SKKN Giúp học sinh đọc - Hiểu và góp phần làm tốt bài thi môn Ngữ văn cấp THPT
Giáo dục nước ta hiện nay đang trên đà đổi mới để bắt kịp nền giáo dục tiên tiến, hiện đại của thế giới, đặc biệt là cấp THPT. Một số vấn đề đã và đang được tiến hành thể nghiệm, thực thi như cải cách SGK, hình thức tổ chức các kì thi, dạy học và kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới, thay đổi cấu trúc đề thi theo tiêu chí đánh giá năng lực người học,. Các vấn đề này đều có liên quan với nhau và tác động qua lại. Đơn cử như kì thi THPTQG là một hình thức mới mẻ, gộp cả hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học trước đó vào làm một đã được tiến hành thực hiện trong vài năm gần đây. Chính sự thay đổi này kéo theo cấu trúc đề thi cũng thay đổi. Và đương nhiên, việc dạy và học cũng như ra đề thi, kiểm tra đánh giá cũng có những chuyển biến đáng kể. Tâm lý lo âu là phản ứng chung của những học sinh vốn đã học yếu lại còn phải “đau đầu” vì hình thức tổ chức và cách thức ra đề của kì thi THPTQG thay đổi theo năm một gần đây.
Trong trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đáng buồn là học sinh ngày nay hầu như ngại học Văn, tâm lý thời đại cũng chi phối ít nhiều qua việc học và thi để chọn nghề tương lai khiến các em dần coi nhẹ môn học, hoặc do mất gốc, do không được trang bị kiến thức, kĩ năng một cách bài bản nên các em cảm nhận môn Văn thật khó, thật trừu tượng và dần dần sinh ra ngại học, chán học, bỏ bê,.
Và cho đến năm học này thì môn Văn là môn duy nhất được thi dưới hình thức tự luận, trong khi các môn khác đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đương nhiên, học sinh yếu Văn càng không thể trông chờ vào sự “may rủi” như môn thi trắc nghiệm được nên hầu hết các em đều tỏ rõ tâm lý ái ngại, lo sợ trước môn học này. Văn nghị luận thì các em kêu khó, không biết viết; đọc hiểu cũng kêu lạ, khó và hầu như thiếu kiến thức, kĩ năng trong tiếp nhận và giải quyết các câu hỏi của đề bài. Đặc biệt, thời lượng cho bài thi môn Văn giảm xuống 120 phút so với 180 phút trước đây. Tất nhiên, phạm vi kiến thức trong đề thi cũng khác, hướng ra đề và yêu cầu cách thức làm bài cũng có phần cụ thể và chặt chẽ hơn, đòi hỏi năng lực thực sự của học sinh để giải quyết vấn đề.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục nước ta hiện nay đang trên đà đổi mới để bắt kịp nền giáo dục tiên tiến, hiện đại của thế giới, đặc biệt là cấp THPT. Một số vấn đề đã và đang được tiến hành thể nghiệm, thực thi như cải cách SGK, hình thức tổ chức các kì thi, dạy học và kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới, thay đổi cấu trúc đề thi theo tiêu chí đánh giá năng lực người học,.. Các vấn đề này đều có liên quan với nhau và tác động qua lại. Đơn cử như kì thi THPTQG là một hình thức mới mẻ, gộp cả hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học trước đó vào làm một đã được tiến hành thực hiện trong vài năm gần đây. Chính sự thay đổi này kéo theo cấu trúc đề thi cũng thay đổi. Và đương nhiên, việc dạy và học cũng như ra đề thi, kiểm tra đánh giá cũng có những chuyển biến đáng kể. Tâm lý lo âu là phản ứng chung của những học sinh vốn đã học yếu lại còn phải “đau đầu” vì hình thức tổ chức và cách thức ra đề của kì thi THPTQG thay đổi theo năm một gần đây. Trong trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đáng buồn là học sinh ngày nay hầu như ngại học Văn, tâm lý thời đại cũng chi phối ít nhiều qua việc học và thi để chọn nghề tương lai khiến các em dần coi nhẹ môn học, hoặc do mất gốc, do không được trang bị kiến thức, kĩ năng một cách bài bản nên các em cảm nhận môn Văn thật khó, thật trừu tượng và dần dần sinh ra ngại học, chán học, bỏ bê,... Và cho đến năm học này thì môn Văn là