SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn

SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn

Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử là một môn học rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Việc học tập môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh những kiến thức về khoa học cơ bản mà còn giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ trên Bộ GD&ĐT đã thí điểm sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

Trong những năm học qua, việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình đã và đang được khuyến khích .

Thực tế trong chương trình lịch sử ở trường THCS, bên cạnh những kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức từ những nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Một trong những nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh đó là tài liệu di sản văn hóa ngay tại chính địa phương. Nguồn kiến thức từ tài liệu di sản văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia. Việc sử dụng tài liệu di sản văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 22756
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài 
2
2. Mục đích nghiên cứu 
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
4
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng của vấn đề
5
3. Một số biện pháp “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”
6
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44: Lịch sử địa phương, lịch sử lớp 8
7
3.2. Tiến hành tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa Ba Đình)
8
3.3. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: tại nhà truyền thống xã Ba Đình – huyện Nga Sơn
9
3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi Thúc).
15
4. Hiệu quả trong việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”. 
16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài: 
 	Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử là một môn học rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Việc học tập môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh những kiến thức về khoa học cơ bản mà còn giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ trên Bộ GD&ĐT đã thí điểm sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. 
Trong những năm học qua, việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình đã và đang được khuyến khích ...
Thực tế trong chương trình lịch sử ở trường THCS, bên cạnh những kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức từ những nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Một trong những nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh đó là tài liệu di sản văn hóa ngay tại chính địa phương. Nguồn kiến thức từ tài liệu di sản văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia. Việc sử dụng tài liệu di sản văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh.
Di sản có vai trò to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đưa di sản vào giảng dạy giúp bài học thêm sinh động, cảm xúc, có ý nghĩa và hướng học sinh đến những giá trị về chân, thiện, mỹ đang được Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường học sử dụng. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung bài học. Khi thầy cô giáo đưa di sản với vai trò là một phương tiện trực quan trong giảng dạy. Điều này sẽ làm bài giảng sinh động, giúp học sinh dễ tiếp thu, liên hệ thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và kỹ năng sống. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên Lịch sử trường THCS Ba Đình - Nga Sơn đã và đang tiến hành một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản; các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản như: khai thác sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học, tiến hành bài học nơi có di sản, tổ chức tham quan học tập nơi có di sản, tổ chức tham quan ngoại khóa trải nghiệm di sản Xã Ba Đình - huyện Nga Sơn là xã đồng bằng chiêm trũng, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, xã Ba Đình (Nga Sơn) được biết đến như một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của tình đoàn kết làm nên sức mạnh quật khởi chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai, góp phần cùng quân và dân cả nước giành độc lập dân tộc. Đó là nguồn tài liệu quan trọng để liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS.
Việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” nhằm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu: 
- Điều tra hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua việc sử dụng di sản để học tập lịch sử của học sinh lớp 8 qua các năm học ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn nhằm theo dõi hiệu lực học tập của học sinh để có giải pháp và biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài học lịch sử khác nhau.
- Tăng khả năng áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới trong dạy học lịch sử cấp THCS của giáo viên.
- Đưa ra các biện pháp khác nhau để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử và tăng hứng thú học tập lịch sử cả trong và ngoài nhà trường. Giúp học sinh có được kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các các tình huống thực tiễn, qua đó phát triển tư duy cho học sinh.
- Góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương.
- Tìm ra cách thức tối ưu để soạn các tiết Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử trong chương trình THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8 ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn phát triển năng lực học sinh qua việc giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng nghiệp. Đồng thời thực nghiệm giảng dạy....
- Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc nghiệm).
- Trắc nghiệm hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua 2 nhóm lớp: nhóm lớp sử dụng di sản bằng tranh ảnh và nhóm lớp sử dụng di sản tại thực địa. Thực hiện đánh giá, phân tích sau khi đã trắc nghiệm và dạy thực nghiệm.
- Thu thập thông tin qua: Internet, báo chí, thư viện, qua chuyện kể của lão thành cánh mạng
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở tâm lí luận của vấn đề.
