SKKN Vận dụng bài tập thực hành thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin – Tin học 10 để giới thiệu về vị danh nhân Cầm Bá Thước

SKKN Vận dụng bài tập thực hành thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin – Tin học 10 để giới thiệu về vị danh nhân Cầm Bá Thước

Giáo dục không chỉ là nhồi nhét tri thức hàn lâm cho học sinh. Ngoài những kiến thức sách vở, học sinh cũng cần phải có nhiều kĩ năng sống, có nhiều hiểu biết xã hội. Trong những hiểu biết đó, hiểu biết về vùng đất, con người nơi mình sinh sống cũng rất quan trọng đối với mỗi học sinh.

Huyện Thường Xuân là đơn vị địa lí đã tồn tại lâu đời cùng chiều dài lịch sử đất nước với nhiều tên gọi khác nhau. Nơi đây đã sinh ra vị danh nhân Cầm Bá Thước. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã chiêu mộ binh lính thực hiện cuộc khởi nghĩa Cầm Bá Thước trên đất Thường Xuân (1884-1895) gây nhiều tổn thất lớn cho quân Pháp. [1]

Ngôi trường THPT tôi đang công tác vinh dự được mang tên danh nhân Cầm Bá Thước theo Quyết định số 2178/TC-UBTH của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 30/10/1995. [2]

Qua quá trình công tác 10 năm tại trường, tôi nhận thấy học sinh các khóa phần lớn rất ít biết đến vị danh nhân mà trường mình vinh dự được mang tên. Các em không biết ông là ai? Ông ở đâu, sốngvào thời kì nào? Ông đã cống hiến gì cho đất nước? Cũng chưa thấy em học sinh nào thắc mắc vì sao trường ta tên là trường THPT Cầm Bá Thước.

Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ phương pháp lồng ghép hiểu biết về vị danh nhân Cầm Bá Thước vào tiết học sao cho phù hợp. Đây là lí do tôi chọn đề tài “Vận dụng bài tập thực hành thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin – tin học 10 để giới thiệu về vị danh nhân Cầm Bá Thước”

 

docx 17 trang thuychi01 5784
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng bài tập thực hành thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin – Tin học 10 để giới thiệu về vị danh nhân Cầm Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục không chỉ là nhồi nhét tri thức hàn lâm cho học sinh. Ngoài những kiến thức sách vở, học sinh cũng cần phải có nhiều kĩ năng sống, có nhiều hiểu biết xã hội. Trong những hiểu biết đó, hiểu biết về vùng đất, con người nơi mình sinh sống cũng rất quan trọng đối với mỗi học sinh.
Huyện Thường Xuân là đơn vị địa lí đã tồn tại lâu đời cùng chiều dài lịch sử đất nước với nhiều tên gọi khác nhau. Nơi đây đã sinh ra vị danh nhân Cầm Bá Thước. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã chiêu mộ binh lính thực hiện cuộc khởi nghĩa Cầm Bá Thước trên đất Thường Xuân (1884-1895) gây nhiều tổn thất lớn cho quân Pháp. [1]
Ngôi trường THPT tôi đang công tác vinh dự được mang tên danh nhân Cầm Bá Thước theo Quyết định số 2178/TC-UBTH của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 30/10/1995. [2]
Qua quá trình công tác 10 năm tại trường, tôi nhận thấy học sinh các khóa phần lớn rất ít biết đến vị danh nhân mà trường mình vinh dự được mang tên. Các em không biết ông là ai? Ông ở đâu, sốngvào thời kì nào? Ông đã cống hiến gì cho đất nước? Cũng chưa thấy em học sinh nào thắc mắc vì sao trường ta tên là trường THPT Cầm Bá Thước.
Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ phương pháp lồng ghép hiểu biết về vị danh nhân Cầm Bá Thước vào tiết học sao cho phù hợp. Đây là lí do tôi chọn đề tài “Vận dụng bài tập thực hành thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin – tin học 10 để giới thiệu về vị danh nhân Cầm Bá Thước”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích các hoạt động dạy – học trong BTTH 11: thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin để tìm hoạt động phù hợp lồng ghép những hiểu biết về vị danh nhân Cầm Bá Thước.
