SKKN Giải pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT

SKKN Giải pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT

 Như chúng ta đã biết, công việc dạy Ngữ văn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là hiện tượng chung do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mang lại. Một phần do bản thân giáo viên chưa thực sự thu hút được học sinh “theo đuổi” môn học này và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ ngày càng cao của người học cũng như của thời đại. Một phần do kỹ năng khai thác thông tin, hiểu, cảm thụ tác phẩm của học sinh trong trường THPT còn lúng túng. Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi phương pháp, hướng tiếp cận - khai thác tác phẩm để vận dụng trong từng bài dạy cụ thể nhằm tháo gỡ cho riêng mình những khó khăn chung. Một trong những vấn đề quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học. Theo các nhà giáo dục học, phương pháp dạy học phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Tinh thần của vấn đề này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự tìm hiểu khám phá và xây dựng kiến thức của người học trên phương tiện dạy học với vai trò dẫn dắt khéo léo và không thể thiếu của người dạy. Vậy làm thế nào để thực hiện được tinh thần đó? Trong năm học 2011 -2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ của năm học là nâng cao hiệu quả việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học[2]. Thực hiện tinh thần chung đó, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi cho mình phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học[3]. Trong nhiều năm học qua, để làm phong phú thêm cho tiết dạy và cũng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm mới tiết dạy bằng các thiết bị dạy học, đặc biệt là những đồ dùng dạy học tự làm, tự thiết kế nhằm khơi gợi hứng thú, cảm xúc ở học sinh trong các tiết Ngữ văn. .

 Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp tuy không mới nhưng phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THPT Thạch Thành 4, khơi gợi được xúc cảm và tạo được hứng thú cho các em trong mỗi giờ giảng văn, đó là “Giải pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT”.

 

doc 26 trang thuychi01 22152
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu:	
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Như chúng ta đã biết, công việc dạy Ngữ văn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là hiện tượng chung do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mang lại. Một phần do bản thân giáo viên chưa thực sự thu hút được học sinh “theo đuổi” môn học này và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ ngày càng cao của người học cũng như của thời đại. Một phần do kỹ năng khai thác thông tin, hiểu, cảm thụ tác phẩm của học sinh trong trường THPT còn lúng túng. Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi phương pháp, hướng tiếp cận - khai thác tác phẩm để vận dụng trong từng bài dạy cụ thể nhằm tháo gỡ cho riêng mình những khó khăn chung. Một trong những vấn đề quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học. Theo các nhà giáo dục học, phương pháp dạy học phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Tinh thần của vấn đề này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự tìm hiểu khám phá và xây dựng kiến thức của người học trên phương tiện dạy học với vai trò dẫn dắt khéo léo và không thể thiếu của người dạy. Vậy làm thế nào để thực hiện được tinh thần đó? Trong năm học 2011 -2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ của năm học là nâng cao hiệu quả việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học[2]. Thực hiện tinh thần chung đó, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi cho mình phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học[3]. Trong nhiều năm học qua, để làm phong phú thêm cho tiết dạy và cũng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm mới tiết dạy bằng các thiết bị dạy học, đặc biệt là những đồ dùng dạy học tự làm, tự thiết kế nhằm khơi gợi hứng thú, cảm xúc ở học sinh trong các tiết Ngữ văn. ...
 Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp tuy không mới nhưng phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THPT Thạch Thành 4, khơi gợi được xúc cảm và tạo được hứng thú cho các em trong mỗi giờ giảng văn, đó là “Giải pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Sử dụng thiết bị dạy học còn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. 
 Sử dụng thiết bị trong dạy học đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích sự húng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cáo chất lương học tập cũng như tỉ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn.
 Sử dụng thiết bị trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 1.3.1. Đối tượng
- Chương trình Ngữ văn 10, 11, 12 cơ bản
- Học sinh trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2016 - 2017
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận: Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học 
     Phương tiện dạy học quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm: sách; tranh, ảnh  đồ dùng dạy học; thiết bị sử dụng trong quá trình dạy học. Phương tiện dạy học Ngữ văn đề cập tới trong bài học này chủ yếu là tranh, ảnh trong SGK Ngữ văn THPT.
