SKKN Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh khối 1 trường Tiểu học Pù Nhi
Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở các trường vùng sâu, vùng xa của Huyện Mường Lát nói chung và trường Tiểu học Pù Nhi nói riêng còn rất hạn chế. Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở vùng học sinh dân tộc thiểu số gần 30 năm, thấy được những khó khăn nhất định khi vốn tiếng việt của học sinh bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng dạy và học thấp.
Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp cụ thể về tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt quan tâm là học sinh lớp 1 trường tiểu học Pù Nhi.
Ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa Tiểu học của mỗi học sinh, các em sẽ không bao giờ quên được những kí ức vừa bồn chồn lo lắng xen lẫn những khát khao đi học để được nói cười cùng với nhiều bạn mới quen, được học với cô giáo mới.
Khi đó, các em thực sự bước vào một trang mới của đời mình. Những con chữ đầu tiên đến với các em, bỡ ngỡ, rụt rè nhưng đầy hứng thú. Nó đong đầy tình thương của bố mẹ ông bà mong chờ con cháu học chăm, của thầy cô dìu dắt các em trong những ngày tháng đầu tiên, với ước mong làm sao các em biết đọc, biết viết. Để một ngày gần nhất trong tương lai, các em thực sự chiếm lĩnh được tri thức của nền văn minh nhân loại.
Mục lục Mở đầu: 2 1.1. Lí do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 1.5. Những điểm mới của SKKN 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 16 3. Kết luận, kiến nghị 17 3.1. Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 Tài liệu tham khảo 19 . 1. Mở đầu Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở các trường vùng sâu, vùng xa của Huyện Mường Lát nói chung và trường Tiểu học Pù Nhi nói riêng còn rất hạn chế. Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở vùng học sinh dân tộc thiểu số gần 30 năm, thấy được những khó khăn nhất định khi vốn tiếng việt của học sinh bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng dạy và học thấp. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp cụ thể về tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt quan tâm là học sinh lớp 1 trường tiểu học Pù Nhi. Ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa Tiểu học của mỗi học sinh, các em sẽ không bao giờ quên được những kí ức vừa bồn chồn lo lắng xen lẫn những khát khao đi học để được nói cười cùng với nhiều bạn mới quen, được học với cô giáo mới. Khi đó, các em thực sự bước vào một trang mới của đời mình. Những con chữ đầu tiên đến với các em, bỡ ngỡ, rụt rè nhưng đầy hứng thú. Nó đong đầy tình thương của bố mẹ ông bà mong chờ con cháu học chăm, của thầy cô dìu dắt các em trong những ngày tháng đầu tiên, với ước mong làm sao các em biết đọc, biết viết. Để một ngày gần nhất trong tương lai, các em thực sự chiếm lĩnh được tri thức của nền văn minh nhân loại. 1.1.Lí do chọn đề tài. Đối với học sinh, Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và sự phát triển của bản thân các em. Hầu hết các môn học đều cần đọc hiểu. Nếu không thông thạo Tiếng Việt, quá trình nắm bắt tri thức của các em sẽ gặp trở ngại lớn, bởi các em không có đủ vốn từ vựng cần thiết để có thể hiểu được nội dung các môn học.Tác dụng của việc học Tiếng việt là đem đến cho bản thân người học một thứ công cụ sắc bén để chiếm lĩnh tất cả những tri thức của nhân loại, nói sát với thực tế là nắm bắt được Tiếng Việt ngay vào đầu cấp thì trẻ lớp Một sẽ rất nhẹ nhàng trong việc học tất cả các môn khác. Còn những trẻ ít được tiếp xúc hoặc không được tiếp xúc với Tiếng Việt bao giờ thì đây quả là một vấn đề rất khó khăn cho cả thầy và trò. Lý do này chính là nguyên nhân làm cho trẻ tự ti, nhút nhát, ngại đến lớp, dẫn đến làm giảm khả năng tiếp thu bài, chất lượng học tập kém, giảm sút trầm trọng. Thực tế hiện nay ở trường tôi có trên 90% học sinh là người dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Dao, Khơ mú, Mường), tôi