- Phân tích những nội dung hướng dẫn không còn phù hợp với thực tế trong BTTH 11: thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin. Tìm kiếm, chọn lọc và thay thế bằng nội dung phù hợp, liên quan tới vị anh hùng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10B1 (45 học sinh) và 10A4 (40 học sinh) của trường THPT Cầm Bá Thước trong năm học 2018-2019. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng lý thuyết. 
- Phương pháp khảo sát, điều tra, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm những hình thức, nội dung hướng dẫn thích hợp phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Mục tiêu phát triển con người Việt Nam: Con người Việt Nam phát triển toàn diện về “nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”; có “hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc”; vừa biết “Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn”[3].Mỗi học sinh là công dân tương lai của đất nước, có nhiều hiểu biết về lịch sử, văn hóa quê hương sẽ bồi đắp cho các em lòng tự hào dân tộc, biết trân trọng lich sử, thêm yêu quê hương đất nước.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Tôi tiến hành khảo sát nhanh trên 2 lớp 10B1 và 10A4 sau tiết thi học kì 2 môn tin học theo phiếu khảo sát sau:
Tổ: Lí – Tin – Công nghệ	PHIẾU KHẢO SÁT
Nhóm: Tin học	Hiểu biết về vị danh nhân Cầm Bá Thước
Họ và tên: ............................... lớp 10 .....
Chú ý: Học sinh có câu trả lời thì ghi nội dung vào mục Nội dung câu trả lời, nếu không có câu trả lời thì ghi “Em không biết”. 
 Phần Bổ sung và phần Bài viết ngắn về tiểu sử danh nhân Cầm Bá Thướchọc sinh chưa làm. Ở tiết sau, khi nào giáo viên yêu cầu mới viết.
 Làm xong phiếu nhớ nộp lại cho giáo viên.
STT
Nội dung câu hỏi
Nội dung câu trả lời
Bổ sung
1
Em có biết danh nhân Cầm Bá Thước là ai không?
2
Quê hương ông thuộc xã nào của Thường Xuân ngày nay?
3
Ông sống ở thời kì nào?
4
Ông đã có công lao gì đối với đất nước?
5
Người dân Thường Xuân đã lập đền thờ ông, em có biết đền thờ đó tên là gì? Nằm ở xã nào của huyện ta không?
6
Hãy kể tên các địa điểm vinh dự mang tên ông ở huyện Thường Xuân mà em biết?
.
Bài viết ngắn về tiểu sử và cảm nghĩ của cá nhân em về vị danh nhân Cầm Bá Thước:
Sau khi thu lại phiếu và kiểm tra, kết quả khảo sát cho thấy:
Câu số 1 các em chỉ biết tên ông nhưng không biết ông là ai.
Câu số 2, 3, 4 đa số các em không biết.
Câu số 5 có một số học sinh biết.
Câu số 6 tất cả các em trả lời được trường THPT Cầm Bá Thước nơi các em đang học, một số em trả lời thêm được có đường Cầm Bá Thước ở thị trấn Thường Xuân.
Cụ thể tôi thống kê trong bảng sau:
(SL: Số lượng học sinh)
Kết quả học sinh trả lời phiếu khảo sát ở lớp 10B1 (45 học sinh)
Câu
Không biết
Chưa đầy đủ nội dung
Đầy đủ nội dung
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
1
32
71,1
13
28,9
0
0,0
2
43
95,6
1
2,2
1
2,2
3
44
97,8
1
2,2
0
0,0
4
45
100
0
0,0
0
0,0
5
29
64,4
14
31,1
2
4,4
6
0
0,0
45
100
0
0,0
Kết quả học sinh trả lời phiếu khảo sát ở lớp 10A4 (40 học sinh)
Câu
Không biết
Chưa đầy đủ nội dung
Đầy đủ nội dung
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
1
35
87,5
5
12,5
0
0,0
2
38
95,0
2
5,0
0
0,0
3
40
100
0
71,1
0
0,0
4
40
100
0
0,0
0
0,0
5
34
85,0
5
0,0
1
2,5
6
0
0,0
40
12,5
0
0,0
Hình ảnh một số phiếu khảo sát:
Từ thực trạng trên đặt ra vấn đề: làm thế nào để học sinh có hiểu biết về vị danh nhân Cầm Bá Thước của đất Thường Xuân. Vị anh hùng ngôi trường các em đang học vinh dự được mang tên. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
BTTH11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin gồm 2 tiết (tiết 69 và tiết 70). Do việc tìm kiếm thông tin trên Internet học sinh đã khá thành thạo, nên ở tiết 69 tôi nhắc lại cho học sinh về khái niệm “khóa” và hướng dẫn học sinh tạo hộp thư điện tử, gửi, nhận thư (G-mail) qua nhà cung cấp Google.
