SKKN Giáo dục truyền thống yêu nước qua dạy học Lịch sử lớp 10

SKKN Giáo dục truyền thống yêu nước qua dạy học Lịch sử lớp 10

Hiện nay, công tác giáo dục của nhà nước ta đang được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở các trường phổ thông. Công cuộc này đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách giáo dục về nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.

Song trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đã được quan tâm, nói nhiều. Bản thân mỗi giáo viên đều cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm ở những tiết dạy mẫu, sáng kiến kinh nghiệm để thu hút sự yêu mến của học sinh đối với môn Lịch sử nhưng cũng vì nhiều lí do mà những năm gần đây môn Lịch sử không phải là sự lựa chọn của học sinh.

Bản thân là giáo viên dạy Lịch sử, tôi chỉ có tham vọng duy nhất là phải tìm tòi, sáng tạo bài dạy để thu hút, say mê giờ học Lịch sử cho các em, để giờ dạy bớt tẻ nhạt, lắng đọng hơn, thu hút các em học sinh hơn, phát huy tính tích cực, chủ động của các em.

Tôi cho rằng, môn Lịch sử là môn học quan trọng, nó có vị trí rất quan trọng trong giáo dục. Vì vậy, tôi chọn đề tài này mong muốn giáo dục cho thế hệ trẻ những tình cảm, đạo đức, lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Bởi vì thông qua sự kiện Lịch sử, nhân vật Lịch sử, học sinh sẽ thấy được những tấm gương hy sinh của các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của bao thế hệ cha ông.

Hiện nay đất nước ta đang đổi mới, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang xây dựng đất nước hiện đại, nhưng không thể cắt đứt với truyền thống đặc biệt được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử là truyền thống yêu nước.

 

doc 13 trang thuychi01 23213
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống yêu nước qua dạy học Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC QUA 
DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Lịch Sử
THANH HÓA NĂM 2016
TT
NỘI DUNG
 Trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
 1
Lý do chọn đề tài
1
 2
Mục đích nghiên cứu
1
 3
Phạm vi nghiên cứu
2
 4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
PHẦN NỘI DUNG
3
 1
Cơ sở lí luận
3
 2
Thực trạng vấn đề
3
 3
Giải pháp khi sử dụng giải quyết vấn đề
4
 4
Hiệu quả của sáng kiến
9
 5
Kết luận, kiến nghị
10
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, công tác giáo dục của nhà nước ta đang được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở các trường phổ thông. Công cuộc này đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách giáo dục về nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Song trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đã được quan tâm, nói nhiều. Bản thân mỗi giáo viên đều cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm ở những tiết dạy mẫu, sáng kiến kinh nghiệm để thu hút sự yêu mến của học sinh đối với môn Lịch sử nhưng cũng vì nhiều lí do mà những năm gần đây môn Lịch sử không phải là sự lựa chọn của học sinh.
Bản thân là giáo viên dạy Lịch sử, tôi chỉ có tham vọng duy nhất là phải tìm tòi, sáng tạo bài dạy để thu hút, say mê giờ học Lịch sử cho các em, để giờ dạy bớt tẻ nhạt, lắng đọng hơn, thu hút các em học sinh hơn, phát huy tính tích cực, chủ động của các em.
Tôi cho rằng, môn Lịch sử là môn học quan trọng, nó có vị trí rất quan trọng trong giáo dục. Vì vậy, tôi chọn đề tài này mong muốn giáo dục cho thế hệ trẻ những tình cảm, đạo đức, lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Bởi vì thông qua sự kiện Lịch sử, nhân vật Lịch sử, học sinh sẽ thấy được những tấm gương hy sinh của các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của bao thế hệ cha ông.
Hiện nay đất nước ta đang đổi mới, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang xây dựng đất nước hiện đại, nhưng không thể cắt đứt với truyền thống đặc biệt được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử là truyền thống yêu nước. 
