SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động học theo nhóm cho học sinh ở bài 9 trong chương trình Tin học 10

SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động học theo nhóm cho học sinh ở bài 9 trong chương trình Tin học 10

Sự ra đời, phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT) với những thành tựu siêu việt của nó kéo theo sự xuất hiện một loại tội phạm mới trong lĩnh vực tin học, còn được gọi là “tội phạm công nghệ cao”, “tội phạm trong lĩnh vực CNTT” hay “tội phạm phi truyền thống”. Đây là một loại tội phạm vô cùng nguy hiểm vì hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở tác động tới một cá nhân, một tổ chức chính trị hay một ngành kinh tế, khoa học mà nó có khả năng gây hậu quả trực tiếp đến an ninh quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Các hệ thống máy tính, điện thoại di động thông minh, mạng máy tính, các trang web hiện nay thường xuyên bị tấn công, xâm nhập, hủy hoại, gây rối loạn, đánh cắp thông tin.Việc khắc phục hậu quả của nó để lại những tổn thất chưa thể tính hết được. Phát hiện, xử lý tội phạm này hiện nay cũng là vấn đề nan giải do tội phạm có trình độ rất cao, thủ đoạn phạm tội là những ứng dụng khoa học công nghệ tinh vi và phức tạp. Hành vi phạm tội này diễn ra trong một mơi trường phi vật chất vì thế việc tìm kiếm dấu vết, chứng cứ phạm tội và bản thân tội phạm đòi hỏi những người làm công tác điều tra phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tin học.

docx 20 trang thuychi01 8662
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động học theo nhóm cho học sinh ở bài 9 trong chương trình Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM CHO HỌC SINH Ở BÀI 9 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 10 
 Người thực hiện: Lê Văn Hùng
 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
 SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu...............................................................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................
1.2.1. Đối với giáo viên..
1.2.2. Đối với học sinh....
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiêm.....................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN....................................................................................................... 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.................................................
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề................................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................................
2.4.1. Tại nhà trường....................................................................................................................
2.4.2. Tại địa phương..................................................................................................................
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................
3.1. Kết luận..........................................................................................................................................
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................................................
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại
1
1
3
3
3
3
4
4
4
5
5
12
12
13
13
13
14
16
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Sự ra đời, phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT) với những thành tựu siêu việt của nó kéo theo sự xuất hiện một loại tội phạm mới trong lĩnh vực tin học, còn được gọi là “tội phạm công nghệ cao”, “tội phạm trong lĩnh vực CNTT” hay “tội phạm phi truyền thống”. Đây là một loại tội phạm vô cùng nguy hiểm vì hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở tác động tới một cá nhân, một tổ chức chính trị hay một ngành kinh tế, khoa học mà nó có khả năng gây hậu quả trực tiếp đến an ninh quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Các hệ thống máy tính, điện thoại di động thông minh, mạng máy tính, các trang web hiện nay thường xuyên bị tấn công, xâm nhập, hủy hoại, gây rối loạn, đánh cắp thông tin...Việc khắc phục hậu quả của nó để lại những tổn thất chưa thể tính hết được. Phát hiện, xử lý tội phạm này hiện nay cũng là vấn đề nan giải do tội phạm có trình độ rất cao, thủ đoạn phạm tội là những ứng dụng khoa học công nghệ tinh vi và phức tạp. Hành vi phạm tội này diễn ra trong một mơi trường phi vật chất vì thế việc tìm kiếm dấu vết, chứng cứ phạm tội và bản thân tội phạm đòi hỏi những người làm công tác điều tra phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tin học.
	Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên trong kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. 