    Phương tiện dạy học có thể có sẵn hoặc tự tạo (do giáo viên và học sinh sáng tạo nên). Phương tiện dạy học có thể gắn với các thiết bị đơn giản, thông thường  hoặc các thiết bị hiện đại trong quá trình sử dụng.
   Phương tiện dạy học Ngữ văn gồm: tranh ảnh và một số đồ dùng dạy học. So với các môn học khác tranh, ảnh và đồ dùng dạy học Ngữ văn có số lượng không nhiều cũng không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế  rất cao cả về nội dung lẫn hình thức. Việc sử dụng các phương tiện dạy học Ngữ văn sao cho có tác dụng tích cực cũng là điều không dễ dàng, cần sự chuẩn bị công phu mới đem lại hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được mục tiêu, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai thành nhiều chủ đề cho nhiều năm học. Nhiệm vụ của năm học 2011-2012 là: nâng cao hiệu quả việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả thì thiết bị và đồ dùng dạy học trở thành một điều kiện không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Vì thiết bị và đồ dùng dạy học là những công cụ lao động của quá trình dạy học. Dựa trên những công cụ lao động đó, giáo viên sẽ giúp cho học sinh khám phá, chiếm lĩnh tốt các kiến thức của bài học. Để thực hiện tốt các phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học với những hình thức khác nhau, tạo cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Chính thiết bị dạy học sẽ cung cấp nguồn thông tin, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi[1].
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng: 
 Kết
 quả
Lớp
(Sĩ số)
 Điểm trước khi áp dụng SKKN
Hứng
thú (%)
Dưới 5
 (%)
5 - 6
 (%)
7 - 8
 (%)
9 - 10 
 (%)
10A3
(48)
11
(22,9%)
18
(37,5%)
14
(29,2%)
5
(10,4%)
65
10A
(49)
14
(28,6%)
16
(32,6%)
15
(30,6%)
4
(8,2%)
60
11C1
(39)
2
(5,1%)
11
(28,2%)
18
(46,2%)
8
(20,5%)
75
11C3
(49)
5
(10,2%)
14
(28,6%)
25
(51%)
5
(10,2%)
70
Từ kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy, trong những năm trở lại đây, theo xu thế của xã hội, đại bộ phận học sinh không học khối C, chỉ chạy theo những môn khoa học tự nhiên để sau này dễ chọn ngành, trường, công ăn việc làm. Vì vậy, học sinh trong trường THPT gần như không chú ý học môn Ngữ văn, chỉ coi môn Ngữ văn như là một môn điều kiện. Từ những thực trạng trên, khiến cho học sinh chán những giờ Văn dẫn đến những giờ dạy - học Ngữ văn tẻ nhạt, nhàm chán, trôi qua một cách vô vị. Từ chỗ môn Ngữ văn là một môn nghệ thuật, hướng học sinh tới “Chân - Thiện - Mĩ”, đã trở thành một môn học bị coi nhẹ trong nhà trường. Đây là những lí do khiến cho giờ dạy học Ngữ văn thực sự mất chất văn, không còn bầu không khí văn chương như thuở xưa nữa. Đặc biệt, chất lượng học sinh ở các lớp không đồng đều, số lượng học yếu kém nhiều. Ý thức học tập phấn đấu vươn lên của các em chưa cao, chưa có sinh phương pháp học hiệu quả: phần đông là học vẹt, hiểu vấn đề lơ mơ... 
2.2.2. Khó khăn gặp phải cần tìm cách khắc phục:
 Thứ nhất, là một trường miền núi thời gian thành lập chưa lâu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn về nhiều mặt, cụ thể như cả trường chỉ có một phòng đa năng, một máy chiếu hắt nhiều giáo viên muốn sử dụng phòng máy nhưng còn hạn chế.
 Thứ hai, một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào giảng dạy môn Ngữ văn.
