SKKN Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn

SKKN Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn

Chương trình vật lí THPT hiện nay đã được biên soạn theo chiều hướng tinh gọn và tiếp cận vật lí hiện đại cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên chương trình nhìn chung vẫn còn nặng, mang tính hàn lâm.

 Với sự tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, theo quan điểm chung là áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để đưa học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Một trong các phương pháp dạy học tích cực đó là “Nêu và giải quyết vấn đề”.

 Xuất phát từ thực tế giảng dạy và học tập khái niệm điện trường là một vấn đề khó nhưng khái niệm “điện thế” vật lý 11[2] lại càng khó hơn, bởi vì khi đưa ra một vấn đề vật lí mang tính trừu tượng không những người học khó khăn về việc xây dựng vân đề nói trên, mà học sinh khi tiếp nhận kiến thức vừa nêu trên lại mơ màng, dẫn đến tiếp nhận một cách thụ động .

 Với phương châm: “Thay đổi cách nhìn môn vật lí theo hướng tích cực đối với học sinh” tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến nhỏ trong quá trình giảng dạy:

“Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn”. Với phương pháp này sẽ giúp cho người dạy đưa ra đơn vị kiến thức một cách đơn giản và mang tính lôgic, đặc biệt là làm cho học sinh tiếp thu dễ dàng, thuyết phục và nhớ lai kiến thức đã học vận dụng vào để xây dựng đơn vị kiến thức mới, vấn đề này rất phù hợp với sự phát huy tính tích cực của học sinh và có thể học sinh tự xây dựng đơn vị được kiến thức mới, qua đó tạo niềm tin cho bản thân để có thể phát huy tính tự học, tự nghiên cứu tạo tiền đề cho việc học và nghiên cưu khoa học sau này.

 

doc 16 trang thuychi01 7756
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
	Chương trình vật lí THPT hiện nay đã được biên soạn theo chiều hướng tinh gọn và tiếp cận vật lí hiện đại cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên chương trình nhìn chung vẫn còn nặng, mang tính hàn lâm.
	Với sự tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, theo quan điểm chung là áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để đưa học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Một trong các phương pháp dạy học tích cực đó là “Nêu và giải quyết vấn đề”. 
	Xuất phát từ thực tế giảng dạy và học tập khái niệm điện trường là một vấn đề khó nhưng khái niệm “điện thế” vật lý 11[2] lại càng khó hơn, bởi vì khi đưa ra một vấn đề vật lí mang tính trừu tượng không những người học khó khăn về việc xây dựng vân đề nói trên, mà học sinh khi tiếp nhận kiến thức vừa nêu trên lại mơ màng, dẫn đến tiếp nhận một cách thụ động . 
 Với phương châm: “Thay đổi cách nhìn môn vật lí theo hướng tích cực đối với học sinh” tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến nhỏ trong quá trình giảng dạy: 
“Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn”. Với phương pháp này sẽ giúp cho người dạy đưa ra đơn vị kiến thức một cách đơn giản và mang tính lôgic, đặc biệt là làm cho học sinh tiếp thu dễ dàng, thuyết phục và nhớ lai kiến thức đã học vận dụng vào để xây dựng đơn vị kiến thức mới, vấn đề này rất phù hợp với sự phát huy tính tích cực của học sinh và có thể học sinh tự xây dựng đơn vị được kiến thức mới, qua đó tạo niềm tin cho bản thân để có thể phát huy tính tự học, tự nghiên cứu tạo tiền đề cho việc học và nghiên cưu khoa học sau này.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau:
2.1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:
2.2. Cơ sở thực tế và hiện trạng của việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí ở trường THPT.
2.3. Sự tương tác trường tĩnh điện và trường hấp dẫn. 
2.4. Kết quả đạt được.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT 
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 11B2, 11B3 và 11B6 trường THPT Hoằng Hóa 2
4. Giả thuyết khoa học
Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lí 11[2] và dạy - học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm hướng dẫn học sinh biết liên hệ lôgíc làm tốt các dạng bài tập trong chương trình sách giáo khoa đồng thời phát triển thêm tư duy lôgíc để lĩnh hội kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu xu thế của giáo dục. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 	- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp vật lí.
