SKKN Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 qua dạy bài 2: thực hiện pháp luật (sgk GDCD lớp 12)

SKKN Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 qua dạy bài 2: thực hiện pháp luật (sgk GDCD lớp 12)

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông (ATGT) là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội thì hoạt động giao thông cũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, trở thành một hiểm họa và là nỗi bức xúc của toàn xã hội.

docx 21 trang thuychi01 14495
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 qua dạy bài 2: thực hiện pháp luật (sgk GDCD lớp 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
----------*****----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
QUA DẠY BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (SGK GDCD lớp 12)
Người thực hiện: Đỗ Thị Nhung
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT CẨM THỦY 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD
THANH HÓA, NĂM 2018
THÁNG 9/2015
Thanh Hóa năm 2013
MỤC LỤC
Trang
1.
Mở đầu
1
 1.1.
Lý do chọn đề tài
1
 1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
 1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
2.
Nội dung
3
 2.1.
Cơ sở lý luận
3
 2.2.
Thực trạng giáo dục và ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh trường THPT Quỳnh Thọ hiện nay
5
 2.3.
Giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Quỳnh Thọ
9
 2.4.
Những kết quả đạt được
16
3.
Kết luận, kiến nghị
17
 3.1.
Kết luận
17
 3.2.
Kiến nghị
18
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông (ATGT) là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội thì hoạt động giao thông cũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, trở thành một hiểm họa và là nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông luôn cập nhật thông tin một cách thường xuyên, liên tục về các vụ tai nạn giao thông. Số lượng các vụ tai nạn, số người chết, người bị thương được thể hiện qua biểu đồ thống kê của Bộ GTVT như sau: 
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng các vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên xảy ra hơn trở thành mối đe dọa đến tính mạng con người khi tham gia giao thông. Đối tượng vi phạm giao thông thuộc mọi lứa tuổi nhưng phổ biến vẫn là thanh niên, trong đó có một bộ phận không nhỏ là học sinh ở các trường THPT.
Học sinh vi phạm giao thông ngày càng phổ biến và để lại hậu quả nghiêm trọng, các em thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, coi thường pháp luật, chủ quan, ưa mạo hiểm, thích thể hiện mình...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ ngày càng gia tăng, lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang khi đi trên đường...đã trở nên phổ biến, học sinh đi xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông... Nhiều học sinh vi phạm không chỉ do thiếu hiểu biết pháp luật mà còn tỏ ra coi thường pháp luật, chống đối người thi hành công vụ, bỏ chạy khi vi phạm, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Đây trở thành mối lo ngại đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Giáo dục trật tự ATGT đường bộ đã được các cấp, các ngành quan tâm, coi trọng và triển khai ở các trường THPT. Tuy nhiên, công tác giáo dục vẫn chưa mang lại hiệu quả. Để khắc phục tình trạng trên, sự cần thiết phải nâng cao ý thức, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Luật giao thông đường bộ, giúp học sinh có những kỹ năng khi tham gia giao thông và kỹ năng xử lý tình huống xảy ra khi tham gia giao thông, hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông, ý thức tự giác chấp hành ATGT đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra cho bản thân, hậu quả cho gia đình và xã hội.
Trong chương trình môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 12 có nội dung giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục ý thức chấp hành trật tự ATGT đường bộ nói riêng. Vì vậy, bản thân tôi khi dạy những nội dung này đã lồng ghép để trang bị học sinh kiến thức pháp luật về trật tự ATGT. Từ những lý do trên và qua thực tế đúc rút kinh nghiệm giảng dạy tại nhà trường, tôi chọn đề tài: 
Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 Qua dạy Bài 2: Thực hiện pháp luật
 (SGK GDCD lớp 12)
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đó là phân tích nguyên nhân, thực trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
Xác định phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật ATGT đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 3, huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi của một đề tài SKKN, tôi vận dụng một số phương pháp sau: Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
