SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT

SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT

Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng vô hạn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu. Với tất cả nhũng yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm rất cần thiết. Phải dậy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.

 Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương trình, phương thúc đào tạo, rựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết nhất để học sinh dể dàng tiếp cận xã hội và dạy những gì bức thiết trong xã hội mà học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa rạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế, việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông lầ rất cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày nay.

 Trong các môn học ở trường trung học phổ thông, theo nghiên cứu tài liệu và rút ra nhật xét của cá nhân tôi thì tôi nhận thấy môn hóa học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Vì thế, sẽ rất thuận lợi cho việc giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông khi kết hợp vói môn hóa học.

 Từ những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học môn hóa học lớp 11 ở trường THPT’’.

 

docx 21 trang thuychi01 11801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 Ở
TRƯỜNG THPT
	Người thực hiện : Nguyễn Thị Yến
	Chức vụ : Giáo viên 
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Hóa Học
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2018
SKKN: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT.
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng vô hạn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu... Với tất cả nhũng yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm rất cần thiết. Phải dậy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.
 Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương trình, phương thúc đào tạo, rựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết nhất để học sinh dể dàng tiếp cận xã hội và dạy những gì bức thiết trong xã hội mà học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa rạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế, việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông lầ rất cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày nay.
 Trong các môn học ở trường trung học phổ thông, theo nghiên cứu tài liệu và rút ra nhật xét của cá nhân tôi thì tôi nhận thấy môn hóa học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Vì thế, sẽ rất thuận lợi cho việc giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông khi kết hợp vói môn hóa học.
 Từ những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học môn hóa học lớp 11 ở trường THPT’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học lớp 11 THPT. Bằng cách này bài giảng hóa học sẽ dể dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn vừa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, bài giảng có kết hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh giúp tiết học bớt căng thảng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát, thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp thống kê toán học dùng để sử lí số liệu.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Bước vào thế kỷ XXI loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của thiên nhiên. Đó là nạn cạn kiệt tài nguyên, là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính những việc này đã tác động không nhỏ tới việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên của con người.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hộ đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Do đó nhiều văn bản và chỉ thị đã được ban hành:
- Nghị quyết số 08/NQ-CP của chính phủ ngày 23/1/2014: ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 24- NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường ( BVMT ) 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/06/2014 gồm rất nhiều nội dung: Luật BVMT 2014 có mục riêng về BVMT đất, chương IV luật BVMT 2014 quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu ( BĐKH ), đây là nội dung đầu tiên luật hóa những quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối quan hệ chặt chẽ với BVMT.
 Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị “Về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Do đó nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông là: giáo dục cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường.
 Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường là góp phần hình thành ở học sinh nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Người lao động, người chủ đó có thái độ thân thiện với môi trường, có thói quen hành vi ứng xử văn minh với môi trường.
2.1.1. Định nghĩa về môi trường
 “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” ( Điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2005 ).
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
 Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 Môi trường bị ô nhiễm do những tác nhân như chất, hợp chất hoặc hỗn hợp có tác dụng biến môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Có thể liệt kê những tác nhân đó như sau:
- Rác, phế thải rắn...
- Hóa chất, chất thải dệt, nhụm, chế biến thực phẩm,...
- Khí núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, lò gạch,...(SO2, CO2, NO2, CO,...). 
- Kim loại nặng ( chì, đồng, thủy ngân,...).
- Ngoài những tác nhân trên, môi trường còn có thể bị ô nhiễm bởi tiếng ồn quá mức cho phép hoặc các chất phóng xạ do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Như chúng ta đã biết, hiện nay môi trường đang bị phá hủy nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do khi giảng dạy bộ môn Hóa học nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức hóa học cho học sinh mà chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo dục ý thức, thái độ và những kỹ năng bảo vệ môi trường. Do đó :
 - Đa số học sinh còn mơ hồ về khái niệm ô nhiễm môi trường.
