SKKN Giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa

SKKN Giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội dung cơ bản trong các trường phổ thông giai đoạn 2010 – 2020 mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

 Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS cơ bản và cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học và ngược lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khoá còn giúp HS học tập các môn học nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.

 Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 13 tuổi không còn nữ thập tam nam thập lục. Trong khi tuổi kết hôn lại muộn hơn. Mặc dù chuẩn mực văn hoá truyền thống không cho phép quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến. Ví dụ: Ở Mêhicô có em mới 10 tuổi dã sinh con hoặc có nhiều trường hợp 14 tuổi đã kết hôn hay ở trường THPT Đông Sơn 2 mỗi khoá học có khoảng 4-5 em nghỉ học để xây dựng gia đình.

 Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình và trẻ em, ở Việt Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có 16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. Khoảng 1/5 trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng đồng.

 

doc 21 trang thuychi01 11122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG “ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH THPT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ”
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn chọn đề tài
	Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội dung cơ bản trong các trường phổ thông giai đoạn 2010 – 2020 mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
	Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS cơ bản và cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học và ngược lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khoá còn giúp HS học tập các môn học nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.
	Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 13 tuổi không còn nữ thập tam nam thập lục. Trong khi tuổi kết hôn lại muộn hơn. Mặc dù chuẩn mực văn hoá truyền thống không cho phép quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến. Ví dụ: Ở Mêhicô có em mới 10 tuổi dã sinh con hoặc có nhiều trường hợp 14 tuổi đã kết hôn hay ở trường THPT Đông Sơn 2 mỗi khoá học có khoảng 4-5 em nghỉ học để xây dựng gia đình.
	Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình và trẻ em, ở Việt Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có 16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. Khoảng 1/5 trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng đồng.
Như vậy, GD KNS cho HS là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình. HS có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, mọi người. HS sống tích cực, chủ động an toàn và lành mạnh đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thế hệ mới. Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em một cách toàn vẹn thông qua hoạt động ngoại khóa là cần thiết. Vì vậy, tôi xây dựng chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống về “sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
	Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Từ đó HS hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
	Các em có thể trao đổi cởi mở những điều các em chưa biết, chưa hiểu, tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
	Các em có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đối với vấn đề dân số, có khả năng làm chủ bản thân tránh các tác nhân ảnh hưởng đến SKSS của mình và những người xung quanh, tránh mang thai ngoài ý muốn góp phần sinh đẻ có kế hoạch.
 1. 3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài được áp dụng đối với học sinh THPT, khi áp dụng SKKN vào các em dễ tiếp thu và có cái nhìn đúng hơn về vấn đề này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
- Phương pháp thống kê,xử lí thông tin
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có thể là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học, ngoại ngữnhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.
Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa:
- Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường.\
- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu
- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học, cuộc thi hóa học vui
Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa.
	- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
	- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng.
	- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề khoa học.
- Chuẩn bị hướng nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng thiên hướng, tài năng .
	- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung . Tổ chức vui chơi giải tri một cách bổ ích, trí tuệ.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với học sinh.
 Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa :
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải được lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.
	- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và đủ điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung ngoại khóa và chương trình nội khóa.
	- Đảm bảo sự thống nhất của yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự nó sẽ là nguốn lực để động viên học sinh tích cực tham gia.
- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cấn đối giữa các loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân.
- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hội phụ huynh học sinh. Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu và thầy cô, có sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức.
2.1.2. Kỹ năng sống định hướng cho học sinh
Các kĩ năng sống định hướng cho học sinh THPT: Gồm 21 kĩ năng sống sau:
+ Kĩ năng tự nhận thức 
+ Kĩ năng xác định giá trị
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
+ Kĩ năng thương lượng
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng tư duy phê phán
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Kĩ năng ra quyết định
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng kiên định
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Kĩ năng đặt mục tiêu
+ Kĩ năng quản lí thời gian
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Để tổ chức ngoại khóa về đề tài sức khỏe sinh sản thành công cần có một số nguyên tắc sau:
Tự giác: Giáo viên phải nhận thấy được công việc mình làm là đúng, là cần thiết với các em. Lúc đó, giáo viên sẽ thực hiện công việc một cách tự giác. Và khi công việc được thực hiện một cách tự giác, tự nguyện thì người thực hiện sẽ làm hết khả năng mình có với tất cả sự say mê để trang bị cho các em những kiến thức bổ ích.
