SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5

SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5

Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, đây là một trong những mạch kiến thức khá quan trọng trong chương trình phổ thông, từ những biểu tượng hình học ban đầu đơn giản cho học sinh lớp 1 rồi được nâng cao dần về từng mức độ. Từ nhận diện hình ở lớp 1, 2 sang đến tính chu vi, diện tích ở các lớp 3, 4, 5. Nói chung, hình học là môn học tương đối khó trong chương trình môn Toán nó đòi hỏi óc tư duy trừu tượng cao, những em có học lực khá và giỏi sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác trong đó phải nói đến là hình học.

Trong chương trình Toán 5 việc dạy nội dung hình học cho học sinh không khó, bên cạnh những thành công là giúp học sinh nắm được cách nhận diện hình, tìm diện tích, chu vi, thể tích thì cũng còn những hạn chế là các em chưa nắm rõ bản chất của đơn vị kiến thức, kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu của thực hành. Làm thế nào để các em có thể sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là trăn trở của bản thân khi dạy cho học sinh về mạch kiến thức này, nhất là đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành.

Đặt cho mình nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã nhiều năm được phân công dạy lớp 5, năm học này tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5B, là lớp có tới 35 % học sinh chưa hoàn thành môn toán (theo kết quả khảo sát đầu năm), trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh chưa hoàn thành học các bài có nội dung hình học và thu được kết quả khá tốt. Từ thực tế giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân. Tôi xin trao đổi kinh nghiệm: “Giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5”.

 

doc 19 trang thuychi01 8584
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tai
2
1.2. Mục đich nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng
6
2.3. Các giải pháp thực hiện
7
2.4. Hiệu quả
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
20
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, đây là một trong những mạch kiến thức khá quan trọng trong chương trình phổ thông, từ những biểu tượng hình học ban đầu đơn giản cho học sinh lớp 1 rồi được nâng cao dần về từng mức độ. Từ nhận diện hình ở lớp 1, 2 sang đến tính chu vi, diện tích ở các lớp 3, 4, 5. Nói chung, hình học là môn học tương đối khó trong chương trình môn Toán nó đòi hỏi óc tư duy trừu tượng cao, những em có học lực khá và giỏi sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác trong đó phải nói đến là hình học. 
Trong chương trình Toán 5 việc dạy nội dung hình học cho học sinh không khó, bên cạnh những thành công là giúp học sinh nắm được cách nhận diện hình, tìm diện tích, chu vi, thể tích thì cũng còn những hạn chế là các em chưa nắm rõ bản chất của đơn vị kiến thức, kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu của thực hành. Làm thế nào để các em có thể sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là trăn trở của bản thân khi dạy cho học sinh về mạch kiến thức này, nhất là đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành.
Đặt cho mình nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã nhiều năm được phân công dạy lớp 5, năm học này tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5B, là lớp có tới 35 % học sinh chưa hoàn thành môn toán (theo kết quả khảo sát đầu năm), trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh chưa hoàn thành học các bài có nội dung hình học và thu được kết quả khá tốt. Từ thực tế giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân. Tôi xin trao đổi kinh nghiệm: “Giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt hơn kiến thức hình tam giác, hình thang.
Giúp học sinh hình thành kỹ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức.
III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy bài hình tam giác, hình thang.
Nghiên cứu cách hình thành kiến thức mới và vận dụng vào từng bài cụ thể.
Tiến hành thực nghiệm học sinh khối 5 trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
	Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, tích cực hóa hoạt động của học sinh.
	- Sách giáo khoa Toán lớp 5.
- Sách giáo viên Toán lớp 5.
	- Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5.
- Tạp chí tiểu học.
- Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
- Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục).
	- Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học.
	- Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới (Nhà xuất bản Hà Nội).
	- Một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn).
	- Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
	- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Lớp 5).