 - Đa số học sinh chưa có kiến thức về mối quan hệ tác động qua lại giữa con 
người với môi trường trong sinh hoạt và sản xuất nên chưa hiểu được nguyên nhân 
và cơ chế gây ô nhiễm môi trường.
 - Đa số học sinh chưa có hành động và những kỹ năng bảo vệ môi trường xung quanh.
 	Cho nên mỗi thầy cô giáo chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đặc biệt là qua những bài giảng hóa học.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
- Giải pháp 1: Đưa ra những phương thức, hình thức, phương pháp giảng dạy để đưa nội dung giáo dục BVMT vào nội dung bài học
- Giải pháp 2: Lựa chọn các bài cần lồng nghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào nội dung của bài học
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 
2.3.2.1. Đối với giải pháp thứ nhất
 Tôi đưa ra những phương thức, hình thức và phương pháp như sau: 
 * Về phương thức
 Tôi sử dụng hai phương thức đó là tích hợp và lồng ghép:
 - Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục BVMT làm cho chúng hài hòa, thống nhất.
 - Lồng ghép là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một mục, một đoạn, một số câu có nội dung giáo dục BVMT. 
 * Về hình thức tích hợp, lồng ghép có thể sử dụng các hình thức sau:
 - Đưa nội dung bài dạy vào thực tế có liên quan đến môi trường.
 Giúp học sinh thấy gần gũi với môn học tạo cho học sinh thấy hứng thú để trả lời câu hỏi “ Vì sao”.
 - Đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục BVMT.
 Trong hệ thống bài tập cần ra những câu hỏi liên quan đến môi trường nằm trong vùng kiến thức đang học để khắc sâu trong tư tưởng các em.
 - Giáo dục BVMT bằng những hình ảnh thực tế.
 Đây là biện pháp tốt bổ sung cho tài liệu sách giáo khoa và gây hứng thú cho học sinh.
- Đưa những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến giáo dục BVMT vào bài học.
 Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho HS những hình ảnh thiết thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời sống, với môi trường. Từ đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống.
- Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường.
Đây là biện pháp có tính sinh động và thiết thực. Đặc biệt là các bộ phim có liên quan về vấn đề ô nhiễm môi trường.
* Về mức độ tích hợp, lồng ghép có các mức độ sau
 - Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
- Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
- Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục BVMT.
	Như vậy việc nắm được mục tiêu của mỗi bài học là rất quan trọng, nó giúp giáo viên xác định được mức độ tích hợp, lồng ghép; Đồng thời đưa ra nội dung tích hợp riêng cho từng bài và giáo dục học sinh theo mục tiêu của bài.
 * Về phương pháp tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp sau 
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp thảo luận làm việc nhóm.
 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp dùng thí nghiệm và các tài liệu trực quan.
 - Phương pháp khai thác các kiến thức về giáo dục BVMT từ những bài thực hành thí nghiệm.
2.3.2.2. Đối với giải pháp thứ hai
 Tôi phải xác định rõ nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục BVMT; Xác định rõ mục tiêu giáo dục BVMT cho học sinh trong chương trình Hóa học lớp 11 THPT; Lựa chọn các bài cần tích hợp hoặc lồng ghép giáo dục BVMT lớp 11 trong chương trình Hóa học THPT (Chương trình chuẩn).
 Việc lựa chọn nội dung giáo dục BVMT cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
* Mục tiêu chung
Về kiến thức
Bước đầu hiểu biết về thành phần hoá học của môi trường sống xung quanh ta (đất, nước, không khí) trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hoá học.
- Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất.
- Sự biến đổi hoá học trong môi trưòng ; hiểu biết về chất vô cơ và hữu cơ; Thành phần, tính chất hoá học, tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế. Từ đó có hiểu biết về chất, về tính chất của các vật thể vô sinh, hữu sinh và một số biến đổi của chúng trong môi trường tự nhiên xung quanh.
* Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó.
- Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó.
- Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó.
* Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có vai trò của sản xuất hoá học, sử dụng hoá chất và chất thải trong sinh hoạt và sản xuất.
- Hiểu được nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường: không khí, nước, đất và môi trường tự nhiên nói chung là do có các chất độc hại vô cơ và hữu cơ. Các chất này gây tác hại cho các đồ vật, các công trình kiến trúc, văn hoá, sức khoẻ của người, động vật, thực vật.
- Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hoá học, sự oxi hoá, sự cháy và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Hiểu được tính năng và tác dụng của một số tài nguyên thiên nhiên như : 
nước, quặng, dầu mỏ, than đá. Vấn đề khai thác, sử dụng và việc gây ô nhiễm môi 
trường do các hoạt động khai thác.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường trong thực hành thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông,...
* Biết được cơ sở hoá học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống.
- Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hoá học,...
- Hoá chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trồng nhiều cây xanh để điều hòa lượng khí CO2 tăng khí oxi giúp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Về kĩ năng 
- Biết một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm. Nhận biết được một số chất hoá học gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
- Biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hoá học.
- Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.
- Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần bảo vệ môi trường.
- Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong học tập hoá học ở trường trung học phổ thông.
Về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường.
 2.3.3. Một số chương, bài cần tích hợp hoặc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Chương/Bài
Nội dung GDMT
Ghi chú
(Phương thức tích hợp)