2. Nội dung	 
2.1. Cơ sở lý luận.
Năm 1896, tại Anh chiếc ô tô chạy thử sau khi xuất xưởng đã cán chết 2 người. Và 3 năm sau, ở Mỹ mới lại có một người chết do ô tô gây nên, từ đó những cái chết do phương tiện giao thông gây nên ngày một nhiều. Và ngày nay, TNGT đã trở nên phức tạp, đa dạng hơn rất nhiều, có thể là tai nạn ô tô, xe 2 bánh, tàu hỏa hay máy bay... Nó đang là một hiểm họa không chỉ cho riêng một quốc gia nào mà là của cả thế giới, tuy nhiên TNGT vẫn tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan...
	Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, Luật giao thông đường bộ xuất hiện như một tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. 
 Luật giao thông đường bộ ra đời là một dấu mốc trong lịch sử phát triển của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ. Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong việc đảm bảo giao thông đường bộ được thông suốt, an toàn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. 
 	Ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ là sự tự giác chấp hành luật giao thông, hệ thống biển báo giao thông gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, hàng rào chắn...
Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan. Đảng ta coi tai nạn giao thông là một trong những vấn nạn xã hội cần được ngăn chặn và khắc phục. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã chỉ rõ: “Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng bộ xử lý nghiêm các vi phạm Luật giao thông đường bộ”.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, trong đó có nội dung về đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong các trường học. Nội dung ghi rõ: “Bộ GD & ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các trường, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy. Không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe. Kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm luật giao thông”.
 	Đối với các trường THPT, giáo dục trật tự ATGT đường bộ trong các tiết ngoại khóa, các họat động ngoài giờ lên lớp, dạy lồng ghép nội dung trật tự ATGT đường bộ trong các bài học về pháp luật ở môn GDCD.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh nhằm mục tiêu:
*Kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về những quy định của Luật giao thông đường bộ, cụ thể:
- Học sinh hiểu được nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả của tai nạn giao thông đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Hiểu được quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông từ đó học sinh sử dụng đúng đắn các quyền của bản thân.
- Nhận biết được các tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.
- Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành luật ATGT và các biện pháp đảm bảo khi tham gia giao thông. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.
* Kỹ năng: Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và hành vi ứng xử tích cực khi tham gia giao thông:
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng, kỹ năng xử lý tình huống xảy ra khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
- Biết đánh giá hành vi đúng sai khi tham gia giao thông, có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, vận động, tuyên truyền mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
*Thái độ:
- Tôn trọng và tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ, luôn quan tâm, tự giác tìm hiểu những quy định của Luật giao thông đường bộ để không bị vi phạm. Có thái độ vui vẻ, tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ.
- Đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, phê phán những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ. 
Đối với nội dung Bài 2: Thực hiện pháp luật (SGK GDCD lớp 12).
Mục 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.
Mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Mục 3. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
 	Nội dung của bài học phù hợp với việc lồng ghép giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh lớp 12.
2.2. Thực trạng giáo dục và ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 hiện nay.   
Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT đã được nhà trường coi trọng, các hình thức giáo dục được thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số học sinh vi phạm Luật ATGT ngày càng nhiều, đặc biệt đầu năm học 2017 – 2018 nhà trường có một học sinh nữ tử nạn vì tai nạn giao thông, hành vi phạm pháp của các em trở nên thường xuyên hơn, thậm chí lặp lại, tạo nên những bức xúc trong nhà trường, trong dư luận nhân dân về hình ảnh học sinh của nhà trường...
Vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có ý thức chấp hành, thậm chí còn có thái độ coi thường pháp luật. Học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện vẫn còn đi hàng ngang để tiện cho việc nói chuyện, điều này đã làm cản trở giao thông, học sinh sử dụng ô khi đi xe đạp, xe đạp điện, học sinh không đội mũ bảo hiểm hoặc sử dụng mũ thời trang kém chất lượng và chở 3, chở 4 người trên xe khi tham gia giao thông. Nhiều trường hợp học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, mặc dù các trường THPT đều nghiêm cấm các em đi xe mô tô đến trường. Để “né” quy định và tránh sự theo dõi của nhà trường, những học sinh này mang xe gửi ở các hộ dân gần trường, gây khó khăn cho nhà trường trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý.
