SKKN Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn địa lí THPT

SKKN Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn địa lí THPT

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu như tăng nhiệt độ, Trái đất nóng lên và hàng loạt các vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Vì vậy đây chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên Thế Giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ.

Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như các cấp học khác.

 

doc 20 trang thuychi01 12393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn địa lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC CHO HỌC SINH Ý THỨC 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ THPT
	Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc môn: Địa lí
Thanh Hoá, năm 2016
Môc lôc
Mục
Nội dung
Trang 
1
 Mở đầu
2 
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
5
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
6
2.1
Cơ sở lí luận SKKN
6
2.2 
Thực trạng của vấn đề khi áp dung SKKN
7
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động GD, bản thân...
20
3
Kết luận, kiến nghị
22
3.1
Kết luận 
22
3.2
Kiến nghị
22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu như tăng nhiệt độ, Trái đất nóng lên và hàng loạt các vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối 
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Vì vậy đây chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên Thế Giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ. 
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như các cấp học khác.
Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa lý có hiệu qủa, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn Địa Lý THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT không chỉ giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường mà còn giúp các em có khả năng trở thành tuyên truyền cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “xanh, sạch, đẹp, an toàn” và một xã hội trong lành.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô nhiễm môi tưởng, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội...
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường . Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng, bẻ cành cây tại sân trường, chặt phá rừng.Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh ở bậc học THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát một số hình ảnh về môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường.
- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết qủa của từng tiết dạy.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách báo và các thông tin có tính thời sự.
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ngoại khóa ở các khối 10,11,12
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt của bộ môn.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là trang bị cho các em một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho các em tham quan thực tế....
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tiết học môn Địa lý tại Trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn, học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình gốc nông dân theo học, một phần là con em gia đình tham gia hoạt động du lịch, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. 
2.2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy các em chưa ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 80% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng.
Đa số học sinh chưa thực sự hiểu biết nhiều cũng như được giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường từ phía nhà trường và gia đình. Các em chưa được học môn môn này bằng những tiết học riêng biệt để giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo dục đạo đức.
 	- Luôn nhắc nhở học sinh học thuộc khẩu hiệu “ Xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp”
- Hình thành nhân cách cho học sinh, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường.
+ Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+ Giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh.
	+ Không hút thuốc lá.
- Tham gia tích cực các buổi lao động tổng vệ sinh đường phố của UBND Thị Xã Sầm Sơn phát động.
2.3.2. Trong học tập: 
Giáo dục cho học sinh ý thức chuyên cần, chú ý tới những nội dung liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.
 Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. Vì vậy giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường vào các bài giảng môn địa lý ở các trường THPT là rất quan trọng. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những việc làm thường xuyên để hình thành thói quen bảo vệ môi trường như:
- Thường xuyên lao động vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học.
- Lên kế hoạch để học sinh lao động vệ sinh trường theo định kỳ.
- Tham gia lao động vệ sinh ở các công trình công cộng của địa phương trong những dịp lễ, tết.
- Chăm sóc, bảo vệ và trồng mới cây xanh trong môi trường trường học.
- Thực hiện tháng tình nguyện, dọn vệ sinh bãi biển, đường phố...
- Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. 
Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn Địa lí tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý.
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc...
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Ví dụ: Dạy mục II: Môi trường ( Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu – Địa lý 11CB)
Câu hỏi: Quan sát một số hình ảnh trình bày biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm môi trường đến sản xuất và đời sống?
Hình 1: Chặt phá rừng làm biến đổi khí hậu toàn cầu
Hình 2: Biến đổi khí hậu toàn cầu
Hình 3: Nước thải gây ô nhiễm các dòng sông
Hình 4: Khói thải từ xe buýt và từ KCN làm ô nhiễm môi trường không khí
Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Sau đó cho học sinh thảo luận, nhận xét. Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ : Dạy mục II: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước (Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững – Địa lý 10- CB)
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Hình 5. Đốt rừng làm nương rẫy
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, các nước phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; các nước phát triển là những nước có nền công nghiệp hiện đại, sự phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp
Hình 6. Khói bụi do hoạt động của xe cộ và khu công nghiệp thải ra
- Bước 3: Kết luận:
Khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước ....
* Phương pháp thảo luận.
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 
(theo cặp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cặp hoặc nhóm)
- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố kiến thức.
