SKKN Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông
Wiliam Bacterdit đã nói rằng “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Vì thế giáo dục đạo đức cũng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho các em học sinh.
Đó cũng là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông, điều này đã được xác định rõ trong văn bản "Luật giáo dục" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 : "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Xuất phát từ thực tế của trường THPT Triệu Thị Trinh – Nông Cống – Thanh Hóa, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp về công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT cũng là những gì tôi được học qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề, tập huấn về công tác chủ nhiệm cũng như quá trình thực tế chủ nhiệm của bản thân. Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài là “giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ” để nghiên cứu.
MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 5. Thời gian kế hoạch 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 4 1. Cơ sở lý luận. 4 2. Thực trạng của vấn đề 4 2.1. thực trạng. 4 2.1.1. thực trạng chung 4 2.1.2. thực trạng lớp 11b6 5 2.2. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6 3. Giải pháp, biện pháp. 8 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 8 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 9 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề. 15 C. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 17 1. Kết luận: 17 2. Kiến nghị: 17 2.1. Đối với Ban giám hiệu 17 2.2. Đối với GVCN 18 2.3. Đối với GVBM, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường 18 2.4. Đối với gia đình: 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 20 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Wiliam Bacterdit đã nói rằng “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Vì thế giáo dục đạo đức cũng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho các em học sinh. Đó cũng là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông, điều này đã được xác định rõ trong văn bản "Luật giáo dục" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 : "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Xuất phát từ thực tế của trường THPT Triệu Thị Trinh – Nông Cống – Thanh Hóa, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp về công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT cũng là những gì tôi được học qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề, tập huấn về công tác chủ nhiệm cũng như quá trình thực tế chủ nhiệm của bản thân. Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài là “giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ” để nghiên cứu. 2.Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu: Từ nghiên cứu thực trạng của các học sinh ở trường THPT để tìm ra các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp giáo dục phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. 2.2 Nhiệm vụ: -Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả -Nghiên cứu cơ sở thực tiễn vấn đề giáo dục đạo đức ở trường THPT Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi đã áp dụng những giải pháp, biện pháp giáo dục đạo đức. Rút ra một số bài học bổ ích sau nghiên cứu. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng những giải pháp và biện pháp giáo dục đạo đức ở đối tượng học sinh lớp11B6 trường THPT Triệu Thị Trinh- Nông Cống- Thanh Hóa 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải ấp ủ ý tưởng trong một thời gian khá dài và đã lựa chọn một số phương pháp sau: -Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu có liên quan -Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề -Phương pháp quan sát sư phạm 5. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu - Tháng 9/2016 đăng kí tên đề tài - Tháng 10/2016 tìm tư liệu cho đề tài và khảo sát đối tượng học sinh thông qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để viết đề cương nghiên cứu - Tháng 5/2017 hoàn thành đề tài. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Đạo đức được xem là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại của xã hội loài người, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nó luôn phát triển và thay đổi theo cơ sở của kinh tế xã hội . Ngày nay ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước chính là nhằm vào mục đích bảo vệ các lợi ích của nhân dân, của xã hội, tạo ra một môi trường chính trị và đạo đức phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hội nhập vào xu thế phát triển chung của cộng đồng thế giới. Giáo dục đạo đức được xem là một công việc quan trọng của nhà trường. Trong hệ thống giáo dục từ xưa đến nay thì đức dục và trí dục được quan tâm như nhau, hỗ trợ nhau. Vì vậy khẩu hiệu " Tiên học lễ, hậu học văn " dù hiểu ở cấp độ nào, được nhìn nhận ở góc độ nào chăng nữa nó vẫn còn nguyên giá trị . 