SKKN Giữ vững và nâng cao khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Vân Am II

SKKN Giữ vững và nâng cao khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Vân Am II

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Giáo dục và Đào tạo đã và đang đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu cho sự lớn mạnh của nước nhà. Trong đó, vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên ngành giáo dục chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Người thầy giáo, đặc biệt là thầy giáo tiểu học đồng thời với dạy chữ còn phải dạy người. Học trò coi thầy(cô) của mình không khác nào bố, mẹ. Thầy uốn nắn cho các em từng nét bút, cách ngồi, từng lời ăn, tiếng nói. Như vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức để phát huy tính độc lập, óc sáng tạo, khả năng tự học, tự vươn lên của học sinh, người thầy giáo còn phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách để học sinh noi theo. Những phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người thầy không phải ngay sau khi đào tạo ở trường sư phạm hoặc mới ra trường một thời gian ngắn mà có được mà nó cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng suốt đời.

Thực tế hiện nay, trong xu hướng kinh tế thị trường phát triển mạnh, mặt trái của nó đang tồn tại hiển nhiên, nhiều thầy cô giáo không khỏi sao lòng trước một số vấn đề không hay, không tốt đang tồn tại trong xã hội.

Vậy làm thế nào để có được đội ngũ những người thầy vừa có kiến thức, vừa có nhân cách đạo đức xứng đáng là “Tấm gương sáng” cho học sinh noi theo? Không còn con đường nào khác đó là quá trình tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện mình và thông qua quá trình giúp đỡ của tập thể sư phạm nhà trường, thônng qua hoạt động xã hội Tất cả quá trình này đều rất cần đến vai trò của người cán bộ quản lý trong nhà trường.

Như vậy, muốn nhân cách giáo viên tiếp tục trưởng thành cùng sự phát triển mỗi ngày càng cao của xã hội trong xu thế “mở cửa” và “hội nhập” như hiện nay, điều tất yếu họ phải được sống và làm việc trong một tập thể sư phạm thật sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

 

docx 15 trang thuychi01 6511
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giữ vững và nâng cao khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Vân Am II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
 1.
MỞ ĐẦU....
2
1.1.
Lí do chọn sáng kiến-kinh nghiệm..
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu...
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
3
2.1
Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến..
4
2.3.
Các giải pháp ..
6 -14
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến...
14
3.
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ..
14-15
3.1.
Kết luận..
14
3.2.
Kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Giáo dục và Đào tạo đã và đang đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu cho sự lớn mạnh của nước nhà. Trong đó, vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên ngành giáo dục chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Người thầy giáo, đặc biệt là thầy giáo tiểu học đồng thời với dạy chữ còn phải dạy người. Học trò coi thầy(cô) của mình không khác nào bố, mẹ. Thầy uốn nắn cho các em từng nét bút, cách ngồi, từng lời ăn, tiếng nói. Như vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức để phát huy tính độc lập, óc sáng tạo, khả năng tự học, tự vươn lên của học sinh, người thầy giáo còn phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách để học sinh noi theo. Những phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người thầy không phải ngay sau khi đào tạo ở trường sư phạm hoặc mới ra trường một thời gian ngắn mà có được mà nó cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng suốt đời.
Thực tế hiện nay, trong xu hướng kinh tế thị trường phát triển mạnh, mặt trái của nó đang tồn tại hiển nhiên, nhiều thầy cô giáo không khỏi sao lòng trước một số vấn đề không hay, không tốt đang tồn tại trong xã hội.
Vậy làm thế nào để có được đội ngũ những người thầy vừa có kiến thức, vừa có nhân cách đạo đức xứng đáng là “Tấm gương sáng” cho học sinh noi theo? Không còn con đường nào khác đó là quá trình tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện mình và thông qua quá trình giúp đỡ của tập thể sư phạm nhà trường, thônng qua hoạt động xã hộiTất cả quá trình này đều rất cần đến vai trò của người cán bộ quản lý trong nhà trường.