Truyền thống yêu nước phải được các thế hệ trẻ phát huy, đi đúng hướng: Hợp tác, giao lưu với các nước khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, giao dục truyền thống yêu nước nói chung và giao dục lòng yêu nước nói riêng là một trong những nhiệm vụ và yêu thế của bộ môn Lịch sử. Song muốn đạt được kết quả, cần phải hiểu rõ các khái niệm, nắm vững nội dung các bài học Lịch sử, từ đó chúng ta có định hướng rõ hơn trong việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Để Truyền thống yêu nước ngày càng phát huy, tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh, thế hệ nào cũng coi trọng, gìn giữ. Tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp chọn đề tài ‘‘Giáo dục Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến- Lớp 10’’. Mong rằng chất lượng học sinh học bộ môn Lịch sử thay đổi và thái độ học tập của các em có chuyển biến tích cực hơn, yêu thích môn Lịch sử hơn, đóng góp một phần nhỏ vào công việc nâng cao chất lượng của môn Lịch sử.
2.Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài này Tôi cố gắng làm rõ về những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả nhằm giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc thông qua dạy học Lịch sử với những kiến thức, khái niệm cơ bản nhất, dễ tiếp thu nhất, dễ hiểu nhất cho học sinh. Từ đó làm thay đổi được quan điểm của các em khi học Lịch sử, tạo cho các em say sưa, yêu thích môn Lịch sử hơn. Giáo dục cho các em là người có trách nhiệm hơn với bản thân, xã hội, đất nước. 
Đối với thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, các em chính là những thế hệ tiếp nối và phát huy Truyền thống yêu nước của cha ông đã gìn giữ và phát huy qua hàng năm lịch sử thì phải cho các em thấy được để các em tự hào, có trách nhiệm hơn với đất nước, với truyền thống của dân tộc. Đó chính là mục đích của đề tài này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài sáng kiến này, tôi chỉ nghiên cứu bài :Giáo dục Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến- Lớp 10- Học sinh Lớp 10.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết dạy thực nghiệm trên lớp.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua bài kiểm tra.
- Qua chất lượng học tập trên lớp của học sinh.
 II. PHẦN NỘI DUNG 
1.Cơ sở lý luận.
	-Truyền thống yêu nước:
	Truyền thống dựng nước, giữ nước là nội dung cốt lõi của truyền thống dân tộc Việt Nam.
	Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
	Dân tộc nào, con người của dân tộc đó đều cũng phải lòng yêu quê hương, yêu đất nước của mình một cách tha thiết nhất, nguyện quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Lòng yêu nước là tình cảm tự nhiên của con người. Trước hết là tình cảm trong gia đình, từ đó nảy sinh tình cảm với những người xung quanh, họ hàng làng xóm, lớn nhất là quê hương đất nước.
	Lòng yêu nước không phải phát sinh ngay từ khi con người xuất hiện, mà nó được hình thành trong quá trình lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Yêu nước không chỉ là tình cảm nữa mà là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước.
	Lòng yêu nước bắt nguôn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp nhưng từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn lang – Âu Lạc những tình cảm đó phát triển thành tình cảm rộng lớn- Lòng yêu nước.
	Lòng yêu nước theo dòng lịch sử, được củng cố, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời kì này sang thời kì khác, trở thành truyền thống, tạo nên sơi chỉ đỏ bên chặt xuyên suốt lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn.
	Lòng yêu nước đối với nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống lao động sản xuất, trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giành độc lập, chống áp bức, bóc lột. Tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng, lao động sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh vô song, đưa lại những thành tựu, những thắng lợi lẫy lừng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
	Trong qua trình học tập có rất nhiều ý kiến khác nhau, mỗi giáo viên có một cách nghĩ riêng nhưng cách chung nhất là ai cũng quan tâm đến việc dạy như thế nào là hiệu quả nhất. Trong khi đó Truyền thống yêu nước lại năm rải trong gần cả chương trình học kì hai của lớp 10. Vì vậy với sáng kiến này chúng ta sẽ khắc sâu kiến thức chung nhất, tránh lan man, dài dòng khiến cho học sinh nhàm chán.Bên cạnh đó , giáo viên còn kích thích tính sáng tạo, ham học hỏi của học sinh. 
2. Thực trạng vấn đề.
	Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo nên nhiều truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật là truyền thống yêu nước. Đây là điều thiêng liêng, cao quý nhất, là cơ sở tạo nên những truyền thống khác.
 Hồ Chí Minh nói rằng: ‘‘Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất dấu kín trong giương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước’’.
	Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước trên cơ sở giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, lòng yêu nước để phục vụ tốt nhất nhiệm vụ xây dựng đất nước, mà trước mắt là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các môn khoa học xã hội nói chung và môn lịch sử nói riêng, có ưu thế, sở trường trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước cho học sinh.
	Hồ Chí Minh còn căn dặn với các cháu rằng:
 ‘‘ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 Phải học lịch sử vì sử dạy cho chúng ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta, từ đó cho chúng ta kinh nghiệm, bài học quý báu cho hiện tại và tương lai, phải giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua dạy học môn lich sử để các em có những nhận thức đúng đắn vè truyền thống dân tộc, góp phần vào việc hình thành phẩm chất, đạo đức cho các em đi đúng hướng trong công cuộc học tập, xây dựng tổ quốc.
3.Giải pháp khi sử dụng giải quyết vấn đề.
3.1. Những bài học về đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
	Những bài học về đấu tranh chống giặc ngoại xâm là loại bài viết có ưu thế trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Qua đó học sinh thấy được ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước, dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống yêu nước dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các giai đoạn lich sử.
	Chương trình lịch sử 10 có nhiều trận đánh hay ghi lại những mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của quốc gia Đại Việt như: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, hai giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần;Cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh của nghĩa quân Lam Sơn; Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
	Nếu như chỉ với phương pháp thầy đọc, trò ghi, trình bày các cuộc chiến sơ sài, dựa vào nội dung SGK, không khắc họa, nhấn mạnh được chủ trương đánh giặc độc đáo của quân và dân ts, sức mạnh đoàn kết dân tộc, ý nghĩa lich sử của các trận đánh cũng như vai trò to lớn của các anh hùng dân tộc thì học sinh không thể cảm nhận hết được những trang sử hào hùng của cha ông ta.
	Khi học về trận đánh chống quân Mông Nguyên ở thế kỉ XIII, giáo viên phải phân tích rõ ràng tội ác của quân Mông Nguyên, gây bao đau thương, tang tóc cho cho nhiều dân tộc, quân Mông Nguyên có một sức mạnh ‘‘ Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó hay không còn một dòng sông, dòng suối nào không tràn đầy nước mắt của chúng ta. Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân giặc dày xéo’’
	Từ đó học sinh hiểu được rằng đây là kẻ xâm lược hùng mạnh nhất thế giới, khi chúng kéo sang nước Đại Việt thì tình hình nước ta như ‘‘ Ngàn cân treo sợi tóc” và giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Liệu quân dân nhà Trần có đủ sức đánh bại được quân Mông Cổ hay chấp nhận số phận bị thôn tính như các quốc gia khác?
	Cách nêu vấn đề như vậy gây sự hứng thú, háo hức cho học sinh, khơi gợi và đánh thức tính tự hào tự cường dân tộc trong các em. Bởi đế quốc Mông Cổ ba lần ( 1258,1285,1287-1288) cất quân xâm lược Đại Việt. Chúng đã gặp phải dân tộc bất khuất, cả ba lần quân Đại Việt đánh cho quân giặc tan tác.
	Khi phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt đối với giặc Mông Nguyên , giáo viên phân tích một cách sâu sắc về tinh thần đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng. Ở đây quân Nguyên không chỉ đọ sức với quân đội nhà trần mà là đương đầu với toàn thể nhân dân Đại Việt. Khi kéo vào nước ta, quân địch đã thấy treo ở khắp nơi những tấm biển với dòng chữ ‘ ‘ Tất cả các quận , huyện , làng mạc nếu có giặc ngoài đều phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép tránh vào rừng núi, không được đầu hàng’’. Với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước đã thực hiện mệnh lệnh của triều đình trong cuộc kháng chiến vĩ đại này, chính sức mạnh đoàn kết và tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân là yếu tố quyết định chiến thắng đó.
	Sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước thể hiện trong sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào cuộc chiến đấu sống còn này. Sức mạnh ấy đã được phản ánh qua tinh thần đoàn kết, chiến đấu của quân đội. Quốc Tuấn nói với tướng sĩ: ‘ ‘ Lúc lâm trận cùng nhau sống chết, lúc ở nhà cùng nhau vui cười’’.
