SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1

SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý của xã hội. Được trở thành giáo viên đứng trên bục giảng là niềm mơ ước từ những năm thơ bé của tôi. Lựa chọn và gắn bó với nghề giáo, đến bây giờ chỉ có thể nói đó là điều tất yếu, không hề có sự băn khoăn hay ân hận nuối tiếc. Hai mươi tám năm trong nghề, đã có biết bao trăn trở, buồn vui mà nghề mang lại. Trong khoảng thời gian này, tôi luôn được lãnh đạo nhà trường giao cho làm công tác chủ nhiệm. Tôi đã luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ: từ khi chập chững vào nghề với nhiệt huyết thanh xuân đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề nghiệp. Từng thế hệ học sinh trưởng thành và cùng với đó là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm trong tôi dần được tích lũy theo năm tháng.

Người xưa đã nói: Tiên học lễ, hậu học văn, nói như vậy là muốn nhấn mạnh đến việc dạy người trước việc dạy chữ, hay nói cách khác: Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng bên cạnh việc dạy tri thức.

 Giáo viên chủ nhiệm là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng muôn vàn khó khăn. Nếu như giáo viên bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thức cho học sinh qua những bài học thì giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy truyền lửa ấy mà còn là người bạn lớn, người anh/chị, người cha/mẹ của các em. Trong hơn hai mươi năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn cho rằng: Giáo dục đạo đức, định hướng giúp học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm.

 Qua thực tế nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở mình sẽ viết nên một đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm với mong muốn ghi lại một số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được cho các bạn đồng nghiệp tham khảo.

 Tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm tham dự Hội thảo Báo cáo Khoa học cấp trường và gửi đi cấp Tỉnh với đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1”. Tôi hi vọng đây sẽ là một “kết quả lao động đẹp đẽ” của mình trong quá trình tự học và sáng tạo.

 

doc 14 trang thuychi01 5630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
Nghề giáo là một trong những nghề cao quý của xã hội. Được trở thành giáo viên đứng trên bục giảng là niềm mơ ước từ những năm thơ bé của tôi. Lựa chọn và gắn bó với nghề giáo, đến bây giờ chỉ có thể nói đó là điều tất yếu, không hề có sự băn khoăn hay ân hận nuối tiếc. Hai mươi tám năm trong nghề, đã có biết bao trăn trở, buồn vui mà nghề mang lại. Trong khoảng thời gian này, tôi luôn được lãnh đạo nhà trường giao cho làm công tác chủ nhiệm. Tôi đã luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ: từ khi chập chững vào nghề với nhiệt huyết thanh xuân đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề nghiệp. Từng thế hệ học sinh trưởng thành và cùng với đó là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm trong tôi dần được tích lũy theo năm tháng.
Người xưa đã nói: Tiên học lễ, hậu học văn, nói như vậy là muốn nhấn mạnh đến việc dạy người trước việc dạy chữ, hay nói cách khác: Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng bên cạnh việc dạy tri thức. 
 Giáo viên chủ nhiệm là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng muôn vàn khó khăn. Nếu như giáo viên bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thức cho học sinh qua những bài học thì giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy truyền lửa ấy mà còn là người bạn lớn, người anh/chị, người cha/mẹ của các em. Trong hơn hai mươi năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn cho rằng: Giáo dục đạo đức, định hướng giúp học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm.
 Qua thực tế nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở mình sẽ viết nên một đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm với mong muốn ghi lại một số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được cho các bạn đồng nghiệp tham khảo.
 Tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm tham dự Hội thảo Báo cáo Khoa học cấp trường và gửi đi cấp Tỉnh với đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1”. Tôi hi vọng đây sẽ là một “kết quả lao động đẹp đẽ” của mình trong quá trình tự học và sáng tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Mục đích của đề tài: Tìm tòi, phát hiện ra những biện pháp giáo dục tối ưu cho học sinh trung học phổ thông trên đường hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách, phù hợp với yêu cầu và xu thế của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 (đặc biệt là các khóa tôi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm).