6. Thời gian nghiên cứu 
Đề tài thực hiên từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1 Dạy học tương tác là gì?
Tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống[4].
 Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học[3].
Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau. 
1.2. Những ưu điểm dạy học tương tác
Tương tác là cách thức và mục tiêu dạy học[3]. 
- Dạy học tương tác tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động tương tác đa dạng.
- Dạy học tương tác định hướng vào người học, coi trọng vốn kiến thức, kinh nghiệm của người học, đặt họ vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. 
- Nội dung học tập gắn với tình huống thực tiễn, mang tính phức hợp, phù hợp với hứng thú người học.
- Các nhiệm vụ học tập hỗ trợ phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề phức hợp, sáng tạo. 
- Phương tiện dạy học hỗ trợ quá trình tự tìm tòi thi thức của người học, tạo điều kiện cho sự tương tác.
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và tự lực, tự điều khiển của người học.
2. Thực trạng của việc tổng hợp kiến thức chương vật lí 11 ở trường THPT
2.1 Đặc điểm tình hình
Qua thực tế khi dạy kiến thức mới đa phần là các giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề và nêu và giải quyết vấn đề dẫn đến các em thấy rất nhàm chán và không hứng thú học tập, khó ghi nhớ, không phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, do đó dẫn đến kết quả học tập của các em là không cao. 
2.2. Thực trạng của việc dạy khái niệm “điện thế ” tại trường THPT 
2.2.1. Thực trạng
Khi dạy khái niệm “điện thế” người dạy rất khó truyền thụ vấn đề mang tính trừu tượng này, khi đó làm cho học sinh hiểu rất lan man và không thuyết phục dẫn đến sự nghi hòai về khái niệm điện thế[2].
2.2.2. Ý tưởng vấn đề 
Trong quá trình giảng dạy đơn vị kiến thức mới, giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận, vấn đáp và tìm ra kết luận cho các đơn vị kiến thức mới khi đó giáo viên thường kết luận và không giải thích gì thêm. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn”. 
2.2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm
Trước khi đưa vào vận dụng thì tôi đã vận dụng vào năm học 2016-2017 và 2017-2018 thì thấy có hiệu quả vì vậy để kiểm chứng, năm học 2018-2019 tôi tiến hành khảo sát ở ba lớp khối 11 tại trường theo bảng sau:
Bảng số liệu khảo sát trước khi vận dụng
Lớp
Số lượng
Giỏi
khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B2
42
10
23.8
18
42.9
13
30.9
1
2.4
0
0
11B4
42
9
21.4
15
35.7
16
38.1
2
4.8
0
0
11B6
40
7
17.5
12
30.0
18
55.0
3
7.5
0
0
Dự định: 
 - Đối với lớp 11B4 tôi dạy theo phương pháp truyền thống. 
 - Đối với lớp 11B2 và 11B6 tôi vận dụng: Giảng dạy khái niêm “điện thế” bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn.
Chương II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp thực hiện 
1.1. Nội dung 
Muốn xây dựng được khái niệm điện thế trong vật lý 11[2] người dạy cần hình thành thế giới quan khoa học và các khái niệm về công cơ học từ đó xây dựng kiến thức công của lực, nhằm chỉ ra tính chất “ thế ” của trường hấp dẫn [1], dẫn đến khái niệm thế năng tương tác tĩnh điện và cuối cùng đưa ra khái niệm về “Điện thế ”.
Theo tính lôgic, khi hình thành nội dung của một đơn vị vật lí: Phần cơ học, chương trình vật lí THPT trình bày trước phần điện học, chính vì vậy, có thể dùng các mô hình cơ học để mô tả hiện tượng đồng thời đi sâu vào phân tích, nghiên cứu bản chất vấn đề.