	Tinh thần yêu nước, đoàn kết là cơ sở cho thái sư Trần Thủ Độ tin tưởng nói rằng: ‘‘ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo’’. Tiết chế Trần Hưng Đạo cũng trả lời vua Trần Thánh Tông rằng: ‘‘ Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng’’.
	Để khắc sâu và giáo dục sâu sắc lòng yêu nước cho học sinh qua bài học , giáo viên phải phân tích được những biểu hiện chứng minh được truyền thống giữ nước nồng nàn của quân và dân nhà Trần.
	Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi như : ‘‘ Tại sao một đế quốc lớn mạnh như Mông- Nguyên trong ba lần xâm lược Đại Việt lại thất bại thảm hại cả ba?’’ hoặc ‘‘ Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?”
	Khi dạy bài 19 với 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, giáo viên chú ý xâu chuỗi sự kiện lịch sử để cho học sinh thấy rằng truyền thống yêu nước luôn cháy bỏng trong trái tim mọi người Đại Việt, họ sẵn sàng đứng lên trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ tổ quốc.
	Hoặc khi trận Chi Lăng- Xương Giang trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Minh, giáo viên phải nhấn mạnh được ý cơ bản: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang là chiến thắng oanh liệt nhất và là chiến thắng có ý nghĩa quyết định toàn bộ quá trình phát triển của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nghĩa quân Lam Sơn.
	Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang là một điển hình của nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh của nghĩa quân, với một lực lượng không quá 4 vạn, nghĩa quân ta đã tiêu diệt và đánh tan trên 10 vạn quân địch trong thời gian không đầy một tháng. Nghĩa quân đã lợi dụng địa thế hiểm trở và chọn trận địa quyết chiến chính xác. Nghĩa quân ta đã khôn khéo nhử chúng vào trận địa mai phục, biến rừng núi thành vòng vây để tiêu diệt chúng, khiến chúng tư thế hăng, lực lượng đang mạnh chuyển thành thế suy, lực yếu, chống đỡ không nổi bị động từ đầu đến cuối.
	Việc nhấn mạnh, phân tích sâu sắc ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của Chi Lăng- Xương Giang đã nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược bạo ngược, tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc . Từ đó định hướng cho các em có được những suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước ngày nay.
3.2. Tìm hiểu về các anh hùng dân tộc và các nhân vật lịch sử.
	Trong SGK Lịch sử 10 hầu như không có bài học riêng về anh hùng dân tộc hay các nhân vật lịch sử mà chủ yếu tìm hiểu qua những sự kiện lớn của dân tộc.
Ví dụ 1:
 	- Những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn chống giặc ngoại xâm như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.
	- Những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Lê Văn Hưu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.Những con người ấy đã có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc. Qua đó bồi dưỡng lòng biết ơn, giáo dục lòng kính yêu cá vị anh hùng đã hi sinh thân mình cho lợi ích dân tộc cho học sinh hiểu được.
	Khi trình bày, đánh giá về một nhân vật lịch sử, phải dựa trên cơ sở tài liệu-sự kiện. Để có bức tranh quá khứ chính xác, có hình ảnh, ngoài việc sử dụng SGK còn phải sử dụng nhiều tài liệu khác nữa, phải sử dụng những phương tiện dạy học và có những biện pháp sư phạm để cụ thể hóa sự kiện lịch sử.
Ví dụ 2: Khi chúng ta nói về cuộc kháng chiến chống giặc Minh, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu vài nét về Nguyễn Trãi, Lê lợi. Đặc biệt là khi chúng ta tìm hiểu về Nguyễn Trãi, ông là một người có nghĩa khí, có lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất. Nguyễn Trãi có nhiều cống hiến to lớn trong công việc tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
	Nguyễn Trãi còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam: ‘‘ Con người suốt đời đấu tranh cho lí tưởng của nhân nghĩa’’, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
	Hoặc khi học:Bài 23: Phòng trào Tây Sơn và Sự nghiệp thống nhất đất nước, Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, giáo viên lại chú ý đến hình tượng anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ thông qua từng giai đoạn của cuộc khởi nghĩa để cho học sinh thấy được vai trò to lớn, những cống hiến của ông đối với lịch sử dân tộc.
	Đất nước bị chia cắt thành hai đàng : Đàng trong và Đàng ngoài trong suốt gần hai trăm năm, Nguyên Huệ đã lãnh đạo quân Tây Sơn lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước Đánh tan 5 vạn quân Xiêm bằng trận thủy chiến lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta; Đại phá 29 vạn quân Thanh bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Sau khi đất nước thái bình ông đã thi hành những chính sách nhằm củng cố, ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa.