Ví dụ: Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống( Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – Địa lý 12- CB)
- Bước 1: Kể tên một số thiên tai mà em biết, giải thích nguyên nhân và hậu quả.
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.
Một số thiên tai: Bão, Lũ quét, hạn hán...
Giải thích nguyên nhân:
Chặt phá rừng bừa bãi, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mưa axit, TĐ nóng lên, thủng tầng ôzôn......
 Hình 7. Lỗ thủng tầng ôzôn
Hình 8. Ngập lụt
+ Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đấn sức khỏe do bức xạ tia cực tím, phá hủy các công trình xây dựng do mưa axit, 
2.3.3. Trong dạy thực nghiệm
Trong điều kiện thời gian có hạn, tôi chỉ trao đổi một vài kinh nghiệm khi thực hiện đưa nội dung lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường vào một tiết dạy cụ thể: 
Ví dụ bài: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ( Bài 15 – Địa lý 12- CB)
* Xác định nội dung kiến thức trong bài.
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường nước ta, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ( Nước, không khí, đất)
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu ( Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán...)
Vì vậy, tôi nhận thấy nên chọn nội dung bài học này để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là phù hợp.
 * Chuẩn bị:
Như tôi đã đặt vấn đề, trong bất cứ tình huống nào, trong bất cứ vấn đề gì nếu có đủ thông tin cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ quyết định đúng đắn, chính xác hơn, tác dụng giáo dục sẽ hiệu qủa hơn. Cho nên phải chuẩn bị tốt các yêu cầu cần thiết, từ thiết kế bài dạy, tư liệu cho đến sử dụng công nghệ thông tin. Như thường lệ, để thiết kế bài giảng tốt, tôi có kế hoạch chuẩn bị, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh:
Việc chuẩn bị của học sinh là một hình thức nghiên cứu trước bài mới, từ đó các em sẽ nắm bài mới có chất lượng.
* Giao nhiệm vụ cho học sinh từng nhóm để tránh trùng lặp.
- Nhóm 1,2: Tìm các tranh, ảnh về ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất).
- Nhóm 3,4: Sưu tầm tranh, ảnh về hậu quả ô nhiễm môi trường ( Lũ lụt, hạn hán, bão, xói mòn đất....)
* Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Suy ngẫm về những hình ảnh đã tìm được?
Bản thân em đã làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường từ nhận thức đến hành động cụ thể.
* Tìm đọc: Các điều luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Chuẩn bị của Giáo Viên: 
+ Tìm tư liệu, hình ảnh chọn lọc về những nội dung như đã giao cho học sinh sao cho vừa đủ, phù hợp với nội dung , bài dạy. chọn 4,5 hình ảnh ô nhiễm môi trường cho học sinh tự suy ngẫm, trình bày trước lớp suy nghĩ, chính kiến của mình khi được xem những hình ảnh đó.( Hiện tượng chặt phá rừng, đốt rừng; khai thác thủy sản bằng chất nổ.)
+ Nghiên cứu các điều luật bảo vệ môi trường và TNTN.
 + Giáo Viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học từ tư liệu, từ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc ô nhiễm môi trường, thiên tai thường xảy ra Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm và hậu quả của nó, từ đó giáo viên khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, cũng có nghĩa là bảo vệ và xây dựng môi trường bền vững.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta
- GV cho HS đọc mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân hãy nêu:
 Những diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua
Nêu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta, giải thích nguyên nhân?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu....
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường( Nước, không khí, đất..)
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thiên tai chủ yếu và biên pháp phòng chống
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu Ngập lụt ( Nơi xảy ra, thời gian hoạt động, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp phòng chống...)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu Lũ quét ( Nơi xảy ra, thời gian hoạt động, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp phòng chống...)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu Ngập lụt ( Nơi xảy ra, thời gian hoạt động, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp phòng chống...
HS các nhóm thảo luận, trình bày, GV chuẩn kiến thức
Các thiên tai
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Nơi xảy ra
ĐBSH, ĐBSCL
Xảy ra đột ngột ở miền núi
Nhiều địa phương
Thời gian hoạt động
Mùa mưa ( Từ tháng 5 đến tháng 10) riêng DHMT(Từ tháng 9 đến tháng 12)
Tháng 6 đến tháng 10 ở miền Bắc.
Tháng 10 đến tháng 12 ở miền Trung.
Mùa khô( Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Hậu quả
Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường)
Thiệt hại về mùa màng và tính mạng của dân cư.
Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sinh hoạt
Nguyên nhân
- Địa hình thấp
- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.
- Ảnh hưởng của thuỷ triều.
- Địa hình dốc
- Mưa nhiều, tập trung theo mùa
- Rừng bị chặt phá.
Mưa axit, cân bằng ẩm nhỏ hơn 0
Biện pháp phòng chống
Xây dựng hệ thống đê điều, hệ thống thuỷ lợi.
- Trồng rừng và sử dụng đất đai hợp lí
- Canh tác hiệu quả trên đất dốc
- Quy hoạch các điểm dân cư.
- Trồng rừng
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi
- Trồng cây chịu hạn
Một số hình ảnh minh hoạ về ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường
Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nôi dung bài học để khẳng định: bảo vệ môi trường là rất cần thiết vì hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.
	Giáo viên đưa ra một vài tình huống: Nếu các em nhìn thấy người dân ở đây đổ rác bừa bãi ngoài đường, phố, ngoài bãi biển, ở tại trường học, chứng kiến cảnh tượng rác ăn quà mà các bạn vứt khắp sân trường, một số học sinh tinh nghịch thì hái hoa, bẻ gãy cành cây....
 	Để học sinh trả lời câu hỏi sau: Khi chứng kiến cảnh đó em sẽ xử lí như thế nào? Nội dung được lồng ghép, tích hợp trong mục 1,2 trong bài 15 Địa lí 12 (CB) liên quan đến bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là trách nhiệm của học sinh để góp phần thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình lồng ghép các nội dung giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua môn địa lý. Tôi đã dạy thí nghiệm cho 2 lớp ( Một lớp thí nghiệm và một lớp đối chứng).
Kết quả học sinh đã có những hiểu biết và thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là rất cầ thiết, các em có thể sử lí được một số tình huống và kết quả ạt được như sau:
Lớp được chọn vào mục đích
Số bài kiểm tra của học sinh
Điểm (%)
Giỏi
Khá
TB
Dưới TB
Làm thí nghiệm
31
29,2
33,3
33,3
4,2
Làm đối chứng
29
16
32
36

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_cho_hoc_sinh_y_thuc_bao_ve_moi_truong_qua_mon.doc