2. Thực trạngcủa vấn đề 2.1. Thực trạng 2.1.1. Thực trạng chung Hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã trở thành một vấn đề nóng bỏng. Một phần không nhỏ những nhà nghiên cứu giáo dục cũng như trong dư luận xã hội có nhận xét rằng: những năm gần đây, đạo đức của học sinh có nhiều biểu hiện xuống cấp. Người ta phân tích nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan và kết luận phần lớn trách nhiệm thuộc về gia đình và nhà trường. Điều này không sai, nhưng dưới góc độ của những nhà sư phạm, của những người trực tiếp giáo dục học sinh, chúng ta có quyền khẳng định rằng: Nền giáo dục của chúng ta những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, phát triển cả số lượng và chất lượng và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện chưa tốt đã làm đau đầu các nhà giáo và phụ huynh. Những biểu hiện như: lười học, nói tục, vô lễ ... đã và đang xảy ra ở tất cả các nhà trường, kể cả những nhà trường được coi là chất lượng cao. Thêm vào đó vài năm trở lại đây, học sinh còn nhiễm thêm các căn bệnh của xã hội hiện đại: chơi điện tử, bỏ học đi "chát "qua mạng, cờ bạc, nghiện hút ... Có thể coi đây là những tệ nạn của xã hội đang tìm cách len lỏi xâm nhập vào các nhà trường, nhất là các trường THCS, PTTH, Trường dạy nghề và cả các trường Đại học. Môi trường giáo dục thực sự bị đe doạ, phụ huynh và các thầy cô giáo đau đầu về vấn đề này. Chính nó đã nhân cái vất vả của giáo viên lên gấp bội phần . Công cuộc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang tạo ra những biến đổi lớn trong xã hội: Kinh tế phát triển, đời sống của nhân đân ngày càng được cải thiện, khoa học công nghệ đang có nhiều thành tựu làm chuyển biến nền kinh tế nước nhà. Nhưng bên cạnh mặt tích cực nó còn kéo theo một số biểu hiện tiêu cực: Tác hại của đồng tiền làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, làm nảy sinh trong con em những gia đình khá giả tư tưởng hưởng thụ vật chất, đua đòi ăn chơi. Một bộ phận các gia đình mà cha mẹ không có việc làm, thu nhập thấp tìm con đường lao động xuất khẩu để lại một bộ phận học sinh khuyết cha (mẹ) không có biện pháp quản lý con cái ... Một bộ phận học sinh mà cha mẹ mải làm ăn lo kinh tế, phó mặc cho nhà trường. Tất cả những nguyên nhân trên đều đẫn đến một hậu quả chung: Con cái họ trở thành gánh nặng đối với nhà trường và xã hội. 2.1.1. Thực trạng của lớp 11b6 Trường nằm trên trục đường lớn, gần thị trấn Chuối nên thuận lợi cho học sinh đi lại. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương và ban giám hiệu trường THPT Triệu Thị Trinh luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn về thể chất.Trường có một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, do địa bàn tuyển sinh rộng, dân cư phân bố không tập trung nên gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tiếp cận và thăm gia đình học sinh. Khi đề tài này được tiến hành các học sinh rất hứng thú với các biện pháp được áp dụng. Đến các tiết học chính khóa các em không bị căng thẳng, lo lắng. Hay tới các tiết hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp các em náo nức cho công tác chuẩn bị khi nghe tuần này mình sẽ tham dự các cuộc chơi. - Mặt mạnh: + Đề tài này có thể áp dụng ở nhiều trường THPT và ở mọi đối tượng học sinh. + Học sinh luôn nêu cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong các hoạt động giáo dục. + Giáo viên chủ nhiệm phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo, có ý thức tự giác của học sinh trong học tập cũng như trong hoạt động. Luôn lễ phép với thầy cô giáo, biết vâng lời cha mẹ, ông bà, + Học sinh luôn tích cực tham gia hoạt động các phong trào do Đoàn , trường, lớp tổ chức. + Thông qua các hoạt động, GVCN chọn được lực lượng Ban cán sự lớp điều hành có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình; chỉ đạo lớp tốt trong việc kết hợp với Ban cán sự lớp + GVCN luôn có tư cách, uy tín, tác phong sinh hoạt đối với học sinh. + Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với học sinh, giữa gia đình – nhà trường – xã hội. - Mặt yếu: + Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn nhiều, một số giáo viên chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức thông qua bài học trên lớp, còn thờ ơ khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức. + Chưa phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 2.2. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Vì sao hiện nay số học sinh vi phạm đạo đức gia tăng? nguyên nhân do đâu Vì sao hiện nay số học sinh vi phạm đạo đức gia tăng? nguyên nhân do đâu nguyên nhân do đâu, phải chăng chính người lớn chúng ta là tấm gương để các em soi vào, tấm gương ấy có thật sự “sáng” hay “mờ”, người lớn chúng ta đã gương mẫu chưa? những lời nói khi chúng ta nói ra có thật sự đi đôi với việc làm của mình chưa? những tác động bởi môi trường xung quanh các em có thật sự lành mạnh chưa? Thật ra các em sinh ra và lớn hơn ảnh hưởng và chịu tác động rất nhiều bởi gương sống, làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. Ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như anh, chị, em, bố mẹ, nối tiếp chiếc nôi gia đình là chiếc nôi trường học đó là thầy, cô, anh chị phụ trách Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . . Trong xã hội, các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi tất cả các thói hư tật xấu, vì ở tuổi các em rất nhạy cảm với tất cả những cái tốt lẫn cái xấu trong xã hội, chiếc nôi gia đình và chiếc nôi trường học chính là chiếc lá chắn, môi trường vững chắc bảo vệ cho các em trước những cám dỗ bởi những cái xấu trong xã hội, tạo cho các em có đề kháng tốt, hình thành kỹ năng sống, chọn lọc, tự chống chọi những cái xấu. Những trạng thái tâm lý trẻ em chính là bản sao của người lớn. Sự mất thăng bằng trong các em, sự phát triển bột phát là do những trạng thái tâm lý, sinh lý, sự yếu đuối trong suy nghĩ quyết đoán trước sự tác động bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường xã hội bên ngoài. Trách nhiệm của người thầy, cô phải thật sự che chở, là chỗ dựa cho các em trước bao nhiêu sóng biển, bão tố của những tiêu cực trong xã hội, người lớn chúng ta khơi dậy cho các em những khát khao về niềm tin về cái tốt, cái thiện. Chính sự yếu đuối trong sự suy nghĩ quyết đoán, kỹ năng sống, kỹ năng chọn lọc của các em còn quá yếu ớt cái xấu sẽ tác động các em mạnh mẽ nhất. Trách nhiệm của nhà trường là phải giáo dục học sinh, hướng họ về với những giá trị tốt đẹp của con người. Bên cạnh việc chăm lo bồi dưỡng để các em phát triển trí tuệ chúng ta còn phải giáo dục để các em nhận thức được những chuẩn mực của con người Việt Nam: đó là tính cộng đồng, giữ gìn bản sắc của dân tộc, giữ gìn đạo lý mà cha ông ta đã hình thành và phát triển từ xưa đến nay như: lòng thương người, tính hiếu nghĩa, lòng tôn sư trọng đạo ... Học sinh ở trường THPT Triệu Thị Trinh có tất cả những biểu hiện tốt và xấu của xã hội. Những biểu hiện như: lười học, nói tục, vô lễ, chơi điện tử, bỏ học đi "chát "qua mạng,...đã len lỏi vào một số học sinh trong trường. Ở một địa bàn rộng, đa dạng về thành phần, về mức sống. Những biểu hiện của học sinh hư cũng rất phức tạp. Nhiều học sinh trở thành gánh nặng của tập thể lớp, của nhà trường. Giáo dục như thế nào để các em trở thành người tốt? Đó là suy tư, là nỗi trăn trở của tập thể giáo viên trong trường . Nghiên cứu quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Triệu Thị Trinh tôi rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình và có thể cho cả đồng nghiệp. Vì vậy tôi mạnh dạn đề đạt những ý kiến để đồng nghiệp xem xét. Quá trình nghiên cứu và rút ra kết luận có sự đóng góp của tập thể giáo viên trong trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm các lớp, đồng chí Bí Thư Đoàn trường 3. Giải pháp – biện pháp khắc phục 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Từ thực trạng trên đề tài nghiên cứu và đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay của người giáo viên đáp ứng các mục đích sau: - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của mục tiêu phát triển giáo dục theo quan niệm của UNESCO:“Học để biết, Học để làm việc, Học để chung sống với nhau, Học để làm người”. - Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày - Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức - Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. 3.2. Nội dung – cách thức thực hiện một số giải pháp, biện pháp Biện pháp thứ nhất: GVCN cần nắm vững tình hình của lớp mình ngay từ đầu năm học (HS khá, giỏi – HS yếu, kém – HS cá biệt, Hoàn cảnh gia đình, ...): Vào đầu năm học khi được Ban giám hiệu phân công cho tôi chủ nhiệm lớp 11B6, tôi đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp cũ đó là cô Nguyễn Thị Dung để điều tra sơ khảo tình hình của lớp. Tôi tiến hành việc điều tra sơ yếu lí lịch của học sinh trong lớp gồm: * Con gia đình làm nông: 40/40 em Trong đó: - Gia đình nghèo: 05 em - Gia đình cận nghèo: 07 em * Con cán bộ công chức: 0 em TSHS 40 Giỏi /Tốt Khá TB Yếu SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Học lực 0 0 4 10 32 80 4 10 Hạnh kiểm 15 37,5 20 50 3 7,5 2 5 * Một số học sinh cá biệt trong lớp : + Em Vũ Như Trụ - hay nói chuyện riêng, vô lễ với thầy cô, chọc ghẹo các bạn làm ảnh hưởng tới các bạn khác. + Em Nguyễn Minh Nhã hay trốn học đi chơi điện tử, có ý định bỏ học. + Em Trần Trung Thảo học lực yếu, gia đình kinh tế khó khăn lưu ban 2 năm, không ham thích việc học. + Em Nguyễn Hoàng Phi Trường hay nói chuyện riêng, bỏ tiết. ................ Từ đó tôi có cơ sở để phân loại các biện pháp giáo dục Biện pháp thứ hai: Giáo dục bằng phương pháp thuyết phục, bằng tình cảm của người thầy thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp cuối tuầnbằng các trò chơi Học sinh bậc THPT ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, cái tuổi chưa qua trẻ con nhưng cũng chưa là người lớn . Nhận thức của các em vừa mang tính lý trí vừa mang nặng tình cảm . Giáo dục các em phải xuất phát từ tình thương, từ những cử chỉ dịu dầng ấm áp tình cảm của cô giáo. Nhiều em trong gia đình các bậc cha mẹ đã thiếu phương pháp giáo dục, thường chửi mắng, đe nẹt , nếu ở trường cô giáo cũng dùng biện pháp cứng nhắc như vậy, các em sẽ rất lì lợm xa lánh giáo viên, hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Lời dạy: " Cô giáo - Mẹ hiền " cũng xuất phát từ yêu cầu đó. Có yêu trò mới dạy được trò, đó là tất yếu. Đứng trước những biểu hiện sai phạm của học sinh, trước hết giáo viên phải phân tích, chỉ ra cái đúng, sai, tác hại của vấn đề và phải kiên trì giúp học sinh nhận thức ra vấn đề. Khi đã nhận thức đúng, các em sẽ có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp. Thuyết phục, tác động bằng tình cảm là ưu thế của người giáo viên. Học sinh thường tin Thầy Cô hơn là tin những người khác. Những giáo viên có sức thuyết phục lớn trước học sinh thì lớp họ chủ nhiệm luôn là những lớp tốt . Để giáo dục kĩ năng hợp tác và chia sẻ tôi cho học sinh ra sân, chia nhóm rồi tổ chức một số trò chơi như sau: * Trò chơi Vua Hùng kén rể Hình thức chơi: Chúng ta chọn các bạn chơi và sau đó chia làm 2 đội. Mỗi đội phải làm theo lời của chủ trò, chủ trò yêu cầu tìm kiếm cái gì thì các đội phải lấy thật nhanh và sau đó giao cho người chủ trò. Qua nhiều lần như vậy đội nào lấy được nhiều đồ hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi. Mục đích: Gây bầu không khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi. *Trò chơi bắt cá Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ trong học tập. Số lượng: Tùy thộc vào người quản trò có thể chọn người chơi, đứng thành vòng tròn. Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn. Cách chơi: Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt. Khi nghe tiếng còi ( hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Nếu cá bị bắt sẽ thua, người nào bắt được nhiều cá sẽ dành phần thắng. Luật chơi: Cá nào bị bắt là thua. Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục. Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn. Chú ý: tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá. *Trò chơi Âm vang Xứ Thanh Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn Tập thể cùng hát theo nhịp điệu "Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum" (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh) Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,... Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác. .. Qua các trò chơi chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Chính vì vậy người giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) phải tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ có hứng thú và luôn nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Biện pháp thứ ba: Nêu gương tốt trong nhà trường . Đây là một phương pháp sinh động, thực tế, tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh, tạo niềm tin vững chắc nhất để các em rèn luyện. Nêu gương tốt trong cả giáo viên và học sinh. Trước hết đã là người Thầy phải mẫu mực, mô phạm. Từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ...đều phải là khuôn mẫu của học sinh. Phong cách làm việc của người thầy cũng là một bài học sống động để học sinh noi theo. Thầy vào lớp đúng giờ, không có những biểu hiện giả dối ... trò sẽ tin và làm theo lời thầy. Một tập thể giáo viên mô phạm, vững vàng về chuyên môn sẽ là một bài học sinh động nhất đối với học sinh. Những buổi chào cờ đầu tuần, những buổi sinh hoạt tập thể, cần chú trọng nhân điển hình tốt trước học sinh. Một chiếc áo ấm, một gói quà tết giá trị kinh tế không cao, nhưng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ thấy mình được sống trong tình thương của tập thể và họ sẽ có trách nhiệm hơn với tập thể . VD: Lê Thị Nương học sinh khóa 2005 – 2008 em sống tại Làng Ôc – xã Thăng Long (ngay sau trường THPT Triệu Thị Trinh) gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cha mất, mẹ đi làm thuê, em bị tật nguyền phải gửi vào chùa sống. Tuy hoàn cảnh như vậy nhưng em luôn là học sinh giỏi toàn diện 3 năm liền. Năm 2008 em thi đậu vào Đại học Y dược TP HCM với số điểm 26,5đ. Việc nêu gương tốt trong học sinh có tác dụng rất lớn vì đó là những tấm gương thực tế, chứ không phải là lời nói suông . Biện pháp thứ tư: Khen thưởng, trách phạt đúng mức . Đây là một biện pháp không thể thiếu và có cơ sở khoa học: giáo dục vừa nêu gương tốt trong học sinh nhưng cũng cần đi đôi với việc phê bình, kỷ luật những học sinh không tuân theo quy định chung của nhà trường. Phê bình, kỷ luật cũng là một biện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.doc