Tôi thực hiện nội dung SKKN ở tiết 70.
2.3.1. Chuẩn bị:
Trước BTTH 11, tôi đã lập 1 hộp thư điện tử để cùng thực hành gửi, nhận thư với học sinh các lớp 10. Cụ thể, hộp thư điện tử tôi dùng để trao đổi với học sinh là: lanhtt.thptcbt@gmail.com
Cuối tiết 69, tôi trả lại phiếu khảo sát cho học sinh 2 lớp 10B1 và 10A4. Yêu cầu các em về nhà vận dụng kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin và điền phần trả lời còn thiếu vào phiếu khảo sát. Và làm phần Bài viết ngắn về tiểu sử danh nhân Cầm Bá Thước trong phiếu khảo sát. Kết quả tìm hiểu về ông, sử dụng Microsoft Word soạn thảo lại và gửi về E-mail giáo viên. Nhắc nhở học sinh nhớ mang phiếu khảo sát đi học tiết sau.
Học sinh trao đổi bài học qua E-Mail với giáo viên
2.3.2. Tổ chức cho học sinh thuyết trình tại lớp về danh nhân Cầm Bá Thước:
Tôi tổ chức như sau:
Chia lớp thành 4 nhóm theo vị trí ngồi của học sinh trên phòng thực hành. Các nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.
Yêu cầu: Các em trao đổi với nhau về những hiểu biết tìm thấy được về danh nhân Cầm Bá Thước, hệ thống lại những hiểu biết đó trên giấy, trên tệp văn bản và cử đại diện nhóm, sử dụng tệp văn bản đã hệ thống lên trình bày. 
Học sinh thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày
Sơ lược về danh nhân Cầm Bá Thước
Cầm Bá Thước (1858-1895), tên Thái: Lò Cắm Pán, là một trong những thủ lĩnh người người dân tộc Thái hưởng ứng phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa (Việt Nam) vào cuối thế kỷ 19.
Cầm Bá Thước sinh tại bản Lùm Nưa, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá), trong một gia đình lang đạo nhiều đời. Cha ông là Cầm Bá Tiêu từng được triều vua Tự Đức phong chức Quản cơ.
Năm lên 8 tuổi, cha ông mời thầy về nhà dạy chữ Hán cho ông. Nhờ ông học giỏi và có quan hệ tốt với các quan lại người Việt đang trấn nhậm tại quê ông, nên khi trưởng thành, ông được thay cha trở thành thổ ty và được triều đình nhà Nguyễn phong chức Bang tá.
Danh nhân lịch sử Cầm Bá Thước
Một phần văn bản học sinh nhóm 1 lớp 10B1 trình bày
Sau khi học sinh trình bày xong, tôi nhận xét đánh giá và chiếu cho các em xem phần mô tả tóm tắt về phong trào Cần Vương do Cầm Bá Thước lãnh đạo tại Thường Xuân – Lang Chánh được viết trong “Địa chí huyện Thường Xuân” do Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Thường Xuân xuất bản năm 2018.
Sách địa chí huyện Thường Xuân dành 13 trang để giới thiệu về danh nhân Cầm Bá Thước và công lao của ông
2.3.3. Tổ chức cho học sinh thuyết trình ngắn tại lớp về các hình thức thể hiện lòng biết ơn của nhân dân Thường Xuân đối với danh nhân Cầm Bá Thước, định hướng lòng biết ơn đối với các bậc cha ông đi trước :
- Tôi tiếp tục cho các nhóm thảo luận, tìm kiếm nhanh trên Internet về các hình thức nhân dân Thường Xuân thể hiện lòng biết ơn ông. Nếu học sinh có phát hiện mới thì thông báo ngay trên lớp và gửi E-Mail cho giáo viên.