Như vậy, muốn nhân cách giáo viên tiếp tục trưởng thành cùng sự phát triển mỗi ngày càng cao của xã hội trong xu thế “mở cửa” và “hội nhập” như hiện nay, điều tất yếu họ phải được sống và làm việc trong một tập thể sư phạm thật sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Lời Bác dạy “Đoàn kết” luôn là khẩu hiệu được mọi người hưởng ứng tích cực và ai cũng hiểu rằng đoàn kết là cái gốc, là động lực của thành công. Nơi đâu có đoàn kết, nơi đó có thành công. Trong giáo dục, Bác cũng đã dạy: “ Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân”.[1]
Giáo dục được Bác coi là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Giáo dục có vai trò nâng cao trình độ nhận thức về đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ. Để đạt được mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải tạo ra những con người có đủ năng lực, phẩm chất làm chủ xã hội, làm chủ bản thân.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, những năm gần đây, trường Tiểu học Vân Am II luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, và thực tế đã là một đơn vị có tinh thần đoàn kết tốt. 
*Ghi chú: [1] được lấy từ báo Giáo dục thời đại, bài viết "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" số 03 năm 2014
Chính điều này đã giúp tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vượt khó khăn, hoàn thành tốt trách nhiệm mà Đảng, ngành giao phó.
Bản thân là Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao ở mỗi đơn vị trường học, từ những việc làm và kinh nghiệm trong quá trình công tác tôi đã lựa chọn vấn đề: “Giữ vững và nâng cao khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Vân Am II”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp quản lí nhằm giữ vững và ngày càng làm sâu sắc hơn tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của tập thể Sư phạm nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : phương pháp quản lí trường Tiểu học ; lí luận về đoàn kết ; các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
- Phạm vi nghiên cứu, áp dụng: quản lí trường Tiểu học nói chúng; quản lí trường TH Vân Am II nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết các cấp Đảng, các văn bản Nhà nước, Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học.
- Nghiên cứu lí luận sư phạm.
 b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp Quan sát.
- Phương pháp Đàm thoại.
- Phương pháp Điều tra (phiếu hỏi).
- Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp Tổng kết kinh nghiệm 
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Khi Bác Hồ nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đại thành công", chúng ta đều hiểu rằng: Đoàn kết là cái gốc của thành công. Trong thực tế lịch sử dân tộc ta, "đoàn kết ” không chỉ là cái gốc, là động lực mà đoàn kết còn là mục tiêu của cuộc sống nữa: Thương yêu, đùm bọc trong tình đồng loại, trong "tình làng nghĩa xóm”...vốn là truyền thống nhiều đời của con người Việt Nam. Đó chính là tầm cao hơn của đoàn kết; là tính xã hội rộng nhất, tính nhân văn sâu sắc nhất, tính không vụ lợi rõ rệt nhất và cũng là tình người cao cả nhất! Mục tiêu đoàn kết chỉ và chỉ thực hiện được trong môi trường dân chủ thật sự, bình đẳng thật sự. Dân chủ, bình đẳng là điều kiện tiên quyết để có đoàn kết. Không có dân chủ thì không thể có bình đẳng; không có dân chủ, bình đẳng thì không thể có đoàn kết. Đó là chân lý vĩnh cửu.
Thực tế hiện nay, xã hội càng phát triển, con người càng có nhiều cơ hội tiếp cận với Khoa học- Kĩ thuật, máy móc thiết bị hiện đại thì năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Bác Hồ với tư tưởng Đại đoàn kết toàn dân tộc [2]
Tuy nhiên yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đã có không ít cá nhân, tập thể do vụ lợi cá nhân, do bè phái, cơ hội mà đánh mất đi chính mình, làm nguy hại đến lợi ích của tập thể, dân tộc. Lại có không ít những cá nhân cho mình quyền tự quyết cao quá mà làm mất đi vai trò của tập thể và dẫn đến hậu quả khó tránh đó là thất bại. Giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài guồng máy chung đó, giáo dục Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, đã có biết bao nhiêu người dám nghĩ, dám làm, luôn nghĩ đến lợi ích tập thể, lấy sức mạnh tập thể để chiến thắng khó khăn và họ đã thành công. Sự thành công của họ chính là từ sức mạnh đoàn kết.
