SKKN Giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh trường thpt Thọ Xuân 5 thông qua tìm hiểu “tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI của Đảng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ” [3]. Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, tất cả hệ thống chính trị đều phải nhận thức và coi trọng đúng vai trò của giáo dục trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở bất kì thời điểm nào của lịch sử dân tộc.
Dân tộc Việt Nam luôn xác định, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ chiến lược của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc có những yêu cầu mới. Hiện nay cũng như trong những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, tuy nhiên còn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Để bảo vệ vững chắc tổ quốc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ, ngoại giao ; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp với vũ khí trang bị trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định. Nhiệm vụ trước hết và trên hết của Đảng, Nhà nước và quân đội ta là phải làm cho ý thức bảo vệ tổ quốc được thấm sâu đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. [4]
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 THÔNG QUA TÌM HIỂU “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH Người thực hiện: Ngô Văn Hoà Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Mục lục ..... 1 2. Lí do chọn đề tài........... 2 3. Mục đích nghiên cứu..... 2 4. Đối tượng nghiên cứu.... 3 5. Phương pháp nghiên cứu..... 3 6. Cơ sở lí luận của sáng kiến 3 7. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.... 4 8. Các sáng kiến và giải pháp cụ thể đã áp dụng.... 5 9. Công tác chuẩn bị.... 5 10. Tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập . 5 11. Giới thiệu khái quát về Tuyên ngôn độc lập.... 5 12. Tìm hiểu nội dung Tuyên ngôn độc lập.. 7 13. Cơ sở pháp lí của tuyên ngôn... 7 14. Cơ sở thực tiễn của tuyên ngôn... 8 15. Tội ác của thực dân Pháp 8 16. Quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam... 10 17. Những tuyên bố từ thực tiễn.. 10 18. Tuyên bố độc lập.. 11 19. Kết luận nội dung giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh.... 11 20. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .. 12 21. Kết luận và kiến nghị..... 13 22. Tài liệu tham khảo... 14 23. Danh mục SKKN đạt giải... 14 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI của Đảng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ” [3]. Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, tất cả hệ thống chính trị đều phải nhận thức và coi trọng đúng vai trò của giáo dục trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở bất kì thời điểm nào của lịch sử dân tộc. Dân tộc Việt Nam luôn xác định, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ chiến lược của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc có những yêu cầu mới. Hiện nay cũng như trong những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, tuy nhiên còn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Để bảo vệ vững chắc tổ quốc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ, ngoại giao; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp với vũ khí trang bị trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định. Nhiệm vụ trước hết và trên hết của Đảng, Nhà nước và quân đội ta là phải làm cho ý thức bảo vệ tổ quốc được thấm sâu đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. [4] Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có giá trị, áng văn chính luận mẫu mực và có giá trị tư tưởng sâu sắc. Tuyên ngôn là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. Tuyên ngôn còn là một tác phẩm chính luận đặc sắc, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc. Tuyên ngôn còn là một áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh vẻ đẹp cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta. [1] Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 thông qua tìm hiểu “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh để trao đổi cùng đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để đúc rút những sáng kiến, phương pháp mới trong việc giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 nói riêng và góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay nói chung, cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tuyên ngô độc lập của Hồ Chí Minh nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài học và đáp ứng mục tiêu bài học, phát huy giá trị của văn chương đối với đời sống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày kinh nghiệm của cá nhân áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu về nội dung yêu cầu của công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc để đúc rút kinh nghiệm cho đề tài này. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở các lớp 12 trường THPT Thọ Xuân 5 và một số lớp 12 trường THPT khác gần nhà trường. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tiến hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Bảo vệ cương vực đất nước cần có sức mạnh của quốc phòng, cần có các binh chủng chính quy, các vũ khí hiện đại. Song quyện vào sức mạnh này là các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhân tố này tạo nên sức mạnh mềm có giá trị lớn lao hỗ trợ cho sức mạnh của quốc phòng an ninh. Có nhà chính trị đã khẳng định: “Giáo dục là an ninh quốc gia. Mỗi nhà trường là một pháo đài mềm bảo vệ tổ quốc. Những bài học mỗi ngày tại các nhà trường qua các bậc học, từ bậc thấp đến bậc cao, phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, ý chí giữ vững cương vực của đất nước làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù” [5] Chỉ thị số 42 của BCH Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh: Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn; phần lớn thanh thiếu nhi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [6] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", khẳng định vai trò của thanh niên vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên; Đồng thời, thanh niên cũng cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đối với môn Ngữ văn, mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Môn học Ngữ văn nhấn mạnh ba mục tiêu chính là trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống; là bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Ở đó, học sinh không chỉ được rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, mà còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. [7] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay của giới trẻ: Chỉ thị Số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015của BCH TƯ Đảng khẳng định: Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp. [6] - Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và thực trạng đất nước: Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu - nghèo, phân hoá xã hội ngày càng tăng. Môi trường văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho thế hệ trẻ là vấn đề cấp thiết của giáo dục nước nhà. [6] - Thực tế tại nhà trường và các nhà trường khác trong việc dạy học Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận vốn được xem là khô khan, không sống động, hấp dẫn như truyện ngắn nên khiến nhiều học sinh hiện nay không hứng thú. Vì vậy, việc dạy Tuyên ngôn độc lập của một số giáo viên cũng chỉ qua loa ở mức độ cho học sinh tiếp cận văn bản, tìm hiểu bố cục, một số nội dung cơ bản và vài lập luận quan trọng chứ ít người dừng lại để lồng ghép và giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh qua bài học, trong khi, đây là tác phẩm có những bài học lịch sử sống động và ý nghĩa, những giá trị giáo dục thực tiễn phù hợp với thời đại. Từ thực trạng này, tôi đã nghiên cứu, kết hợp phương pháp, sử dụng phương tiện phù hợp để phát huy hiệu quả bài dạy về “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh và hướng tới giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh. Do vậy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp kinh nghiệm: Giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 thông qua tìm hiểu “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Trên thực tế, tôi đã sử dụng các kinh nghiệm và giải pháp cụ thể sau đây để giải quyết vấn đề của đề tài: 2.3.1. Công tác chuẩn bị. - Về phía giáo viên: Soạn bài bằng Powpoint để bài sinh động, dự kiến các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện bài dạy và các câu trả lời của học sinh. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài chu đáo, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như giấy A3, bút viết bảng, - Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ. 2.3.2. Giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh thông qua tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Cụ thể: I. Giới thiệu khái quát về Tuyên ngôn độc lập 1. Hoàn cảnh ra đời: 1.1. Cách thức thực hiện: - Cho học sinh thảo luận, nhận xét về những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trước khi công bố Tuyên ngôn độc lập - Rút ra kết luận về sự cấp thiết khi sớm công bố Tuyên ngôn độc lập. - Kết luận về tầm nhìn chiến lược và nhận định đúng đắn tình hình của cách mạng Việt Nam. 1.2. Nội dung cần đạt: - Tình hình quốc tế: Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chiến tranh thế giới lần thứ 2 cơ bản kết thúc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) đứng lên giành chính quyền. - Tình hình Việt Nam: + Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta giành được chính quyền trên cả nước, ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh về tới Hà Nội và bắt tay soạn thảo Tuyên ngô độc lập. + Nhưng cũng ngay lập tức, đất nước đứng trước nhiều thách thức lớn: Ở miền Nam, 5 vạn quân Anh vào tước khí giới quân Nhật, mở đường cho quân Pháp tái xâm lược Việt Nam, ở niềm Bắc, 20 vạn quân Tưởng được Mĩ hậu thuẫn kéo vào tước khí giới quân Nhật. Đất nước đứng trước nguy cơ cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù lớn. + Vì vậy, chúng ta đã nhanh chóng công bố tuyên ngôn độc lập để xác định quyền độc lập tự do của dân tộc và chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới, đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1.3. Bài học rút ra qua tìm hiểu nội dung này: - Giá trị và ý nghĩa: Nắm thời cơ để có quyết định đúng đắn, tránh tổn thất và đạt hiệu quả công việc cao nhất. - Trách nhiệm của các em: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của đất nước, địa phương trong tình hình mới để có đóng góp thiết thực nhất cho quê hương, đất nước. 2. Đối tượng và mục đích: 2.1. Cách thức thực hiện - Học sinh thảo luận đối tượng hướng tới và mục đích của Tuyên ngôn - Giáo viên định hướng về chia nhóm đối tượng để tìm hiểu về mục đích của Tuyên ngôn và rút ra kết luận. 2.2. Nội dung cần đạt - Nhóm đối tượng thứ nhất là kẻ thù xâm lược và các thế lực thù địch: Tuyên ngôn khẳng định quyền độc lập tự do là quyền bất khả xâm phạm của dan tộc Việt Nam, vì thế góp phần chặn đứng âm mưu xâm lược Việt Nam của các kẻ thù. - Nhóm đối tượng thứ hai là nhân dân thế giới và dư luận xã hội: Tuyên ngôn tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới và dư luận xã hội đối với quyền được hưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam - Nhóm đối tượng thứ ba là nhân dân Việt Nam và phong trào yêu nước: Tuyên ngôn kêu gọi, khích lệ nhân dân Việt Nam, phong trào yêu nước đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do, cũng như quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do đã giành được. 2.3. Bài học nhận được qua tìm hiểu nội dung: - Giá trị và ý nghĩa: Xác định chính xác đâu là bạn, là thù sẽ giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn, chính xác. - Trách nhiệm của các em: Luôn biết xác định đối tác, bạn bè, kẻ đối địch chống phá sẽ giúp em có những quyết định chính xác trong cuộc sống, đồng thời cảnh giác trước sự chống đối, hành động thù địch của kẻ thù. 3. Giá trị cơ bản: 3.1. Cách thức thực hiện - Giáo viên có định hướng về các giá trị như lịch sử, văn học, tư tưởng. - Học sinh thảo luận về các giá trị của Tuyên ngôn, rút ra kết luận. 3.2. Nội dung cần đạt - Lịch sử: Tuyên ngôn là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. - Văn học: Tuyên ngôn là một tác phẩm chính luận đặc sắc, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc - Tư tưởng: Tuyên ngôn là một áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh vẻ đẹp cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta. [1] 3.3. Bài học nhận thức rút ra qua tìm hiểu nội dung - Biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc, nhất là di sản mà Bác Hồ đã để lại. - Luôn biết học tập tấm gương đạo đức của Bác, luôn hết lòng vì nước, vì dân. II. Tìm hiểu nội dung Tuyên ngôn độc lập 1. Cơ sở pháp lí của tuyên ngôn 1.1. Cách thức thực hiện - Cho học sinh thảo luận theo định hướng: + Bác đã mở đầu tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam mới như thế nào? Điều đó có ý nghĩa và giá trị như thế nào ? + Dựa trên cơ sở pháp lí nào để Bác lại khẳng định: Dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập, mưu cầu hạnh phúc ? + Bài học em rút ra ở đây là gì ? 1.2. Mục tiêu cần đạt - Nội dung: + Bác đã mở đầu tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam mới bằng việc trích hai tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới, đó là: Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1791. Cả hai tuyên ngôn đều khẳng định: Quyền độc lập, tự do, mưu cầu hạnh phúc là quyền bất khả xâm phạm của con người. Đây là những lẽ phải, những chân lí đã được nhân loại thừa nhận. + Từ hai tuyên ngôn trên, bác đã phát triển, mở rộng ra thành quyền của một dân tộc. Nghĩa là, mọi dân tộc không phân biệt màu da, trình độ đều có quyền được hưởng tự do, độc lập và mưu cầu hạnh phúc. Đây là điểm đóng góp rất lớn của Hồ Chí Minh cho chân lí của nhân loại. - Nghệ thuật: + Việc trích hai tuyên ngôn đã đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề lập luận cho Tuyên ngôn độc lập. Đây là cách vận dụng khéo léo, sáng tạo mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận của Tuyên ngôn độc lập.[2] + Đây còn là thủ thuật đánh địch quen thuộc của văn học truyền thống: Lấy gậy ông đập lưng ông – lấy chính chân lí của người Pháp, người Mĩ để chặn đứng âm mưu xâm lược Việt Nam của chúng. + Là một cách so sánh ngầm tầm vóc của Cách mạng Thánh Tám với hai cuộc cách mạng trên: Cách mạng Tháng Tám đã làm đồng thời nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng trên – vừa giải phóng dân tộc, vừa giải phóng con người. 1.3. Ý nghĩa và bài học: - Luôn hiểu giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám đối với độc lập, hòa bình ngày nay ta có. Từ đó, biết trân trọng thành quả cách mạng, tiếp tục cống hiến sức lực cho cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện nay. - Trách nhiệm của các em: + Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Cách mạng Tháng Tám với đời sống hiện nay của dân tộc. + Vai trò quan trọng của Đảng, của nhân dân trong lịch sử xây dựng, bảo vệ tổ quốc. + Luôn phấn đấu và cống hiến sức lực trí tuệ cho đất nước, quê hương cũng như bảo vệ thành quả của đất nước, dân tộc. 2. Cơ sở thực tiễn của tuyên ngôn: 2.1. Tội ác của thực dân Pháp: 2.1.1. Cách thức thực hiện - Cho học sinh thảo luận theo định hướng: + Bác đã nhắc đến những tội ác nào của thực dân Pháp ? Những bằng chứng được đưa ra là gì ? + Em nhận xét thế nào về hệ thống lập luận được triển khai ? + Em rút ra bài học gì qua phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp ? 2.1.2. Mục tiêu cần đạt: - Về nội dung: Bác đã nhấn mạnh và đưa ra những bằng chứng đầy thuyết phục về tội ác của thực dân Pháp, đồng thời bẻ gẫy những luận điệu xảo trá của kẻ thù. Cụ thể là: + Chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta, hành động của chúng đi ngược với đạo lí và chính nghĩa. + Về chính trị, Bác nhấn mạnh: Chúng chia nước ta làm ba miền để ngăn cản sự đoàn kết của dân tộc ta. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thi hành các chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện nhằm làm suy thoái nòi giống nước ta. [1] => Kết quả: Hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Như vậy, luận điệu khai hóa văn minh của chúng đã phản bác hình. + Về kinh tế, Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh: Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, làm nước ta xơ xác, tiêu điều, dân ta điêu đứng. Chúng giữa độc quyền về xuất nhập cảng và in giấy bạc Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí (giáo viên minh họa thêm: trong đó có thuế thân – dẫn chứng trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố). [1] => Kết quả: Từ cuối năm ngoái (1944) đến đầu năm nay (1945) từ Quảng Trị tới Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. (Giá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_xay_dung_va_bao_ve_to_quoc_cho_hoc_sinh.doc