môn duy nhất được thi dưới hình thức tự luận, trong khi các môn khác đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đương nhiên, học sinh yếu Văn càng không thể trông chờ vào sự “may rủi” như môn thi trắc nghiệm được nên hầu hết các em đều tỏ rõ tâm lý ái ngại, lo sợ trước môn học này. Văn nghị luận thì các em kêu khó, không biết viết; đọc hiểu cũng kêu lạ, khó và hầu như thiếu kiến thức, kĩ năng trong tiếp nhận và giải quyết các câu hỏi của đề bài. Đặc biệt, thời lượng cho bài thi môn Văn giảm xuống 120 phút so với 180 phút trước đây. Tất nhiên, phạm vi kiến thức trong đề thi cũng khác, hướng ra đề và yêu cầu cách thức làm bài cũng có phần cụ thể và chặt chẽ hơn, đòi hỏi năng lực thực sự của học sinh để giải quyết vấn đề. Học sinh trường tôi dạy phần đa là các em có học lực yếu, kém ở khâu “đầu vào” tuyển sinh. Với tình hình thi và cách ra đề như hiện nay, việc giáo viên dạy làm sao để các em “lấy được điểm” ở phần dễ nhất là đọc hiểu cũng là một vấn đề cần quan tâm. Thiết nghĩ, “không nên đem sẵn con cá đến cho học sinh mà phải trang bị cho các em cái cần để tự câu lấy cá”. Câu nói hình tượng vui vui nhưng hết sức ý nghĩa, bởi chúng ta cần phát huy vai trò chủ động của học sinh trong việc học và chinh phục kiến thức. Muốn vậy, giáo viên cần có sự đầu tư công sức, tìm tòi sáng tạo, tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn nhằm định hướng, bổ trợ, giúp các em trang bị kiến thức, kĩ năng để luôn luôn chủ động trong mọi tình huống của học hành cũng như thi cử. Mặc dù vậy, bản thân tôi thiết nghĩ, cho tới bây giờ các giáo viên cũng chỉ dạy học sinh của mình với những kiến thức “chay” và hoàn toàn từ kiến thức tự thân học hỏi và đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy, qua “nghiên cứu” đề thi theo cấu trúc mới mà chưa có ai tổng hợp, vận dụng những kiến thức, kĩ năng sẵn có một cách bài bản, công phu, hệ thống và logíc để việc dạy học, bổ trợ kiến thức luyện thi cho học sinh được thuận lợi, dễ dàng, hiệu quả và nhất là có chung một mô hình để đi đến kết quả đại trà, đồng bộ. Các lí do nêu trên đã đưa tôi đến quyết định lựa chọn đề tài “Giúp học sinh đọc - hiểu và góp phần làm tốt bài thi môn Ngữ văn cấp THPT” để viết sáng kiến kinh nghiệm. Hi vọng sáng kiến này sẽ góp phần “cứu cánh” cho các em học sinh, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho đồng nghiệp trong giảng dạy cũng như bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12 và những học sinh học yếu môn Văn trong nhà trường. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của tôi qua bài viết này là tổng hợp những kiến thức trọng tâm để giúp giáo viên và học sinh dạy và học đọc – hiểu các loại văn bản. Trước mắt là giúp các em lớp 12 làm tốt bài thi theo cấu trúc đề THPTQG, lâu dài là bổ trợ cho các em kiến thức đọc - hiểu văn bản Văn học một cách dễ dàng hơn, hệ thống hơn, hiệu quả hơn. Thông qua việc được học các kiến thức một cách hệ thống này, học sinh sẽ hình thành năng lực đọc – hiểu các loại văn bản, đó cũng là những kiến thức cần thiết và hữu ích để cảm thụ tác phẩm văn chương, biết cách phân tích, bàn luận các vấn đề trong tác phẩm văn học và bên ngoài xã hội một cách dễ dàng hơn. Từ đó, các em sẽ có thêm niềm tin, động lực và nhất là chủ động trước mọi vấn đề của kiến thức hoặc thi cử, kiểm tra, đánh giá. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng mà tôi nghiên cứu qua bài viết này là những kiến thức trọng tâm từ hai phân môn Tiếng Việt và Làm văn giúp hình thành năng lực đọc - hiểu các loại văn bản. Cụ thể như kiến thức về các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt, các biện pháp tu từ thường gặp, các phép liên kết, các phong cách ngôn ngữ, các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt,... - Học sinh ở cả ba khối lớp đều nên được học, bởi lẽ các em được trang bị những kiến thức này càng sớm càng tốt. Đặc biệt, học sinh lớp 12 là đối tượng áp dụng cần thiết và cấp thiết nhất (vì là học sinh cuối cấp, cận kề với kì thi mà kiến thức của các em có phần “hổng” nhiều!) 