1.2. Giải pháp
Liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn 
Tương tác hấp dẫn
Tương tác tĩnh điện
Chất điểm m
Đện tích điểm q
Lực hấp dẫn:
Lực tĩnh điện:
Cương độ cơ trường:
Cường độ điện trường:
Tính cộng của lực:
Tính cộng của lự:
Nguyên lý chồng chất của cường độ cơ:
Nguyên lý chồng chất của cường độ điện:
- Thế năng hấp dẫn
- Cơ thế tại một điểm trong
trường hấp dẫn.
- Thế năng tương tác tĩnh điện
- Điện thế tại một điểm
trong điện trường .
Hình 1. Sơ đồ liên hệ.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 
2.1. khi thực hiện tiến trình xây dựng kiến thức theo sơ đồ sau: 
 Sơ đồ liện hệ
Tương tác hấp dẫn
Chất điểm m
Lực hấp dẫ: 
Công làm dịch chuyển chất điểm trong trường lực thế:
A1,2 =Wt1 – Wt2
Trường lực của Trái Đất là trường lực thế.
Thế năng của chất điểm m1, m2, m3 .... ở vị trí tương ứng là: Wt1 Wt2 ,Wt3 ..
 Tỉ số : ( i = 1, 2 , 3, ....)
Tỉ số: ở mỗi điểm nhất định trong trường lực là đại lượng đặc trưng về khã năng tương tác của trường tại điểm đó
Tương tác tĩnh điện
Điện tích điểm q
Lực tĩnh điện: 
 Công của trường tĩnh điện của điện tích q làm dịch chuyển điện tích q0:
Trường tĩnh điện là trường lực thế:
Thế năng tĩnh điện của điện tích thử q1, q2, q3 , . . . tương ứng là: Wt1, Wt2 ,Wt3 ..
Tỉ số : ( i = 1 , 2, 3, . . .)
Tỉ số: ở mỗi điểm nhất định trong trường tĩnh điện là đại lượng đặc trưng về khã năng dự trữ năng lượng.
Khái niệm điện thế tại một điểm xác định :
Từ sơ đồ (Hình1) ta thấy rằng cả hai đều là định luật nghịch đảo bình phương khoảng cách, tính cộng và tuân theo nguyên lý chồng chất, đều giống nhau về mặt toán học .
 Lực hấp dẫn: 
Lực tĩnh điện: 
 Hình 2. Sơ đồ liên hệ giữa lực hấp dẫn và lực tỉnh điện.
 Từ (Hình 2) cho thấy lực hấp dẫn và lực tĩnh điện đều là nghịch đảo bình phương theo logic toán học => Tính chất vật lí.
 	Như vậy, cái mà ta suy ra về trường hấp dẫn bằng cách phân tích định luật đều có thể chuyển sang trường tĩnh điện với sự logic hoàn toàn chấp nhận về tính chất, và việc gì mà bạn cần làm chỉ việc thay đổi kí hiệu đồng thời chuyển sang xây dựng khái niệm là có thể chấp nhận được.
2.2. Cần nhắc lại cho học sinh nhớ lại trường lực thế
 	Trường lực thế là trường lực mà công làm dịch chuyển trong trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của quá trình dịch chuyển[2].
 Công làm dịch chuyển vật trong trường lực thế chính là độ giảm thế năng trong quá trình đó. 
A1,2 = Wt1 – Wt2
Khi chỉ ra một trường lực thế quen thuộc, đó là trường lực của Trái Đất, đồng thời liên hệ với trường tĩnh điện.