 - Thông tư 30 đánh giá xếp loại học sinh tiểu học
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Nhóm phương pháp điều tra : Quan sát điều tra từ kết quả thực hiện của học sinh ở địa phương, phỏng vấn, kiểm tra đánh giá.	 
 - Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống trong giảng dạy.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp trao đổi
	- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Việc dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 sẽ giúp cho học sinh có năng lực nhận biết các sự việc, hiện tượng một cách nhanh chóng, lô - gíc và có khoa học. Đồng thời các yếu tố hình học còn gắn bó mật thiết với các kiến thức khác như số học, đại số, đại lượng, đo lường và giải các bài toán có lời văn tạo thành môn Toán có cấu trúc chương trình hoàn chỉnh và phù hợp với học sinh tiểu học. 
 Quá trình dạy môn toán 5 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học , sáng tạo cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kĩ vấn đề đó để tìm ra con đường hợp lí nhất. Tuy nhiên để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung bài học cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào nhất là với đối tượng học sinh chưa hoàn thành? 
 Vì vậy việc dạy một số yếu tố hình học lớp 5 để học sinh tự tìm tòi khám 
phá kiến thức mới phải đạt được các mục đích sau:
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hình thành cho học sinh có biểu tượng 
chính xác về hình, hình học. 
- Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. 
- Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng không gian, năng lực tư duy và kĩ năng thực hành về hình học. 
- Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về hình và hình học.
- Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh trong quá trình học. 
Về kiến thức hình tam giác, hình thang trong chương trình toán 5
a. Hình tam giác * Nhận diện hình tam giác.
- Tam giác có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh; có 1 đáy, 2 cạnh bên và 1 đường cao tương ứng.
3 góc: góc A, góc B, góc C
3 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C
3 cạnh: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC
Đáy BC, đường cao AH vuông góc với BC
- Có 3 dạng hình tam giác:
A
H
C
B
+ Dạng 1.Tam giác có 3 góc nhọn: Từ một đỉnh bất kì, ta có thể kẻ một đường cao tương ứng xuống đáy (cạnh đối diện). Cả 3 đường cao này đều nằm trong tam giác.
A
H
C
B
 A
H
C
B
 A
H
C
B
+ Dạng 2.Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn: Từ một đỉnh bất kì ta kẻ được đường cao tương ứng với đáy: có hai đường cao ngoài tam giác.
Đáy BC, đường cao AH
Đáy AC, đường cao BH
Đáy AB, đường cao CH
A
C
H
B
A
C
H
B
A
C
H
B
+ Dạng 3.Tam giác có 1 góc vuông và hai góc nhọn (Tam giác vuông)
Do 2 cạnh góc vuông vuông góc với nhau nên chúng đều có thể làm đường cao
A
B
C
A
B
C
A
B
C
K
Đáy BC, đường cao AB
Đáy AB, đường cao BC
Đáy AC, đường cao BK
 * Hai tam giác nếu có chung đường cao (đường cao bằng nhau) và đáy bằng nhau (chung đáy) thì chúng có diện tích bằng nhau.
 * Công thức tính diện tích hình tam giác: 
Trong đó: S: Diện tích
 a: Độ dài đáy
 h: Chiều cao
b. Hình thang
* Nhận diện hình thang.
- Có 2 cạnh đáy đối diện AB, CD song song với nhau
- Có 2 cạnh bên AD, BC.
- AH là đường cao.
- Nếu từ 1 điểm bất kỳ ở đáy bé ta hạ vuông góc xuống đáy lớn thì ta có đường cao của hình thang.
- Nếu cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy AB và CD thì hình thang này là hình thang vuông, AD là đường cao.