 Thứ ba, đối tượng học sinh đầu vào thấp, đa số các em đều bị hổng kiến thức ở các cấp học dưới, chất lượng đạo đức thấp. Bởi vậy, ở các em:
 - Khả năng ghi nhớ kiến thức chậm.
 - Ý thức học tập còn yếu chưa có điều kiện đầu tư thích đáng thời gian học ở nhà.
 - Hiểu biết về khoa học xã hội vận dụng vào thực tiễn còn yếu.
 - Đa số học sinh chưa xác định đúng động cơ và mục đích học tập, chưa thể hiện được ý thức phấn đấu vươn lên[1],[3]. 
 Thực trạng trên đặt ra vấn đề: phải thay đổi cách dạy của người thầy cho phù hợp với đối tượng học sinh để từng bước nâng dần chất lượng, rèn luyện tinh thần làm việc tập thể, chủ động, tự tin trong hoạt động học tập của học sinh. Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở một số lớp bản thân tôi đã trăn trở nhiều, một mặt tôi động viên các em cố gắng, mặt khác tôi tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho các em trong giờ văn như sử dụng Công nghệ thông tin, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đặc biệt là sử dụng những thiết bị, đồ dùng dạy học tự thiết kế trong giờ học... đã tạo được những chuyển biến tích cực về chất lượng của học sinh ở một số lớp này. 
 Về ưu điểm, Thiết bị, đồ dùng dạy học tự thiết kế giúp: 
 - Giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp.
 - Giáo viên thực hiện đúng vai trò chỉ đạo, xây dựng môi trường học tập thân thiện, chủ động hoàn thành tiết học.
 - Giáo viên nắm phản hồi nhanh, giờ dạy sinh động tạo ấn tượng tốt với học sinh.
 - Giúp học sinh nắm kiến thức nhanh, nhớ lâu, chủ động, tích cực, hứng thú làm việc ở lớp, ở nhà. Giúp Học sinh hiểu bạn, biết mình[1].
 Hi vọng qua những giờ học hứng thú ấy sẽ là hành trang vững chắc để các em mang theo bước vào cánh cổng của các trường Đại học trong tương lai không xa.
2.3. Giải pháp của đề tài: 
 Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề về dạy - học Ngữ văn trong nhà trường như đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tự thiết kế vào các giờ dạy Ngữ văn ở trường THPT Thạch Thành 4. Để có được những giờ dạy - học Ngữ văn có hiệu quả, tôi thường phải đầu tư thời gian, công sức cho việc sáng tạo những đồ dùng dạy học phù hợp. Bởi thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ minh họa kiến thức mà còn là nơi chứa đựng nguồn thông tin học sinh phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân, theo hướng học chủ động, tích cực, tự giác tìm tòi, phát hiện trong thực tế[1]. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm dưới sự chỉ đạo của BGH, của tổ Văn - Thể dục Quốc phòng, nhóm Văn đã mạnh dạn thực hiện các chuyên đề như sử dụng thiết bị có hiệu quả vào đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt, trong năm học này tiếp thu tinh thần đổi mới mỗi giáo viên môn Ngữ văn đã tự thiết kế, sáng tạo cho bản thân những thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với từng tiết học, từng bài, từng đối tượng học sinh. Cụ thể:
 2.3.1. Giáo viên giảng dạy văn phải thấy được sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong dạy học Ngữ văn.
 Thiết bị, đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Thiết bị, đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn chủ yếu là tranh ảnh, các sơ đồ, các file âm thanh đây là những hình ảnh, dụng cụ trực quan để học sinh có thể khái quát hóa và cụ thể hóa cảm nhận của bản thân. Bởi vì, văn học là một bộ môn khoa học của ngôn từ, trong tác phẩm, các nhà thơ, nhà văn dùng ngôn từ để vẽ nên hình tượng vì thế những hình ảnh minh họa, những tranh phong cảnh cụ thể sẽ giúp cho người học cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp của phong cảnh cũng như vẻ đẹp của hình tượng. Nói một cách dễ hiểu, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong dạy học Ngữ văn là điều kiện, là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thiết bị, đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn rất hạn chế[1]. Vì vậy, để có phương tiện dạy học giáo viên cần thiết phải tự làm đồ dùng dạy học.