Trên các ngả đường rất dễ bắt gặp hình ảnh học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, lao vun vút với tốc độ cao. Ở nhiều khu vực cổng trường, vào giờ đến lớp hay tan trường, vì biết nhà trường sẽ xử lý nghiêm những trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm nên nhiều học sinh đến gần cổng trường khoảng 20 - 30m mới lấy mũ ra đội và ra khỏi cổng trường là cởi mũ cho vào giỏ xe. 
        Nguyên nhân của thực trạng trên:
Thứ nhất: Do tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, đây là giai đoạn các em đang thích thể hiện mình trước đám đông, muốn tạo sự khác biệt để gây sự chú ý của người khác
Thứ hai: Nhiều gia đình phụ huynh chưa dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ. Nhiều người còn chiều theo ý thích của con như nhà gần trường nhưng vẫn mua xe đạp điện, xe gắn máy cho con, cho con đi xe máy phân khối lớn khi chưa đủ 18 tuổi. Các bậc phụ huynh chưa làm gương cho con em mình khi tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ cho phép, không chú ý quan sát biển báo giao thông, uống rượu bia khi tham gia giao thông 
Thứ ba: Đối với học sinh, hiện nay số lượng học sinh đi học bằng xe đạp điện khá cao. Theo thống kê của chúng tôi, tỉ lệ học sinh của trường THPT Cẩm Thủy 3 sử dụng xe đạp điện khi đến trường là hơn 80% 
Thứ tư: Chưa có chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ nên tính răn đe chưa cao. Vì nếu học sinh vi phạm chỉ cần nộp phạt hành chính xem như là xong. 
Thứ năm: Mặc dù đã có những đổi mới bước đầu, như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, lồng ghép trong các tiết học chính khóa, ngoại khóa, cho học sinh ký cam kết không vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, phương pháp, hình thức giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh còn nhiều bất cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức học sinh. 
Hơn nữa, đối với giáo viên dạy pháp luật chưa phân biệt được giữa dạy học pháp luật và giáo dục pháp luật. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học”, tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ, giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật. Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có chiều hướng gia tăng.
Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp giáo dục pháp luật còn có những hạn chế. Trong tâm lý của học sinh, phụ huynh coi môn GDCD - trong đó có giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ý thức chấp hành giao thông đường bộ nói riêng còn bị xem nhẹ. Nhà trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài đơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật. Sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong giáo dục học sinh chấp hành Luật giao thông đường bộ đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Thực trạng đó đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi nhà trường cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh.
Một số hình ảnh học sinh vi phạm ATGT đường bộ trên các tuyến đường 
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang
2.3. Giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3
Xuất phát từ thực trạng trên, trong năm học 2017 - 2018, bản thân tôi được nhà trường phân công dạy môn GDCD lớp 12. Khi dạy Bài 2: Thực hiện pháp luật. Tôi đã mạnh dạn lồng ghép nội dung Trật tự ATGT đường bộ ở mục 1 và mục 2, để giáo dục cho học sinh, với mong muốn trang bị cho học sinh những kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức về Luật giao thông đường bộ nói riêng. Từ đó giúp các em hình thành ý thức, kỹ năng, thái độ, xử lý những tình huống khi tham gia giao thông, chấp hành tốt Luật an toàn giao thông đường bộ, góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh vi phạm luật ATGT đường bộ.
Cách thức thực hiện. 