1.1. Cơ sở tâm lí trong dạy và học lịch sử:
	Bước vào cấp học THCS, học sinh bắt đầu phải bắt đầu tiếp cận và tiếp nhận một lượng tri thức lớn (so với bậc Tiểu học) ở các môn học. Với nhiều giáo viên dạy các môn học khác nhau đã tạo cho học sinh tiếp cận và tiếp nhận tri thức bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau. Đồng thời qua nhiều cách thức và phương pháp truyền tải tri thức của giáo viên đã tác động tới hứng thú học tập và sự lựa chọn của học sinh. Sự thay đổi về tâm lí học sinh (theo lứa tuổi) cũng phải được giáo viên tính đến trong việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Việc tạo được sự chú ý, gây được hứng thú học tập cho học sinh lại nằm ở khâu quan trọng của việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
1.2. Cơ sở sử học trong dạy học lịch sử:
	Lịch sử là môn khoa học mà người học có thể tiếp nhận tri thức thông qua các hình thức học tập ở mọi thời điểm, địa điểm khác nhau: ở trường (qua bài học), ở nhà (qua các câu chuyện kể của ông bà, cha, mẹ.).Dạy học lịch sử gắn liền với di sản văn hóa đang là khâu quan trọng, đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học. Hơn nữa nó đảm bảo tính thực tế, tính lịch sử hơn, nhất là hiện nay rất hiều địa phương có nhiều di sản để tiến hành tổ chức dạy học...
	Trong dạy học lịch sử gắn liền với di sản tại thực địa không thể tách rời với không gian lịch sử và địa điểm lịch sử. Nên giáo viên cần lưu ý:
- Ở cấp học Tiểu học: đó là phân môn Lịch sử và địa lí. Điều đó cho thấy sự gắn kết giữa hai môn học về tri thức. Việc tìm hiểu kiến thức lịch sử cụ thể không thể tách rời một địa điểm cụ thể hay không gian địa lí cụ thể.
- Lên cấp học THCS: môn học lịch sử trở thành môn học nằm trong hệ thống giáo dục toàn diện cấp THCS. Cả người dạy và người học phải thực hiện phương pháp dạy và phương pháp học hoàn toàn mới mà phải đảm bảo được việc người học nắm được tri thức lịch sử, có khả năng làm việc độc lập mà người dạy đưa ra, có kỹ năng thực hành, kỹ năng liên hệ thực tế và bộc lộ thái độ, tình cảm, lòng yêu nước, yêu quê hương. 
- Cơ sở nghiên cứu và tiếp cận tri thức lịch sử: ngay trong bài học 1 (lịch sử lớp 6) - Sơ lược về môn lịch sử - người dạy và người học phải tìm hiểu, truyền tải, tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua các tư liệu (trong đó có di sản): tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết. Tất cả các sự kiện lịch sử, biến cố lịch sửqua các nguồn tư liệu, các di sản đó đều là nguồn sử liệu quan trọng. Ví dụ: Nơi xây dựng khu di tích Bà Triệu, thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây được là một trong những công trình văn hóa, lịch sử lớn và lâu đời ở Thanh Hóa. Bà Triệu đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu chống giặc Ngô (năm 248). Để tưởng nhớ công ơn bà, nhân dân đã lập đền thờ bà. Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi chứng tích lịch sử, văn hóa mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, một kho tàng các sự tích huyền thoại, ca dao, tục ngữ của đất nước ta trải dài hàng trăm năm nay. Hoặc khu di tích khởi nghĩa Ba Đình, thuộc xã Ba Đình - nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt của quân dân Ba Đình chống lại thực dân Pháp (tháng 12 -1886 đến tháng 1 - năm 1887). 
Vì vậy, tái hiện lại lịch sử một cách sinh động không những rèn luyện cho học sinh tư duy lịch sử mà còn giúp học sinh dễ tiếp thu, liên hệ thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và kỹ năng sống.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thuận lợi: 
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương tiện thông tin đại chúng là nguồn tư liệu phong phú và quý giá giúp giáo viên có nhiều hình ảnh cụ thể, sống động, nhiều câu chuyện để đưa vào dạy học. Thời gian gần đây học tập mô hình giáo dục tại Bảo tàng đã được chú trọng (các trường học tổ chức những buổi triển lãm, dạy học môn Lịch sử ở tại Bảo tàng). Bên cạnh đó được sự quan tâm của xã hội cũng như các cấp lãnh đạo giáo viên dạy bộ môn Sử được nhiều động viên khích lệ và tổ chức nhiều buổi chuyên đề trao đổi thảo luận những phương pháp dạy học mới, để dạy học hiệu quả môn Lịch sử.
