyền trong gia đình đến bên ngoài xã hội về việc thực hiện tốt vấn đề dân số. Khuyên nhủ bạn bè không nên bỏ học sớm, yêu sớm, khắc phục tình trạng tảo hôn. Tích cực nghiên cứu và nâng cao kiến thức về dân số. Học tập tốt để có việc làm ổn định trong tương lai. Ví dụ 4: Thông qua bài 4 – Địa lý 9: Lao động việc làm – Chất lượng cuộc sống. Giáo viên giúp học sinh thấy được việc làm đang là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của nước ta. Vấn đề việc làm đang trở thành gánh nặng của các cá nhân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy cần giáo dục các em có trách nhiệm tạo cho mình một việc làm ngay từ bây giờ để đạt được nguyện vọng của bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được những kinh nghiệm nhỏ nhặt, tự tạo được cơ hội cho bản thân phát triển, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời, xác định được lí tưởng lao động làm việc đúng đắn, vạch ra được các kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hành động tích cực hướng đến công việc lao động mơ ước. Tránh việc học vẹt, học đối phó với bố mẹ, thầy cô,... Thông qua đây muốn gửi thông điệp tới các bạn học sinh đang ngồi trong ghế nhà trường hãy HỌC NỮA, HỌC MÃI, HỌC KHÔNG NGỪNG để con đường phía trước tươi sáng hơn. Ví dụ 5: Thông qua bài 1 – Địa lý 9 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bài 23 – Địa lý 9 : Vùng Bắc Trung Bộ giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh một số đức tính cao đẹp như : Có lòng yêu nước nồng nàn. Bác Hồ đã nói: “ Những cử chỉ tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau nơi lòng yêu nước” Lòng yêu nước được thể hiện bằng những việc làm cụ thể như: bảo vệ môi trường, thăm hỏi gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ trẻ em tàn tật bị nhiễm chất độc đi-ô- xin. Phát huy truyền thống hiếu học, đức tính cần cù sáng tạo, kiên cường để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có lòng biết ơn, nhường cơm sẻ áo, luôn giúp đở những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Nâng cao niềm tự hào dân tộc, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc được lưu truyền qua bao đời nay bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt sĩ, thi đua học tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội Có ý thức bảo vệ di sản văn hóa của địa phương c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh giáo viên cần linh hoạt lồng ghép tích hợp nội dung khác để hình thành cho các em những suy nghĩ và hành động tích cực. Chú trọng đến việc làm hài hòa giữa cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và hiệu quả ứng dụng Để đánh giá được hiệu quả các giờ dạy Địa lý có lồng ghép tích hợp giáo dục học sinh lý tưởng sống cao đẹp tôi đã tiến hành khảo nghiệm học sinh với nội dung như sau: Theo em, người có lý tưởng sống cao đẹp phải đáp ứng những yêu cầu gì? + Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Biết tạo cho mình một lí tưởng sống cao đẹp. + Biết lên án, phê phán những biểu hiện, hành động thiếu lành mạnh, thiếu lí tưởng. + Biết tôn trọng và học hỏi những người sống và hành động vì lí tưởng cao đẹp. Kết quả các em tham gia tích cực, bài
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_nang_cao_nhan_thuc_co_nhung_hanh_dong_phu.doc