A
B
H
C
D
C
A
D
B
* Công thức tính diện tích hình thang: 
Trong đó: S : Diện tích
 a, b: Độ dài 2 đáy
 h : chiều cao
II . THỰC TRẠNG 
Về giáo viên
 Về dạy hình học cho học sinh tiểu học là mạch kiến thức khó tôi cũng như đồng nghiệp đã tìm hiểu kỹ bài dạy, truyền thụ đầy đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu của sách giáo khoa và tinh thần phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên đã dùng nhiều thời gian làm việc với sách giáo khoa và vở bài tập kết hợp với nhiều phương pháp trong bài giảng như phương pháp giảng giải, hỏi đáp gợi mở dẫn dắt học sinh suy nghĩ và tìm hiểu ra được kiến thức của bài.
Trong giảng dạy giáo viên có sự chuẩn bị khá kỹ về đồ dùng trực quan.
Quyết định chất lượng dạy học phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Do cấu trúc các bài này trong sách giáo khoa ở những tiết học đầu mới chỉ là giới thiệu và hình thành công thức để học sinh nắm được cách làm nhưng khó khăn là đối tượng học sinh tiếp thu chậm các em thực sự gặp khó khăn trong việc vận dụng công thức để xác định những yếu tố trong công thức đó. Nếu chỉ dạy đơn thuần như sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy thì học sinh tiếp thu bài chậm gần như sẽ không hoàn thành được bài học.
 2. Về học sinh 
 Lớp 5B thuộc trường tiểu học Thị Trấn nằm ở trung tâm huyện. Nhưng mỗi học sinh có trình độ nhận thức khác nhau, mỗi gia đình có sự giáo dục con em mình một cách, có một số gia đình luôn luôn chăm sóc tới việc học hành của con em mình, bên cạnh đó một số phụ huynh nhận thức về giáo dục còn hạn chế. Phụ huynh chưa chú ý đến việc học hành của con em, chỉ lo tập trung cho việc phát triển kinh tế của gia đình là chủ yếu, phần lớn là khoán trắng cho giáo viên giảng dạy.
 Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5B do tôi trực tiếp giảng dạy nói riêng. Hầu như các em cho gặp rất nhiều khó khăn khi học về hình tam giác và hình thang.
 Một số học sinh không phân biệt được đường cao của hình tam giác.
 Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên là học sinh quen làm các dạng bài tập áp dụng trực tiếp công thức để tính toán không qua sử dụng hình vẽ làm phương tiện trực quan để giải quyết các bài toán về hình học.
 Cụ thể: Sau khi các em học xong bài diện tích hình tam giác, cho các em làm bài trong sách giáo khoa (làm đề kiểm tra luôn Đối tượng học sinh lớp 5A) 
Đề kiểm tra
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác có:
a, Độ dài đáy là 8 cm, chiều cao là 6 cm
b, Độ dài đáy là 2,3 dm, chiều cao là 1,2 dm
c, Độ dài đáy là 5 m, chiều cao là 24 dm
Bài 2 : Hãy vẽ các đường cao tương ứng với các đáy được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây :
A
B
C
A
B
C
A
B
C
Đáy AB
Đáy AB
Đáy AC
Thống kê kết quả chấm bài của học sinh tại lớp như sau :
Với sỹ số lớp 5A : 35 em :
Nhận biết hình và kĩ năng vẽ hình
Nắm kiến thức cơ bản về hình học
Vận dụng kiến thức làm bài tập
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
26 em
11 em
21em
14em
20em
15 em
74.3%
25.7%
60%
40%
57.1%
42.9%
III. GIẢI PHÁP
Phân tích nội dung, phương pháp dạy hình tam giác, hình thang
. Hình tam giác
+ Bài giới thiệu về hình tam giác (Tiết 85)
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
2.Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu 
Hoạt động2: Giời thiệu hình tam giác và đặc điểm của hình tam giác:
+GV cho HS quan sát các hình tam giác,chỉ các cạch của hình tam giác, viết, đọc tên các cạch của hình tam gíac.
+Giới thiệu 3 dạng của hình tam giác theo các góc: Cho HS dùng E-ke kiểm tra các góc,nhận biết ba dạng của hình tam giác.