Làm rõ: Lòng biết ơn đối với danh nhân không chỉ là lập đền thờ hương khói quanh năm, không chỉ là ghi nhận trong sử sách, không chỉ là lấy tên để đặt tên cho các địa danh mà còn là ở thái độ cung kính, tôn trọng khi nhắc tới danh nhân đó. Còn ở việc cố gắng học tập tốt, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, nhân ái. Đấy mới thể hiện lòng biết ơn sâu sắc nhất.
- Sau đó, tôi yêu cầu học sinh bổ sung hiểu biết vào phiếu khảo sát những thông tin vừa tìm hiểu thêm được.
Học sinh 10A4 tìm kiếm thông tin về các địa điểm thể hiện lòng biết ơn đối với danh nhân Cầm Bá Thước
Các em không chỉ tìm thấy các địa điểm thờ cúng danh nhân Cầm Bá Thước, các địa điểm mang tên danh nhân trong huyện và còn tìm thấy 1 số địa điểm của tỉnh mang tên ông:
Đường Cầm Bá Thước ở Thị trấn Thường Xuân
Chùa Cửa Đạt thờ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng ngàn
Trang Web trường THPT Cầm Bá Thước
Đường Cầm Bá Thước phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa
Phần lớn các em chưa tìm được thông tin sau: Sau khi tổng khởi nghĩa năm 1945 thành công, để ghi nhớ công lao của danh nhân Cầm Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đổi tên châu Tân Hóa lúc bấy giờ thành huyện Bá Thước. Tôi giới thiệu đến học sinh huyện Bá Thước qua một số hình ảnh.
Vị trí huyện Bá Thước trong bản đồ Thanh Hóa
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc huyện Bá Thước
Tôi giới thiệu một số văn bản ghi nhận công lao của ông:
2.3.4. Tổ chức cho học sinh chia sẻ thông tin về các địa điểm ghi nhớ công ơn danh nhân Cầm Bá Thước trên mạng xã hội Facebook:
Hình ảnh học sinh chia sẻ và gửi về hộp thư điện tử giáo viên. Do thời lượng tiết học, một số học sinh chia sẻ tại lớp trên máy tính, còn một số em sử dụng điện thoại thông minh chia sẻ khi về nhà.
Học sinh gửi ảnh chụp việc chia sẻ trên facebook đến E-mail giáo viên
Một số bài học sinh chia sẻ trên Facebook cá nhân (Thu Hằng, Ngọc Toàn 10B1; Khánh Ly,Việt Hưng 10A4 )
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình tìm kiếm thông tin, gửi thư điện tử có đính kèm tệp trao đổi bài học với giáo viên, sao chép các liên kết để chia sẻ thông tin, đa số học sinh đã thành thạo các thao tác cần đạt ở BTTH 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin.
Do được sử dụng các ứng dụng của Internet trong việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin có chủ đích, các em học sinh đã có nhiều hiểu biết hơn về vị danh nhân Cầm Bá Thước, người con của núi rừng Thường Xuân, vị danh nhân trường các em đang học vinh dự được mang tên.