nhận thấy rằng: Hầu hết học sinh luôn có thói quen nói tiếng mẹ đẻ và phát triển khả năng tư duy của các em cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sử dụng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân các em và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững Tiếng Việt. Với kinh nghiệm gần 30 năm giảng dạy và quản lý tại huyện Quan hóa (cũ) và Mường Lát hiện tại. Tôi luôn trăn trở và tìm mọi giải pháp trong lĩnh vực tăng cường Tiếng Việt cho học sinh. Khi các em có được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thực tế cho thấy, những em học sinh người dân tộc thiểu số có được vốn tiếng Việt cơ bản khi đến lớp thì lực học của các em này không kém nhiều so với những em học sinh người Kinh thậm chí học lực ngang bằng hoặc hơn. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số giúp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc nói chung và học sinh dân tộc trường tiểu học Pù Nhi nói riêng tôi đã quan tâm đến nhiều đến các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số từ nhiều năm nay. Năm học 2017 – 2018 khi đã thực hiện khá thành công nhóm giải pháp tăng cường Tiếng việt, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh khối Một trường Tiểu học Pù Nhi” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đề tài nhằm hướng tới những mục tiêu để có thể thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của trường Tiểu học Pù Nhi, trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh khối Một. Thực hiện thống kê, tổng hợp những số liệu về chất lượng chuyên môn giảng dạy của khối lớp 1 năm học 2017 - 2018, những khó khăn, thuận lợi và trình độ Tiếng Việt của học sinh khối lớp 1 của trường Tiểu học Pù Nhi Tìm được biện pháp, giải pháp để khắc phục các nhược điểm và đề xuất một số giải pháp tăng cường, nâng cao tiếng Việt cho học khối lớp 1 trong quá trình dạy học trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao khả năng tiếp thu Tiếng Việt cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh mà giáo viên đã thực hiện trong quá trình giảng dạy, những hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp Một.” Học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Pù Nhi; Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018; những thuận lợi- khó khăn, điều kiện dạy và học của nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Tiến hành thống kê số liệu về khả năng học Tiếng Việt của học sinh Khối lớp 1 tại trường Tiểu học Pù Nhi. Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện giải pháp và sau khi đã áp dụng các giải pháp. Đưa ra nhiều phương pháp đa dạng khác nhau, nhưng bắt đầu bằng việc “Nghe - Quan sát - Làm theo” (Phương pháp học ngôn ngữ qua hành động). 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Cùng với lịch sử dân tộc Tiếng Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Nếu không có nó, làm sao có được thứ tài sản vô giá như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bài thơ hùng hồn Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt cùng với hàng trăm truyện nôm khuyết danh, thơ Hồ Xuân Hươngvà cả Truyện Kiều “ Họ đã gởi hết cả vào Tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua” ( Hoài Thanh – Hoài Chân – “ Thi nhân Việt Nam”) Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Sự khẳng định này dựa trên thực tế giáo dục phổ thông và vai trò của Tiếng Việt trong nhà trường.Tiếng Việt vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một thứ công cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác, Tiếng Việt thể hiện tính liên quan dạy - học với các môn học khác. Học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học các môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp Một, việc hình thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Tiếng Việt là tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này. Công văn số 3767/BGD ĐT –GDDT ngày 17 thánh 8 năm 2017 của về việc hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 đối với giáo dục dân tộc. Nghị quyết 40/2002/NQ-QH của Quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh. Trường Tiểu học Pù Nhi hằng năm tiếp nhận một lượng học sinh bước vào Tiểu học với trên 90% là học sinh dân tộc đa số các em đã hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi. Nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ các trẻ 5 tuổi đến trường không chuyên cần với lý do chủ yếu là theo bố mẹ lên rẫy. Nằm trong địa bàn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn chưa sâu sắc, hầu hết các em bước vào lớp Một vốn tiếng việt giao tiếp rấ hạn chế, dẫn đến việc gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tiếp thu với bộ môn Tiếng Việt. Đứng trước những khó khăn đó, thầy và trò trường Tiểu học Pù Nhi cần phải quyết tâm nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học Tiếng Việt nói riêng. Sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò đã được đáp lại bằng những kết quả khả quan và giúp cho bản thân tôi đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong việc tăng cường Tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1.Thuận lợi Là vấn đề cấp thiết nên được nhiều ban ngành, nhiều tổ chức đặc biệt là Phòng GD&ĐT quan tâm. Đồ dùng dạy học được nhà trường ưu tiên đầu tư tương đối đầy đủ, tranh ảnh đẹp, được tổ giáo viên bổ sung thường xuyên kích thích học sinh nói, đa số học sinh ham học, ham tìm hiểu. Vì đối tượng các em còn nhỏ nên thường nhận được sự quan tâm nhất định của gia đình, Ưu tiên lựa chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình để dạy khối lớp 1. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia tập huấn, dự giờ thường xuyên, từ đó giúp giáo viên nắm được các mục tiêu cần thiết trong phần luyện nói cho học sinh. Sự hỗ trợ của nhà nước cho học sinh trong vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để các em được nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đưa một số hình ảnh đẹp, sinh động vào minh họa cho tiết học nên các em hứng thú học tập đã nâng cao được hiệu quả. 2.2.2.Khó khăn Trường tiểu học Pù Nhi là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát. Địa bàn của trường rất rộng đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối. Nhà trường có 7 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính trải dài trên 11 thôn, bản đồng. Có 6 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn xã (Thái, Mường, Mông, Khơ mú, Dao, Kinh. nhiều nhất là người H'Mông. Ít nhất là người Kinh. Hầu hết trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, do đó quá trình quan tâm của một số phụ huynh đến việc học của con cái còn nhiều hạn chế. Bất đồng ngôn ngữ, ảnh hưởng đến việc việc lĩnh hội kiến thức của học sinh 2.2.3.Thực trạng về học sinh. Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học; tăng thời lượng một số môn học cơ bản như Toán, tiếng Việt; tăng cường phụ đạo học sinh chưa hoàn thánh kiến thức kỹ năng; tổ chức các hình thực học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn. Đa số các em vốn tiếng việt không nhiều, giao tiếp bằng tiếng phổ thông rất hạn chế, phát âm sai, nói ngọng là những lỗi đặc trưng và khó sửa nhất. Từ việc nói sai, nói ngọng dẫn đến viết sai đôi khi cả hiểu sai các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động (học vẹt, đọc mà không hiểu mình đang đọc gì) nên rất dễ quên, các em chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh đơn giản như: "trật tự", "ra chơi", "vào lớp", "ra về"...... Bảng số liệu điều tra thực trạng học sinh tại thời điểm tháng 9/2017. 