+Giới thiệu đáy và đường cao(tương ứng) của hình tanm giác. Cho HS dùng E-ke,kiểm tra , nhận biết đường cao của hình tam giác.
Kết luận: Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.Đường vuông góc hạ từ đỉnh xuống cạnh đối diện là đường cao.
Hoạt động3: Tổ chức cho HS làm các bài tập.
Bài 1:Tổ chức cho HS làm vào vở.Gọi Một số HS lên bảng chỉ hình và đọc tên các cạnh.
Lời giải:
+Cạch:AB,AC,BC;DE,DG,EG; MK,MN,KN
+Góc:A cạnh AB và AC,.
Bài 2:HS hoạt động nhóm đôi,chỉ hình và nêu tên.Gọi một số HS lên bảng chỉ hình và đọc.
Lời giải: +Đường cao CH,đáy AB; đường cao DK,đáy GE,
-1 HS làm trên bảng lớp.Lớp nhận xét.chữa bài
-HS quan sát, đọc tên tam giác, cạnh, đỉnh, góc .
- 1 HS lên bảng thực hiện cả lớp làm vào nháp
-HS làm vở, chỉ hình đọc tên cạnh, góc
- HS đọc theo cặp. Lên bảng chỉ hình đáy và đường cao.
 Như vậy trong tiết học này yêu cầu giáo viên giúp học sinh : 
Chỉ ra 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh sau đó giới thiệu cho học sinh 3 loại hình tam giác, từ đây học sinh nhận diện hình để xác định đâu là tam giác có 3 góc nhọn, đâu là tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn, đâu là tam giác vuông có 1 góc vuông, 2 góc nhọn ( ở bài tập 1 trang 86.)
Nhận biết đáy và đường cao tương ứng bằng cách quan sát và dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh đọc tên được các đường cao ứng với đáy (ở bài tập 2 trang 86.)
+ Bài diện tích hình tam giác (tiết 86)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:Giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
 2.2.Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác theo hướng dẫn trong sgk:
+GV hướng dẫn HS vẽ cắt hình
+Ghép hình và nêu nhận xét.
+GV Chốt ý,rút quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác:
 S =(a x h) : 2
+Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính.
 2.3.Hướng dẫn HS làm các bài luyện tập:
 Tổ chức cho học sinh làm bài tập 1 trang 88 sgk:
 Bài 1: Yêu cầu HS làm vở.Gọi HS chữa bài trên bảng. Nhận xét, bổ sung, chữa bài. Nhắc lại quy tắc tính.
*Đáp án đúng:
 a)8 x6: 2 =24cm2
 b) 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 dm2
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS đọc quy tắc và công thức tính trong sgk
-HS làm vở và bảng nhóm. Nhận xét, chữa bài thống nhất kết quả.
-HS nhắc lại quy tắc tính
 Như vậy dạy bài này giáo viên giúp học sinh :
Biết cách cắt ghép 2 tam giác bằng nhau, giáo viên thao tác trên đồ dùng cho học sinh quan sát và cho học sinh làm theo, sau đó mới hình thành công thức và nhận xét :
 Hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng độ dài đáy DC của tam giác EDC, có chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EDC.
A
E
B
C
D
H
Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác
Diện tích hình chữ nhật ABCD là CD x AD = DC x EH
	Vậy diện tích tam giác EDC là 
	Từ đây mà phát biểu quy tắc và hình thành công thức : 
Trong đó S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao, cùng đơn vị đo
Từ đây, các em sẽ vận dụng công thức để làm bài tập tính diện tích tam giác biết độ dài đáy a và chiều cao h ở tiết 86,87,88.
 1.2. Hình thang 
+ Bài giới thiệu về hình thang (tiết 90) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hình thành biểu tượng về hình thang.Nhận biết đặc điểm của hình thang.
+Cho HS quan sát hình cái thang.
+Cho HS quan sát hình thang ABCD.
+Cho HS quan sát mô hình lắp ghép hình thang.