	Xu thế hội nhập trong thời kỳ mới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như thách thức mới, dưới sự tác động của cơ chế thị trường việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là rất quan trọng, nhất là đối với các học sinh bậc THPT lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý và dễ gặp phải những khó khăn, thử thách trước khi bước vào cuộc sống. Trong những năm qua việc triển khai các hoạt động giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Trãi được thực hiện thường xuyên, hiệu quả như : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong các môn học, hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, chương trình khi tôi 18 cấp thành phố, cấp tỉnh... thu hút đông đảo các em nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tích cực và mang lại hiệu quả cao tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức, hành động trong học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi được các bậc phụ huynh và nhân dân thành phố. Song thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng học sinh bỏ bê học hành, giảm suốt đạo đức, lối sống, vô cảm, thờ ơ với những vấn đề mà xã hội quan tâm diễn ra ngày càng nhiều như: Điều khiển xe máy chở 2 chở 3 thậm chí chở 4 không đội mũ phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây tai nạn giao thông cho người khác, khi bị bắt sẵn sàng bỏ lại phương tiện giao thông, gây gỗ, đánh nhau hoặc thấy bạn bị đánh thì không can ngăn hoặc hô hào cổ vũ, một số học sinh nữ vì thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng, cả tin nên phải bỏ học giữa chừng để lập gia đình khi tuổi còn non nớt, số khác thì bị ruồng bỏ thiếu tự tin, mặc cảm dẫn đến có những cái chết rất thương tâm, số khác thì, nghiện facebook, game bạo lực, xa vào tệ nạn ma túy, cờ bạc, cá độdẫn đến phạm tội ngày càng đáng báo động, mặc dù không nhiều, nhưng điều này cho thấy khi đất nước hội nhập học sinh bây giờ đang thiếu kĩ năng sống rất nhiều, gần đây khi chúng tôi được các em thông báo và chia sẻ phóng sự của đài truyền hình Thanh Hóa trên mạng xã hội về hậu quả của việc theo “hội thánh đức chúa trời”, mở ra xem và chứng kiến về em L. T. L. A một học sinh cũ vừa rời ghế nhà trường và những nỗi đau của gia đình người thân của em khi con không còn tỉnh táo, không còn nhận ra gia đình mình, mẹ ôm con níu giữ trong nước mắt, gào thét và tuyệt vọng, con lạnh lùng, vô cảm giằng co với mẹ bỏ ra và lại đòi đi, chúng tôi một cảm xúc đau lòng, xót xa chùng xuống và rồi tự đặt ra cho nhau những câu hỏi: “sao lại có thể thế được chứ?”, “đây là một học sinh rất ngoan, hiền lành, học tốt lớp cô Thu năm ấy chủ nhiệm, rồi đến Thầy Hoàng chủ nhiệm sao có thể như thế được”.Thiết nghĩ việc trang bị và nâng cao kĩ năng sống không chỉ quan trọng đối với đối tượng học sinh nói riêng mà quan trọng với mọi người dân Việt Nam nói chung. Chỉ khi được trang bị kĩ năng sống một cách đầy đủ các chúng ta mới có thể đủ bản lĩnh và sức chiến đấu với chính bản thân mình, với các đối tượng xấu, thế lực thù địch lôi kéo để không phải trở thành nạn nhân, tội phạm. Để giữ gìn sự bình yên, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội và sự phát triển, hội nhập của đất nước, là giáo viên tin học, môn học được tiếp cận với những thay đổi của công nghệ, với thực trạng và trăn trở của bản thân trong việc “dạy chữ”, “dạy người” cho các thế hệ học trò tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động học theo nhóm cho học sinh ở Bài 9 trong chương trình Tin học 10” để trao đổi cùng đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Đối với giáo viên
	Ngoài hiểu biết nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp, kĩ năng tổ chức đã thực hiện cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới của môn học, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng trong nước và tình hình thế giới, lồng ghép vào các giờ học giúp các giờ dạy học của giáo viên thu hút được học sinh đam mê hơn với môn học của mình.
1.2.2. Đối với học sinh
	Giúp học sinh có kĩ năng, tích cực tham gia các hoạt động học, biết phối hợp cùng nhau, tìm hiểu, giải quyết các vấn đề với các yêu cầu, tình huống mà giáo viên đưa ra với không khí thoải mái, giúp các em có cơ hội được diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ và khả năng thuyết trình của mình trước tập thể, thầy cô, từ đó giúp các em hoàn và phát triển nhân cách tốt hơn.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 
- Sách giáo khoa, các tài tiệu tham khảo, thông tin cập nhật qua các kênh như đời sống, đài báo, ti vi và và trên internet.