Là Hiệu trưởng trường Tiểu học Vân Am II với 12 năm công tác, bản thân tôi thấy rằng tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể, tạo nên thành công trong công tác giáo dục mà bản thân tôi đã cùng tập thể nhà trường xây dựng. Vì vậy đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Giữ vững và nâng cao khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Vân Am II”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
Trường Tiểu học Vân Am II là đơn vị thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng Đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc Mường. Nhà trường chia thành 3 điểm trường cách nhau gần 8km và bị ngăn cách sông suối; điều kiện đường sá đi lại gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều vất vả. Toàn trường có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên do đặc điểm vùng miền chỉ có 2 giáo viên là người địa phương cùng 5 giáo viên địa phương hóa, số cán bộ, giáo viên còn lại đến từ nhiều xã trong huyện và từ huyện bạn Lang Chánh, Thạch Thành, thành phố Thanh Hóa, thuộc 4 dân tộc Dao, Thái, Mường, Kinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên có xuất phát đào tạo, trình độ rất khác nhau từ 9+1, 9+3, 12+6, 12+2, Cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên thường xuyên tự học, tự rèn, nâng cao trình độ, phát huy cao dân chủ nội bộ, giúp cho mọi cán bộ giáo viên thể hiện những suy nghĩ, những ý kiến, sáng tạo.
Ghi chú: [2] được lấy từ nguồn Website ubdt.gov.vn
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, nhà trường chưa bao giờ có tình trạng mất tình cảm, mất đoàn kết trong đội ngũ. 
Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên và tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều nâng niu và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Dưới sự quan tâm, lãnh đạo, đầu tư trọng điểm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc, sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT, sự chỉ đạo sâu sát của Cấp ủy, Chính quyền xã Vân Am, sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, sự phấn đấu không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, Trường Tiểu học Vân Am II đã có nhiều tiến bộ; nhà trường đạt vững chắc tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục mức độ 3 – mức độ cao nhất theo Nghị định 20 của Chính phủ, đặc biệt năm 2014, trường Tiểu học Vân Am II đã vinh dự được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận đạt Chuẩn Quốc gia – Mức độ I.
Có thể nói trong lịch sử 30 năm hình thành, xây dựng và trưởng thành, đến nay, Trường Tiểu học Vân Am II đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, đòi hỏi tập thể sư phạm nhà trường phải đặc biệt quan tâm giữ vững và từng bước nâng cao mối đoàn kết, nhất trí trong đơn vị làm cơ sở vững chắc hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Năm học 2005 - 2006 tôi được Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc điều động về trường và đảm nhiệm nhiệm vụ Hiệu trưởng, trải qua hơn 10 năm công tác với nhiều diễn biến thăng trầm và phát triển, bản thân tôi ý thức sâu sắc ý nghĩa việc không ngừng nâng cao mối đoàn kết, nhất trí trong mọi lĩnh vực được giao tại địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của huyện nhà. 
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tăng cường bồi dưỡng lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống nhà giáo.
Ở đơn vị trường Tiểu học Vân Am II, ngoài việc cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng chính trị thường xuyên do ngành, nhà trường tổ chức thì tất cả mọi người còn tự học, tự trang bị thêm kiến thức cho mình. Đến thời điểm này, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có đầy đủ các phương tiện thông tin nghe, nhìn như: đài, ti vi, máy tính nối mạng, điện thoại,Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để mọi người nắm bắt kịp thời các thông tin từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để giáo viên thấm nhuần hơn đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của ngành, tôi đã cùng Ban chấp hành Công đoàn, Chi đoàn Thanh niên nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng cụ thể:
- Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên học tập nắm vững đường lối chủ
trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành, các chỉ thị, hướng dẫn về nhiệm vụ năm học. Nêu cao nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tập thể cán bộ giáo viên nhà trường.
- Triển khai triệt để các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành phát động .
- Quán triệt Luật giáo dục, Luật lao động, Luật Công chức, Luật viên chức
- Vai trò, vị trí, phẩm chất của người giáo viên tiểu học trong thời kì đổi
mới, theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học hiện hành.
- Nhiệm vụ của Cán bộ, Giáo viên trong xây dựng đơn vị văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ.
- Vai trò của người công dân đối với cộng đồng, xã hội, đất nước.
Cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Vân Am II hăng hái tham gia chương trình
 hiến máu nhân đạo
Ví dụ: Thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi họp chuyên môn lồng ghép tuyên truyền các nội dung về chủ trường đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; triển khai cụ thể, chi tiết các quan điểm chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo và các ngành hữu quan, đặc biệt là các cuộc vận động, các phong trào thi đua;
Từ những việc làm cụ thể trên, Cán bộ, Giáo viên hiểu được các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, của Ngành. Bên cạnh đó họ cũng hiểu được sự biến động, mặt trái của xã hội, càng vững tin vào Đảng; thấy được ý nghĩa, vai trò đặc biệt của Ngành Giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Họ cũng thấy vai trò, trách nhiệm lớn lao của mình trong việc giáo dục và dạy dỗ thế hệ trẻ. Họ có quyền tự hào với nghề mà mình đã chọn, đồng thời cũng thấy được nghĩa vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân.