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phân tích, tổng hợp khái quát, hệ thống hóa, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu,.. để thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu, nhiều đoạn. Văn bản thường tập trung làm rõ một chủ đề; có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất; có sự hoàn chỉnh về cả nội dung lẫn hình thức và thường nhằm một (hoặc một số) mục đích nhất định. Có nhiều tiêu chí để phân loại văn bản. Và trong phạm vi môn văn ở nhà trường, ta thường gặp hai tiêu chí quen thuộc là văn bản chia theo phương thức biểu đạt và chia theo phong cách chức năng ngôn ngữ (trong đó, đặc biệt là văn bản văn học). Văn bản văn học (còn gọi là văn bản văn chương, văn bản nghệ thuật) là loại văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, xây dựng các hình tượng bằng hư cấu, sáng tạo. Điều làm nên sự đặc biệt so với các loại hình nghệ thuật khác là văn học sử dụng ngôn từ làm chất liệu cấu thành văn bản. Nhà văn đã sử dụng kí hiệu ngôn ngữ để gửi vào trong tác phẩm "mã" đời sống, "mã" xúc cảm. Đọc văn bản văn học là nhằm giải mã những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, lí giải các hiện tượng văn học nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và thẩm mĩ. Nói cách khác, đọc văn nhằm mục tiêu đầu tiên là mong được biết, được nhận ra những thông tin hàm chứa trong ngôn từ nghệ thuật, sau đó là hiểu chiều sâu hình tượng nghệ thuật, sau nữa là đồng sáng tạo. Giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, thực hành giáo dục dân chủ hoá, tôn trọng nhân cách học sinh, làm cho học sinh trở thành người chủ thực sự của hoạt động học. Quan niệm này đòi hỏi giáo viên phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học, tạo cho học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức đã biết. Với tinh thần ấy, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, khơi gợi, giúp các em từng bước tự chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. Đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn học. Việc học văn bắt đầu từ đọc văn. Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật nhanh hay chậm, sáng rõ hay không sáng rõ là một dấu hiệu của năng lực đọc văn, của văn hóa đọc. Dạy học Ngữ văn ngày nay cần chú trọng hình thành và phát triển các năng lực, đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội. Tiêu biểu là năng lực tiếp nhận văn bản (đọc-hiểu) (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói, viết). Năng lực đọc-hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về Tiếng Việt, về các loại hình văn bản và kỹ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. Năng lực tạo lập văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu Tiếng Việt, văn học, văn hóa, cùng kỹ năng thực hành tạo lập văn bản, theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo hình thức trình bày miệng hoặc viết. Thông qua các năng lực học tập của bộ môn để hướng tới các năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học. Theo GS.TS Trần Đình Sử, dạy Đọc văn cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Học sinh phải đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, tự tìm hiểu từ ngữ, bố cục và khái quát được nội dung, tư tưởng, tình cảm của văn bản. - Giáo viên không làm việc giảng văn, nghĩa là không cung cấp sẵn khái quát về nội dung, tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của