 Để giáo dục học sinh ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ thông qua Bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên chủ yếu sử dụng tình huống pháp luật về vi phạm luật giao thông đường bộ để học sinh nghiên cứu và trả lời nhanh những câu hỏi ngắn liên quan đến hành vi tham gia giao thông hàng ngày của học sinh. Qua việc giải quyết các tình huống cũng như trả lời các câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức môn học, từ đó hình thức ý thức, thái độ của học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ.
Trước tiên yêu cầu về tình huống: Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để chứng minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học. Xuất phát từ thực tiễn trên khi sử dụng dạy bài này giáo viên cần xây dựng các t́nh huống phải sát với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với nhận thức, tâm lư lứa tuổi học sinh. Tạo ra sự hứng thú trong học tập. Qua việc giải quyết t́nh huống học sinh đã nắm được nội dung kiến thức một cách nhanh chóng mà không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa. Từ đó hình thức cho học sinh ý thức, kỹ năng, thái độ khi tham gia giao thông. Đối với giáo viên khi dạy phần pháp luật thì sử dụng những tình huống pháp luật sẽ mang lại tính hiệu quả giảng dạy cao. 
* Khi giảng mục 1 Khái niệm: Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luât. Lồng ghép giải quyết tình huống giao thông cụ thể để học sinh rút ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học: Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật, bài học rút ra.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau: 
“Hà (18 tuổi) đi xe mô tô đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng vẫn không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Hà đã xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết nhưng cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu cầu nộp phạt. Hà cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt không có tính thuyết phục vì thực tế đường vắng, Hà không gây tai nạn cho ai và xuất tŕnh đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Hỏi: 
a. Trong tình huống trên ai là người thực hiện đúng pháp luật, ai là người vi phạm pháp luật? Vì sao?
b. Nếu có người thực hiện đúng pháp luật thì đó là biểu hiện của hình thức nào?
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống, thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy việc tạo ra tình huống để học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thứ hơn, không lệ thuộc vào sách vở sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết học sẽ đạt mục đích đề ra. 
- Gợi ý trả lời: Trong tình huống trên, cảnh sát giao thông là người thực hiện đúng pháp luật. Vì khi có hành vi trái quy định pháp luật (vượt đèn đỏ) cảnh sát giao thông có quyền xử phạt. Hà là người vi phạm pháp luật, vì đã không tuân thủ pháp luật (không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông). 
- Việc làm của cảnh sát giao thông là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật
 Kết quả đạt được: Qua việc giải quyết tình huống trên, học sinh sẽ rút ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học, đó là: Khái niệm thực hiện pháp luật và các hành thức thực hiện pháp luật.
 Giáo viên có thể hỏi hỏi học sinh một số câu hỏi ngắn:
1. Trong các hình thức thực hiện pháp luật em thường tham gia hình thức nào?
2. Em thực hiện các hình thức thực hiện pháp luật với thái độ như thế nào?
Việc trả lời các câu hỏi trên mục đích của giáo viên là cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về những quy định của Luật giao thông đường bộ, biết được quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia giao thông. Qua đó hướng các em đến kỹ năng, thái độ đối với việc thực hiện Luật giao thông đường bộ như tự giác chấp hành, tập trung quan sát khi tham gia giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành khi vi phạm, vì thực tế có rất nhiều trường hợp khi vi phạm bị CSGT xử phạt học sinh thường chạy trốn, làm cản trở trật tự giao thông. 
Khi giảng mục 2: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Lồng ghép giải quyết tình huống giao thông cụ thể để học sinh rút ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học: Khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu vi phạm pháp luật, bài học rút ra.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
“Cảnh sát giao thông xử phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp phạt vì lý do ông đưa ra là không nhìn thấy biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi nên chưa đáng phạt”.
Theo em, hai bố con bạn A có vi phạm pháp luật không? Nếu có hãy chỉ ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật của hai bố con bạn A?
Đi vào đường một chiều 
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống, thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy, việc tạo ra tì

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_y_thuc_chap_hanh_luat_giao_thong_duong_bo_cho.docx