2.3.2. Giáo viên giảng dạy văn phải thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong các tiết dạy học Ngữ văn.
 Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả[1]. 
 Người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.
 Người giáo viên phải xác định được đối tượng học sinh, phải biết sử dụng thiết bị dạy học để làm cho tiết dạy trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn... Từ đó, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và kích thích làm cho học sinh say mê và yêu thích môn Ngữ văn.
 Vì thế, tự làm đồ dùng dạy học không chỉ là trách nhiệm của người dạy mà còn là niềm say mê, hạnh phúc của mỗi giáo viên. Hơn thế nữa, môn Văn có đặc thù riêng, mỗi thiết bị dạy học tự làm phù hợp với nội dung của bài dạy còn là một sáng tạo.
2.3.3. Giáo viên giảng dạy văn phải sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học theo bài học, tiết học:
 Chúng ta đều biết mỗi loại hình thiết bị, đồ dùng dạy học đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, không thể có loại nào là đa năng, có thể sử dụng thay thế cho tất cả các loại hình thiết bị dạy học khác. Muốn đạt được hiệu quả cao trong dạy học, đặc biệt trong giảng dạy Ngữ văn, giáo viên phải biết kết hợp tốt, vận dụng một cách hợp lý ưu điểm của từng loại, dùng ưu điểm đó để bổ sung những khiếm khuyết của các loại hình thiết bị khác. Không chỉ thế giáo viên trước khi lên lớp phải lựa chọn, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học theo bài học, tiết học cho phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả của bài dạy, giúp khơi gợi niềm đam mê, khả năng sáng tạo của học sinh. Ví dụ:
 Khi dạy bài “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo, giáo viên có thể cùng một lúc sử dụng được rất nhiều loại hình đồ dùng dạy học tự thiết kế hoặc có sẵn như chân dung nhà thơ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, âm thanh[1], [4] ... Qua đó, giúp học sinh hứng thú tìm hiểu bài, hiểu, cảm bài học một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chẳng hạn:
Chân dung và tiểu sử tác giả Thanh Thảo.
Sơ đồ tư duy bài “Đàn ghi ta của Lorca” 
2.3.4. Giáo viên giảng dạy văn thấy được việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó.
 Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.
 Đồ dùng trực quan có nhiều loại: đồ dùng có sẵn hoặc tự thiết kế như chân dung nhà văn, nhà thơ; hình ảnh; sơ đồ bảng biểu, âm thanh... Vì thế, khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy, thu hút được sự chú ý của học sinh giúp các em hứng thú hơn trong mỗi giờ đọc hiểu Ngữ văn[1], [2].
 Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích, suy luận vấn đề.
2.3.5. Giáo viên giảng dạy văn phải chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị, đồ 
dùng dạy học tự thiết kế:
  Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.
  Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị hoặc chuẩn bị thiết bị tự làm phục vụ cho bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chí Phèo”(tiết 1), giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học nhằm tiết kiệm thời gian, giúp học sinh hiểu bài một cách cụ thể, sinh động.
Hình ảnh minh họa 1
 Hình ảnh minh họa 2
 Hình ảnh minh họa 3
 Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh, bảng đồ..), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy. Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích (1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hoặc màu nền) phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.   
2.3.7. Hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm trong môn Ngữ văn:
 Để có thể hoàn thiện đồ dùng dạy học tự làm, giáo viên có thể sưu tầm trên
sách, báo, tài liệu tham khảo, trên mạng Internet hoặc có thể vẽ Đối với âm thanh, giáo viên có thể sưu tầm, tìm kiếm, có thể tự ghi âmTrong mấy năm học vừa qua, nhóm chuyên môn mà đặc biệt là với sự nỗ lực cố gắng bản thân tôi đã làm được một số đồ dùng dạy học như sau, có thể tạm phân thành mấy nhóm đồ dùng sau:
* Nhóm tranh phong cảnh, hình ảnh minh họa như:
- Hình ảnh về sông Bạch Đằng và những chiến công trên sông Bạch Đằng.
