SKKN Giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả cây cối

SKKN Giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả cây cối

- Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học Tiếng Việt, chữ Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tiếng mẹ đẻ. Học sinh chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng hỗ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt.

- Kiến thức Tập làm văn ở tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với các kiểu bài như: viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, tóm tắt tin tức, kể chuyện, miêu tả, Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Qua thực tế dạy môn Tập làm văn ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Khi chấm bài cho học sinh tôi thấy những bài vău miêu tả của học sinh còn ngắn ngủn, kém hình ảnh, diễn đạt còn lủng củng; các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều.

 Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”.

 Chính vì những lí do trên, trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả cây cối ”.

 

doc 14 trang thuychi01 20314
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học Tiếng Việt, chữ Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tiếng mẹ đẻ. Học sinh chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng hỗ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. 
- Kiến thức Tập làm văn ở tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với các kiểu bài như: viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, tóm tắt tin tức, kể chuyện, miêu tả,Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Qua thực tế dạy môn Tập làm văn ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Khi chấm bài cho học sinh tôi thấy những bài vău miêu tả của học sinh còn ngắn ngủn, kém hình ảnh, diễn đạt còn lủng củng; các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều.
 	 Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”.
 Chính vì những lí do trên, trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả cây cối ”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm khắc phục những tình trạng đã nêu ở trên. Tôi đã tiến hành khảo sát , nghiên cứu qua đó tìm ra những phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Tập làm văn . Giúp các em nắm rõ được kết cấu , cách thức làm một bài văn miêu tả cây cối  Hình thành ở các em kỹ năng quan sát , phân tích , đưa ra nhận xét , chính kiến của bản thân .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 - Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nội dung chương trình Tập Làm Văn ở khối 4.
 - HS lớp 4A Trường tiểu học Hoằng Phúc. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	1. Phương pháp tham khảo tài liệu.
 2. Phương pháp quan sát.
 3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 4. Phương pháp thực nghiệm giáo dục, so sánh đối chiếu, thống kê. 
 5. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
- Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học.
- Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn.
- Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy Tập làm văn miêu tả cây cối của cả giáo viên và học sinh.
- Xuất phát từ thực tế dự giờ chuyên đề, thăm lớp của đồng nghiệp.
- Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
II.THỰC TRẠNG LÀM VĂN CỦA HỌC SINH .
- Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần làm văn miêu tả cây cối ở lớp 4 còn gặp một số khó khăn:
1.Về phía giáo viên .
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học. 
2. Về phía học sinh. 
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan nên việc làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao.
- Vốn sống và vốn kiến thức văn của học sinh nhất là học sinh vùng nông thôn như quê chúng tôi còn hạn chế. Đa số các em là con trong những gia đình có bố mẹ làm nghề nông thuần túy nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo, tài liệu tham khảo, tìm kiếm kiến thức qua internet cho con em mình đọc còn rất ít . Hơn nữa không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn. 
 Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 năm nay và của cả những năm học trước. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh . Tôi đã áp dụng những biện pháp này vào việc dạy làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hoằng Phúc trong năm học 2015- 2016 và tiếp tục đưa vào áp dụng trong những năm học tiếp theo. Qua một năm áp dụng chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp .
III.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI CHO HỌC SINH. 
 Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả cây cối hay, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: tả cây cối là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt cái cây đó hình dáng như thế nào? Gốc, rễ, thân, cành, lá ra sao? Hoa và quả có màu sắc và hương vị gì? 
 Vì vậy ngay sau khi học xong bài: “Thế nào là văn miêu tả?” tôi đã khắc sâu cho học sinh hiểu: Khi miêu tả các em không được đưa ra lời nhận xét chung chung như cây này rất cao, lá của nó nhỏ, thân của nó to  mà phải làm cho người đọc thấy được cái cây em tả có đặc điểm gì riêng biệt giúp người đọc phân biệt cây đó với các cây khác cùng loài. Để giúp học sinh làm được việc này tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp như sau:
1.Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
 Đây là một việc làm rất quan trọng, bới nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
 Ví dụ: Trước cổng nhà em hay trong khu nhà nơi em ở, trên đường em đi học hay giữa sân trường có một cái cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cái cây đó.
 Tôi hướng dẫn các em như sau:
Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
Kiểu bài nào? (tả cây cối)
Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát)
+ Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
Kể tên các loại cây cho bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,)
+ Gọi học sinh trình bày kết quả thào luận.
+ Cả lớp nhận xét.
 Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng.
 Tóm lại: Theo tôi nếu giáo viên cũng làm rõ yêu cầu như vậy thì chắc chắn sẽ không có một bài văn nào của học sinh bị lạc đề.
2.Biện pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát cây cối:
 Đây là biện pháp được voi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, nông cạn.
 Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng lọai cây tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:
 a, Quan sát tỷ mỷ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý: Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
 - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây.
 - Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây.
 - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây (Ví dụ: hoa, quả)
 Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
 + Quan sát từ xa:
Hình dáng của cây khi nhìn từ xa.
 + Quan sát khi đến gần:
 - Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
 - Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người)
 Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
b, Quan sát cây cối bằng nhiều giác quan:
 Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫ các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
 Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(cái ô khổng lồ, lâu đài nấm)
 Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nháp)
 Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào? Chúng làm gỉ? 
 Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.
 c, Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây:
 Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là với hai cây cùng một loài, tỗi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất. tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của loài cây đó khiến nó không lẫn với các loài cây khác.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí đứng của nó; gốc, rễ, thân, tán lá, hoa, quả, để tìm ra các nét riêng của cây.
3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối.
Trong chương trình dạy Tập làm văn lớp 4 hiện nay không có tiết để dạy học sinh lập dàn bài từng đề riêng, do đó trong khi tìm hiểu đặc điểm , dạng bài giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc phương pháp làm bài chung và dàn bài chung của một bài văn để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo bố cục. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau:
a, Kỹ năng chọn lọc chi tiết:
- Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh. Để giúp các em làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết.
 Ví dụ: Quan sát cánh đồng lúa quê em.
 Nhận thấy nó rất rộng, muốn nhấn mạnh ý này, các em lược bỏ chi tiết khác (ví dụ: nêu về chiều dài, chiều rộng của cánh đồng) và chỉ giữ lại chi tiết: “Một vùng trời đất bao la, có bay thẳng cánh, với những ô vuông và ô chữ nhật xanh thẫm. Mỗi khi có gió thổi, cả biển lúa lại rung rinh với từng đợi sóng cuồn cuộn.” Các chi tiết miêu tả trên đã được chọn lọc và gọt giũa.
 b, Kỹ năng sắp xếp ý:
 Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Thân bài: Miêu tả cây:
Tả bao quát: (từ xa đến gần)
Tả chi tiết: (từng bộ phận của cây)
Ích lợi của cây: (cho bóng mát, cho ta quả, bảo vệ bầu không khí trong lành.)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.)
Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài.
 Ví dụ: Làm dàn ý tả cây bàng:
+ Mở bài: Giới thiệu cây bàng:
Có ở sân trường em; có lúc nào em không biết vì khi em tới trường đã thấy nó.
+ Thân bài:
Tả bao quát: hình dáng: cây cao đến tầng hai, như một chiếc ô.
Tả chi tiết: + Rễ cây: nhô lên khỏi mặt đất. 
 + Thân cây: tròn, màu nâu, xù xì
+ Tán lá: xanh um, mát rượi, che kín một khoảng sân trường.
+ Hoa: những chùm hoa li ti màu trắng xen giữa đám lá xanh.
+ Quả: quả bàng lấp ló chín vàng trong kẽ lá
 + Kết bài: Tình cảm của em đối với cây bàng.
Cây bàng như một gian nhà nhỏ che mưa, che nắng.
Chăm sóc cây bàng để nó ngày một xanh tốt.
Làm nhiều lần như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt.
4, Biện pháp 4: Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả cây cối.
 Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định.
 Ví dụ: Khi tả cây bàng:
 Đoạn 1: Giới thiệu cây bàng.
 Đoạn 2: Tả bao quát cây bàng (nhìn từ xa, khi đến gần)
 Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả)
 Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây bàng.
 Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diến tả theo một trinh tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
 Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh.
5. Biện pháp 5: Đưa cảm xúc vào bài văn.
Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc” của người viết. Cảm xúc không chỉ có ở phần kết luận. Nó phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trừu tượng.
 	Bởi vậy ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung. Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau:
- Hoa hồng đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy say đắm lòng người).
- Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (Thèm được ăn ghê lắm).
- Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? (Biết ơn).
Tương tự như vậy ta cần “bắt” học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét cảm xúc của mình trước một vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê. Nó thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết.
Kết hợp được 3 yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh cũng đạt tới một thành công lớn. Nó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ta vun trồng những năm học tới.
6, Biện pháp 6: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác.
 Như chúng ta đã biết, cây cối là một sự vật vô tri, vô giác. Vì vậy ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn miêt tả sinh đông, tạo hình. Để đạt được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy, Mặt khác, mỗi môn học đều có mục tiêu riêng. Xong ngoài mục tiêu chính đó ra, nếu người giáo viên biết khai thác để mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy tất cả các môn học đều bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong môn Tiếng việt thì phân môn Tập làm văn lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả phân môn còn lại. Các em học tốt các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả thì các em sẽ học tốt phân môn Tập làm văn. Vì thế thông qua từng phân môn của môn Tiếng việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung này.
 a, Dạy Tập làm văn thông qua môn Tập đọc:
- Trong văn miêu tả thì vốn từ ngữ miêu tả rất quan trọng. Việc giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và sử dụng vốn từ ngữ đó một cách chính xác, hợp lý là vấn đề quan trọng của mọi giáo viên. Trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả rất phong phú, cách sử dụng rất sáng tạo. sách Tiếng việt 4 theo chương trình mới thì các loại bài tập đọc lại được biên soạn theo tuần, theo chủ điểm. Thường thì ứng với mỗi chủ điểm là các dạng Tập làm văn mà các em đang học. Vì vậy thông qua các bài tập đọc tôi giúp các em chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa. Cách sử dụng nghệ thuật của tác giả chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kỹ giúp học sinh thấy được sự sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng.
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Sầu riêng” Tiếng việt 4 – tập 2/33:
Khi phân tích đoạn 1, tôi giúp các em hiểu rằng để tả hương vị đặc biệt của quả sầu riêng tác giả đã sử dụng các điệp từ: “thơm mùi thơm”, “béo cái béo”, “ngọt cái vị ngọt”.
Khi phân tích đoạn 3 tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh.
 “Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột – Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.”
 Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh để ca ngợi một hình ảnh khác (mượn cái không đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm hương vị của trái sầu riêng)
+ Ví dụ 2: Khi dạy đến bài “Hoa học trò” Tiếng việt 4 – Tập 2/43. Trong phần tìm hiểu bài tôi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo qua cách dùng từ của Xuân Diệu.
 Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó:
 “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
 Để giúp học sinh hiểu khi quan sát cây cối người ta cần phải phối hợp nhiều giác quan.
 Tả lá phượng tác giả viết:
 “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.”
 Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh um), khứu giác (mát rượi), vị giác (ngon lành).
 Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách này tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng thời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý.
b, Dạy Tập làm văn thông qua môn Luyện từ và câu:
- Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý.
 Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó chính xác, hợp lý.
Để tích lũy vốn từ cho học sinh tôi cho học sinh tìm thêm các từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng) còn có nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như son, đỏ như lửa tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho phù hợp..
Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy các em cách viết câu đúng, tôi luôn tìm cách dạy các em cách viết câu văn có hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.
Ví dụ: Tả hình dáng của một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra hai câ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_lop_4_viet_tot_van_mieu_ta_cay_coi.doc