+ Lớp 10A5. 11A5,12A5 (Khóa 2009-2012) 
+ Lớp 10A1,11A1,12A1 (Khóa 2012-2015)
+ Lớp 10A1,11A1 ( Khóa học 2015-2018)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp khảo sát, thống kê
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp giáo dục tích hợp 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
2.1.1. Khái niệm 
 Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp, có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh
 Giáo viên chủ nhiệm giỏi:
 Giáo viên chủ nhiệm giỏi: là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ( theoThông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo điều 31 qui định về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm) với tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với nghề, yêu thương học sinh, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, là người làm việc công tâm khoa học và chặt chẽ.
 Giáo viên chủ nhiệm giỏi là người có những sáng tạo trong công việc, trong quá trình định hướng cho học sinh phát triển nhân cách.
2.1.2. Học sinh trung học phổ thông và quá trình hình thành phát triển đạo đức, nhân cách
Theo tâm lý học: Đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
- Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và quan hệ xã hội.
Nghĩa rộng: Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên
Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với bản thân mình
 Còn Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội của con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra theo qui luật tích lũy về lượng. biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội.
 Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển đạo đức nhân cách, điều đó thể hiện ở những mặt sau:
+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả các mục đích đã đề ra .
+ Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
 Thực tế giáo dục đã chứng minh rằng : Sự phát triển đạo đức, nhân cách chỉ diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện có giáo dục và định hướng.
 Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lí, lứa tuổi mà các em, không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn; lứa tuổi “cái tôi” cá nhân xuất hiện rõ rệt với những khám phá và nhận thức về cuộc sống. Giai đoạn này rất cần sự định hướng, bảo ban của gia đình và nhà trường , đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm.
 Và giáo viên chủ nhiệm giỏi là người làm tốt điều này, là người có quá trình giáo dục, định hướng tốt cho học sinh trong quá trình phát triển và hình thành đạo đức, nhân cách.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thực trạng chung:
 Đất nước ta ngày càng phát triển, xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Bên cạnh bộ phận học sinh chăm ngoan, sống có lí tưởng, hoài bão .. vẫn còn tồn tại bộ phận không nhỏ học sinh xuống cấp về nhân cách, lối sống đạo đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trung học phổ thông thực sự trở thành vấn đề cấp thiết.
2.2.2 Thực trạng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
 Trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 là trường trung tâm số một của huyện Đông Sơn, một huyện nằm ở phía Tây Nam thành phố Thanh Hóa. Vị trí địa lý này có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến học sinh của nhà trường. 
+ Về giáo viên: Những giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm phần đa họ đều là những thấy cô tân tụy, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên chủ nhiệm do điều kiện hoàn cảnh gia đình con nhỏ, đảm đương nhiều việc cùng một lúc, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm chưa nhiều nên sự quan tâm đến học sinh còn hạn chế, hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao.
+ Về học sinh: Các em được tiếp xúc với nền văn minh, tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như văn hóa hiện đại trước các em ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo. Cuộc sống vùng ven đô thị cũng giúp các em năng động hơn, nhanh nhạy hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên những mặt tiêu cực của cuộc sống vùng ven đô thị và mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động không nhỏ đến đạo đức và việc hình thành nhân cách của các em.
 Nhìn chung học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 đều ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học hành, sống có ước mơ, lý tưởng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh cá biệt: đánh nhau, vi pham nội quy nhà trường nhiều lần, học sinh đánh bài ăn tiền, cá độ, lô đề)
 Làm công tác chủ nhiêm, người giáo viên phải xác định rõ: giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Đối với đối tượng học sinh chăm ngoan cần định hướng cho các em, đối với học sinh cá biệt cần giáo dục.
 Trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi luôn là mục tiêu lớn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của những giáo viên yêu nghề, yêu trò. Đấy thực sự là một quá trình “tôi luyện”, học hỏi không ngừng nghỉ. Tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình.
2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm. 
