SKKN Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát

SKKN Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát

M. Gorki từng nói “văn học là nhân học”. Giá trị giáo dục con người từ môn Văn là rất lớn. Mỗi tác phẩm văn học đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ nhận thức đúng đắn về cuộc sống.

Tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống thông qua các hình tượng nghệ thuật. Vì thế, nó sinh động và hấp dẫn hơn so với các môn học khác. Nó giúp người đọc nhận thức, lý giải hiện thực cuộc sống quanh mình, hiểu những vấn đề muôn thuở của con người, hiểu chính mình và cả những vấn đề phức tạp của đời sống hiện đại, qua đó giáo dục con người hướng tới chân-thiện - mĩ. Tuy nhiên, hiện nay, đa số giờ dạy Văn trong trường phổ thông chưa phát huy được hết vai trò của nó. Học sinh chưa thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm và trước tài năng của nhà văn. Các em ít có chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Từ đó dẫn đến kiến thức xã hội của các em non kém, kĩ năng sống thiếu hụt, sống thờ ơ, vô cảm với mọi vấn đề của đời sống xã hội quanh mình, thiếu ý thức cộng đồng.

Tác phẩm văn học vốn là những minh hoạ đơn giản cho những gì diễn ra ngoài cuộc đời. Nhưng qua thực tế lên lớp và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc giảng dạy môn Ngữ văn còn nhiều cứng nhắc, bất cập. Giáo viên lên lớp chỉ lo dạy kiến thức để kịp chương trình mà quên đi giáo dục nhận thức đời sống thực tiễn cho các em. Những liên hệ thực tế của giáo viên trở nên khiên cưỡng, thiếu sinh động. Giờ văn trở thành giờ đạo đức giáo điều mà trong khi nhận thức về đời sống xung quanh của học sinh Mường Lát còn rất hạn chế. Bởi thế, Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua tác phẩm văn học là một phương pháp dạy học tích cực vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương đáp ứng yêu cầu của kì thi THPT Quốc gia 2017 vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, giúp học sinh nhận thấy sâu sắc hơn giá trị của môn Văn trong xã hội hiện nay.

 

doc 23 trang thuychi01 8951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD&ĐT ĐÁNH GIÁ ĐẠT LOẠI C TRỞ LÊN
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài.
M. Gorki từng nói “văn học là nhân học”. Giá trị giáo dục con người từ môn Văn là rất lớn. Mỗi tác phẩm văn học đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ nhận thức đúng đắn về cuộc sống. 
Tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống thông qua các hình tượng nghệ thuật. Vì thế, nó sinh động và hấp dẫn hơn so với các môn học khác. Nó giúp người đọc nhận thức, lý giải hiện thực cuộc sống quanh mình, hiểu những vấn đề muôn thuở của con người, hiểu chính mình và cả những vấn đề phức tạp của đời sống hiện đại, qua đó giáo dục con người hướng tới chân-thiện - mĩ. Tuy nhiên, hiện nay, đa số giờ dạy Văn trong trường phổ thông chưa phát huy được hết vai trò của nó. Học sinh chưa thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm và trước tài năng của nhà văn. Các em ít có chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Từ đó dẫn đến kiến thức xã hội của các em non kém, kĩ năng sống thiếu hụt, sống thờ ơ, vô cảm với mọi vấn đề của đời sống xã hội quanh mình, thiếu ý thức cộng đồng. 
Tác phẩm văn học vốn là những minh hoạ đơn giản cho những gì diễn ra ngoài cuộc đời. Nhưng qua thực tế lên lớp và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc giảng dạy môn Ngữ văn còn nhiều cứng nhắc, bất cập. Giáo viên lên lớp chỉ lo dạy kiến thức để kịp chương trình mà quên đi giáo dục nhận thức đời sống thực tiễn cho các em. Những liên hệ thực tế của giáo viên trở nên khiên cưỡng, thiếu sinh động. Giờ văn trở thành giờ đạo đức giáo điều mà trong khi nhận thức về đời sống xung quanh của học sinh Mường Lát còn rất hạn chế. Bởi thế, Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua tác phẩm văn học là một phương pháp dạy học tích cực vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương đáp ứng yêu cầu của kì thi THPT Quốc gia 2017 vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, giúp học sinh nhận thấy sâu sắc hơn giá trị của môn Văn trong xã hội hiện nay. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp dạy học tích cực một số tác phẩm Văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 vừa nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu là một số tác phẩm Văn học Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản, cụ thể: Tây Tiến - Quang Dũng, Đoạn trích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
	Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lý luận.
