SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT

SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT

Việt Nam là một quốc gia biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế, biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc. Song, hiện nay chủ quyền vùng biển nước ta đang bị đe dọa, xâm phạm, nhất là khi Trung Quốc bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông như: thành lập thành phố Tam Sa, in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, tổ chức diễn tập quân sự, tăng cường đưa tàu cá xuống đánh bắt có tổ chức tại các vùng đặc quyền kinh tế của các nước, vụ hạ dàn khoan HD981 vào tháng 5/2014, . Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo, ngành giáo dục có vai trò hết sức to lớn. Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường thì vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo cần được đưa vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí . Thực tế trong môn Địa lí, nhất là Địa lí 12 cũng đề cập đến kiến thức biển đảo tương đối nhiều nhưng phần lớn học sinh vẫn còn đang mơ hồ về kiến thức biển đảo, chưa nhận thức đúng đắn chủ quyền vùng biển, ngoài ra kiến thức biển đảo biên soạn trong sách giáo khoa chưa có tính hệ thống, thời gian eo hẹp cho một tiết học . "Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Chúng ta có thiếu sót thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi". Đó là quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung: Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho học sinh, sinh viên hiện nay?

 

doc 23 trang thuychi01 16135
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu.
2
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12
3
Cơ sở lí luận
3
Cơ sở thực tiễn
4
 II. Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12
5
 1. Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12
5
 2. Phương pháp giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12
11
 III. Thực nghiệm sư phạm
18
KẾT LUẬN
 I. Bài học kinh nghiệm
20
 II. Kiến nghị, đề xuất
21
 Tài liệu tham khảo 
 Phụ lục
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế, biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc. Song, hiện nay chủ quyền vùng biển nước ta đang bị đe dọa, xâm phạm, nhất là khi Trung Quốc bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông như: thành lập thành phố Tam Sa, in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, tổ chức diễn tập quân sự, tăng cường đưa tàu cá xuống đánh bắt có tổ chức tại các vùng đặc quyền kinh tế của các nước, vụ hạ dàn khoan HD981 vào tháng 5/2014, ... Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo, ngành giáo dục có vai trò hết sức to lớn. Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường thì vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo cần được đưa vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí ... Thực tế trong môn Địa lí, nhất là Địa lí 12 cũng đề cập đến kiến thức biển đảo tương đối nhiều nhưng phần lớn học sinh vẫn còn đang mơ hồ về kiến thức biển đảo, chưa nhận thức đúng đắn chủ quyền vùng biển, ngoài ra kiến thức biển đảo biên soạn trong sách giáo khoa chưa có tính hệ thống, thời gian eo hẹp cho một tiết học ... "Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Chúng ta có thiếu sót thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi". Đó là quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung: Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho học sinh, sinh viên hiện nay? 
 Chính vì những lí do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT. Đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn, tài liệu và nội dung thực hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài này có thể được áp dụng trong giảng dạy và có thể rút ra bài học kinh nghiệm, tích lũy chuyên môn cho bản thân.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đề tài nhằm chỉ rõ những nội dung cần giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12, phương pháp thực hiện để việc giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lí 12 có hiệu quả nhất. Hiệu quả đạt được đó chính là học sinh nhận thức được vấn đề chủ quyền, bồi dưỡng cho các em lòng yêu biển đảo, hướng ra biển, cho các em nhận thấy một hòn đảo dù rất nhỏ nhưng cũng cần phải bảo vệ chủ quyền. Từ tình yêu biển đảo góp phần củng cố tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trong mọi hoàn cảnh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 12, năm học 2017 - 2018, trường THPT Quảng Xương 1.
2. Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Địa lí 12 ban cơ bản.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu tập huấn Biển, đảo năm 2014 và 2015 của sở GD&ĐT Thanh Hóa, thông tin và hình ảnh trên mạng Internet ...
2. Phương pháp thực nghiệm: Giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp, đồng thời kiểm tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ, và có sự sửa đổi sau mỗi tiết thực nghiệm.
3. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của đề tài, vận dụng vào đề tài và rút ra những kết luận cần thiết.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam nào, trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng định truyền thống yêu nước và lòng quật cường đó. Tuy nhiên, lòng yêu nước đó không phải là tự phát mà cần được giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên. Để học sinh nhận thức được vai trò bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam nào, trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước thì cần phải giáo dục cho các em ý thức chủ quyền biển đảo để rồi từ đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa, từ các em, tinh thần đó sẽ được lan tỏa rộng rãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng. 