2.3.2. Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ Đảng
Là Bí thư chi bộ trong nhà trường, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải làm sao cùng cấp ủy Chi bộ tuyên truyền, giáo dục để toàn thể đảng viên thấy được vai trò của chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện nhà trường. Làm cho mỗi đảng viên thấy rõ vai trò của mình là xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong chi bộ và trong tập thể cán bộ giáo viên nhà trường. Cấp ủy chi bộ có kế hoạch cụ thể, chi tiết và mang tính khả thi cao sao cho mỗi đảng viên đều thấy trách nhiệm của mình trong đó:
- Chi bộ định hướng các hoạt động chính trong nhà trường.
- Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ.
- Phân công đảng viên trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm các mặt hoạt động, các công việc trong đơn vị (Ví dụ : đồng chí chịu trách nhiệm chính về mảng chuyên môn, đ/c chịu trách nhiệm hoạt động Đội – Sao, Công đoàn, Đoàn
thanh niên, công tác văn nghệ, lao động vệ sinh, )
- Chi bộ nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tiếp thu ý kiến của cán bộ, giáo viên.
- Kiểm nghiệm, khẳng định những kết quả mà cán bộ, giáo viên đạt được.
Ví dụ : Hầu hết tất cả các đồng chí đảng viên nắm giữ các vai trò là người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách Đội – Sao, Tổ trưởng, tổ phó,
Với những việc làm đó, đảng viên đã phát huy được vai trò tiên phong,
gương mẫu. Cũng qua đó, họ được làm chủ, được đem năng lực, kiến thức của
mình phục vụ tốt cho công việc.
Chi bộ nhà trường ngày càng vững mạnh và phát triển
Qua đây, tôi cũng nhận thấy sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ là sức mạnh lớn, tập hợp được nhiều nhất khả năng vốn có của từng cán bộ, giáo viên. Chi bộ mạnh, đoàn kết như một đầu tàu kéo cả toa tàu chạy thông suốt. Mỗi đảng viên đều luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng và giải thích có lý, có tình các quan điểm đưa ra. Đồng thời cũng nhờ quần chúng mà phát hiện những thiếu sót, sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng không thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hoạt động trong chi bộ. 
2.3.3. Thực hiện tốt các quy chế trong đơn vị, đặc biệt là quy chế dân chủ
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều luật giáo dục quy định, theo phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện để đảm bảo cho cán bộ giáo viên được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng đơn vị và làm cho phong trào dạy- học thực sự có hiệu quả cao. Với mỗi người cán bộ quản lý, nếu phát huy tốt quy chế dân chủ thì sẽ khơi dậy được trí tuệ của cá nhân và tập thể.
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng tập thể sư phạm nhà trường xây dựng và thống nhất quy chế dân chủ, đưa quy chế vào thực tế công tác.
- Xây dựng quy chế làm việc và các quy chế phối hợp giữa các đoàn thể
chính trị xã hội và Ban giám hiệu nhà trường, dựa vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đặc điểm đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và các đặc điểm khác(địa phương, phụ huynh,) để xây dựng quy chế làm việc thực tiễn
- Sau khi được học tập quy chế, Ban giám hiệu đã tích cực lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, bàn bạc để có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách (một nội dung quan trọng thể hiện bản chất của dân chủ tiến bộ).
- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kì (họp Ban giám hiệu, họp hội
đồng sư phạm,và các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể trong trường).
- Thực hiện công khai tài chính theo quy định của nhà nước, công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và thực hiện nghiêm túc các đợt bình xét thi đua đối với cán bộ, giáo viên.
- Bản thân gương mẫu, thẳng thắn phê bình những biểu hiện không dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để làm ảnh hưởng đến nhà trường; kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, mất nề nếp trong nhà trường.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện dân chủ đồng thời chủ động giải quyết kịp thời những đề xuất của cán bộ, giáo viên.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của bản thân và đồng nghiệp.