Phù hợp: Với từng đối tượng, với từng lứa tuổi thì chúng ta cần có phương pháp cũng như nội dung giáo dục phù hợp. Thông tin đưa ra nên được lựa chọn và ngắn gọn nhưng rõ ràng.
Hệ thống: Khi giáo dục, giáo viên cũng cần lưu ý, để các em dễ hiểu và tiếp thu nhanh thì cần phát triển nội dung kiến thức một cách tuần tự, logic.
Cởi mở: Đây là một nội dung tương đối nhạy cảm đối với các em, nên các em thường rụt rè, bẻn lẽn khi đề cập đến. Do vậy, giáo viên cần tạo không khí buổi học cởi mở, sôi nổi bằng cách thực hiện một số trò chơi khởi động để giúp học sinh tiếp cận nội dung dễ dàng hơn.
Chân thực: Cần phải trả lời các câu hỏi của các em một cách đúng đắn, chân thực không vòng vo để tránh sự hiểu lầm ở các em.
Tự tin: Cần tạo độ tin cậy vững chắc cho các em. Đây là nguyên tắc quan trọng vì khi có sự cảm thông, sự tin cậy lẫn nhau sẽ tạo được sự gần gũi. Và lúc này chúng ta mới thực sự thành công khi giáo dục kiến thức này cho các em.
Trở ngại lớn trong quá trình giáo dục giới tính chính là ngôn ngữ. Để các em thấy hứng thú và hiểu được, thì ngôn ngữ sử dụng trong khi giáo dục giới tính cần phải quen thuộc và phù hợp với lứa tuổi của các em. Nếu sử dụng thuật ngữ chuyên môn thì giáo viên cần phải giải thích hoặc có hình ảnh minh họa.
2.1.3. Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên
	* Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Là những nội dung về sức khỏe liên quan với lứa tuổi VTN của các em. Ở lứa tuổi này về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan tới bộ máy sinh sản đã hoàn hảo.
	- Kinh nguyệt: Là hiện tượng các mạch máu trong tử cung bị đứt làm niên mạc tử cung bong chóc, máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo, báo hiệu mở đầu cho thời kì sinh sản ở nữ.
	- Mộng tinh (còn gọi là “giấc mơ ướt” ): Là hiện tượng xuất tinh của nam giới lúc ngủ có kèm hoặc không kèm theo việc chiêm bao thấy kích thích tình dục hoặc quan hệ tình dục, báo hiệu mở đầu cho thời kì sinh sản ở nam.
	-Thủ dâm: Là hình thức kích thích bằng tay vào cơ quan sinh dục, thường là vào điểm cực khoái, tạo cảm giác khoái cảm mà không cần giao hợp.
	Quan hệ tình dục: Còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái.
	Tình dục an toàn (safe sex): Là hành vi tình dục được thực hiện bởi những người có sử dụng các biện pháp phòng tránh, để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình không xâm nhập vào cơ thể.Tình dục an toàn là hình thức giúp bảo vệ chính bạn, phòng được AIDS, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, mồng gà...và ngừa thai.
	Tránh thai (ngừa thai): là sử dụng những biện pháp khác nhau để ngăn chặn việc tinh trùng gặp trứng, giúp người phụ nữ không mang bầu sau khi quan hệ tình dục.
	* Thụ thai: là quá trình hợp nhất giữa một trứng của người mẹ với một tình trùng của người cha để tạo hợp tử.
	* Các dấu hiệu khi mang thai: Mất kinh, cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa, đau ngực, đi tiểu thường xuyên.
	* Những biến đổi sinh lý, tâm lý trong tuổi vị thành niên.
 Ở trẻ VTN nữ: Ngực phát triển, eo thon, hông nở,lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận trên cơ thể như bộ phận sinh dục, nách, chân, tay.Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi.Có kinh nguyệt, mọc đủ răng vĩnh viễn.
Ở trẻ VTN nam: Cơ quan sinh dục phát triển.Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triển.Xuất hiện hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”. Xuất hiện thủ dâm. Đạt được sự tối đa về chiều cao. Giọng nói: Vỡ giọng .Ngực, vai nở, cơ bắp phát triển.....