Chiến khu Ba Đình, hiện đã được chính phủ quy hoạch thành di tích lịch sử. Mô hình, sa bàn khởi nghĩa Ba Đình đang được đặt tại Nhà truyền thống của UBND xã, nên rất thuận lợi cho việc học tập lịch sử địa phương (dạy học tại thực địa) của học sinh trường THCS Ba Đình nói riêng và học sinh các trường THCS trong huyện Nga Sơn nói chung.
Theo phân phối chương trình trung học cơ sở, ban hành tháng 10 năm 2011 của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, thì tiết Lịch sử địa phương lớp 8 (tiết 44) được được cấu trúc sau khi học xong nội dung kiến thức trong Phong trào Cần Vương, đó là cơ sở để giáo viên soạn giảng tiết lịch sử địa phương. Đối với giáo viên đang công tác trên địa bàn huyện Nga Sơn lại càng thuận lợi hơn khi thực hiện soạn giảng nội dung Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) 
2.2. Khó khăn: 
Dư âm của nhiều năm, vẫn coi Lịch sử là môn phụ, môn học thuộc nên đôi lúc chưa được sự quan tâm thích đáng của phụ huynh. Ở trường THCS Ba Đình còn nhiều giáo viên dạy trái môn do vậy chưa có sự đầu tư thích đáng vào bộ môn.
Đối với học sinh: Hầu hết các em học sinh ở độ tuổi THCS rất yêu thích Lịch sử, các em luôn thấy bổ ích và hứng thú trong các tiết học tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được điều đó. Càng ở lớp cao, định hướng nghề nghiệp từ phía gia đình càng lớn do vậy năm học cuối cấp các em thường đầu tư thời gian vào môn đi thi, chểnh mảng môn Sử (chỉ có một số em theo các lớp bồi dưỡng Học sinh giỏi vẫn còn đam mê).
 Với những thuận lợi và khó khăn tôi đã nhận thức được và tích cực đưa di sản vào dạy học để bài học thêm phong phú, hấp dẫn.
2.3. Kết quả thực trạng:
Từ thực tế giảng dạy của bản thân trong 2 năm (từ năm học 2015- 2016, 2016 - 2017) việc dạy và học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, đặc biệt với những tiết có sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử lớp 8 đã và đang thu được kết quả tích cực, cụ thể:
Hứng thú học tập lịch sử:
Năm học
Lớp đối chứng: 8A
Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
(%)
SL
(%)
2015 - 2016
33
23
70
35
28
80
2016 - 2017
38
33
86.8
37
30
81
Các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh giá...
Năm học
Lớp đối chứng: 8A
Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
(%)
SL
(%)
2015 - 2016
33
22
66.7
35
29
83
2016 - 2017
38
32
84.2
37
32
86.4
c. Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy nội dung: giảng dạy chương trình địa phương gắn liền với di sản văn hóa):
Năm học
Lớp đối chứng: 8A
Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
(%)
SL
(%)
2015 - 2016
33
29
87
35
32
91.4
2016 - 2017
38
34
89.5
37
34
91.9
Từ kết quả thu được như trên, tôi tiếp tục áp dụng những đổi mới trong dạy học và tiếp tục tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” trong năm học 2017- 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
3. Một số biện pháp “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”
Nội dung tiết 44: Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa
* Trọng tâm kiến thức:
- Khái quát về Khởi nghĩa Ba Đình - Nga Sơn (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo; Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892) do Tống Duy Tân lãnh đạo; Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (7/1885 - 11/1887) do Hà Văn Mao lãnh đạo; Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1885 -13/5/1895) do Cầm Bá Thước lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Tổng Trịnh Vạn, huyện Thường Xuân sau lan rộng sang huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).
- Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa.
	* Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng quan sát, đánh giá, tổng hợp, phân tích...
	* Tư tưởng – thái độ: Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh ngoại xâm của nhân dân. Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự cường dân tộc... Giúp học sinh có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân
tộc, của quê hương...
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44: Lịch sử địa phương, lịch sử lớp 8.