Hội nghị CB-CC-VC được tổ chức đúng quy định với tinh thần trách nhiệm cao
Phát huy dân chủ gắn liền với việc thực hiện nghiêm minh kỉ cương, luật pháp để nhằm phát huy quyền làm chủ, óc sáng tạo của cá nhân, tập thể, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự trong mọi hoạt động của nhà trường, đồng thời tạo nên lối sống trong sáng, lành mạnh, không gây những khúc mắc trong cán bộ, giáo viên; tạo thêm tinh thần đoàn kết; loại bỏ, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội; tăng thêm niềm tin cho mỗi cá nhân và tạo sự vững mạnh của nhà trường.
2.3.4. Xây dựng các đoàn thể vững mạnh
- Là Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, tôi nhận thấy trách nhiệm của
mình phải là cầu nối giữa Ban giám hiệu với tất cả các tổ chức đoàn thể và giữa đoàn thể với nhau; đề ra những hình thức, phương pháp chỉ đạo phù hợp nhằm mục đích phát huy tốt vai trò người đứng đầu của các đoàn thể và chính mỗi thành viên của đoàn thể đó.
Các giải pháp cụ thể:
a. Nâng cao vai trò người đứng đầu các tổ chức đoàn thể:
Trước hết là vấn đề chọn người, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể phải là giáo viên có năng lực, có ý chí, có các tiêu chuẩn:
- Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm.
- Nhiệt tình, sáng tạo, có tâm trong công việc, có uy tín, có sức mạnh tập hợp mọi người.
- Giỏi về chuyên môn, có năng lực quản lí nhất định.
Trong thực tiễn chỉ đạo công tác đoàn thể, tôi nhận thấy rằng: Những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể luôn là lực lượng nòng cốt, là cánh tay phải của chi bộ, của nhà trường nói chung. Nếu phát huy được vai trò của lực lượng này thì khối đoàn kết trong đơn vị cũng như chất lượng dạy học và các hoạt động khác trong nhà trường sẽ được nâng lên. Bởi chính họ là những con chim đầu đàn vừa có kiến thức, vừa có năng lực và cũng là những người chịu trách nhiệm trước chi bộ đảng, nhà trường về chất lượng các đoàn thể mà họ là người đứng đầu. Sự thống nhất và bền vững của các tổ chức đoàn thể đó là nhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh của khối đoàn kết trong toàn đơn vị.
b. Tạo điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho các đoàn thể hoạt động
Muốn có kết quả tốt trong mọi hoạt động thì cần phải đầu tư về cơ sở vật chất và cả về thời gian và phương tiện hoạt động.
Do làm công tác kiêm nhiệm nên họ vẫn là các giáo viên chủ nhiệm, giảng dạy như các giáo viên khác. Tâm lí chung của các cán bộ phụ trách đoàn thể bao giờ cũng muốn được lãnh đạo nhà trường luôn bên cạnh họ, chia sẻ trách nhiệm cùng họ, không nên để các tổ chức đoàn thể phải “chạy theo” giám hiệu. Cũng từ điều đó mà tôi luôn ủng hộ nhiệt tình những công việc, những sáng kiến mà các tổ chức đoàn thể đưa ra, động viên, khích lệ họ bằng cả vật chất và tinh thần. Chẳng hạn: Công đoàn tổ chức hội thi “Thể dục, Thể thao”,Nữ công tổ chức hội thi “ Nấu ăn”; Đoàn thanh niên tổ chức giao lưu Văn nghệ, có nhiều hội thi Ban giám hiệu vừa là những người tham gia chỉ đạo, góp ý vừa là những thí sinh dự thi nhiệt tình và nghiêm túc.
Tôi cũng đề nghị với cấp uỷ kiên quyết yêu cầu tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn đội phải có những hoạt động phong phú, phù hợp với điều kiện nhà trường, vận dụng nhiều nhất khả năng vốn có của các thành viên trong trường. Tôi thiết nghĩ: Người giáo viên, đặc biệt giáo viên tiểu học không thể “già trước tuổi” mà phải luôn có tâm hồn tươi trẻ, tự nhiên, nếu pha chút nhí nhảnh càng thành công trong quá trình giáo dục. Có lẽ những ý kiến đó của tôi cũng phù hợp với hầu hết mọi người. Có những ngày 8 – 3, 20 – 10, chúng tôi tổ chức lễ kỉ niệm và những cuộc gia

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giu_vung_va_nang_cao_khoi_doan_ket_trong_doi_ngu_can_bo.docx