Từ những thay đổi lớn về mặt sinh học, trẻ vị thành niên có những thay đổi nhiều về tâm lý. Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử được thể hiện như sau:
- Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
- Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.
- Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản), học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
- Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
- Về trí tuệ: Vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.  Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên chưa được hình thành nhân cách.
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục:
Có khoảng 20 loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Sau đây chỉ giới thiệu một số loại bệnh phổ biến, dễ lây nhiễm và có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
- Bệnh giang mai.
- Bệnh lậu.
- Virus papilloma ( bệnh sùi mào gà)
- Bệnh nấm hoa: 
- Bệnh trùng roi.
- Bệnh AIDS: HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) 
Các biện pháp phòng tránh thai:
- Sử dụng bao cao su.
- Viên uống tránh thai.
- Cấy que tránh thai Implanon dưới da. 
- Tiêm thuốc tránh thai,
- Đặt miếng dán tránh thai. 
- Triệt sản.
- Sử dụng vòng tránh thai .
- Tính ngày rụng trứng. 
- Kiêng giao hợp âm đạo.
- Xuất tinh ngoài âm đạo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Giã từ tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu có những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hoóc môn sinh dục (tín hiệu từ bên trong) cũng như những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm nhạc, sách báo, giáo dục gia đình (tín hiệu từ bên ngoài). Hai tín hiệu đó đã tạo nên bản năng tính dục cho các em. Vì vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên đều có thể có những biểu hiện của sự bừng tỉnh giới tính rất đặc trưng. Lúc này các em sẽ tự khám phá về những thay đổi sinh lý của bản thân cũng như có những thắc mắc, quan tâm, tìm hiểu về người khác phái.
	Để các em hiểu những vấn đề sinh lý của chính bản thân mình rõ hơn nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn thì về phía gia đình cũng như nhà trường cần hỗ trợ các em về nội dung kiến thức này thay vì các em tự mày mò, tự tìm hiểu.
	Trong thực tế, rất nhiều gia đình đã không đề cầp đến nội dung này cho con hoặc nếu có thì cũng trì hoãn để cho con qua tuổi học sinh (khoảng 17 đến 18 tuổi) rồi mới giáo dục vì họ cho rằng nếu giáo dục trước độ tuổi này là quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học hoặc là “Vẽ đường cho hươu chạy”.
	Về phía nhà trường, như đã nói lúc đầu ở các trường THPT nếu chỉ tích hợp nội dung này vào bài học ở trên lớp thì kiến thức về sức khỏe sinh sản học sinh thu nhận được rất ít và rất mù mờ.Và đã có những học sinh phải nghỉ học giữa trừng vì có thai ngoài ‎ muốn.
	Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giới, về tình dục an toàn, về bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên...Thiết nghĩ, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em có được kiến thức về vấn đế này tương đối đầy đủ, giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đế này. Nó không phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà nó như một liều văcxin, giúp các em có thể ngừa được những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Hình thức tổ chức
- Tổ chức tư vấn cho nữ/nam học sinh, kết hợp xem một số đoạn video, clip
- Tổ chức tư vấn ngoại khóa cho cả nam và nữ học sinh: thuyết trình, kết hợp với một số trò chơi.
2.3.2. Nội dung tổ chức
Hoạt động ngoại khóa “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Đông Sơn 2”
A. Công tác chuẩn bị
1. Phương tiện
- Loa đài, Micro
- 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi
- Máy tính, Máy chiếu hoặc tranh ảnh về Hệ sinh dục nam và hệ simh dục nữ.
- Bút, giấy, Các câu hỏi và tình huống về SKSSVTN.
- Biển lớp, ghế của khán giả.
2. Người dẫn chương trình (NDCT): Thầy giáo : Nguyễn Thành Long
3. Thời gian, địa điểm
-	Thời gian: Một buổi từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ.
-	Địa điểm: Trường THPT Đông Sơn 2
4. Cách thức tổ chức
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 12 lớp thuộc khối 12,11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao lưu học hỏi lẫn nhau . Mỗi lớp tôi chọn 2 học sinh đai diện. 24 HS tôi chia thành 3 đội chơi, bắt thăm ngẫu nhiên để kết hợp đội, mỗi đội 8 HS.
 Mỗi đội gồm 8 người chơi, cử một đội trưởng có khả năng trình bày ý tưởng và trả lời các câu hỏi (CH).