Công làm dịch chuyển chất điểm trong trường lực thế:
A1,2 = Wt1 – Wt2 
Công của trường tĩnh điện do điện tích q làm dịch chuyển điện tích thử q0:
Hình 3. Sơ đồ liên hệ giữa trường lực thế và trường tĩnh điện.
h1
Hình 4. Vật m trong trường trọng lực
h2
(1)
(2)
q
Hình 5. Điện tích điểm trong trừơng tĩnh điện
q0
q0
r2
r1
Mô hình tương tác giữa hai đơn vị kiến thức
- Từ hình 4: Cho thấy vật m rơi tự do dưới tác dụng của trọng lực từ độ cao h1 xuống độ cao h2: khi vật rơi từ vị trí (1) xuống vị trí (2) khi đó trọng lực thực hiện một công: 
A = mgh1 – mgh2 = Wt1 – Wt2 [1]
- Từ (hình 5): Cho thấy sự tương đương trong trường tĩnh điện, một điện tích thử qo trong điện trường. Vậy điện trường đã thực hiện một công lên điện tích thử dưới tác dụng của lực điện trường, làm điện tích đó dịch chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (2) trong điện trường qo, công này gọi là công của lực tĩnh điện.
2.2.1. Xây dựng biểu thức công của lực tĩnh điện do điện tích q sinh ra và đã thực hiện công, làm điện tích qo dịch chuyển. 
Trong quá trình dịch chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (2).
 	Từ (Hình 5): bằng cách tương tự ta có:
 Từ biểu thức này ta thấy công của lực tĩnh điện, trong quá trình dịch chuyển điện tích không phụ thuộc hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối trong quá trình dịch chuyển nó trong điện trường. Kết hợp với lực thế ta đi đến kết luận sau:
 Trường tĩnh điện tồn tại xung quanh điện tích là trường lực thế. Tương tự như trường trọng lực của của Trái Đất. Khi đó rút ra khái niệm công của lực tĩnh điện và kết luận Trường tĩnh điện là Trường lực thế.
2.2.2. Khi học sinh đã nắm được trường tĩnh điện là trường lực thế có nghĩa là công của điện trường làm dịch chuyển điện tích từ vị trí (1) đến vị trí (2) bằng độ giảm thế năng tương tác của điện tích trong quá trình dich chuyển đó
A1,2 = Wt1 – Wt2 (*)
Wt1: thế năng tương tác tĩnh điện của điện tích qo ở vị trí (1).
Wt2: thế năng tương tác tĩnh điện của điện tích qo ở vị trí (2).
Từ tính logíc đó, học sinh thấy sự tương tự như lực hấp dẫn cũng là một lực bảo toàn. Bây giờ ta chuyển từ định nghĩa giữa hiệu thế năng tĩnh điện của một điện tích thử qo ở hai điểm sang định nghĩa thế năng điện do điện tích thử ở một điểm duy nhất. Để làm như vậy, ta thực hiện hai điểm tùy ý và độc lập với nhau:
 Ta lấy một điểm ban đầu i là điểm chuẩn có giá trị đã biết là M ta gán một giá trị tùy ý cho thế năng của điện tích thử qo ở điểm đó. Đặc biệt ta chọn điểm i nằm ở rất xa (chặt chẽ hơn là ở vô cực) tất cả các điện tích mà ta gán gía trị, không cho thế năng của một điện tích thử nào đó ở điểm ấy. Khi đó thế năng tương tác tĩnh điện bằng công làm dịch chuyển điện tích q0 từ vị trí vô cực (r1 = ¥) trở về vị trí mà ta đang xét trong điện trường:
Từ (*) ta có: 
Ta có thể nói: thế năng Wt của một điện tích thử q0 ở một điểm nào đó bằng trừ công AM thực hiện trên một điện tích làm nó dịch chuyển từ vô cực đến điểm M đang xét. Bằng phép so sánh, học sinh có thể hình dung được sự biến đổi của một đai lượng có tính trừu tượng như thế năng tương tác tĩnh so với thế năng của trường trọng lực Trái Đất tác dụng lên vật.