bài văn mà gợi dẫn cho học sinh đọc, tự phân tích, dẫn học sinh từ văn bản đến những khái quát mà giáo viên mong muốn đạt tới. Nói cách khác, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc, tự tìm hiểu từ ngữ (qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên), từ đó dần dần hình thành năng lực tự đọc và tự khái quát nội dung văn bản để học. - Đọc - hiểu có nghĩa là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt. Như thế giáo viên phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu cách đọc của mình, nêu những vấn đề khúc mắc mình phải giải quyết để hiểu văn bản. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn mà học sinh có thể vấp phải, nhận ra các lỗ hổng của học sinh khiến các em khó tiếp cận văn bản và tìm cách giúp học sinh khắc phục, xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp với các mục tiêu đã nêu để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. - Chú ý đặt câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có đọc hay không, đọc rồi có hiểu hay không từ các đơn vị từ, ngữ, câu, đoạn, chi tiết, cho đến hình tượng. Phải có loại câu hỏi này mới khiến học sinh bộc lộ những chỗ chưa hiểu của các em, từ đó dẫn dắt đến chỗ hiểu [1]. Đọc văn không chỉ là dùng vỏ âm thanh của ngôn từ để khám phá tác phẩm. Đọc văn là hành trình tiếp nhận tác phẩm, là cách chiếm lĩnh văn bản trên nhiều bình diện lí trí và tâm hồn để từ đó học sinh có nề nếp tư duy về tiếp nhận, cảm nhận và thưởng thức tác phẩm văn học. Vậy nên việc đọc văn là một quá trình diễn ra trên nhiều cấp độ, nhiều bước, nhiều tầng bậc. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Môn Văn trong nhà trường được hình thành trên cơ sở ba phân môn: Đọc hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Nếu đọc - hiểu là phân môn giúp cho học sinh tiếp cận trực tiếp với tác phẩm văn chương thì Tiếng Việt và Làm văn là những phân môn làm công cụ hỗ trợ đắc lực nhất hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, năng lực Văn học, để từ đó học sinh có thể lĩnh hội và tạo lập văn bản từ tác phẩm văn chương đến những vấn đề của đời sống, xã hội. Kiến thức Tiếng Việt và Làm văn thường "hàn lâm", khô khan, thiếu hấp dẫn và không có vai trò chủ chốt như tác phẩm Văn học nên học sinh thường ngại học, vì vậy mà các em dễ làm cho mình "hổng" kiến thức Văn cũng từ chính điều này! Hoạt động dạy học Văn trong nhà trường đã có từ rất lâu và qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lại có những cách hiểu và gọi tên khác nhau. Đã từng một thời chúng ta quan niệm dạy Văn chủ yếu là "Giảng văn". Đây là mô hình "dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm" (thầy giảng, trò nghe - ghi chép - học thuộc một cách thụ động). Dạy Văn như vậy là ít quan tâm hình thành kĩ năng đọc, hạn chế phát huy suy nghĩ của học sinh. Một thời gian sau, tiếp thu quan niệm dạy Văn của Liên xô (cũ), chúng ta gọi dạy Văn là "Phân tích tác phẩm". Thực ra, xét về lôgic, hai chữ "phân tích" quá hẹp, bởi đây chỉ là một thao tác khoa học phổ biến, chủ yếu dùng lí trí chia tách văn bản ra từng phần để chiếm lĩnh. Trong khi đó, tác phẩm văn học viết ra là để đọc, đọc để từ đó mà lớn lên, tham gia vào mọi hoạt động xã hội. Ít năm trở lại đây, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "lấy học sinh làm trung tâm" đã gọi hoạt động này là "Đọc văn" (hay Đọc-hiểu). Đọc văn cùng với các hình thức khác giúp học sinh giải mã, lĩnh hội tác phẩm. Tuy nhiên, nhiều học sinh từ yếu kiến thức, kĩ năng đọc dẫn đến ngại đọc, lười đọc, thậm chí không đọc và tiếp nhận văn bản một cách thụ động, mơ hồ, dễ dàng quên kiến thức, học yếu dần đi, "lỗ hổng" ngày một lớn hơn, và kết quả là các em rơi vào trạng thái hầu như đối phó, máy móc trước môn học này. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành có hướng đến gợi ý cho các em qua bài “Đọc - hiểu văn bản văn học” nhưng chỉ nằm ở sách nâng cao và chủ yếu hướng vào đối tượng học sinh khá giỏi, học chuyên ban. Còn chương trình cơ bản không được trang bị bài này. Hơn nữa, học sinh trường tôi đang dạy phần đa là các em học sinh có năng lực học trung bình và yếu ở hầu hết các môn. Trong đó, môn Văn thực sự là một nỗi ám ảnh với học sinh và là nỗi trăn trở của giáo viên. Nếu giáo viên không đặc biệt quan tâm đến khâu đọc - hiểu thì học sinh cũng khó mà có cách đọc cho hợp lí, hiệu quả. Các bài thuộc kiến thức lí luận như "Văn bản văn học" (lớp 10 cơ bản kì 2), "Đọc - hiểu văn bản văn học" (lớp 10 nâng cao kì 1), "Một số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, nghị luận" (lớp 11),.. đã có hướng dẫn các bước tìm hiểu, khám phá văn bản văn học. Tuy nhiên, do thời lượng có hạn, học sinh phần lớn là "hổng", "mất gốc" kiến thức, nếu giáo viên dạy mà lại không “chắc” kiến thức lí luận cũng như tổ chức giờ dạy kém sinh động thì các em học sinh sẽ cảm thấy trừu tượng, khó hiểu. Và những kiến thức này vô hình chung càng làm cho học sinh ngại hơn, chán hơn, ít quan tâm chú ý hơn. Kết quả là các em đã "hổng" lại "hổng to hơn" nên sinh ra "rỗng"! Do vậy, người viết bài này mong muốn đi sâu thêm một tầng việc làm nữa. Đó là trang bị, hệ thống lại cho học sinh những kiến thức trọng tâm (thuộc phân môn Tiếng Việt và Làm văn) để các em có thể đọc và hiểu một cách dễ dàng hơn các loại văn bản. 2.3. Giải quyết vấn đề của sáng kiến 2.3.1. Hệ thống kiến thức trọng tâm bổ trợ đọc - hiểu văn bản 2.3.1.1. Các đơn vị ngôn ngữ Tiếng Việt 2.3.1.1.1. Âm và thanh Âm * Khái niệm: Âm là hệ thống chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (từ a, b, c ... v, x, y). Đó cũng chính là âm tiết trong Tiếng Việt (đặc điểm âm tiết tính cho phép một chữ - một âm phát ra âm thanh là một "tiếng" tròn trịa, đơn lập, rõ ràng). * Chức năng: để cấu tạo nên âm tiết (một âm tiết có cấu tạo thường gồm ba yếu tố: phụ âm đầu, vần và dấu), cấu tạo nên từ (đơn). * Phân loại: - Nguyên âm: a(ă, â), e(ê), i, o(ô, ơ), u(ư): đây là các nguyên âm đơn, khi chúng kết hợp với nhau thì tạo thành các nguyên âm đôi; nguyên âm làm đỉnh âm tiết, tức dấu của âm tiết phải đặt trên hoặc dưới của nguyên âm. - Phụ âm: số âm còn lại (đứng trước hoặc sau các nguyên âm) Thanh * Chính là hệ thống dấu câu trong cấu tạo con chữ, bao gồm 6 thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang (thanh không dấu). * Còn được hiểu là thanh điệu, tức âm vực (giúp cho chúng ta cảm nhận và phân tích giọng điệu, nhịp điệu, âm điệu trong thơ văn). Có hai loại thanh: - Thanh Bằng ( gồm thanh huyền và thanh ngang) - Thanh Trắc (gồm các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) 2.3.1.1.2. Từ * Khái niệm: Từ là đơn vị TV gồm một tiếng trở lên, có nghĩa, dùng để cấu tạo câu. * Phân loại: có nhiều tiêu chí để phân loại từ. Giáo viên cần chỉ ra có những tiêu chí nào và trong mỗi tiêu chí đó thường thấy có những loại từ gì. Giáo viên gợi ý học sinh nêu khái niệm, phân loại, hướng dẫn lấy ví dụ về mỗi loại. Nếu cần có thể cho các em thực hành tìm thêm các từ trong thực tiễn để minh họa cho mỗi loại. Việc làm này sẽ giúp các em có khả năng tìm từ một cách nhanh nhạy, chọn lựa và phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ trong một trường từ vựng,.. Sau đây là một số tiêu chí phân loại từ cơ bản, thường gặp: - Từ xét về nguồn gốc: có từ Thuần Việt và từ vay mượn (Từ thuần Việt: là từ do người Việt sáng tạo và sử dụng; Từ vay mượn là từ mà trong quá trình tiếp xúc văn hóa, người Việt do chưa có để sử dụng đã vay mượn của ngôn ngữ nước ngoài: từ gốc Hán (chiếm khoảng 60% vốn từ Tiếng Việt), từ gốc Pháp, từ gốc Nga, từ gốc Anh,...) - Từ xét về phạm vi sử dụng: có từ toàn dân, từ địa phương,.. - Từ xét về mặt từ loại: có danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, trợ từ, thán từ, chỉ từ, quan hệ từ (kết từ),... (Trong hệ thống từ phân theo từ loại thì lại có người chia chúng thành hai nhóm là thực từ và hư từ. Thực từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ. Còn lại là những hư từ. Thực từ là những từ mang nghĩa thực, thường làm thành phần nòng cốt của câu; trong khi đó hư từ là những từ đi kèm trong câu và thường mang đến sự thay đổi nghĩa cho câu; nhấn mạnh ý nghĩa câu; làm thành phần tình thái; hoặc liên kết ý trong câu,... ). Ví dụ: + Phụ từ: là những từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ, động từ, tính từ 0) Phụ từ của danh từ: mọi, mỗi, từng,... 0) Phụ từ của động từ: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp,... 0) Phụ từ của tính từ: rất, lắm, quá, khá, hơi,... + Trợ từ: là từ đi kèm, dùng để nhấn mạnh điều gì đó trong một câu. Ví dụ: 0) Tôi chỉ có 5 đồng thôi. 0) Tôi còn những 10 ngày phép nữa. + Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc.Ví dụ: à, ư, ơ, nhỉ, nhé, ơi, hỡi,... + Quan hệ từ (kết từ): là những từ chỉ quan hệ bình đẳng (và, với, còn,...) hoặc quan hệ chính phụ (Vì (do)... nên..., Tuy (Mặc dù)... nhưng..., Chẳng những... mà còn..,v.v.. Nhiệm vụ là liên kết hai từ hoặc hai bộ phận từ ngữ với nhau. - Từ xét về mặt cấu tạo: từ đơn (một tiếng, có nghĩa), từ ghép (hai tiếng trở lên, có nghĩa, phân thành ghép đẳng lập với ghép chính phụ), và từ láy (cấu tạo theo phương thức láy, tiếng sau láy lại một phần hoặc hoàn toàn tiếng trước: láy âm, láy vần, láy hoàn toàn) - Từ xét về mặt nghĩa: + Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương đồng với nhau nhưng vẫn phân biệt với nhau về mặt sắc thái sử dụng. 0) Có khi đồng nghĩa hoàn toàn (má-mẹ, ba-bố, lợn-heo, ngô-bắp, ly-cốc,...) 0) Có khi đồng nghĩa bộ phận (vác-đội-xách-đeo-bưng-bê,...) + Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau (xếp trong cùng một phạm trù, tiêu chí). Ví dụ: cao – thấp, to – nhỏ, gầy – béo ,... Chú ý: 0) Thông thường, trong sử dụng, nếu từ này là một tiếng thì từ kia cũng một tiếng, 2-2,..; mục đích là để tạo ra thế cân bằng giữa các vế, hài hòa về âm đọc thì câu văn sẽ êm, mượt, trôi chảy hơn. VD: Bẩn – sạch, bẩn thỉu – sạch sẽ,.. 0) Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học phải thật tinh ý mới phát hiện ra được có trái nghĩa hay không. VD:- Chết vinh còn hơn sống nhục Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. + Từ đồng âm: là từ có cùng âm đọc nhưng nghĩa khác nhau (lợi dụng đặc điểm này nên trong văn chương ta xem nó như một dạng của chơi chữ) VD: - Ruồi đậu mâm xôi đậu - Kiến bò đĩa thịt bò - “Bà già đi chợ...răng không còn” + Từ đa nghĩa: là từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa của chúng có liên quan đến một nghĩa gốc. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác; nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. 2.3.1.1.3. Câu * Khái niệm: Câu là đơn vị của văn bản, có chức năng thông báo. Câu có thể do một hoặc nhiều cụm C-V tạo thành. Câu được viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng một loại dấu mang ngữ điệu tương ứng (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) * Phân loại câu: Có hai tiêu chí phân loại chính: - Câu chia theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu cầu khi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_doc_hieu_va_gop_phan_lam_tot_bai_thi_mon.doc
- Bìa skkn 2017 - Thành.doc
- Mục lục - Lời cam đoan - Danh mục sk đạt giải của Thành (Autosaved).doc