- Cầm Bá Thước (1859 - 1895): Lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Thường Xuân,... Sau khi ông mất, người dân đã lập đền thờ ông ở Cửa Đạt, thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Trong đền có câu đối khen ngợi ông như sau:
Bất tử đại danh thùy vũ trụ
Như sinh chính khí tạc sơn hà.
 Nghĩa là:
 Danh thơm chẳng mất cùng trời đất
 Tiếng tốt còn bền với núi sông.
Sau tổng khởi nghĩa năm 1945, nhà cầm quyền lúc bấy giờ đã đổi tên châu Tân Hóa thành huyện Bá Thước để tôn vinh ông. Hiện tại, tên của ông cũng được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam.
- Hà Văn Mao (? – 1887): Ông quê ở xã Điền Lư, châu Quan Hóa (nay thuộc huyện Bá Thước), tỉnh Thanh Hóa. Sau cuộc hội kiến với Tôn Thất Thuyết, Hà Văn Mao đồng ý tham gia phong trào chống Pháp và được Tôn Thất Thuyết phong làm Tán lý, chỉ huy nghĩa quân ... Hà Văn Mao được người dân địa phương kính trọng bởi sự nghiệp kháng Pháp và khí tiết kiên trung, lẫm liệt. Tên của ông được đặt cho tên một con đường tại phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa và một trường trung học phổ thông lớn của huyện Bá Thước - Trường trung học phổ thông Hà Văn Mao (năm 2000).
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh là một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này khởi phát năm 1887 tại Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), ngay sau khi căn cứ Ba Đình và Mã Cao lần lượt thất thủ. Lãnh đạo chính là Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa Tống Duy Tân cùng hai cộng sự đắc lực là Đề đốc Cao Điển và tù trưởng người Thái Cầm Bá Thước. Tháng 10 năm 1892, cuộc khởi nghĩa kết thúc, sau khi thủ lĩnh là Tống Duy Tân bị đối phương bắt sống rồi xử chết.
- Một số hình ảnh trong khởi nghĩa Ba Đình tại nhà truyền thống xã Ba Đình:
3.2. Tổ chức thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn.
3.2.1. Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm chuẩn bị cho việc học bài mới. Đây là dịp để học sinh có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài học, cụ thể hoá kiến thức và tạo những biểu tượng chân thực, chính xác. Do đó, trong buổi tham quan, tôi tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên quan đến chương trình sẽ học. Để đạt được kết quả tốt, tôi kết hợp với cán bộ hướng dẫn ở nơi có di sản để việc trình bày, bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức của học sinh, trên cơ sở đó, gợi ý, dẫn dắt học sinh nắm vững những vấn đề quan trọng.
3.2.2. Tiến hành thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa Ba Đình).
	Tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn, giáo viên và học sinh được sự 
đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn
+ Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) do Tống Duy Tân lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Dãy núi Hùng Lĩnh, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
+ Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (7/1885-11/1887) do Hà Văn Mao lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Xã Điền Lư, huyện Bá Thước sau mở rộng xuống huyện Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ.
+ Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1885-13/5/1895) do Cầm Bá Thước lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Tổng Trịnh Vạn, huyện Thường Xuân sau lan rộng sang huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương trên đất Thanh Hóa.
GV: Ngoài Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, lãnh đạo phong trào Cần Vương còn có Nguyễn Đôn Tiết, Hoàng Bật Đạt.
? Em biết gì về Đinh Công Tráng, Phạm Bành – lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
HSTL: - Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842) tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Hưởng ứng, tháng 2 năm 1886, Đinh Công Tráng cùng với các đồng đội của mình đã chọn vùng đất thuộc ba làng là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia, nên gọi là căn cứ Ba Đình; nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến lâu dài....
 - 
Chân dung Đinh Công Tráng
 - Phạm Bành quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông được cử cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng [12].
Hình ảnh Các văn thân, sỹ phu yêu nước họp chọn Ba Đình làm căn cứ khởi nghĩa.
? Tại sao các tướng lĩnh trong phong trào Cần Vương lại thống nhất chọn vùng đất Ba Đình làm căn cứ khởi nghĩa.
TL: lập căn cứ Ba Đình có thể khống chế và kiểm soát được đường số 1(là con đường yết hầu của địch từ Bắc vào Nam), hơn nữa nơi đây

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giang_day_chuong_trinh_dia_phuong_gan_voi_di_san_van_ho.doc