Kết quả thu được ở phiếu khảo sát sau khi cho học sinh bổ sung có thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, phần viết cảm nghĩ của em có chiều sâu cảm xúc. Như bài viết của em Trần Thị Hường lớp 10B1 sau:
Cụ thể kết quả thu được so với trước khi học tiết 70 BTTH 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin được thống kê trong bảng sau:
(SL: Số lượng học sinh)
Kết quả học sinh trả lời phiếu khảo sát ở lớp 10B1 (45 học sinh)
Câu
Không biết
Chưa đầy đủ nội dung
Đầy đủ nội dung
Trước bài học
Sau bài học
Trước bài học
Sau bài học
Trước bài học
Sau bài học
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
1
32
71,1
0
0,0
13
28,9
1
2,2
0
0,0
44
97,8
2
43
95,6
0
0,0
1
2,2
0
0,0
1
2,2
45
100
3
44
97,8
0
0,0
1
2,2
0
0,0
0
0,0
45
100
4
45
100
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
45
100
5
29
64,4
0
0,0
14
31,1
0
0,0
2
4,4
45
100
6
0
0,0
0
0,0
45
100
0
0,0
0
0,0
45
100
Kết quả học sinh trả lời phiếu khảo sát ở lớp 10A4 (40 học sinh)
Câu
Không biết
Chưa đầy đủ nội dung
Đầy đủ nội dung
Trước bài học
Sau bài học
Trước bài học
Sau bài học
Trước bài học
Sau bài học
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
1
35
87,5
0
0,0
5
12,5
3
7,5
0
0,0
37
92,5
2
38
95,0
0
0,0
2
5,0
0
0,0
0
0,0
40
100
3
40
100
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
40
100
4
40
100
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
40
100
5
34
85,0
0
0,0
5
12,5
0
0,0
1
2,5
40
100
6
0
0,0
0
0,0
40
100
4
10,0
0
0,0
36
90
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Những kết quả đạt được:
- Học sinh rèn luyện thành thạo các kĩ năng tạo, gửi, nhận thư điện tử, kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Qua bài học này học sinh đã biết được một danh nhân của quê hương Thường Xuân, biết được một phần lịch sử huyện nhà. Biết được ngôi trường mình đang học vinh dự được mang tên vị danh nhân Cầm Bá Thước.
- Học sinh biết thêm về ngôi đền thiêng Cửa Đặt ở đầu nguồn sông Chu thờ danh nhân Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng ngàn.
- Học sinh biết UBND huyện đã ghi nhận công lao của ông trong sách “Địa chí Thường Xuân” và thể hiện lòng biết ơn danh nhân Cầm Bá Thước bằng cách lấy tên ông đặt tên cho con đường lớn hướng từ Thị trấn Thường Xuân lên chùa Cửa Đạt.
- Học sinh biết ngoài những cách thể hiện lòng biết ơn đó, còn có cách thể hiện là luôn tôn kính, trân trọng lịch sử. Luôn cố gắng học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức xây dựng quê hương, đất nước.
Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
- Thời lượng trong 1 tiết học không đủ để học sinh tìm hiểu chi tiết về quá trình kháng chiến của Cầm Bá Thước.
- Nhiều học sinh năng lực tự học, tự tìm hiểu còn kém. Một số học sinh không có máy tính nối mạng ở nhà hoặc điện thoại thông minh không tự tìm hiểu bài ở nhà được.
- Số lượng máy tính trên phòng thực hành hạn chế nên các em phải thay nhau tìm kiếm và chia sẻ thông tin.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên: Việc áp dụng nội dung bài học để giới thiệu cho học sinh về lịch sử nơi các em đang sinh sống sẽ giúp các em nhiều hứng thú trong học tập và tăng thêm hiểu biết xã hội cho các em. Giúp các em thêm hiểu thêm yêu quê hương mình.
Đối với nhà trường: Với những ngôi trường mang tên danh nhân, nhà trường nên có hoạt động giúp học sinh lớp 10 mới vào trường tìm hiểu về lịch sử nhà trường, về vị danh nhân mà nhà trường vinh dự được mang tên.
Đối với các cấp quản lí giáo dục: tạo điều kiện về cơ sở vật chất phòng thực hành tin học để học sinh không phải dùng chung máy trong giờ thực hành.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng giám khảo và các đồng nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thực tế trong việc nâng cao hiểu biết xã hội cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Trịnh Thị Lành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Địa chí Thường Xuân, Huyện ủy – HĐND – UBND Thường Xuân biên soạn, xuất bản năm 2018.
[2]. Kỉ yếu: Trường THPT Cầm Bá Thước – 50 năm xây dựng và phát triển, trưởng ban biên soạn Bí thư Đảng bộ - Hiệu trưởng Ngyễn Tài Hiệp, xuất bản năm 2015.
[3]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016
[4]. Thông tin trên Internet
https://www.google.com.vn
https://bathuoc.thanhhoa.gov.vn
https://thuongxuan.thanhhoa.gov.vn
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:	Trịnh Thị Lành
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Cầm Bá Thước
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Gợi động cơ mở đầu trong việc giảng dạy chương trình con
Cấp Sở
C
2009 - 2010
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_bai_tap_thuc_hanh_thu_dien_tu_va_may_tim_kiem.docx
  • docBia SKKN.doc
  • docxmục lục.docx