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh thế năng tương tác tĩnh điện của điện tích đặt trong điện trường, trở về biểu diễn trường trọng lực của Trái Đất 
Thế năng của chất điểm m1, m2, m3 .. ở vị trí tương ứng là: Wt1, Wt2 ,Wt3 ..
 Tỉ số : ( i = 1, 2 , 3, ....)
Thế năng tĩnh điện của điện tích thử q1, q2, q3, ..tương ứng là: Wt1, Wt2 ,Wt3 ..
Tỉ số : ( i = 1 , 2, 3.. .)
 Hình 6. Sơ đồ liên hệ.
Hình 7. Trường hấp dẫn 
Hình 8. Trường tĩnh điện 
r
r
q0
N
M
mi
Wti 
 Mô hình tương tác
 qi 
Giả sử xét một vị trí N cố định nằm cách mặt Đất một khoảng h 
(Hình 7), ta lần lượt đặt các chất điểm có khối lượng tương ứng là: m1, m2, m3 ... mn khi đó thế năng tương ứng của các chất điểm này ở vị trí đó là: Wt1, Wt2, Wt3. . .Wtn.
 Xét tỉ số: (i = 1,2, 3, . . . n ) 
Tỉ số trên có giá trị nào? và nó có phụ thuộc vào mi hay không? (trong đó n là số vật đặt thử, mi là vật thứ i)
Kêt luận: Đại lượng này chỉ phụ thuộc vào khối lượng của Trái Đất, vị trí điểm N so với tâm Trái Đất mà hoàn toàn không phụ thuộc vào khối lượng của các vật mi đặt ở điểm N. Từ đó ta rút ra một công thức giả kiến: 
Wti = ko.mi
(Ko: là hệ số đặc trưng về mặt năng lượng của trường trọng lực tại M)
Nói cách khác, tỉ số giữa thế năng và khối lượng của mỗi giá trị ở mỗi điểm nhất định trong trường lực là đại lượng đặc trưng về khã năng tương tác trường tại điểm đó[5]
 Tương tự biểu diễn một vị trí điểm M trong điện trường của điện tích điểm q (Hình 8)
 Giả sử gửi đến điểm M các điện tích thử q1, q2, q3 ...qn khi đó thế năng tương tác tĩnh điện tương ứng của chúng lần lượt là: Wt1,Wt2,Wt3.. Wtn. Tiếp tục nêu lên vấn đề tỉ số : ( i = 1, 2, 3,...n )
Khi đó học sinh thấy rằng tỉ số này cũng không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử qi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M và nguồn gốc sinh ra điện trường này, đó là điện tích q. 
Thật vậy, tương tự như xét ở trường trọng lực, tỉ số này là đại lượng vật lí đặc trưng về mặt năng lượng của điện trường (dự trữ năng lượng hay phân bố năng lượng trong điện trường) Giá trị này gọi là “điện thế” ở một điểm xác định.
 Tức là thế năng trên một đơn vị điện tích ở một điểm trong điện trường gọi là điện thế VM ở điểm đó: (1)
VM : là điện thế tại điểm M:
Định nghĩa: Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q0 và được xác định bởi biểu thức (1)[2]
Nhận xét: Điện thế ở vô cực bằng không và sau này khi xây dựng khái niệm về hiệu điện thế thì làm cho học sinh nắm bắt một cách nhanh tróng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Chú ý: Giáo viên cũng cần phân tích thuật ngữ “điện thế” và cần chỉ rõ sự thể hiện về tính vật chất của Trường nói chung và trường tĩnh điện nói riêng, lần nữa khẳng định cho học sinh tính vật chât của trường. 
Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả từ thực tiễn
	Như vậy, bằng phép liên hệ và so sánh, giúp học sinh có thể tiếp thu khái niệm điện thế nhẹ nhàng đồng thời hiểu rõ ý nghĩa vật lí của đại lượng này.
