SKKN Giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi

SKKN Giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi

Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Người giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm. Tôi nhận thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất cần thiết và quan trọng, bởi chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới có khả năng không chỉ đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn , ban quản lý học sinh trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh. Đặc biệt phải giúp học sinh có khả năng thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nhà trường cũng đang tiến đến mục tiêu trường chuẩn quốc gia và khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.

docx 26 trang thuychi01 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI- TP SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG –
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THỊ LỢI
Người thực hiện: Trịnh Thị Bích Hằng
Chức vụ: Tổ phó CM tổ Văn - GDCD
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
3
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
3
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
5
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
5
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
7
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
10
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
21
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
12
3.1. Kết luận
22
13
3.2. Kiến nghị
23
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Người giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm. Tôi nhận thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất cần thiết và quan trọng, bởi chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới có khả năng không chỉ đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn , ban quản lý học sinh trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh. Đặc biệt phải giúp học sinh có khả năng thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nhà trường cũng đang tiến đến mục tiêu trường chuẩn quốc gia và khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh THPT chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho học sinh tự do hư đốn, hoặc một số giáo viên chủ nhiệm lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo xử lý tình huống chưa mô phạm, chưa tế nhị linh hoạt dẫn đến có những học sinh có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình. 
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang còn hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vi phạm, sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh trung học phổ thông trong thời gian vừa qua như: Bạo lực học đường, ăn chơi xa đọa, du nhập các loại văn hóa phẩm đồi trụy thông qua phương tiện, phim ảnh, game, mạng intenetlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan điểm sống, quan điểm về tình bạn, tình yêu.Vì vậy mục tiêu của nhà trường đề ra không chỉ trang bị cho học sinh một hành trang vững chắc về tri thức trên các lĩnh vực về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà còn giúp các em hình thành một số kĩ năng cơ bản để thích nghi được với cuộc sống bên ngoài khi các em bước ra khỏi ngôi trường thân yêu. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi”
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
	Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông và các khóa chủ nhiện trước, tôi vận dụng giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 10H (năm học 2017 -2018) nay là lớp 11H(năm học 2018 -2019)Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi – Thành phố Sầm Sơn. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về: Giáo dục kỹ năng sống- vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi
1.4 Phương pháp nghiên cứu
	Trong phạm vi của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp như: Phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá.
	Thời gian nghiên cứu: 2 năm
2. Nội dung
Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống là đề tài không mới. Hiện nay, trên thế giới đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy cho học sinh các trường trung học phổ thông dưới những hình thức khác nhau.
Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng sống
Kỹ năng: là năng lực để chúng ta làm một việc gì đó. Kỹ năng không tồn tại
độc lập. Nó là một hình thái của tư duy, của khái niệm. Hình thành khái niệm phải đi đến kỹ năng. Khi khái niệm được chiếm lĩnh ( chuyển vào trong người học) thì chúng được biểu hiện ra bên ngoài bằng kỹ năng.
Kỹ năng sống: Hiện nay có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khái niệm
kỹ năng sống.
+ Theo từ điển Wikipedia: “ Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng của con người có được qua việc học hoặc trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống dùng để giải quyết những vấn đề mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày”
+ Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): kỹ năng sống là “ khả năng có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
 Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết (learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, học để khẳng định bản thân (learning to be) gồm các kỹ năng như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, học để chung sống (learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, học để làm việc (learning to do) gồm các kỹ năng như thực hiện công việc và nhiệm vụ, kỹ năng đặt mục tiêu, đảm bảo trách nhiệm
	Ở bài nghiên cứu này tôi chỉ thực hiện một phần nhỏ kỹ năng sống (life skills) là khả năng làm chủ bản thân ở mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục kỹ năng sống lớp chủ nhiệm trong thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay:
- Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học. Giáo dục kết hợp kỹ năng sống được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy đó là học sinh phải thể hiện được, làm được, biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống,Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
- Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
- Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”, là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
- Ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi, GVCN là người có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học với các môn học và các hoạt động giáo dục. 
2.2 Thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi hiện nay
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và kỹ năng sống của học sinh:
- Theo Điều 2 của luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục của nhà trường hiện nay còn xem trọng việc “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống và “dạy nghề” cho học sinh.
- Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này.Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung và không phải bài học nào cũng có thể tích hợp dạy kỹ năng sống cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó hòa nhập với cuộc sống, nên hầu như thực tế trong giờ học chính khóa của rất nhiều môn không hề dạy tích hợp được kỹ năng sống. Những hạn chế trên ở giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm lại có lợi thế, có nhiều thời gian tìm hiểu, quan tâm kịp thời những vấn đề xảy ra trong tâm lí và ứng xử của học sinh. 
- Giáo dục kỹ năng sống không bố trí thành một môn học riêng biệt trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc khi có điều kiện và cơ hội phù hợp. Giáo viên bộ môn ở một số môn có thể tích hợp kỹ năng sống trong môn học của mình song không thể tham gia và bao quát các hoạt động của học sinh như giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động trải nghiệm, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niênĐiều này giáo viên chủ nhiệm, nhất là giáo viên dạy môn có nhiều tiết như môn Ngữ văn ( 4 tiết / tuần) có nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kỹ năng sống.
- Thực trạng kỹ năng sống của học sinh ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều khiếm khuyết cho dù giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm hơn. Tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, còn hút thuốc, uống rượu, chửi thề nói tụchoặc mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường.
Nguyên nhân của thực trạng trên
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân: Cả khách quan và chủ quan
Thứ nhất: Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. Giáo viên nghiên cứu “Module 35 giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh mới chỉ nằm ở sổ bồi dưỡng thường xuyên mà chưa ứng dụng vào thực tế. Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng( chưa có nhiều tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể). Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác ( hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện. 
Thứ hai: Do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT đặc biệt mới vào lớp 10, đây là tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định. Ở lứa tuổi mà cha ông ta xưa từng nói đó là “lứa tuổi ăn chưa no, nghĩ chưa tới”, nên khả năng làm chủ bản thân còn yếu, trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, nên dễ nghe theo lời xúi dục của bạn bè xấu ở ngoài trường rủ rê đi chơi, trộm cắp vặt, xem những phim ảnh thiếu lành mạnh, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập, nghiệm game, thích uống rượu
Thứ ba: Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, suốt ngày họ chỉ lo làm để kiếm sống hoặc bỏ đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà đã già. Nhưng cũng có một số gia đình khá giả, nuông chiều con đáp ứng vô điều kiện mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái hoặc là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con. Không đầu tư đúng cách cho tương lai con em của mình như cho con tham gia những khóa học kỹ năng sống. Ngoài ra cũng có gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn, hay buông lỏng sự giáo dục con, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường, tự nó cũng lớn cũng sống hết theo kiểu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”
Thứ tư: Những hạn chế tác động xấu từ môi trường thời kỳ “Mở cửa hội nhập những tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai, mặt trái của cơ chế thị trườngcó cơ hội xâm nhập, len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Đặc biệt là trường THPT Nguyễn thị lợi lại là một địa điểm du lịch với rất nhiều vấn đề phức tạp. Các tệ nạn xã hội có lúc đã xâm nhập vào học đường, học sinh mùa hè có thể kiếm được đồng tiền dễ dàng. Biết kiếm tiền, cũng biết tiêu tiền nên tình trạng một số học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, dẫn đến bị suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật, số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ, cho nhà trường và xã hội.
Thứ năm: Nhà trường chưa quy mô trong việc phân loại đối tượng trình độ hiểu biết xã hội của học sinh để tổ chức các khóa học giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên bộ môn chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng việc hình thành một số kỹ năng cơ bản, coi nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống học sinh. Trong quá trình vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn thiếu về mặt nội dung, chưa phù hợp về mặt phương pháp, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, khô khan, nhiều khi còn mang tính khiên cưỡng, nên chưa tạo được sự hứng thú với học sinh, vì thế hiệu quả công tác tích hợp giáo dục kỹ năng sống chưa cao.
Từ thực trạng đó cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và cho thế hệ trẻ nói chung trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết không chỉ với Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi mà đối với cả sự nghiệp giáo dục.