Khi được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên là tôi tìm hiểu khái quát về đối tượng học sinh của lớp mình. Trong buổi gặp đầu tiên với học sinh, tôi chuẩn bị sẵn phiếu điều tra thăm dò phát cho các em, yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin vào phiếu. Qua phiếu này tôi tìm hiểu về lý lịch của học sinh, địa bàn cư trú, điều kiện hoàn cảnh gia đình của các em, kết quả học lực và hạnh kiểm ở bậc trung học cơ sở, đặc biệt là ở lớp 9, mối quan hệ gia đình và xã hội của các em...
2.3.2. Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp: 
Buổi gặp mặt đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp vô cùng quan trọng. Trong buổi sinh hoạt đầu tiên này, giáo viên chủ nhiệm ngoài những công việc khác còn có một việc rất quan trọng là lựa chọn một ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp có nhiệm vụ giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp khi giáo viên chủ nhiệm váng mặt. Lớp có nề nếp tự quản tốt hay không tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng.
Đầu tiên tôi cho các em tự ứng cử vào chức danh lớp trưởng. Sau đó là sự đề cử bạn lớp trưởng của các em. Trong số đó nếu có em đã từng làm lớp trưởng ở bậc trung học cơ sở, quan sát thấy em đó nhanh nhẹn, hoạt bát, được các bạn trong lớp tín nhiệm nhiều, tôi sẽ chọn em đó làm lớp trưởng. Nếu trong số đó không có em nào từng làm lớp trưởng, tôi sẽ để cho các em chọn ra trong số các em vừa được giới thiệu có lực học khá, giỏi một em đảm nhận chức vụ lớp trưởng. Khi để các em học sinh tự chọn lựa, các em sẽ tin tưởng vào bạn mình và hợp tác một cách tích cự nhất. 
Sau khi đã bầu được lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục cho các em bầu tiếp bạn lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn nghệ. Ngoài ra sau khi đã phân tổ, giáo viên chủ nhiệm cho các em trong tổ bầu ra bạn tổ trưởng. Khi bầu bất cứ chức vụ nào trong lớp nhất thiết học sinh đó phải có học lục khá trở lên và phải được sự đồng ý của tập thể lớp.
 2.3.3. Xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cao: 
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.
Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ, để mỗi khi nhớ về thầy cô, giáo viên chủ nhiệm sẽ là một trong những người được các em nhớ đến đầu tiên.
2.3.4. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, đặc biệt là Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp: 
 Giáo dục học sinh là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong việc hình thành đạo đức, nhân cách của một con người. Trong công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm lớp không thể bỏ qua được vai trò của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp. Các bác sẽ là những cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối kết hợp để giáo dục học sinh. Mọi hoạt động của học sinh trong lớp ban đại diện phụ huynh đều được nắm bắt kịp thờì. Vào tiết sinh hoạt của tuần cuối của tháng, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh được mời đến dự sinh hoạt với lớp. tại buổi sinh hoạt này, mọi hoạt động nề nếp của học sinh trong tháng các bậc phụ huynh đều nắm bắt kịp thời. Các bác đã động viên khích lệ những học sinh có nhiều thành tích tốt, trao phần thưởng cho các em. Đối với những học sinh còn mắc khuyết điểm, các bác đã chỉ bảo khuyên dạy tận tình. Tùy từng mức độ các bacvs có thể gặp gỡ trao đổi với những phụ huynh có học sinh còn phạm. Có thể nói, trong công tác chủ nhiệm, nếu giáo viên chủ nhiệm tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp thì sẽ rất thuận lợi trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng và các hoạt động khác nói chung
2.3.5. Sử dụng facebook như một cầu nối trong quá trình lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia 
Định hướng cho học sinh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách: 
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ti facebook.inc điều hành và sở hữu tư nhân.Facebook là một tiện ích xã hội liên kết mọi người với bạn bè, người dùng để có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực liên kết và giao tiếp với người khác.Tất cả mọi người đề có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau .
Facebook – trang cá nhân thực chất là một dạng nhật kí công khai sinh động , phong phú  Trước đây do tính chất đặc thù tự do ngôn luận với những điều kiện tung lên mạng. Facebook bị cấm ở Việt Nam và một số nước khác. Bắt đầu 2012, Facebook đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn1 có số lượng lớn sử dụng mạng xã hội này. Theo số liệu điều tra của cá nhân tôi : Cứ 01 lớp trung bình có 45 học sinh thì có khoảng 35 đến 40 học sinh sử dụng mạng này. Nếu điều kiện gia đình các em có máy tính và nối mạng thì hầu như 100% số lượng học sinh sử dụng. Ngoài trang cá nhân học sinh trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 còn có những trang cộng đồng công khai 
 Học sinh sử dụng Facebook như thế nào? Các em làm gì trên facebook? Tôi đã tham gia và đọc trang cá nhân của các em .. Tôi tạm chia thành hai nhóm sau:
Nhóm 1
(nhóm tích cực)
Nhóm 2
(nhóm tiêu cực)
- Facebook là nơi các em thể hiện ước mơ, khát vọng “tôi sẽ đỗ đại học “
- Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu gia đình:”Mẹ là người tuyệt vời nhất ,cám ơn mẹ đã sinh ra con”
- Facebook là nơi các em thể hiện tình cảm bạn bè :”tôi lớn lên trong tình yêu mến của bạn bè”
- Facebook là nơi thể hiện tình yêu với bạn khác giới
- Facebook là nơi các em chia sẽ những hình ảnh đẹp ,cảm động 
- Dẫn đường link đến những trang web đen 
- Chia sẽ những hình ảnh mang tính dung tục phản cảm 
- Thể hiện tâm trạng chán chường, bi quan bị lụy
- Nói xấu thầy cô , bạn bè
- Thể hiện tình yêu nam nữ thiếu văn minh
- Sử dụng ngôn từ thô tục thiếu văn hóa
Trên Facebook nếu giáo viên kết bạn với học sinh thì tất cả hoạt đông của học sinh đều hiện lên bảng tin của giáo viên Tất cả những điều mà các em suy nghĩ:về tình bạn. tình yêu,gia đình, những điều các em không thể hoặc không có điều kiện nói trước mặt giáo viên, các em đều có thể bộc lộ trên Facebook.
* Lắng nghe:
 Facebook là cầu nối ngắn nhất để giáo viên nắm bắt suy nghĩ của học sinh, Biết học sinh đang nghĩ gì? Khi đọc những status của học sinh ,giáo viên chủ nhiệm phải học cách lắng nghe .nghe xem các em viết gì? nghĩ gì? làm gì? ứng xử như thế nào?...giáo viên nên đặt mình vào vị trí một người bạn để hiểu tâm tư tình cảm của các em
* Thấu hiểu:
 Trong cuộc sống đời thường, sẽ thực khó khăn để tất cả học sinh mở lòng ,giải bày tâm tư tình cảm của mình vơi giáo viên chủ nhiệm..Ở Facebook giáo viên quan tâm hỏi han, học sinh mở lòng hơn 
 Để hiểu được học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải vượt qua sự khác biệt giữa các thế hệ, phải trang bị cho mình những hiểu biết, kiến thức phong phú.về tâm lí lứa tuổi, về những vấn đề học sinh quan tâm.
* Sẻ chia và định hướng: 
 Nếu học sinh đăng những hình ảnh phản cản, dung tục, những suy nghĩ
tiêu cực thì giáo viên giáo dục, khuyên bảo các em.
Facebook là thế giới ảo nhưng là nơi thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân .giáo viên chủ nhiệm chuyển tải đến học sinh thông điệp: Cần cân nhắc trước khi viết status thể hiện tâm trạng, cần bấm like và comment một cách văn hóa ..
Trên facebook vai trò của giáo viên phải đa dạng:
+Khi lắng nghe giáo viên là bạn bè
+Khi thấu hiểu giáo viên là người anh, người chị
+Khi sẻ chia giáo viên là người cha, người mẹ 
+Khi định hướng giáo viên là người thầy người chuyên gia.
