SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua truyện cổ tích Tấm Cám
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy : “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất ” [ 1 ]. Đồng thời Người còn chỉ rõ :
“Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ” [ 1 ]. Chính vì vậy, công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Việc thiếu kỹ năng sống đã khiến một bộ phân giới trẻ hiện nay sống lệch lạc. Biểu hiện tiêu cực trong bộ phận học sinh như đánh chửi nhau hay thái độ lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác, ỷ lại, thiếu thích nghi, thiếu nghị lực sống vươn lên ngày càng trầm trọng. Dư luận cho rằng vấn đề đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, đang bị tác động, bào mòn bởi các giá trị lệch chuẩn.Theo nhiều chuyên gia, một trong những căn nguyên của tình trạng này là do học sinh ít được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng mềm để xử lý, giải quyết, thích nghi với cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lý do khiến giáo dục kỹ năng sống trở thành xu thế của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông chưa được chú trọng nhiều. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong bài học cho đến nay vẫn là vấn đề khó đối với giáo viên dạy Văn.
Bản chất môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để học sinh vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương, lại vừa tích hợp được các kỹ năng sống không phải là đơn giản. Hơn nữa xu thế của xã hội hiện nay hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nói chung cũng như tìm hiểu, cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng. Vì vậy việc thiết kế bài dạy vừa đảm bảo nội dung, vừa giúp học sinh nhận biết được các giá trị cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là một vấn đề rất cần thiết đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2 III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Thuận lợi 4 2. Khó khăn 4 III.GIÁODỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA GIỜ ĐỌC HIỂU TRUYỆNCỔTÍCH “TẤM CÁM” 4 1.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ Văn. 4 2. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích . 6 3.Truyện cổ tích “Tấm Cám”. 7 4. Yêu cầu và nội dung giáo dục kĩ năng sống ở truyện cổ tích “Tấm Cám”. 7 5. Đề xuất giáo án thể nghiệm. 13 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 19 V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 19 C. KẾT LUẬN 20 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy : “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất ” [ 1 ]. Đồng thời Người còn chỉ rõ : “Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ” [ 1 ]. Chính vì vậy, công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Việc thiếu kỹ năng sống đã khiến một bộ phân giới trẻ hiện nay sống lệch lạc. Biểu hiện tiêu cực trong bộ phận học sinh như đánh chửi nhau hay thái độ lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác, ỷ lại, thiếu thích nghi, thiếu nghị lực sống vươn lên ngày càng trầm trọng. Dư luận cho rằng vấn đề đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, đang bị tác động, bào mòn bởi các giá trị lệch chuẩn.Theo nhiều chuyên gia, một trong những căn nguyên của tình trạng này là do học sinh ít được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng mềm để xử lý, giải quyết, thích nghi với cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lý do khiến giáo dục kỹ năng sống trở thành xu thế của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông chưa được chú trọng nhiều. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong bài học cho đến nay vẫn là vấn đề khó đối với giáo viên dạy Văn. Bản chất môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để học sinh vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương, lại vừa tích hợp được các kỹ năng sống không phải là đơn giản. Hơn nữa xu thế của xã hội hiện nay hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nói chung cũng như tìm hiểu, cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng. Vì vậy việc thiết kế bài dạy vừa đảm bảo nội dung, vừa giúp học sinh nhận biết được các giá trị cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là một vấn đề rất cần thiết đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn. Đối với việc dạy học Văn làm sao để đảm bảo nội dung kiến thức bài học đồng thời học sinh phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới là điều không dễ thực hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, đặc biệt trong việc vận dụng và phát huy tối đa công năng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh . Môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo xu thế mới. Do đặc trưng bộ môn, Văn học không chỉ có khả năng nhận thức mà còn điều chỉnh hành vi cũng như nâng cao khả năng cảm quan thẩm mỹ để hướng đến định hình và hoàn thiện nhân cách con người. Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải đến nay mới có mà vấn đề là bằng những phương pháp giảng dạy tích cực giáo viên sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách . Đây là lí do tôi tìm hiểu và thực hiện đề tài : “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua truyện cổ tích Tấm Cám ”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1. Nghiên cứu cách thức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong một giờ đọc - hiểu văn bản văn học thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực. 2. Để giờ học văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. 3. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời đại. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Tìm hiểu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bao gồm : Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và nội dung. 2.Tìm hiểu khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học Ngữ văn và truyện cổ tích Tấm Cám. 3.Kiểm chứng qua thực tiễn dạy học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN * Quan niệm về kỹ năng sống . Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [2], kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) [2], kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. * Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh : Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. - Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Tương tác: kỹ năng sống được hình thành trong quá trình tương tác với người khác. Trải nghiệm: kỹ năng sống được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế Tiến trình: kỹ năng sống không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi *Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhưng không phải là lồng ghép,tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo một cách giáo dục mới. Đó là sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện,cơ hội cho học sinh được thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Hiện nay cả xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục rất quan tâm đến việc truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập . Vì thế mà tài liệu tham khảo về giáo dục kỹ năng sống khá phong phú. Đội ngũ giáo viên được tập huấn bài bản về phương pháp giáo dục kỹ năng sống Mác-xim Gor-ki nói “ Văn học là nhân học” [3]. Dạy văn cũng là dạy các em làm người, con người có khả năng thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đề tài này. 2. Khó khăn. Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học dân gian thì phải có kiến thức về đặc trưng thể loại. Vì vậy tiếp cận truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích “ Tấm Cám ” nói riêng đối với học sinh không phải là dễ. Thời gian dạy 2 tiết rất ngắn, nhất là với một tác phẩm hay và sâu sắc như truyện cổ tích “Tấm Cám ” nên việc lồng ghép kỹ năng sống cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp như vậy giáo viên khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Học sinh học lệch nhiều về khoa học tự nhiên nên không đầu tư học văn. Đa số học sinh yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kỹ năng sống cho bản thân, vì vậy giáo viên phải dẫn dắt để các em hiểu. III.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH “ TẤM CÁM ” 1.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ Văn. 1.1.Môn Ngữ văn ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. 1.2.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn. Thứ nhất, bám sát những mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức - kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn. Thứ hai, tiếp cận giảng dạy kĩ năng sống theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học bộ môn. Thứ ba, đưa những nội dung giảng dạy tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó có “độ mở” tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống giảng dạy. Thứ tư, giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép. 1.3.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua môn học ngữ văn ở trường THPT. Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông: Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến thức về lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng Việt, các phong cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận... Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại. * Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực - Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kỹ năng sống. - Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. - Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kỹ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kỹ năng sống đó. Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng.Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp. 2. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích 2.1. Ðịnh nghĩa : Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. 2. 2.Phân loại truyện cổ tích : Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ,truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt). 2.3.Truyện cổ tích thần kỳ : Ðặc điểm chung : Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người.Ðó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân , những quan hệ xã hội ( Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...)Nói cách khác, nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người. Ðối tượng chính của sự miêu tả, phản ánh là con người. Nhân vật thần kỳ không phải và không thể là đối tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì truyện kể sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, cần nhớ rằng, lực lương thần kỳ cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện. 2.4. Nội dung của truyện cổ tích. - Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội : Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong toàn xã hội có giai cấp : xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm bạc),xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê).xung đột giữa dì ghẻ con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám),xung đột giữa con ruột và con nuôi (Thạch Sanh),xung đột có tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu). - Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân : Tác giả dân gian, trong cổ tích đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội có đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng. - Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân: Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa lạc quan .Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện tại đầy khổ đau , người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp ). Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Ðạo đức luôn gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng ( Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng ...). Niềm tin Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích. 3.Truyện cổ tích “Tấm Cám”. Thuộc nhóm truyện cổ tích thần kì, Tấm Cám mang những đặc trưng cơ bản của nhóm truyện này. 3.1. Đó là một loại truyện mà nhân vật trung tâm là người lao động lương thiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, lại liên tiếp bị đọa đày qua rất nhiều hoạn nạn, nhưng cuối cùng được đổi đời và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Tấm mồ côi, phải sống cảnh dì ghẻ con chồng, chết đi sống lại qua bao kiếp nhưng cuối cùng vẫn trở lại làm người, bước lên đỉnh cao của hạnh phúc. Đó là hành trình số phận quen thuộc của những nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích. Hành trình đó vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện cho những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động. 3.2. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì. Trong Tấm Cám yếu tố thần kì trước hết gắn liền với nhân vật Bụt. Mỗi lần gặp thử thách là Bụt lại xuất hiện đem đến cho Tấm rất nhiều những điều kì diệu, ở phần sau, nhân vật Bụt không xuất hiện nữa, yếu tố thần kì lúc này gắn liền với các hình thức hóa thân của Tấm. Hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị, trở lại làm người. Ở phần này, yếu tố thần kì không thay Tấm trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Nó biểu trưng cho sự bất diệt của cái Thiện. 4. Yêu cầu và nội dung giáo dục kĩ năng sống ở truyện cổ tích “Tấm Cám”. Yêu cầu : - Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng bài học. - Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cần nhất quán với mục tiêu bài học. - Giáo dục kĩ năng sống có thể và cần được tiến hành ở nhiều tình huống , nhiều thời điểm phù hợp với đối tượng, nhẹ nhàng, tự nhiên không gượng ép, cứng nhắc. - Yêu cầu về cách thức : Thông qua giáo dục môn học, qua thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, vừa giáo dục kĩ năng, vừa giáo dục nhận thức, tình cảm, tâm hồn. Nội dung : 4.1.Kỹ năng thể hiện sự tự tin Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Trong truyện Tấm Cám có một tình huống đó là khi mụ dì ghẻ treo giải thưởng là chiếc yếm đỏ để động viên, khích lê Tấm, Cám bắt được nhiều tôm tép. Có lẽ khi đưa ra tình huống này mụ dì ghẻ biết chắc rằng Cám sẽ có được chiếc yếm, mặc dù bà ta cũng biết chắc rằng con gái mình chẳng chăm chỉ gì, bởi vì người mẹ nào chẳng hiểu tính cách con gái mình ra sao. Tấm hiền lành thật thà bao nhiêu thì Cám xấu xa gian trá bấy nhiêu. Cho nên dù rong chơi cả ngày nhưng Cám vẫn có được phần thưởng chỉ nhờ một câu nói không thật thà. Trong hoàn cảnh này nếu có kỹ năng thể hiện sự tự tin, thì có lẽ Tấm sẽ không bị mắc lừa. Bởi lẽ tin vào bản thân, vào thành quả lao động của mình thì sẽ không lo sợ bất cứ điều gì. Bởi những thành quả lao động sẽ là sức nặng đánh giá sự thành công hay thất bại chứ không phải những thứ nhỏ nhặt khác. Vậy nên, khi Cám vừa ngọt ngào “ Chị Tấm ơi đầu chị bị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về dì mắng ” [4], bởi không tự tin nên sinh ra lo sợ và ngay lập tức không chút nghi ngờ Tấm đã xuống sông hụp thật sâu cho hết lấm đầu. Thế là ở trên bờ Cám chỉ nhẹ nhàng trút hết giỏ tôm tép về nhận phần thưởng chiếc yếm đỏ, trong khi đó là công sức Tấm phải lao động vất vả một ngày mới có được. Cuộc sống bình thường vốn đã rất nhiều trông gai cạm bẫy, mà Tấm lại phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt thì khả năng thể hiện sự tự tin là rất cần thiết. Nó như một rào chắn che chở cho bản thân tránh bớt được những khó khăn trắc trở, bởi nếu đối phương biết được sự tự tin của mình thì sẽ dè chừng hơn. Thế hệ học sinh ngày nay là những con người của thời đại mới thì khả năng thể hiện sự tự tin lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi cuộc sống cần có những con người năng động, sáng tạo đóng góp sức mình vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khả năng thể hiện sự tự tin chính là nền tảng cho một con người năng đông, sáng tạo. 4.2.Kĩ năng ứng phó với căng thẳng Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình hu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_truyen_co_tich_t.doc