1.2. Giáo dục chủ quyền biển, đảo cần được đưa vào nhà trường.
 GS. Phan Huy Lê, nhà sử học đã nói: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ". Trên quan điểm đó, hiện nay vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo đã và đang được đưa vào nhà trường, không chỉ là ở cấp phổ thông, đại học mà nên được giáo dục ngay từ cả cấp mầm non. Ngày 23/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 373/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngày 30/12/2013 nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nguyên Thủ tướng cho rằng hiện trong chương trình giảng dạy ở các cấp học đã có nội dung này nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụ thể. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa khi tiến hành chương trình đổi mới xây dựng Sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
 	Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường THPT Quảng Xương 1 nói riêng trong thời gian qua cũng được tổ chức thường xuyên, với rất nhiều hình thức: lồng ghép, tích hợp qua các môn học, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức liên hoan văn nghệ, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo, tổ chức tham quan, cắm trại  Điều kiện thuận lợi nữa là sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm đều có kế hoạch công tác tuyên truyền biển đảo cho các nhà trường (theo kế hoạch chung của Tỉnh ủy Thanh Hóa); đã tổ chức các đợt tập huấn về biển đảo và cung cấp tài liệu biển đảo rất chi tiết, cụ thể.
2. Cơ sở thực tiễn.	
2.1. Về phía học sinh.
 	Một thực tế rằng hiểu biết về chủ quyền biển đảo trong học sinh còn rất nhiều hạn chế. Đó là sự mơ hồ về địa lí, lịch sử, sự hiểu biết chưa rõ ràng về thềm lục địa, lãnh hải, thế hệ trẻ vẫn nghe nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” nhưng họ lại không hiểu biết và nhận thức đầy đủ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảo này ...
 	Trong nhiều năm giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông, tôi còn nhận thấy, khi nhắc đến chủ quyền lãnh thổ, phạm vi lãnh thổ, đa số học sinh chỉ biết lãnh thổ nước ta cong hình chữ S, nghĩa là chỉ biết đến phần đất liền mà ít nhắc đến phần biển đảo ... Bản thân tôi có làm một cuộc khảo sát nhỏ về chủ quyền biển đảo đối với học sinh sau khi học xong chương trình địa lý lớp 12 với các câu hỏi rất đơn giản như: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm mấy bộ phận?”, “Vùng biển nước ta bao gồm bộ phận nào?”, “Vùng nào của nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu?”, “Kể tên các hiuyện đảo của nước ta?”..... . Kết quả chỉ có khoảng hơn 20% học sinh trả lời đúng; số học sinh còn lại trả lời câu đúng, câu sai. 
2.2. Về phía giáo viên. 
 	Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên những kiến thức về biển đảo cũng không được trang bị một cách đầy đủ, bài bản ngay từ khi còn là sinh viên của trường sư phạm. Trong một thời gian dài, chúng ta ít hoặc chưa đề cập trực tiếp, nhấn mạnh đến chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, ngay cả khi dạy về phạm vi lãnh thổ, giáo viên cũng mới đang nhấn mạnh đến vùng đất liền ... Một bộ phận giáo viên còn né tránh, ngại va chạm đến những vấn đề nhạy cảm.
2.3. Về phía nhà trường.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường diễn ra rất thường xuyên ở nhiều thời điểm trong tuần, tháng, học kì và năm học nhưng nội dung đề cập trực tiếp đến chủ quyền biên giới và chủ quyền biển đảo còn hạn chế. Việc lồng ghép, tích hợp nội dung này vào môn học hiệu quả chưa cao phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của giáo viên đứng lớp. Đối với môn Địa lý 12, nội dung về biển đảo nằm rải rác trong khắp chương trình, nội dung lại đề cập chủ yếu về mặt kinh tế - xã hội, vì vậy, giáo viên dạy phần nào hạn chế việc nhấn mạnh đến chủ quyền biển đảo. 
2.4. Về tài liệu giảng dạy.
Tài liệu về giáo dục chủ quyền biển đảo trong một thời gian dài hầu như rất ít, thậm chí trong các thư viện của nhà trường không có. Nội dung sách giáo khoa đề cập đến vấn đề này còn chưa phong phú, chưa nhất quán. Ở một số sách giáo khoa còn tồn tại những bản đồ Việt Nam chưa thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tranh ảnh, mô hình, hoạt động kinh tế biển đảo hầu như chưa có trong sách giáo khoa Địa lí, Lịch sử 
II. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12.
1. Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12.