 2.1.1. Phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực [Nguồn ].
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục - đào tạo ở bậc THPT; đặc biệt theo tinh thần Nghị quyết TW 4 khóa 12 đào tạo những học sinh trở thành con người có năng lực, năng động, sáng tạo, tiếp thu được những tri thức, công nghệ hiện đại vận dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cần phải thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Qua thực tiễn dạy học Văn, tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo kiểu đọc - chép đã không còn tạo hứng thú cho học sinh bởi người học rơi vào lối học thụ động - 1 chiều vì thế cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho các em. Dạy học văn gắn với cuộc sống qua đó giáo dục học sinh nhận thức về đời sống thực tiễn. Đây có thể xem là phương pháp dạy học trực quan sinh động, lồng ghép, gắn lí luận với thực tiễn giúp các em nhận thức sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm văn học. Thực chất mục đích của phương pháp dạy học này là giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh trước khi bước ra cuộc sống bên ngoài.
 2.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.
Đời sống ở đây có thể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh, rộng hơn thực tiễn là những gì xảy ra xung quanh các em [Nguồn ]. Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua các tác phẩm văn học tức là từ cuộc sống con người trong tác phẩm làm cho học sinh hiểu rõ con người và thực tế bên ngoài, trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới; từ góc nhìn nhỏ soi chiếu vào cuộc đời lớn. Đồng thời, người học có thể vận dụng những hiểu biết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải đời sống trong tác phẩm văn học nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thực tiễn. Từ đó, các em có thể hiểu nhân vật, hiểu con người và hiểu chính mình để hình thành kĩ năng sống trong cộng đồng.
Từ bao đời nay, văn học và đời sống luôn có mối quan hệ hữu cơ gắn kết không thể tách rời như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Cuộc đời chính là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” [Nguồn https://giasunhanvan.com]. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ để thể hiện với chức năng phản ánh và tái tạo cuộc sống trên quan điểm thẩm mĩ qua lăng kính mang tính chủ quan của tác giả. 
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua từ ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại là chất liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát cho văn học bởi văn học thực chất là “chuyện đời” (Tố Hữu).
Văn học phản ánh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nhà văn khi sáng tác phải xây dựng những hình tượng điển hình để khái quát bản chất của hiện thực, phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống. Vì vậy, khi dạy học văn chúng ta nên “đưa văn về với đời, gắn lý luận với thực tiễn đời sống” để học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm [Nguồn ].
 2.1.3. Tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong việc giáo dục học sinh nhận thức hiện thực đời sống.
Giáo dục học sinh nhận thức hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn học không phải là một phương pháp mới mẻ. Ngay từ đợt cải cách chương trình sách giáo khoa lần thứ hai của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào năm 1956 thì quan niệm “Dạy học văn gắn với đời sống” là quan niệm cơ bản chi phối hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông. Đây là một phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay.
Văn học có thể mang tới cho người đọc nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Những tác phẩm như Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa,  mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong phú về cuộc sống trên đất nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội ; lại có tác phẩm đẫn người đọc tới những miền đất xa lạ nào đó trên thế giới (Ông già và biển cả, Số phận con người, Thuốc, ). Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều nhân vật khác nhau được thể hiện trong các tác phẩm, văn học giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (Đâu là mục đích, đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh). Đồng thời chính từ cuộc đời của nhân vật, mỗi người đọc có thể “soi” mình vào trong đó để hiểu chính bản thân mình hơn với. Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang lại cho mỗi người. Như vậy, văn học vừa có vai trò giáo dục nhận thức vừa giúp con người tự nhận thức [2; Tr185].