 - Học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Trãi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin trong quá trình giảng dạy và học tập của học sinh tại trường THPT Nguyễn Trãi, Thành Phố Thanh Hóa.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
	Giáo dục của chúng ta đã có nhiều thay đổi từ việc “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm” với nhiều phương pháp và kĩ năng dạy học được triển khai, áp dụng đòi hỏi người thầy phải có cách thiết kế bài giảng, tổ chức hoạt động học như thế nào để người học phát huy hết khả năng tư duy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, sáng tạo, nghĩ và làm việc một cách chủ động hiệu quảđáp ứng yêu cầu của người học trong xã hội mới và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới mà chúng ta đang trên đà hội nhập, phát triển. Người thầy phải biết đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh biết tự mình tìm ra hướng giải quyết những vấn đề nãy sinh trong quá trình học tập, biết cách làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Muốn thực hiện được các mục tiêu trên không thể không có sự ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) bởi vì nhờ có CNTT người dạy, học được tiếp cận đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các bài học được sinh động, sự tương tác giúp học sinh hứng khởi, chủ động, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn. Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa tin học bậc THPT hiện nay được xuất bản từ cách đây hơn 10 năm, trong khi sự phát triển của khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ với những thay đổi chóng mặt về công nghệ. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Trãi tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học và phù hợp với xu thế tất yếu của sự thay đổi chúng ta không thể dạy-học theo nội dung chương trình SGK với phương pháp cũ mà phải có cách thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động cho phù hợp với nội dung kiến thức, phải am hiểu, cập nhật, nắm bắt các thông tin về tình hình chính trị, kinh tế của đất nước và tình tình thế giới để liên hệ, lồng ghép giáo dục thêm các kĩ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học, học sinh dễ dàng nhìn thấy nếu bản thân không tham gia các hoạt động học cùng với tổ, nhóm, lớp sẽ bị tụt lùi và tự cô lập, giáo viên dễ dàng quan sát phát hiện và có cách để giúp các em cùng tham gia các hoạt động, được thảo luận, được sắm vai tìm hiểu kiến thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và kĩ năng sống cho học sinh. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
	Do nhiều nguyên nhân tác động, thời gian ở trường, lớp nhiệm vụ chính của học sinh là tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, ngoài ra các em còn phải đối mặt với biết bao tình huống xảy ra trong cuộc sống đòi hỏi mỗi người học phải thật sự bình tĩnh, sáng suốt, có kĩ năng để giải quyết, xử lý các tình huống xảy ra. Vì những lý do trên mà các em còn chưa đáp ứng được và thực tế những năm gần đây số học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật về an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau do nghiện game bạo lực, bị lôi kéo dụ dỗ xa vào các tệ nạn xã hội, tin theo hội “thánh đức chúa trời” dẫn đến phạm tội vẫn còn diễn ra do nhận thức kém, thiếu kĩ năng sống. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Từ năm học 2014-2015 Bộ GD&ĐT triển khai công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014. V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Trường THPT Nguyễn Trãi đã triển khai và tổ chức thực hiện tốt nội dung công văn yêu cầu, ngày 29 tháng 03 năm 2017 Sở GDĐT triển khai công văn 572/HD- SGDĐT.Về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên theo tinh thần của công văn 5555, năm học 2017-2018 nhà trường đã chuyển từ đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên qua các giờ thao giảng sang đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên dựa trên “Phân tích hoạt động học” của học sinh. Với việc thay đổi này càng đòi hỏi mỗi giáo viên phải thay đổi cách soạn giáo án, thay đổi cách tổ chức các hoạt động cho phù hợp, lựa chọn các luồng thông tin tương ứng, các video có liên quan liên hệ, lồng ghép để giờ học trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh chủ động tích cực và hăng say tìm hiểu kiến thức hơn. 
	- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, thu thập thông tin về khả năng vận dụng, khả năng tư duy của học sinh trong giải quyết các tình huống của bài học, cuộc sốngmà giáo viên đưa ra.
	Cụ thể các giải pháp đã sử dụng trong Bài 9. Tin học và xã hội:
	Phần 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
	“Hiện nay, các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn”.[1] 
	Với cách khái quát này và các nội dung của phần 1 cho chúng ta thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội là như thế nào? nếu hỏi học sinh câu hỏi học sinh có thể kể ra một số ảnh hưởng tích cực của tin học đến các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ chưa nghĩ và chỉ ra được những tác hại của việc lạm dụng, sử dụng tin học với mục đích xấu. Đây là nội dung kiến thức rất rộng, vì vậy để tránh việc hiểu chung chung của học sinh cần giúp học sinh hiểu, thấy rõ các thành tựu của tin học đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng xấu của việc sử dụng sai mục đích của tin học đối với xã hội, qua đó giúp học sinh nhận thức rõ hơn về sự ảnh hưởng của tin học và có kĩ năng sử dụng tin học với mục đích đúng đắn, hiệu quả tránh xa vào các tệ nạn xã hội. 
Ghi chú: 
- Ở mục 2.3: Đoạn in nghiêng [1] tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1.
	Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm suy nghĩ, tìm hiểu, thảo luận và trả lời vào máy tính xách tay (hoặc bảng phụ) yêu cầu sau:
Hãy chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng xấu của việc áp dụng tin học đối với xã hội?
	Giáo viên gợi ý để các nhóm thảo luận cần:
- Chỉ ra được các lĩnh vực cụ thể của: khoa học – kỹ thuật, giáo dục, chính trị-xã hội, giải trí...mà tin học được áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
- Chỉ ra được tác hại của việc lạm dụng tin học vào các mục đích xấu
Học sinh: 
Sau khi được giáo viên gợi ý học sinh suy nghĩ, liên hệ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội mà tin học ảnh hưởng và thảo luận làm việc theo nhóm
	Giáo viên: 
- Thu sản phẩm của 4 nhóm, cho các nhóm, quan sát, nhận xét, bổ sung để hoàn thành nội dung yêu cầu
- Qua quá trình quan sát các nhóm làm việc nhận thấy:
Ưu điểm:
	+. Các nhóm làm việc rất tích cực từ việc bố trí vị trí chỗ ngồi, phân công công việc cho từng thành viên.
+. Tinh thần hợp tác, sự tương tác của các thành viên sôi nổi.
Nhược điểm: 
+. Ít chỉ ra được số lĩnh vực cụ thể tin học được áp dụng để làm gì? còn chỉ ra chung chung.
+. Chưa thẳng thắn đối mặt chỉ ra mặt trái ảnh hưởng của tin học vì sợ một số bạn trong nhóm đang mắc phải tự ái nên né tránh...
	- Tiến hành nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi nhóm, bổ sung hoàn thiện khắc sâu kiến thức cho học sinh. Đặc biệt chỉ ra các mặt trái của tin học mà các em dễ mắc phải như: Nghiện facebook, game online bạo lực liên minh huyền thoại, đột kích, đánh bạc qua mạng, cá độ bóng đá dẫn đến trộm cắp, cướp giật...chỉ ra đây là một số tệ nạn xã hội bạo lực, làm suy thoái đạo đức, lối sống mất trật tự, an ninh xã hội.
	Giáo viên: Cho các em xem một số hình ảnh, video, về tác hại của những mặt trái trên và hậu quả nếu lạm dụng nó: 
	Một số hình ảnh bạo lực học đường không chỉ riêng học sinh nam mà cả học sinh nữ:
Ghi chú: 
- Hình ảnh tác giả lấy từ TLTK số 5 tại địa chỉ giaoduc.net.vn
	https://www.youtube.com/watch?v=ZGitb_ujf1s
	https://www.youtube.com/watch?v=33osv4ATHfk
	Các video này đã nói lên tất cả những đặc điểm, hệ lụy của việc lạm dụng facebook để nói xấu bạn trai, gái..., nghiện game online bạo lực đến tất cả các đối tượng nhất là lứa tuổi học sinh THPT những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ đó giáo dục học sinh vai trò trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, bạn bè và sự phát triển của đất nước nếu chưa thì để biết mà tránh xa. Nếu là các đối tượng đã đang từng như trong hình ảnh, video minh họa thì vì tương lai của bản thân khi đang còn tỉnh táo, nếu không muốn có kết cục như vậy thì cần nhận thức lại mình, có biện pháp hạn chế chơi hoặc chỉ dùng để giải trí nhanh.