2. Kết quả thực nghiệm 
	Thông qua tiến hành nghiên cứu và thực hiện trên ba lớp với đề tài trên tôi đã thu được kết quả theo bảng số liệu sau:
Bảng số liệu so sánh sau khi tiến hành vận dụng đề tài
Lớp
Số lượng
Giỏi
khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B2
42
22
52.4
14
33.3
6
14.3
0
0
0
0
11B4
42
2
4.8
12
28.6
19
45.2
9
21.4
0
0
11B6
40
15
37.5
17
42.5
8
20.0
0
0
0
0
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy sau khi đưa vào vận dụng đề tài “Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn” thì kết quả thật khã quan, cụ thể là không những học sinh yếu không còn, học sinh trung bình sẽ giảm đi rõ rệt mà số học sinh khá, giỏi còn tăng lên rất nhều, còn đối với lớp không áp dụng thì số lượng học sinh khá, giỏi giảm, trung bình giảm, yếu và kém thì lại tăng lên.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Lợi ích và khã năng vận dụng 
1.1 Lợi ích
- Nội dung giải pháp góp phần giúp giáo viên định hướng, rèn kỹ năng tạo tầm nhìn từ tổng quát đến chi tiết trước một yêu cầu, một vấn đề; nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích các phần kiến thức thành mối tương quan.
- Đối với học sinh qua việc liên hệ giữa “trường hấp dẫn” và “trường tĩnh điện” làm cho học sinh tiếp thu dễ dàng, thuyết phục và nhớ lai kiến thức đã học vận dụng vào để xây dựng đơn vị kiến thức mới, vấn đề này góp phần sự phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của học sinh từ đó các em có thể tự xây dựng đơn vị được kiến thức mới, qua đó tạo niềm tin cho bản thân để có thể phát huy tính tự học, tự nghiên cứu tạo tiền đề cho việc học và nghiên cưu khoa học sau này.
1.2. Khả năng vận dụng 
- Đề tài này giúp cho giáo viên truyền thụ đơn vị kiến thức mới và học sinh tự tin tiếp nhận, có cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất.
- Đề tài này hầu hết các trường đều có thể vận dụng, thực hiện để góp phần phát huy tính tích cực, tự học và tự nghiên cứu bài học.
2. Đề xuất và kiến nghị
 Để nâng cao chất lượng học tập và lòng ham mê đối với môn vật lí, tôi nhận thấy rất cần thiết tiếp cận với các phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu mới là lấy học sinh làm trung tâm, vì vậy việc vận dụng “Giảng dạy khái niêm điện thế bằng phương pháp liên hệ giữa trường tĩnh điện và trường hấp dẫn” là một trong những phương pháp có hiệu quả. 
Trong những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục cải tiến, phát huy và tìm tòi những phương pháp mới để truyền đạt cho học sinh. 
 Do thời gian có hạn nên đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi ở các trường, mới chỉ áp dụng ở trường nhà, do đó chắc chắn không tránh hết những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng phổ biến hơn trong những năm học tới. 
Xin chấn thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết đề tài
 Lê Văn Tuấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa vật lý 10 Cơ bản, NXBGD năm 2008
[2]. Sách giáo khoa vật lý 11 Cơ bản, NXBGD năm 2009
[3]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014): Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[4]. www.tailieu.vn
[5]. Mạng Internet
[6]. Sách “tôi giỏi bạn cũng thế” đọc online trên mạng internet
[7].Cơ sở vật lí tập I - ĐAVI HALLIDAY – ROBERTRESNICK – JEARLWALKER
[8].Tài liệu chuẩn kiến thức vật lí 10 NXBGD năm 2011
[9].Tài liệu chuẩn kiến thức vật lí 11 NXBGD năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giang_day_khai_niem_dien_the_bang_phuong_phap_lien_he_g.doc
  • docBia SKKN- Ly - THPT - Le Van Tuan - THPT Hoang Hoa 2.doc