Thông qua việc giảng dạy các tác phẩm văn học gắn liền với đời sống thực tiễn giúp học sinh có hứng thú với môn Văn đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể của thực tiễn đời sống hàng ngày. Người dạy chú trọng khai thác kinh nghiệm vốn có của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát triển khả năng tự khám phá, tự trải nghiệm, tạo điều kiện cho các em thích ứng, hòa nhập với cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những vấn đề có tính thời sự xã hội. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn khoa học cung cấp kiến thức cơ bản ở trường THPT. Tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Đa số học sinh THPT tỏ ra không có hứng thú với những giờ học Văn trong nhà trường, mà thường xác định là chỉ cần học để đối phó với các kì thi. Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Mặt khác, những năm gần đây, giáo dục kĩ năng sống cũng đã được lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên chưa thực hiện nhiều. Là giáo viên dạy văn với kinh nghiệm đứng lớp gần 10 năm, tôi nhận thấy hiện nay giờ dạy văn vẫn còn khá nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục kĩ năng sống từ tác phẩm văn học giúp người học nhận thấy sự gần gũi và giá trị từ các tác phẩm văn học. 
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận thức của học sinh về vấn đề học tập, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử Trong đó còn có một nguyên nhân khác là phần lớn giờ dạy Văn trong nhà trường chưa thực sự tạo được sức cuốn hút, nếu không muốn nói đa phần là nhàm chán, đơn điệu và cứng nhắc đối với học sinh. Từ thực tế giảng dạy của bản thân và một số tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy các giờ dạy văn dường như đã được rập khuôn, giáo viên lên lớp là phải thực hiện đầy đủ các bước: Từ việc kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới, thiếu một bước xem như tiết học không thành công. Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy. Nhưng nó lại làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người học. Nếu cứ dạy tác phẩm văn học bình thường như lâu nay chúng ta vẫn làm thì học sinh sẽ thấy nhàm chán vì tiết dạy còn “nặng” về lí thuyết.
Trường THPT Mường Lát đóng trên địa bàn huyện Mường Lát - một huyện vùng cao xa xôi thuộc phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng đầu vào thấp. Học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng nói và viết tiếng Việt còn chưa sỏi, các em ít có điều kiện tiếp xúc với sách báo và thông tin xã hội. Mặt khác, một số hộ gia đình bỏ mặc con em ở nhà để đi làm ăn xa khiến chúng thiếu đi sự chăm sóc và giáo dục từ gia đình. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục nhận thức đời sống cho con em họ. Vì những lẽ trên, bắt buộc người giáo viên khi đứng trên bục giảng phải lựa chọn cho mình phương pháp dạy học tối ưu nhất. Trong một tiết dạy chúng tôi vừa dạy kiến thức trong sách vở vừa lồng ghép bài học vào thực tiễn đời sống để giáo dục các em.
Năm học 2016-2017, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 3 trong tổng số 6 lớp 12 cụ thể: 12B, 12E và 12G. Qua các buổi thảo luận chuyên đề ở tiết Tự chọn, tôi thấy hầu hết học sinh đều không nắm được kĩ năng sống dù là cơ bản nhất. Cũng trong thời gian vừa qua, Đoàn trường THPT Mường Lát tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2017), khi tới phần câu hỏi hiểu biết kiến thức xã hội, mặc dù là những câu rất dễ như: “Phía Tây của huyện Mường Lát giáp với nước nào?”, “sông Mã chảy qua những tỉnh nào của nước ta?” hay “Huyện Mường Lát có bao nhiêu xã và bao nhiêu dân tộc sinh sống?” thế nhưng đa số các em học sinh khối lớp 12 tham gia Hội thi không trả lời được. Từ thực tiễn giảng dạy và hoạt động, tôi nhận thấy học sinh khối 12 nói riêng và học sinh trường THPT Mường Lát nói chung còn thiếu hụt vốn sống thực tế rất nhiều trong khi cuộc sống thì muôn màu.
 2.3. Các giải pháp thực hiện.
 2.3.1. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12.