Ghi chú: 
- Hình ảnh tác giả lấy từ TLTK số 5 tại địa chỉ giaoduc.net.vn
- Các phần in nghiêng là các video tác giả lấy từ TLTK số 5 
Phần 2. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
	Trong xã hội tin học hóa, các hoạt động của xã hội dựa trên các dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống tin học có quy mô toàn thế giới. Sống trong xã hội như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chungg của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội.[1] 
	Đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập và phát triển, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên, con người được tiếp cận với các luồng thông tin, văn hóa trên toàn cầu. Nhưng không vì thế mà chúng ta lợi dụng để truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tuyên truyền mê tín dị đoan, văn hóa phẩm đồi trụy, lôi kéo, kích động, chống phá chế độ nhà nước ta và và các nước trên thế giới. Các hành động này đều là phạm pháp.
	GV có thể cho học sinh xem một số hình ảnh, video qua các đường link: 
	https://padlet.com/leeminhoquynh/x2ao1ojs54lg
	https://www.youtube.com/watch?v=9YC278J2nsg
	https://www.youtube.com/watch?v=Rk2NUWVgSCQ
	https://www.youtube.com/watch?v=pf1Jjie9H3o. [2]
	Qua theo dõi giúp các em rút ra được bài học cho bản thân, gia đình, bạn bè đó là các đối tượng xấu thường lợi dụng sự mất cảnh giác, sự cả tin và sự quản lý thiếu chặt chẽ của pháp luật để chiếm đoạt, truyền bá, lôi kéo người dân, học sinh theo hội thánh đức chúa trời như qua video phóng sự của đài truyền hình Thanh Hóa về em L. T. L. A một học sinh cũ của nhà trường những hình ảnh làm thức tỉnh trái tim, trách nhiệm của các em trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi dẫn đến vi phạm của bản thân, bạn bè, người thân...
Ghi chú: 
- Phần in nghiêng [1] tác giả lấy từ TLTK số 1
- Các phần in nghiêng [2] là các video tác giả lấy từ TLTK số 5 
Từ đó GV chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận với yêu cầu: Các loại các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tin học? cho ví dụ cụ thể?
	Đây là một câu hỏi tương đối khó đối với những em ít quan tâm có thể vì 
quan niệm đây là lĩnh vực của thầy cô, người lớn còn mình thì không quan tâm cập nhật nên sẽ khó trả lời nếu hỏi độc lập. Nhưng khi xem các video và được giao nhiệm vụ có tính chất hoạt động tập thể và thi đua với nhóm các bạn khác có chung nhiệm vụ, sẽ có nhiều ý kiến được các em đưa ra, sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm giúp các em có sự tự tin, giải quyết vấn đề nhẹ nhàng hơn, kiến thức được khắc sâu hơn
	Với nội dung này mặc dù chưa học đến chương IV. Mạng máy tính và internet nhưng qua thực tế sử dụng internet và cập nhật thông tin học sinh có thể trao đổi thảo luận và đưa ra một số tội phạm trong tin học như: 
	- Phát tán phần mềm, virus gây hại lây lan qua mail, facebook...
	- Cản trở hoặc gây rồi loạn cho mạng (máy tính/internet): Cắt hoặc làm hỏng cáp mạng
	- Sử dụng hoặc phát tán thông tin trái phép: Gửi, like tuyê

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_ki_nang_song_thong_qua_to_chuc_hoat_dong_hoc_t.docx