2.3.Giải pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
	Xuất phát từ thực trạng trên, trong năm học 2018 – 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm tiếp lớp 11H. Chủ nhiệm theo lớp đã 2 năm với nhiều năm kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm tôi rất trăn trở về vấn đề này.
Như trên đã trình bày, ở bài nghiên cứu này tôi chỉ thực hiện một phần nhỏ kỹ năng sống (life skills) là khả năng làm chủ bản thân ở mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Ngay từ những buổi đầu tiếp nhận lớp chủ nhiệm tôi đã chú ý nắm bắt hoàn cảnh gia đình, tính cách, tâm lý của từng em để từ đó trong công tác giảng dạy bộ môn cũng như trong công tác chủ nhiệm, tôi đã rất chú trọng đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài dạy Ngữ văn và tất cả những hoạt động của lớp chủ nhiệm. Tôi lập ra kế hoạch thực hiện chung cho tất cả các hoạt động liên quan đến học sinh lớp chủ nhiệm như sau:
Mục đích của hoạt động:
- Kích thích học sinh tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, một tình huống phát sinh trong nhiệm vụ mới của học sinh: hoạt động Đoàn thanh niên chào mừng các ngày 20/11,26/3, lao động theo công văn của Thành phố, các cuộc thi như thi HS giỏi cấp trường, cấp tỉnh, thi học kì.
- Giới thiệu kế hoạch, quy định mới của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết về nội quy trường học, thi cửvới cái mới.
- Xử lí các tình huống phát sinh như đánh nhau, mất đoàn kết, học tập giảm sút nghiêm trọng
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng vốn hiểu biết của mình, kỹ năng vốn có để giải quyết tình huống. Điều chỉnh những hành vi còn sai lệch, chưa chuẩn mực.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng cách, tích cực, có ý nghĩa.
- Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện kỹ năng mà mình học được trong tình huống mới.
Mô tả quá trình thực hiện
- GV phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực học sinh ->triển khai kế hoạch mới của nhà trường -> lấy ý kiến về việc thực hiện kế hoạch mới của học sinh -> hướng dẫn học sinh thực hiện -> kiểm tra việc thực hiện của học sinh -> phân tích ưu, nhược điểm -> hướng học sinh thực hiện theo hướng tích cực.
- GV phân công nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt động mà theo đó HS phải sử dụng kỹ năng, hành vi đúng để thực hiện-> giám sát mọi hoạt động, điều chỉnh khi cần -> phân công nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt động mà theo đó HS phải sử dụng kỹ năng, hành vi đúng để thực hiện.
Mô tả quá trình thực hiện
- HS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ->HS trình bày ý tưởng, kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao -> Học sinh chỉnh sửa bằng các trải nghiệm và tư vấn giúp đỡ -> Đưa ra được kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ của học sinh tối ưu.
- HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
- Khuyến khích HS thể hiện những điều mà các em suy nghĩ và mới học được.
- HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Vai trò của GV
- GVCN đóng vai trò khởi động, đưa ra các tình huống, nêu vấn đề, ghi nhận, cầu nối...
- GVCN đóng vai trò là người chỉ đạo hoặc quan tòa, luật sư
- GV đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ.
Vai trò của HS
- HS hưởng ứng, chia sẻ,trao đổi, xử lí thông tin, ghi chép. Biện pháp chính:
+ Tư vấn tâm lí.
+ Xử lí những cảm xúc gây cản trở việc học.
+ Sử dụng kĩ năng mời gọi trẻ hợp tác.
+ Cùng nhau giải quyết vấn đề.
- HS là người phản hồi, trình bày ý kiến, quan điểm, giải thích về hành vi của mình
- HS là người thực hiện.
Phương pháp thực hiện:
+ Thảo luận nhóm.
+ Hoạt động độc lập của HS.
+ Vấn đáp – gợi mở.
2.3.1.Trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi lao động công ích, các tiết hướng nghiệp:
	Giáo viên chủ nhiệm dựa vào các bước mình đã lập để giải quyết các tình huống có vấn đề. Cụ thể hoạt động của chi Đoàn, của Đoàn trường và các tổ chức khác. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp là người khởi sướng và cũng là người thấy được rõ nhất sự chuyển bi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_ky_nang_song_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_o.docx