- Hình ảnh về bãi cát dài.
- Hình ảnh về cảnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Hình ảnh về thiên nhiên thôn Vĩ, về Huế.
- Hình ảnh ga Cẩm Giàng Hải Dương, về con người phố huyện nghèo...
- Hình ảnh về Chí Phèo, Thị Nở.	
- Hình ảnh về Huấn Cao và nghệ thuật thư pháp.
- Hình ảnh về khối vuông ru bich, về thảo nguyên, về hoa tử đinh hương, điệu nhảy Flamenco...
- Hình ảnh và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình ở Sông Đà
- Hình ảnh và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng về sông Hương.
- Hình ảnh về nạn đói năm 1945, về con người trong nạn đói.
- Hình ảnh về Tây Nguyên, về con người Tây Nguyên....
Cách làm: đối với loại đồ dùng dạy học này giáo viên có thể sưu tầm trên các loại tài liệu được in màu trên khổ giấy A0 cứng. Loại đồ dùng dạy học này dùng để bổ sung kiến thức, cụ thể hóa những hình ảnh, những chi tiết được miêu tả trong tác phẩm. Tác dụng là làm cho bài học sinh động, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Đàn ghi ta của Lorca” giáo viên có thể sử dụng những đồ dùng, thiết bị tự làm phù hợp với bài học. Dưới đây là một số hình ảnh mang tính chất minh họa mà tôi đã tự làm, sưu tầm sử dụng trong giờ dạy (ngoài ra, tôi còn cho học sinh nghe bài hát “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn Guitar”...) [1],[4,5]
Hình ảnh minh họa 
Hình ảnh thánh đường Sagrađa và hoa tử đinh hương 
 Hình ảnh minh họa
* Nhóm chân dung và tiểu sử tác giả:
- Chân dung và tiểu sử nhà thơ Nguyễn Trãi
- Chân dung và tiểu sử nhà văn thơ Nguyễn Du
- Chân dung và tiểu sử nhà thơ Huy Cận
- Chân dung và tiểu sử nhà văn Nam Cao
- Chân dung và tiểu sử nhà thơ Thanh Thảo
- Chân dung và tiểu sử nhà văn Kim Lân.
 Cách làm: Đây là sáng kiến thể hiện rõ đặc điểm ưu việt của nó trong dạy học Ngữ văn THPT. Thiết bị này được mô tả như sau: trên cùng một trang giấy có cả chân dung và tiểu sử của tác giả, in trên giấy cứng với diện tích 50cm x 70cm. Với loại đồ dùng dạy học này, giáo viên dùng trong phần tìm hiểu khái quát, cụ thể là tìm hiểu tiểu sử của tác giả. Với diện tích phù hợp, giáo viên có thể treo lên ¼ phần bảng đầu tiên, thay cho phần ghi bảng, điều này sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian mà học sinh cũng dễ ghi những kiến thức trọng tâm nhất về tác giả. 
Ví dụ: 
 Khi dạy bài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (tiết 1), giáo viên có thể sử dụng một số đồ dùng dạy học (Đồ dùng này được in hoặc vẽ trên tờ giấy A0) như [1], [4,5]:
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
* Nhóm bảng biểu, sơ đồ tư duy: 
Cách làm: giáo viên có thể sưu tầm trên các tài liệu, trên Internet ... có thể in màu trên giấy A3 hoặc có thể vẽ lại trên giấy A0. Một số ví dụ minh họa: Khi dạy bài “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, giáo viên khái quát lại bài bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm bài một cách sâu sắc hơn[1],[4,5]:
 Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Một số bảng biểu sử dụng trong phần tổng kết bài học giúp học sinh củng cố bài vừa nắm được những ý cơ bản, vừa có thể phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết của mình để tự mình hoàn thiện bài học. Cụ thể:
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
2.3.7. Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên:
 Để sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả và có đồ dùng để sử dụng, ngay từ đầu năm học mỗi giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_su_dung_co_hieu_qua_thiet_bi_do_dung_day_hoc.doc