	Quang Trung là vị anh hùng lớn của dân tộc, ông được UNESCO công nhận là một trong những vị tướng tài của thế giới.
	Việc khắc họa những nhân vật lịch sử có tác dụng đem lại sự hứng thú cho học sinh, giáo dục sâu sắc, buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra nhận xét, đánh giá nhân vật lịch sử . Qua đó các em bộc lộ được những tình cảm, lòng biết ơn, kính trọng, sự ngưỡng mộ đối với những con người đã có những cống hiến to lớn cho lịch sử dân tộc.
	Giáo viên có thể đặt câu hỏi để khắc sâu hơn cho học sinh về công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, thể hiện sự ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng mà các em luôn ghi nhớ, găn liền với những chiến công hiển hách thông qua bài tập yêu cầu các em lập bảng thống kê theo chủ đề sau:
TT
Thời gian
Họ tên vị anh hùng
 Chiến công nổi bật
1
938
Ngô Quyền
Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân âm xâm lược Nam Hán
2
1075-1077
Lý Thường Kiệt
Chiến thắng Sông Như Nguyệt đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống.
3
1258,1285,
1287-1288
Trần Hưng Đạo
Chiến thắng Đạch Đằng, Vạn Kiếp đánh tan xâm lược Mông- Nguyên.
4
1418-1427
Lê Lợi
Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, đánh tan 15 vạn quân Minh
5
30-1-1789
(5-1) Kỷ Mão
Quang Trung
Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh Tan 29 vạn quân Thanh.
	Với câu hỏi hệ thống trên giúp các em khắc ghi sâu hơn về những đóng góp của các vị anh hùng dân tộc.
	Bên cạnh những nhân vật tài trí, đức độ, là những nhân vật phản diện , những ông vua chỉ biết ăn chơi sa đọa không quan tâm đến việc triều chính, năng lực kém, tư cách đạo đức suy đồi như vua: Trần Dụ Tông, Lê Tương Dực, Lê Uy Mục... đem đến cho đất nước sự suy yếu, khủng hoảng và cuối cùng là sự sụp đổ của vương triều mình đang thống trị.
	Giáo viên cũng nêu qua để chúng ta tạo biểu tượng về nhiều loại nhân vật cho học sinh tình cảm yêu, ghét rõ ràng, biết ơn, kính trọng, yêu mến những nhân vật có công trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và không tán thành, phê phán những người không có tinh thần yêu nước tích cực.
	Truyền thống yêu nước còn được nói rõ hơn trong bài 28: ‘ ‘ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến’’. Giáo viên sẽ cho học sinh hiểu rõ thêm về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt từ khi dân tộc ta dựng nước và giữ nước. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt mà trong đó chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập là nét đặc trưng cơ bản nổi bật nhất, giữa những năm kháng chiến chống giặc pháp xâm lược , Chủ tich Hồ Chí Minh đã khẳng định: 
	‘‘ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta . Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lơn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước’’.
3.3. Giáo dục lòng yêu nước qua dạy học lịch sử địa phương.
	Trong chương trình lịch sử 10, về phần lịch sử địa phương giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu hoặc cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Đây là phần kiến thức học sinh có thể đã học vì vậy giáo viên sẽ hướng dẫn ch các em học sinh tự sưu tầm, tìm hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương . Lịch sử địa phương là hình ảnh thu gọn của lịch sử dân tộc, nên việc tìm hiểu lịch sử địa phương góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc . Dạy lịch sử địa phương để giáo dục học sinh lòng tự hào quê hương, về địa phương mình, trân trọng và có ý thức trách nhiệm trong việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước trải qua bao thế hệ tiếp nối mới có được.
	Chiến tranh có dai dẳng đến đâu cũng chỉ là nhất thời, kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại bình yên. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống yêu nước tiếp tục được giữ gìn, phát huy làm cho đất nước ngày càng phát triển tiên tiến hơn, làm cho cuộc sống của mọi người dân ngày càng tươi đạp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_truyen_thong_yeu_nuoc_qua_day_hoc_lich_su_lop.doc