Kiến thức
Thái độ 
– Tình cảm
Kĩ năng 
– Hành vi
Chương 1.
Bài : Sự điện li.
Hiểu được:
 - Môi trường nước tự nhiên: nước mưa, nước biển, sông, ao hồ đều hòa tan các chất điện li và chất không điện li: axit, bazơ, muối,...
những chất độc hại đối với người và sinh vật.
- Nước tự nhiên đều là dung dịch điện li có chứa nhiều ion, khuẩn, các chất thải độc hại do hòa tan nhiều chất.
Phải có ý thức bảo vệ môi trường nước: không vứt rác thải, hóa chất xuống sông, hồ ao, ... gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết nước tự nhiên đã bị ô nhiễm.
- Xác định nước tự nhiên là dung dịch điện li.
 Liên hệ
Chương 1.
Bài : Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ.
Hiểu được: 
Độ pH của dung dịch cho biêt môi trường của dung dịch đó là axit, bazơ hay trung tính.
Áp dụng kiến thức về pH để xác định tính chất của môi trường.
- Biết được công cụ để xác định tính chất của môi trường.
- Sử dụng giấy pH hoặc máy đo pH xác định tính chất môi trường nước.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 1.
Bài : Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Hiểu được:
- Giữa các dung dịch trong đất, nước đều có thể xảy ra phản ứng trao đổi trao đổi ion tạo thành chất rắn, chất khí hoặc các chất điện li yếu làm thay đổi thành phần của môi trường.
- Bản chất của các phản ứng xảy ra làm thay đổi thành phần của môi trường.
Có ý thức cải tạo môi trường nhờ các phản ứng hóa học.
- Tìm hóa chất để có thể thay đổi tính chất của môi trường.
 Bộ phận và liên hệ.
Chương 1. 
Bài thực hành:
Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Tiến hành thành công và an toàn các thí nghiệm để hiểu được bản chất của các phản ứng xảy ra trong dung dịch nước giữa các axit và bazơ, axit và muối, muối và sự thay đổi tính chất chung của môi trường.
Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Xác định thành phần của môi trường nước bằng các chất chỉ thị màu.
- Thực hiện thí nghiệm các phản ứng xảy ra làm thay đổi môi trường.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Chương 2.
Bài: Nitơ.
- Biết khí nitơ là thành phần chủ yếu của không khí, N có trong đất. N là nguyên tố cung cấp cho cây trồng.
- Sự biến đổi của
 Nitơ trong môi trường tự nhiên và ô nhiễm không khí.
Có ý thức xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường.
- Xác định sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: nitơ – nitơ oxit – axit HNO3 – Phân nitrat.
- Biết xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của nitơ.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 2. 
Bài : Amoniac và muối amoni.
- Amoniac là chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.
- Sản xuất amoniac và chất gây ô nhiễm môi trường.
Có ý thức giữu gìn vệ sinh để giữ bầu không khí và nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm bởi NH3.
- Nhận biết được NH3 và muối amoni có trong môi trường.
- Xử lí chất thải NH3 và muối amoni sau thí nghiệm.
 Bộ phận và liên hệ.
Chương 2. 
Bài: Axit nitric và muối nitrat.
 Hiểu được:
- HNO3 và muối nitrat là những hóa chất cơ bản trong sản xuất hóa học.
- Tác dụng của axit nitric và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường.
Có ý thức tiếp xúc và làm thí nghiệm an toàn với axit nitric và muối nitrat.
- Nhận biết axit nitric và muối nitrat.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của HNO3.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 2.
Bài: Photpho.
Bài: Axit photphoric và muối photphat.
Bài: Phân bón hóa học.
Hiểu được:
- Photpho là chất chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.
- Sự biến đổi của photpho thành axit photphoric và muối photphat.
- Phân bón hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc màu đất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hóa học giảm ô nhiễm môi trường nước và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhận biết muối photphat và axit photphoric, một số phân bón hóa học.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của P, H3PO4 và muối photphat.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 2.
Bài thực hành: Tính chất một số hợp chất nitơ, photpho.
- Củng cố, ôn tập tính chất hóa học của hợp chất nitơ, photpho.
- Biết kĩ thuật tiến hành thí nghiệm thành công, an toàn và xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Có ý thức xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sau thí nghiệm.
- Tiến hành nhận biết một số phân bón hóa học.
- Tiến hành xử lí chất thải, độc hại bằng nước vôi.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 3.
Bài: Cacbon
Hiểu được: 
- Các phản ứng của cacbon với oxi, với oxit kim loại đều tạo thành khí CO2 và tỏa nhiệt.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng cacbon làm nhiên liệu, chất đốt.
Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, đất trong đun nấu thức ăn, nung vôi,...
- Xác định nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường căn cứ vào tính chất của chất thải.
Liên hệ.
Chương 3.
Bài: Hợp chất của cacbon.
Hiểu được:
- Quá trình hình thành, tính chất các hợp chất CO, CO2 gây ô nhiễm môi trường. CO rất độc có thể gây nguy hại tới tính mạng con người ở một liều lượng nhất định. CO2 là một trong những thủ phạm gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân của sự bào mòn đá vôi trong tự nhiên.
Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Xác định nguồn, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Liên hệ.
Chương 3.
Bài : Silic và hợp chất của silic.
Hiểu được:
- Silic là một trong những nguyên tố có nhiều nhất tạo nên vỏ trái đất.
- SiO2 và và muối silicat có trong thành phần chính của đất cát, đất sét, cao lanh trong tự nhiên.
Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường đất, môi trường biển.
- Nhận biết dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí, đất do sản xuất xi măng thủy tinh,...
- Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường.
Bộ phận và liên hệ.
Chương 3.
Bài: Công nghiệp silicat.
Hiểu được:
- Muối silicat là nguyên liệu chính của công nghiệp silicat.
- Vấn đề ô nhiễm môi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_h.docx