+Cho HS dùng thước,ê-ke để kiểm tra,nhận xét về cạnh của hình thang,đường cao của hình thang.
+Gọi HS nêu nhận xét.GV chốt ý:
Kết luận:Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.Hai cạnh sông song gọi là hai đáy của hình thang.
Hoạt động3: Tổ chức cho HS làm các bài tập trang 91,92 sgk.
Bài 1:HS trao đổi nhóm đôi chỉ sgk nêu hình thang.Gọi một số HS nêu.
 Lời giải: Các hình thang là:H1.H2,H4,H5,H6 
Bài 2:Tổ chức tương tự như bài 1
Bài 3: Tổ chức cho HS làm vào vở. HS trả lời,nhận xét.
Lời giải: +Hình thang ABCD có hai góc vuông: Góc A, góc D.
+Cạnh bên AD vuông góc với hai cạnh đáy AB và DC 
-HS quan sát,nhân xét.
-HS trao đổi nhóm đôi,trả lời.
-HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
 - Trọng tâm trong tiết dạy này là : 
 Giáo viên giúp học sinh quan sát và chỉ ra hình thang ABCD có : 
Cạnh đáy AB, CD ; 2 cạnh bên AD, BC.
Hai cạnh đáy song song 
Giới thiệu đường cao AH và độ dài AH là chiều cao.
 Học sinh vận dụng khái niệm: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện song song để nhận diện hình ở bài 1 (trang 91) vẽ hình thang ở bài 2 (trang 92) và nắm khái niệm hình thang vuông ở bài 3.
+ Bài diện tích hình thang (tiết 91) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:Giới thiệu bài,nêu yc tiết học. 2.2.Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
+Tổ chức cho HS cắt ghép hình nhận biết cách tính diện tích hình thang như hướng dẫn trong sgk.
+Rút công thức và quy tắc tính (sgk)
Tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
 Bài 1:Tổ chức cho HS làm bài 1a vào vở, một học sinh làm bảng nhóm. Nx chữa bài, thống nhất kết quả.
Đáp án đúng:
a)Diện tích là =50cm2 
Bài 2: Tổ chức cho HS làm ý a vào vở.một hS lên bảng làm.Nhận xét,chữa bài,thống nhất kết quả.
Lời giải: Diện tích là: =32,5cm2
-HS thao tác theo mẫu,nhận biết cách tính diện tích hình thang.
-Đọc quy tắc trong sgk.
-HS làm vở, chữa bài trên bảng nhóm.
-HS làm vở.Chữa bài trên bảng .
 Trọng tâm bài này là giáo viên giúp học sinh : 
Quan sát và thao tác trên đồ dùng để thấy cắt ghép hình thang trở thành hình tam giác. Vì vậy diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
Từ đó mà xây dựng công thức và phát biểu quy tắc :
Trong đó: S : là diện tích
	 a,b : là độ dài các cạnh đáy
	 h : là chiều cao 
Cuối cùng học sinh vận dụng công thức để tính diện tích hình khi biết độ dài hai đáy và chiều cao ở tiết 91+92+93.
Hướng dẫn học sinh nắm chắc từng dạng bài về hình tam giác, hình thang
Ở trường tiểu học hiện nay có thuận lợi là học sinh đã được học tăng buổi, chương trình dạy buổi sáng nếu chưa hết có thể chuyển bớt sang buổi chiều. Vì vậy, giáo viên có đủ thời gian để cung cấp đến các em những đơn vị kiến thức mà giáo viên cho là cần thiết cho các em hoặc là những đơn vị kiến thức mà các em nắm chưa vững.
 2.1. Hình tam giác
Ở lớp 5, hình tam giác được dạy từ tiết 85 đến tiết 88, trong đó có 1 tiết về nhận dạng và các đặc điểm của hình, các tiết còn lại dành cho việc hình thành và vận dụng công thức tính diện tích.