1.1. Làm rõ các khái niệm về chủ quyền biển đảo.
Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lí 12 trước hết giáo viên phải làm rõ cho học sinh hiểu khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Nội dung này Sách giáo khoa Địa lí 12 chưa đề cập, giáo viên có thể tích hợp khi dạy về phạm vi lãnh thổ nước ta (Bài 2 – SGK 12).
- Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió ...
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác).
 1.2. Xác định phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta.
Giáo dục chủ quyển biển đảo cho học sinh là giáo viên phải cho học sinh nhận biết được vị trí, phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta. Nội dung giáo dục này thể hiện rất rõ trong Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Theo công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, vùng biển nước ta được hợp thành bởi năm bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Đó chính là cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền vùng biển, là căn cứ để đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển. 
1.3. Nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
Giáo dục chủ quyển biển đảo trong chương trình Địa lí 12 còn là để học sinh nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông. Học sinh có nhận thức được vai trò to lớn của biển đảo thì từ đó mới hình thành được niềm tự hào về quê hương đất nước, hình thành được ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Về tầm quan trọng và địa chiến lược của Biển Đông, giáo viên có thể tích hợp khi dạy khái quát về biển Đông (Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) hoặc khi dạy về giao thông vận tải biển (Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc). Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường giao thông huyết mạch nhộn nhịp đứng thứ hai thế giới. Mỗi ngày có 150 - 200 tàu qua lại. Có 530 cảng biển. Nhiều nước Châu Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào giao thông Biển Đông.
 Về tiềm năng kinh tế của Biển Đông được đề cập nhiều trong các bài 8, 24, 27, 30, 31 (SGK Địa lí 12). Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
 Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí của thế giới. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn Titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ ra biển.
 Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. Nhiều loại hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
 Do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
1.4. Tìm hiểu về sự phát triển của các ngành kinh tế biển.
 Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế biển ở nước ta: thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển. Từ đó, học sinh sẽ nhận thấy được thế mạnh về phát triển kinh tế biển, thế mạnh về sự phát triển của từng ngành kinh tế biển ở các vùng kinh tế. Khi học, giáo viên không chỉ cung cấp những số liệu, dẫn chứng thô cứng về sản lượng, tốc độ tăng trưởng hay doanh thu mà nên tạo ra một không khí lao động nhộn nhịp ở không gian vùng biển để học sinh dấy lên niềm tự hào và càng có ý thức vươn ra biển, chinh phục biển. 
 Sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản được đề cập trong Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. Giáo viên phải giúp học sinh thấy được trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá thông qua các chỉ số về sản lượng và bình quân sản lượng theo đầu người. Về ngành khai thác thủy sản, học sinh cần biết được sản lượng và diện phân bố. Về ngành nuôi trồng, học sinh phải thấy được sự mở rộng của đối tượng nuôi trồng; sự phân bố vùng nuôi tôm, nuôi cá của cả nước 
 Sự phát triển và phân bố của ngành khai thác dầu khí được đề cập trong Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm: Nước ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng tăng liên tục và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005. Ngoài việc khai thác, ngành công nghiệp lọc - hóa dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quãng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm. Khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ và Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau). Giáo viên có thể liên hệ ngay với địa phương để học sinh thấy rõ hơn điều này: Nhà máy lọc – hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, sau hơn 4 năm xây dựng đã chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên với 5.000 m3 xăng RON 92 xuất ra thị trường. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩm của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước. Đồng thời, góp phần quan trọng đưa Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Dự án còn tạo ra bước tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ.
Trong bài 31. Vấn đề phát triển thương mại và du lịch, sự phát triển và phân bố ngành du lịch biển chưa được đề cập rõ nét, chỉ cung cấp một thông tin là nước ta có 125 bãi biển. Vì thế, giáo viên có thể tích hợp thêm hoặc dạy ở phần vùng kinh tế. Nếu như lợi thế về nuôi trồng thủy sản thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế về khai thác dầu khí thuộc về Đông Nam Bộ thì du lịch biển thuộc về lợi thế của Duyên hải Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)  Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Đà Nẵng cũng là một trung tâm du lịch quan trọng. Giáo viên cần nhấn mạnh thêm việc phát triển du lịch biển luôn gắn liền với du lịch đảo.
Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải biển được đề cập trong Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc - nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.
1.5. Xác định được vị trí của các đảo, quần đảo trên bản đồ; thấy được vai trò của các đảo và quần đảo trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước.
Giáo dục chủ quyền biển đảo là cần cho học sinh xác định được vị trí của các đảo, quần đảo trên bản đồ, cho học sinh thấy được vai trò của các đảo và quần đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo). Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_chu_quyen_bien_dao_trong_chuong_trinh_dia_li_1.doc