	Trước khi đi vào việc giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống qua từng tác phẩm, tôi định hướng cho các em tìm hiểu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật. Đây có thể xem là bước đầu tiên giúp người học nắm chắc được phần kiến thức cơ bản mà chúng tôi gọi là phần “lý luận” để sau đó các em đi vào “thực tiễn” dễ dàng, đúng trọng tâm, không bị rối và không mơ hồ.
a. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
* Về tác giả và hoàn cảnh sáng tác
Khi dạy bài Tây Tiến nếu không tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì các em khó có thể hiểu hết từng ý thơ, hình ảnh thơ trong đó. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ Đại đội trưởng. Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở, đèo cao dốc sâu, vực thẳm, nhiều thú dữ. Quang Dũng cùng đồng đội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Khi người lính ngã xuống không đủ manh chiếu để liệm nên trong bài thơ mới có hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “áo bào thay chiếu”. Chính Quang Dũng đã tận tay chôn cất cho nhiều đồng đội của mình chết vì bệnh tật, vì sốt rét, vì chiến tranh. Chắc chắn dù chưa tận mắt chứng kiến, nếm trải chiến tranh và những gian khổ ấy nhưng chính sự tái hiện chân thực cuộc sống đã làm cho các em xúc động thấm thía. Mỗi hình ảnh thơ: “rừng núi”, “sương lấp”, “đoàn quân mỏi”, “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “heo hút cồn mây”,  trở nên sống động, chân thực hơn. Học sinh không chỉ hình dung cuộc sống của những người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp như thế nào mà còn có thể cảm thông với bao gian khổ thiếu thốn các anh phải chịu đựng trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc - mảnh đất ngày nay các em đang sống.
* Trọng tâm kiến thức
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội anh hùng Qua đó, tác giả khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Tổ quốc. 
Chất lãng mạn bi tráng chính là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng.
b. Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
* Hoàn cảnh sáng tác
Khi dạy đoạn trích Đất nước, tôi cung cấp cho học sinh tư liệu từ đời sống thực và cảm xúc thật của tác giả khi cầm bút trong hoàn cảnh đặc biệt - chiến tranh ác liệt. Trường ca mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đầu năm 1971, phong trào học sinh, sinh viên trong các đô thị miền nam đang rất sôi nổi. Tinh thần yêu nước bùng cháy khắp nơi. Tác giả viết chương Đất nước trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt, cảm xúc của tác giả được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Ông nói: “Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em”. Từ những cảm xúc chân thực của tác giả, các em sẽ yêu quý, trân trọng và xúc động hơn khi học bài thơ.
* Trọng tâm cơ bản
Vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ, vừa trực tiếp cầm bút lại vừa cầm súng trên chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận sâu sắc: Đất nước là của những người vô danh, của nhân dân. Qua đó giúp học sinh nhận ra: Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!”. Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc. Khi giảng, tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần gũi nhất để các em dễ hiểu và đúng với tư tưởng của nhà thơ:“Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể/ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc “Cái kèo cái cột thành tên”, “hạt gạo một nắng hai sương”, và tình yêu Đất nước bắt đầu từ đó. Bố cục đoạn trích gồm:
- Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng của thế hệ con người Việt Nam với nhân dân, Đất Nước.
- Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về Đất Nước: không gian địa lí, thời gian lịch sử và bản sắc văn hóa. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
* Ý nghĩa tác phẩm: Thể hiện một cách cảm nhận về Đất Nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
c. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi dài ngày của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Ông được sống và gắn bó với người dân nơi đây, được tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của họ. Câu chuyện Vợ chồng A Phủ là hoàn toàn có thực ở ngoài đời sống. Khi tác giả trên đường đi công tác đến Sơn La đã gặp một cặp vợ chồng người dân tộc Mông. Anh chồng kể cho ông nghe về số phận của mình, của chị vợ và cuộc đời của hai vợ chồng sau khi lấy nhau. Câu chuyện của đôi vợ chồng ấy cộng với vốn hiểu biết về đời sống người Mông từ tác giả khiến cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. 
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của hai thanh niên người dân tộc H’Mông (Mèo): Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau mà Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất là làm nô lệ không công cho nhà thống lí. Kể từ khi bước chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những tháng ngày tăm tối, bị đày đọa về thể xác, bị giày đạp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết nhưng sợ liên luỵ đến bố mẹ đành thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi mất tuổi thanh xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ như chiếc bóng, “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo váy đi chơi xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bùng lên đó. A Sử bước vào buồng, thản nhiên trói Mị vào cột nhà. Cũng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Ỷ vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần, vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lí, A Phủ bị đánh đậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_hoc_sinh_nhan_thuc_thuc_tien_doi_song_thong_qu.doc