Tiết 85: Sách giáo khoa giới thiệu về hình tam giác với 3 góc, 3 đỉnh, 3 cạnh, cách xác định đương cao tương ứng với cạnh đáy và nhận diện các loại hình tam giác. Bài này giáo viên cần giúp học sinh :
Nhận biết hình và đặc điểm của hình
Phân biệt 3 dạng hình
Nhận biết đáy và xác định đường cao tương ứng.
Việc tiến hành dạy bài này như đã trình bày ở phần trước: Từ phân tích nội dung, khi các em đã nắm được trọng tâm bài, giáo viên giúp học sinh xác định rõ đường cao xuất phát từ 1 đỉnh luôn vuông góc với đáy tương ứng.
Khi giúp học sinh phân biệt 3 dạng hình giáo viên cần tiến hành thêm 1 số công việc như sau:
Với tam giác có 3 góc nhọn
Sau khi học sinh đã quan sát trong sách giáo khoa về đặc điểm của loại hình này, cô giáo có thể gợi mở bằng 1 số câu hỏi sau:
- Ba góc của tam giác lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông?
- AH là đường cao tương ứng với đáy BC như hình vẽ trên bảng. Nếu lấy đáy là AC ta sẽ có đường cao nào? Tương tự nếu lấy đáy là AB thì đường cao sẽ hạ từ đâu?
Học sinh sẽ suy nghĩ để tìm cách vẽ trong vở hoặc trên bảng lớp với các loại hình đều có đáy BC , AC, AB như hình vẽ dưới đây:
A
H
C
B
 A
H
C
B
 A
H
C
B
Tiếp theo, giáo viên đưa ra 1 số hình tam giác với các vị trí đáy khác nhau, yêu cầu học sinh vận dụng những điều vừa học xác định đường cao lần lượt với các đáy AB, AC, BC.
Sau khi đã vẽ xong, giáo viên cùng học sinh thống nhất các đường cao tương ứng với các đáy như các hình dưới đây:
A
H
C
B
A
H
C
B
A
H
C
B
Cuối cùng giáo viên hỏi: Ba đường cao của tam giác có 3 góc nhọn nằm trong hay ngoài tam giác?
Tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn
Với đối tượng học sinh yếu kém thì việc xác định đường cao trong loại tam giác này thực sự khó khăn, các em sẽ không kẻ được nếu không có sự giúp đỡ của giáo viên. Sách giáo khoa đã giới thiệu đường cao AH tương ứng với đáy BC nhưng giáo viên cần lưu ý học sinh để kẻ được đường cao trước hết ta phải kéo dài đáy sang hai bên, sau đó kẻ đường cao AH từ đỉnh A vuông góc xuống BC.
A
C
H
B
Tương tự phần trên, giáo viên cũng đưa ra các tam giác với các vị trí đáy khác nhau và yêu cầu học sinh thực hành kẻ đường cao tương ứng với các đáy. Nhưng giáo viên vẫn phải lưu ý học sinh thực hiện theo 2 bước:
- Kéo dài đáy sang 2 bên.
- Kẻ đường cao từ đỉnh vuông góc xuống đáy.
Sau khi các em thực hiện xong, đáp án đúng sẽ là:
A
C
H
B
A
C
H
B
A
C
H
B
Đáy BC, đường cao AH
Đáy AB, đường cao CH
Đáy AC, đường cao BH
Cuối cùng, giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về 3 đường cao trong tam giác có 1 góc tù, 2 góc nhọn? (Có 2 đường cao ngoài và 1 đường cao trong tam giác).
Việc sử dụng đường cao ngoài của tam giác rất khó cho học sinh yếu kém tuy nhiên ta vẫn phải cho các em làm quen để học sinh nắm được bản chất từ đó các em có điều kiện học tốt hơn ở các bài học khác. Ví dụ, ở bài học 2, tiết 93 phần ôn tập - luyện tập: Để tính được diện tích hì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_hoc_tot_hon_ve_kien_thuc.doc