 	 Các câu hỏi hoặc tình huống tôi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ được cung cấp cho HS trước 7 ngày, không có đáp án và hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo: mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS. Từ các câu hỏi hoặc tình huống tôi rút ra kiến thức về SKSS và kĩ năng sống cho HS trong cuộc sống hàng ngày.
 	 Các giáo viên (GV) giảng dạy môn sinh học đến tham dự buổi ngoại khóa gồm có: Cô Hà, Cô Nguyệt, Thầy Thắng với vai trò là “các chuyên gia” và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là: Hỏi- Đáp với chuyên gia.
5. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa: Tôi tổ chức thành 3 phần:
 	Phần một với nội dung là: Những vấn đề chung về SKSSVTN mà chủ yếu là hai vấn đề. Một là: Tuổi VTN với các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. Hai là: VTN với SKSS và tình dục (TD). NDCT nêu ra các CH các đội suy nghĩ với thời gian 2 phút. Đội nào bốc thăm được trả lời trước sẽ trả lời, nếu đội khác thấy chưa đúng hoặc còn thiếu thì có thể bổ sung, cuối cùng là các chuyên gia giải đáp.
 	 Phần hai với nội dung là: các tình huống có vấn đề (THCVĐ), NDCT đưa ra các THCVĐ cùng với các CH cho đội chơi trả lời hoặc NDCT hỏi các chuyên gia trả lời. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của khán giả.
 	 Phần ba có nội dung là: Tìm hiểu các bệnh liên quan qua quan hệ tình dục (QHTD). GV cung cấp cho các em kiến thức về một số bệnh lây truyền qua QHTD và các biện pháp phòng tránh. Ở phần này NDCT đưa ra các CH các đội suy nghĩ, trả lời sau đó các đội khác bổ sung (nếu cần) và cuối cùng là giải đáp của các chuyên gia.
 	Với mỗi phần chơi, NDCT có thể giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để buổi hoạt động ngoại khóa thêm sôi động và đạt kết quả cao.
 	Trước khi bước vào buổi hoạt động ngoại khóa, NDCT giới thiệu các chuyên gia và cá đội chơi về đúng vị trí. Sau đó mời Cô Hà lên giới thiệu về buổi ngoại khóa. Tôi giới thiệu lí do của buổi hoạt động ngoại khóa, nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho buổi ngoại khóa thành công.
Phần một: Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
1. Tuổi vị thành niên và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó.
 	NDCT đưa ra các lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào có số 1(2,3) thì đội đó sẽ được trả lời thứ 1(2,3)
Câu hỏi 1: Vị thành niên là gì?
Trả lời: VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành từ 10-19 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi VTN được chia thành 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn tiền dậy thì:Nữ từ 10- 13 tuổi. Nam 13-15 tuổi
 + Giai đoạn dậy thì hoàn toàn: Nữ 13-19 tuổi, Nam 15-19 tuổi
Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tuổi dậy thì? Vì sao trong GDSKSS lại chú ý đến các đối tượng VTN, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì?
Trả lời:
 Tuổi dậy thì là giai đoạn đầu của tuổi VTN
 Ở tuổi dậy thì, VTN đã có khả năng sinh con, có nhu cầu TD thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.
 + Ở Nữ được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên báo hiệu trứng đã rụng, tử cung dày lên, vú phát triển, xương hông rộng ra.
 + Ở Nam được đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên.
Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại một số biến đổi về vóc dáng, tâm sinh lí- xã hội mà em đã trải qua khi em 10-17 tuổi. Các em có những phản ứng gì trước những biến đổi đó? Em có chia sẻ sự lo lắng đó với cha mẹ hay bạn bè không? Vì sao?
Trả lời: 
 - Những biểu hiện ở nữ giới về vóc dáng và về thay đổi cơ thể là:
 +Lớn nhanh, mặt nổi trứng cá.
 + Tuyến vú phát triển.
 + Tử cung, Buồng trứng to ra, xương hông nở rộng.
 + Có kinh lần đầu và bắt đầu rụng trứng: là hai dấu hiệu cơ bản nhất.
Những biểu hiện ở nữ giới về Tâm sinh lí – xã hội:
+Các em quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể.
+ Tình bạn khác giới phát triển.
+Các em thích độc lập, muốn g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ky_nang_song_ve_suc_khoe_sinh_san_cho_hoc_sinh.doc