Facebook chính là cầu nối giữu giáo viên và học sinh. Bởi một lời đông viên đúng của người thầy giúp học sinh vững vàng hơn, một lời chia sẽ chân thành của người thầy giúp học sinh yêu cuộc sống hơn, một lời khuyên hữu ích của người thầy giúp học sinh sống có lí tưởng hơn.Và quan trọng là trên Facebook giáo viên động viên, khuyên bảo một học sinh nhưng thông điệp đó sẽ được gửi tới rất nhiều học sinh khác trên nhóm bạn bè của cả hai. 
2.3.6. Tổ chức cho học sinh trong lớp chơi trò “Lắng nghe bạn tôi nói, chia sẻ việc tôi làm”:
Trong tiết sinh hoạt thứ bảy hành tuần: Ngoài việc đánh giá tình hình nề nếp học tập trong tuần, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức trò chơi cho học sinh để tiết sinh hoạt sinh động, đạt hiệu quả giáo dục.
 - Thể lệ trò chơi : tất cả học sinh trong lớp đều phải chia sẻ thật long mình về vấn đề “ Hoàn cảnh khó khăn nhất mà bạn gặp phải? bạn đã làm gì để vượt qua nó?”
“Việc tốt mà bạn đã làm? Việc xấu mà bạn muốn quên?”
- Hình thức trò chơi : lần lượt HS trong lớp chia sẻ câu chuyện thực của mình giáo viên chủ nhiệm và các bạn lắng nghe để chia sẻ, đồng cảm... 
 Tôi đã tổ chức trò chơi này tại lớp 11A1 và đã có rất nhiều những tâm sự được các em thực lòng chia sẻ : từ việc tốt là các em giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn bằng cách chia sẻ bữa ăn sáng với bạn, tặng bạn vở viết, giúp người hàng xóm gom thóc chạy mưa, giúp đỡ người già qua đường đến những việc chưa tốt như hái trộm ổi, mía trong vườn nhà người khác, thờ ơ với người ăn mày nghèo đói, nói xấu bạn, nói tục, chửi bậy...
 Những câu chuyện các em chia sẻ, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người định hướng: việc tốt cần ngợi khen và khuyến khích, việc chưa tốt cần nghiêm khắc sửa chữa, khắc phục.
2.3.7. Tổ chức cho học sinh làm từ thiện từ qui mô nhỏ đến lớn, thăm hỏi, động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lớp 
 Trong lớp tôi có những đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là các em thuộc đối tượng con hộ nghèo, cận nghèo; Đó là những học sinh gia đình sa cơ lỡ vận buôn bán làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, mất nhà mất cửa, bố mẹ phải đi làm ăn xa để trả nợ... Đây là đối tượng học sinh dễ sinh ra tiêu cực, chán nản, bỏ bê việc học tập, sa vào các tệ nạn xã hội, bỏ học. Những em học sinh này rất hay tự ti mặc cảm. Vì vậy tôi luôn gần gũi thăm hỏi động viên khích lệ các em, chỉ ra cho các em con đường để phấn đấu. Đó là cố gắng học thật tốt, có công ăn việc làm ổn định để giúp đỡ gia đình, đó là con đường an toàn nhất. Bên cạnh đó tôi cùng với tập thể ban cán sự lớp tổ chức thăm hỏi động viên các em này, cử học sinh luôn gần gũi để nắm bắt tình hình xem gia đình bạn cũng như bản thân bạn có gì đột xuất cần có sự động viên giúp đỡ kịp thời.
Với tư cách giáo viên chủ nhiệm tôi luôn nỗ lực trong qúa trình tuyên truyền công tác làm từ thiện cho học sinh . Bản thân tôi xem đây là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh, làm cho học sinh biết xúc động trước những mảnh đời bất hạnh, giáo dục cho các em biết yêu thương nhiều hơn, biết sẻ chia đồng cảm trước nỗi đau của con người...
Trong lớp A1 khóa học 2012-2015 do tôi chủ nhiệm, có mười em có hoàn cảnh khó khăn. Các em là con các gia đình hộ nghèo và cận nghèo. Tôi luôn nhắc nhở các em trong lớp động viên chia sẻ khó khăn với bạn. Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên qua lại nhà bạn để động viên giúp đỡ. Qua học sinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_truong_trung_hoc_pho_thon.doc