2.2.4.Thực trạng về giáo viên chủ nhiệm lớp 1: TT Họ và tên Trình độ Dân tộc Học sinh DT trong lớp. 1 Đinh Thị Tuyết Đại học Mường Mường, Dao, H'Mông, Thái 2 Hà Thị Tuệ Cao đẳng Thái Dao, H'Mông, Thái, Khơ mú 3 Lê Thị Thọ Đại học Kinh H'Mông, 4 Hà Thị Vân Cao đẳng Mông H'Mông, 5 Hơ Tông Pó Cao đẳng Mông H'Mông, 6 Hơ Dính Pó Cao đẳng Mông H'Mông, 7 Hơ Văn Va Cao đẳng Mông H'Mông, Mặc dù giáo viên năm học 2-017 - 2018 vẫn còn thiếu nhưng nhà trường ưu tiên cho khối 1 đủ giáo viên đứng lớp. Cơ cấu trình độ đảm bảo. Tuy nhiên xuất phát điểm về trình độ không cao, không đồng đều. Ưu tiên cho giáo viên là người dân tộc thiểu số hiểu tiếng dân tộc dạy lớp 1, thuận lợi trong việc giao tiếp nhưng đôi khi lại lạm dụng, đặc biệt là giáo viên người H'Mông và giáo viên biết tiếng H'Mông. Giáo viên người là H'Mông rất khó khăn trong việc phát âm chuẩn, có chung một tư tưởng là ngại thay đổi, ngại tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực. 2.2.5. Thực trạng về phụ huynh: Với các vùng dân tộc thiểu số nói chung và xã Pù Nhi nói riêng có chung một thực trạng đó là đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Việc quan tâm đến con em chưa được chú trọng. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, làm nương rẫy... Khi giáo viên vào thăm nhà phụ huynh, nhiều gia đình không có bàn ghế, điện thắp sáng, không có góc học tập để các em học ở nhà. Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt của các em ở gia đình và cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân ở thành từng cộng đồng, ít có điều kiện giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Nhiều người trong gia đình không nói được tiếng Việt hoặc ít sử dụng tiếng Việt nên việc sinh hoạt giao tiếp trong gia đình hầu như bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, khi trẻ ra lớp thường chưa nói và hiểu được tiếng Việt Từ những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đây một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý. Những giải pháp này đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị. Thiết nghĩ, nếu những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mà thực trạng giống như trường tiểu học Pù Nhi cũng có thể đưa những giải pháp này và áp dụng một cách khoa học, phù hợp tại đơn vị chắc chắn chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp Tìm ra được những phương pháp dạy học mới, sáng tạo, dễ hiểu, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh lớp Một. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp Một, giúp các em tiếp thu các môn học khác có hiệu quả. Thúc đẩy tinh thần tự học và tìm kiếm tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Có được những phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số nhằm tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. 2.3.2. Nhóm giải pháp: Giải pháp 1: Chú trọng vấn đề chuyên môn và cách đổi mới PPDH có hiệu quả. Giải pháp 2: Áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy. Giải pháp 3. Tạo không khí thi đua và niềm đam mê học tập mônTiếng Việt. Giải pháp 4. Phương pháp luyện viết tiếng Việt:(Tập viết, Chính tả ) Giải pháp 5:Tạo thói quen sử dụng tiếng phổ thông ở gia đình và cộng đồng. Giải pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp Giải pháp 1: Chú trọng vấn đề chuyên môn và cách đổi mới PPDH có hiệu quả: Dạy cho học sinh cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc,viết là mục tiêu của môn Tiếng Việt.Trong sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới, kỹ năng nghe xuất hiện dưới dạng yêu cầu nghe và kể lại nội dung một đoạn truyện hay một câu truyện nào đó trong giờ kể chuyện.Kỹ năng nghe là yêu cầu quan trọng hàng đầu bởi nghe có một vai trò quan trọng. Nếu không nghe tốt, học sinh không thể nhận diện được âm, tiếng, từ, câu để phát âm lại. Học sinh phải nghe và hiểu tốt mới tiếp thu bài học và có thể giao tiếp được. Để rèn luyện kỹ năng này, cần phải có một số bài tập bổ trợ, tổ chức thường xuyên “Ngày hội đọc sách”, thông qua các trò chơi vận động, thông qua các hoạt động 15 phút đầu giờ, tập thế dục giữa giờ, trò chơi học tậpđể rèn kỹ năng nghe, xử lí thông tin nhanh và phản xạ ngôn ngữ cho học sinh. Hình ảnh “Ngày hội đọc sách” Nội dung các bài tập tăng cường tiếng việt có thể là: - Nghe, phân biệt các từ có âm,vần giống nhau: be,bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ - Nghe và nhận diện hai âm, vần gần nhau: cái kẻng /các xẻng - Nghe và nhận biết các vần có trong tiếng, từ.và đọc lại. - Nghe và ghép đúng các mảnh thẻ từ được cắt rời thành tiếng, từ Rèn kỹ năng nghe: Muốn học sinh nghe và nhận biết chính xác các âm thanh ngôn ngữ đòi hỏi sự phát âm mẫu của giáo viên phải chuẩn xác, tròn vành, rõ tiếng, học sinh được thực hành luyện tập nghe nhiều và thường xuyên, không những trong môn tiếng Việt mà ở các môn học khác. Khi giảng, lời nói của giáo viên phải chậm rải rõ ràng, dễ hiểu, nên sử dụng nhiều câu đơn, nhiều thành phần để học sinh dễ nghe, dễ hiểu. Rèn kỹ năng nói: Nói là một hoạt động của con người, là sự thể hiện tư duy dựa vào phương tiện ngôn ngữ.Trước khi hướng dẫn học sinh phát âm, giáo viên cần phát âm mẫu nhiều lần, thật chậm để học sinh quan sát khuôn miệng cũng như cách cử động của môi, lưỡi, hàm của giáo viên. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận động các bộ phận cơ quan phát âm phát âm như: độ uốn của lưỡi, độ mở của miệng, hình dạng của môi, độ mạnh của hơitrước khi tập phát âm một âm một vần nào đó. Rèn kỹ năng đọc: Đọc là một quá trình mắt tiếp nhận thông tin và não vận hành để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin. Học sinh chỉ hiểu được bài đọc khi hiểu nghĩa tất cả các từ trong bài. Mục tiêu của hoạt động này là làm cho học sinh muốn đọc bài, khơi gợi sự hứng thú của học sinh với bài đọc, giúp học sinh hiểu bài dễ hơn do có những liên hệ cụ thể đến những gì học sinh biết. Rèn kỹ năng viết: Kỹ năng khi dạy viết chữ cùng một lúc nhiều bộ phận đều hoạt động. Tư thế ngồi, cột sống, phổi, lưng, cách cần bút, ngón tay, cổ tay. Hình dáng chữ có liên quan đến mặt, mồm, ánh sáng, đầu hơi cúiNếu không đúng tư thế sẽ bị các bệnh cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị. Kết hợp đồng bộ cả 4 yếu tố Nghe – Nói – Đọc – Viết, tôi đã vận dụng vào bài dạy của tiết dạy đầu tiên như sau: Một số nét cơ bản vận dụng viết và đọc chữ cái : Nhóm 1 Nét sổ thẳng Viết dấu chấm than Nét gạch ngang Lời nói nhân vật Nét xiên phải , trái Dùng trong toán học dấu lớn dấu bé Nhóm 2 Nét móc trên Dùng viết chữ m , n , Nét móc dưới Dùng viết chữ i , a , Nét móc hai đầu Dùng viết chữ h Nhóm 3 Nét cong phải Dùng viết chữ c, ngoặc đơn Nét cong trái Dùng viết chữ x Nét cong kín : Dùng viết chữ o , ô , ơ .. Nhóm 4 Nét khuyết trên Dùng viết chữ h , k ,l ,b Nét khuyết dưới Dùng viết chữ g ,y Nét khuyết lùn Dùng viết chữ e , ê Nét thắt Dùng viết chữ k , r , s. Nắm được các nét cơ bản trên nó sẽ giúp học sinh nhận biết nhanh, viết đúng các âm, dấu một cách vững vàng . Khi học sinh nắm vững các nét cơ bản, tiếp tục tiến hành dạy từng âm. Phần này là phần cực kì quan trọng yêu cầu các em cần phải nắm vững đâu là nguyên âm và đâu là phụ âm để tạo thành tiếng. Khi học âm nào giáo viên cần phải nhắc lại gợi ý thật kĩ càng những nét cơ bản nào cấu thành âm đó để học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức cũ và mới. VD1 : Âm h và âm d + Âm h gồm 2 nét : 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc 2 đầu nằm ở bên phải , đọc là “hờ” viết là “h” + Âm d : gồm 2 nét : 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong hở nằm ở bên trái , đọc là “dờ” viết là “d” VD2: Bài 11-Ôn tập (trang24) e ê o ơ ơ b be bê bo bô bơ v ve vê vo vơ vơ l le lê lo vô vơ h he hê ho hơ hơ c co cô cơ / ? . bê bề bề bể bễ bệ vo . .. .. Lấy con chữ b ở cột dọc và ghép với con chữ e ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì? GV ghi bảng be. Gọi HS tiếp tục ghép con chữ b với các con chữ còn lại ở dòng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được. Cứ tiếp tục ghép hết bảng và ghi nhớ con chữ c không ghép được với con chữ e, ê. Các tiếng vừa ghép được các em nhận thấy con chữ ở cột dọc luôn đứng ở vị trí nào? Con chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_tang_cuong_tieng_viet_cho_hoc_sinh_khoi_1_tru.doc